Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

II : Những thách đố đức tin cho chúng ta hôm nay (Lk 17:5-6)

III : Bối cảnh sống sứ vụ Linh Mục (Hb 5:7-10)

IV : Phục vụ yêu thương của Linh Mục (A)

V : Phục vụ yêu thương của Linh Mục (B)

VI : Sức mạnh và niềm vui của đời Linh Mục (A)

VII : Sức mạnh và niềm vui của đời Linh Mục (B)

VIII : Bí quyết trung tín và thành công của đời sống và sứ vụ Linh Mục

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu
IV : Phục vụ yêu thương của Linh Mục (A)

(Mt 25:31-40)

 

1. Phục vụ những người kém may mắn hơn

Vào lúc cuối đời, chúng ta sẽ bị xét đoán theo tình thương (x. Mt 25:35-36.40). Và trải qua các thế hệ, con cái Giáo Hội tìm cách trả lời cho mạc khải này bằng giáo huấn và công việc của lòng thương xót. Họ cố gắng nuôi người đói, cho uống người khát, tiếp rước khách lạ cô đơn, nạn nhân của thành kiến và phân biệt đối xử, mặc cho người trần trụi, săn sóc người ốm đau, mang tình thương của Chúa cho người tù đày, bị áp bức, cho cô nhi, quả phụ, người bệnh hoạn, khuyết tật, người chịu tác hại của chiến tranh và các tệ nạn xã hội, người cao niên, người quẩn bách, trong sự nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá của họ. Hoạt động bác ái xã hội của chúng ta phải là hành động phản ánh lòng thương xót của Chúa, chứ không phải là một thương vụ hay chỉ thuần túy một việc nhân đạo.

Kinh nghiệm của nhiều người nhìn nhận và khẳng định phẩm chất đặc biệt của sự chăm sóc mà chúng ta đã cống hiến. Có cái gì an ủi và tăng sức trong sự chăm sóc ấy. Người ta nhận ra điều đó khi chúng ta trung thành bắt chước Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá. Mẹ có thể chia sớt đau khổ của Chúa từ một căn phòng nào đó gần Giêrusalem, nhưng Mẹ đã chọn đứng với Ngài trong cơn hấp hối, ở bên cạnh Ngài để cùng đón nhận với Ngài những lời chế nhạo và lăng nhục. Bất chấp sự thù ghét và đau khổ, Mẹ vẫn ở bên Con Mẹ để chia sẻ giờ sau hết của Ngài. Đó là gương mẫu cho chúng ta xuyên suốt mọi thế hệ sẽ đến. Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu nói với chúng ta cách mạnh mẽ về vai trò chăm sóc của chúng ta cho những thành viên khổ đau của gia đình nhân loại. 

Nhưng nhiều khi chúng ta bị lúng túng, như các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, vì có quá nhiều người quẩn bách mà chúng ta không có đủ nguồn lực để giúp đỡ (x. Mt 14:14-18). Nhiều lúc chúng ta cũng bị áp đảo bởi sự bao la của nghèo khó, đói khát, nạn nhân của bất công và đau khổ. Và nhiều lúc chúng ta đi tìm giải pháp nơi các tổ chức loài người, mà không tính đến quyền năng của Chúa. Cần có đức tin mạnh mẽ để chống lại cám dỗ đó. Nhiều người trong chúng ta sợ không dám tuyên bố lòng tín thác của mình vào Chúa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người nghèo và khổ đau mà chúng ta được mời gọi phục vụ. Kết quả là chúng ta và các tín hữu của chúng ta lắm khi đẩy quần chúng xa khỏi Giáo Hội. Khi bị cám dỗ như thế, chúng ta phải nhớ lời khuyến cáo của Chúa Giêsu “Các con hãy cho họ chút gì để ăn” (Mt 14:16).

Sự hiện diện của Mẹ Maria gần thập giá dạy chúng ta ý nghĩa việc Chúa Giêsu bảo các môn đệ mang cái ít ỏi họ đang có đến cho Ngài. Ngày nay Ngài cũng hóa bánh và cá của chúng ta ra nhiều; Ngài cũng biến đổi sự thiếu thốn, nghèo khó, và cái ít ỏi của chúng ta, để làm cho chúng ta có khả năng cộng tác với Ngài phục vụ những người quẩn bách. Sức mạnh cần thiết cho chúng ta phục vụ các nhu cầu của nhân loại đến từ thập giá. Một trong những gương ấn tượng nhất của cái nghịch lý này trong thế giới hôm nay là việc phục vụ đẹp đẽ mà các nữ tu của Mẹ Têrêsa Calcutta đã mang lại cho những người nghèo khổ nhất. Các chị nghèo khó như những người các chị phục vụ. Nhưng cái mà các chị đã làm được là mang lại một kho tàng kỳ diệu của niềm tin can đảm tỏa chiếu tình thương của Chúa Giêsu.

Các nữ tu của Mẹ Têrêsa Calcutta và nhiều môn đệ can đảm khác trên thế giới hôm nay đã sống lời khuyến cáo của Chúa Giêsu là chẳng để ai phải ra về bụng đói. Nhiều tôi tớ quảng đại của Chúa Kitô, giáo dân, nam nữ tu sĩ và giáo sĩ trên khắp thế giới hằng cho đi, không chỉ từ cái dư thừa, nhưng từ cái rất cần thiết của họ: thời giờ, sức khỏe, và có khi cả mạng sống nữa. Đức tin tỏa sáng của những môn đệ như thế gợi hứng cho nhiều người thuộc mọi tầng lớp bỏ lại đàng sau những gì họ hằng theo đuổi, để săn sóc Chúa Giêsu bị bỏ rơi ở đâu họ có thể gặp được Ngài, tức nơi cuộc đời đổ vỡ của những ai đang phải đau khổ tinh thần, thể chất và tâm sinh lý. 

Đứng với Mẹ Maria gần thập giá Chúa Giêsu, chúng ta có thể mang đến cho người cơ cực, lo âu và bệnh hoạn một tình thương nhân ái, khiến họ hiểu được quyền năng cứu độ của tất cả những đau khổ của họ. Chúng ta phải chăm sóc toàn bộ con người, không chỉ những nhu cầu thể lý hay tâm lý, mà còn cả con tim và linh hồn nữa. Không cuộc đời nào được mua lấy bằng Máu của Chúa Kitô lại không có giá trị. Không cuộc sống nào vốn là đối tượng tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha lại không có ý nghĩa. Trong xác thịt Ngài, Chúa Kitô đã trải nghiệm nỗi đau của những vết thương thể lý, cũng như nỗi đau tâm hồn của con người. Lòng nhân hậu của Chúa Kitô đã biến đổi nỗi đau của con người và làm cho nó trở nên phương tiện chuyển tải sự sống và tình thương cứu độ của Chúa.

Mầu nhiệm Canvê vẫn tiếp tục trong cuộc đời của những bệnh nhân tuyệt vọng, những người bị ruồng bỏ, bị kết án, bị tổn thương. Mẹ Maria vẫn hiện diện, với cùng một tình mẫu tử như khi Mẹ đứng gần thập giá Con Mẹ. Mẹ hiện diện để nuôi dưỡng sự sống và sức mạnh của Chúa trong những người mà sức mạnh và sự sống đang bị suy yếu. Mẹ hiện diện như người mẹ để giúp họ tìm được can đảm chịu đau khổ kết hợp với Con Mẹ, để tuân theo thánh ý nhiệm mầu của Chúa Cha.

Phục vụ mà chúng ta cống hiến cho nhân loại phải mang cùng dấu ấn của phục vụ yêu thương mà Mẹ Maria đã thực hiện bên cạnh thập giá Con Mẹ. Chúng ta phải nói xin vâng với thập giá bằng đức tin tuân phục như Mẹ. Thiếu sự vâng phục này, việc phục vụ của chúng ta sẽ chẳng mang lại hoa trái gì. Nếu phục vụ của chúng ta không rập khuôn theo hy tế của Chúa Kitô và đức tin tuân phục của Mẹ, thì phục vụ đó sẽ chẳng khác gì việc làm của thế gian. 

Kết hợp với đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta không bao giờ được phép trốn tránh thập giá; chúng ta phải đi gấp tới phía những người đau khổ; chúng ta phải vội vã đến đó, vì Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trong những người bất hạnh, để nuôi dưỡng trong họ sự sống của Chúa Kitô. Chúng ta phải hiện diện với người đau khổ với lòng nhân hậu, với tình thương từ mẫu, nỗ lực hình thành Chúa Kitô nơi họ và mang Chúa Kitô đi vào thế giới, như Thánh Phaolô đã nói: “Hỡi các con bé nhỏ mà tôi phải quặn đau sinh ra lại cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi các con” (Gal 4:19). 

Chúng ta đứng kề thập giá khi đụng chạm Thân Thể Chúa Kitô nơi người nghèo, người đau ốm, người bị thương, và trong tất cả những ai đang đau khổ. Chúng ta phải biểu lộ lòng nhân hậu của Mẹ Maria, lúc Mẹ lãnh nhận trong vòng tay Mẹ Thân Thể của Con Mẹ. Nhưng chúng ta không được tiếp đón người bất hạnh với lòng thương hại của thế gian: một sự hào phóng cá nhân, hay còn tệ hơn, một tính toán gian xảo tìm kiếm uy tín và tạo ảnh hưởng bằng vật chất. Chúng ta phải thấy được mối nguy hiểm của lòng nhân hậu dối trá đó.

 

2.  Xây dựng “Tổ ấm hoàng hôn”

Liên quan đến các trung tâm nuôi dưỡng của Giáo Hội, có một sự kiện rất hàm nghĩa và phức tạp trong thực tế ở một số nơi, đòi hỏi chúng ta một sự cảm thông tế nhị, một chỉ bảo huynh đệ khéo léo, một độ lượng cao trong phê phán và một công bằng đượm nhuần bác ái trong biện pháp. Đó là nhiều linh mục có ý tưởng khá tiêu cực về việc “nghỉ hưu” và ngại về hưu ở nhà hưu dưỡng chung của giáo phận. Bên cạnh đó, một số ít linh mục “thủ” tiền bạc và phương tiện cho tương lai của mình khi đến tuổi hưu. Mỗi trường hợp đều có những động lực và lý do tế nhị của nó cần được lắng nghe giải thích và đi đến giải quyết thỏa đáng, tạo bình an tâm hồn và sự nhiệt thành phục vụ. Chúng ta ghi nhận và suy nghĩ. 

Nhiều Giáo phận có nhà hưu dưỡng tại Giáo phận, ngay trong khu vực Tòa Giám mục hoặc một nơi riêng biệt, cho các linh mục lớn tuổi hoặc bệnh hoạn không còn làm việc được nữa sống những ngày cuối đời, chờ đợi Chúa gọi về. Nhưng cũng có những Giáo phận chưa có nhà hưu dưỡng dành riêng cho linh mục và để các linh mục tự lo liệu lấy. Có những Giáo phận có nhà hưu dưỡng, nhưng để các linh mục được tự do hưu ở nhà hưu của giáo phận hay ở đâu có thể tiếp nhận họ, hoặc ở nhà ông bà cố và bà con cháu chắt. 

Phần đông nhà hưu dưỡng giáo phận yêu cầu các cha hưu phải đóng góp bằng cách dâng lễ, nhưng chế độ chăm sóc không rõ ràng và chu đáo, tiêu chuẩn cấp dưỡng thấp và quá chặt chẽ. Các cha già và bệnh tật thường phải theo chế độ ăn kiêng, hoặc do thời tiết và bệnh hoạn không ăn được những thứ dọn ra, nhưng người phục vụ không có điều kiện để thay thế, khiến các ngài phải chịu thiếu thốn, đói khát, tủi thân, đâm ra tiếc nuối, hụt hẫng…, nhất là các vị lúc đương làm việc có những điều kiện sống cao và thoải mái hơn: cực trước sướng sau thì sướng hơn, nhưng sướng trước cực sau thì cái cực càng nặng nề! Đây cũng là một lý do khiến các cha già ngại hưu ở nhà hưu chung. 

Tại một số giáo phận, khi một cha hưu chết, giáo phận sẽ cho hòm chôn, còn các chi phí dịp an táng thì gia đình phải chịu. Do đó, nếu không còn gia đình hoặc gia đình quá nghèo, cha già phải dè sẻn dành dụm trước cho khoản này, không dám cả ăn uống thuốc men khi còn thấy chịu đựng được. Ngược lại, có một ít cha để dành và di chúc lại cả tiền xe cộ và ăn uống cho các bổn đạo cũ đi đưa đám mình! 

Ngoài ra, do điều kiện tuổi tác và sức khỏe, có những vị cần được chăm sóc đặc biệt (dìu dắt, bợ đỡ, lau chùi, đấm bóp và vệ sinh thân thể), mà nhân viên nhà hưu dưỡng không thể đảm đang nổi. Các vị có bà con cháu chắt có điều kiện kinh tế và thời gian thì đến ở với để chăm sóc. Các vị không có bà con cháu chắt thì phải bỏ tiền ra thuê người đến ở phục vụ. Nhưng gặp vị nghèo khó chẳng có gì để bồi dưỡng hay thuê người giúp, chỉ trông vào “người đi qua kẻ đi lại” thì thật đáng thương. Nhân viên phục vụ ít, lại nhiều công việc, nên chỉ dành cho các vị hưu dưỡng sự phục vụ theo tiêu chuẩn chung và theo lượt. Từ hoàn cảnh này, nhiều vị rất tội nghiệp là từ thân thể và phòng ở của các vị xông mùi hôi hám. Có vị vì phải nằm lâu một bề nên bị lỡ loét đau đớn lắm. Đó cũng là một lý do nữa khiến các cha ngại về nhà hưu chung. Và đã có vị chết ở trong phòng chẳng ai hay, và cũng chẳng biết chúc thư để ở đâu. Vì thế Giáo Hội khôn ngoan yêu cầu mỗi linh mục phải viết và để một bản chúc thư ở Tòa Giám Mục. 

Nhưng trường hợp những vị có con cháu hay thuê người tới ở lại chăm sóc lại nảy sinh vấn đề khác: thường nhà hưu chỉ dành cho mỗi cha hưu một phòng khép kín với các công trình phụ cần thiết. Nay người giúp cũng ở và làm mọi sự trong đó, suốt ngày đêm; và nếu đó lại là người nữ thì rất bất tiện, khó coi và có khi nguy hiểm nữa. Chúng ta đi tu, tận hiến đời mình cho Chúa, cho Giáo Hội và các linh hồn, nhưng chúng ta vẫn không thôi là con người. Nhiều người trêu nhau: “trâu già mà sừng không già” hay "già chưa đều".

Do những hoàn cảnh ấy, có một số linh mục không đủ tinh thần từ bỏ và phó thác như thân phận Chúa Giêsu “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không nơi tựa đầu”, mà lại có đôi chút phương tiện nên phòng xa thủ lại một số tiền hay xây dựng nhà cửa để hưu sau này. Từ đó sinh ra keo kiệt và quá đòi hỏi giáo dân trong vấn đề lễ lạy, bí tích và phân biệt đối xử, trọng giàu khinh nghèo! Chủ chăn mà làm khó dễ quá cho giáo dân trong vấn đề lãnh nhận các bí tích sẽ gây nên một hậu quả ngược lại rất tai hại, là đẩy họ ra khỏi Giáo Hội mà theo Tin Lành, hoặc các Giáo phái đang tìm mọi cách lôi kéo tín đồ. Những người làm như thế phải nghĩ đến lúc phải trả lẽ nặng với lương tâm thức tỉnh của mình và với Chúa. Có những vị “dại” xây nhà tại nơi mình phục vụ, gây nhiều phiền phức cho người kế nhiệm và giáo dân, và cuối cùng cũng chẳng được ở! Những vị “khôn hơn” đầu tư xây nhà cửa cho ông bà cố và dành những căn phòng tiện nghi cho mình hưu sau này.

Qua những bất tiện đó, có những Giáo phận đưa ra các biện pháp: Không cho hưu tại giáo xứ đã làm việc; ai hưu  tại nhà hưu dưỡng giáo phận thì giáo phận đài thọ phần lớn và cha hưu dâng một số ý lễ; còn ai hưu tại nhà riêng thì phải tự túc hoàn toàn. Có một giáo phận kia xin được Tòa Thánh và vận động giáo dân trong và ngoài nước lập nên một quỷ hưu khá lớn do một Ủy ban đặc trách làm lợi thêm. Từ đầu năm nay, giáo phận ấy đã đài thọ trọn gói cho các cha hưu tại nhà hưu của giáo phận, và đài thọ hai triệu đồng cho các cha hưu tại trụ sở của giáo phận gốc, còn tất cả các cha đang làm mục vụ được giúp khám sức khỏe tổng quát hằng năm, và ai bị bệnh được giúp tới mức tối đa ba mươi triệu. 

Nếu tất cả các giáo phận đặc biệt quan tâm, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau tổ chức những nhà hưu dưỡng thật hẳn hoi, để chăm lo tốt cho các cha sau thời gian phục vụ đầy công lao vất vả, không những phần vật chất, mà nhất là phần tinh thần. Các cha hưu sống thành cộng đồng huynh đệ trong vui tươi, an bình, hạnh phúc, tin yêu, tín thác cho Chúa và Giáo Hội, nêu gương cho đàn em, và cũng là hậu phương cầu nguyện cho đàn em trên cánh đồng truyền giáo và dưỡng giáo. Còn các linh mục đang làm mục vụ cũng được an tâm về tương lai tuổi già của mình, chẳng cần suy tính phòng xa tích trử gì cả, một mực hết lòng cống hiến cho đoàn chiên, và có thể góp phần với giáo phận trong việc xây dựng, trang bị và bảo trì nhà hưu dưỡng chung. Được vậy thì siêu nhiên và tốt đẹp biết bao! Đức Cha đang đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng nhà hưu cho các cha tại Xuân Hóa, và các cha cũng đóng góp vào đo bằng tiền lễ binae của mình. Theo kế hoạch và mô hình tổng quát, đây là khu hưu dưỡng cho linh mục lý tưởng nhất mà con được biết ở Việt Nam, xét về mặt cảnh quang và cơ sở: Cái hay nhất là nhà các cha hưu vầy quanh Nhà Nguyện như tâm của một vòng tròn, thuận tiện cho các cha hưu trong việc tới với Chúa Giêsu Thánh Thể bất kể ngày đêm mà không sợ gây rộn ràng cho các anh em bên cạnh. Cầu mong Chúa ban cho mọi sự được tốt đẹp như lòng mong muốn. 

Nhưng đối với các nhà hưu dưỡng chung cho các cha như thế, xin đề nghị các vị hữu trách liệu làm sao có đủ nhân viên phục vụ được huấn luyện thích hợp và cũng có phương tiện cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các vị đau yếu cần chăm sóc đặc biệt. Có như thế, các cha sắp hưu được an tâm và vui vẻ đi hưu, nêu gương sáng cho đàn em đi sau. Ngoài ra, trong trường hợp không thể có đủ nhân viên phục vụ như thế, mà có những cha thực sự cần thiết được phục vụ đặc biệt riêng, xin thiết kế thế nào để kế cận phòng cha hưu có một phòng nhỏ với những công trình phụ tối thiểu cho người giúp ở và sinh hoạt, chứ không ở chung và dùng chung phòng với cha hưu.

Nhưng trong tất cả những trạng huống tế nhị này, chớ gì chúng ta hướng về Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá. Mẹ đã hiến dâng Con Mẹ bằng lòng ưng thuận đầu tiên với mầu nhiệm Nhập Thể. Và trong suốt cuộc sống, Mẹ vẫn tiếp tục hiến dâng. Mẹ đã trao phó Chúa Giêsu trong tay ông Simêon ngày Dâng Chúa vào Đền Thánh. Mẹ đã hiến dâng khi Ngài rời bỏ gia đình để bắt đầu sứ vụ công khai. Và trên tất cả, Mẹ đã hiến dâng Ngài trên thập giá vì phần rỗi nhân loại. Trong khoảnh khắc đáng sợ ấy, Chúa Kitô cũng trao ban và đặt Mẹ Ngài trong sự chăm sóc của Giáo Hội, qua con người của người môn đệ yêu dấu.

Sau cùng, chớ gì lòng nhân hậu của Giáo Hội còn quan tâm đặc biệt đến những người này nữa trong các viện dưỡng lão của Giáo Hội. Đó là cha mẹ của một số linh mục gặp hoàn cảnh già cả neo đơn, không ai chăm sóc. Các anh em linh mục ấy có thể gửi gắm cha mẹ hầu được yên tâm phục vụ các linh hồn, trở nên linh mục nhiệt thành hơn, hoàn toàn sống vì đoàn chiên. Nếu được vậy thì tốt đẹp biết bao, vì bao nhiêu năm trước cha mẹ họ đã trao họ cho Giáo Hội, và bây giờ họ lại được đặt cha mẹ mình trong vòng tay chăm sóc của Giáo Hội. Trong lãnh vực này, Giáo Hội cũng nên lưu tâm đến hoàn cảnh, tình cảm và những trăn trở không thể tránh được của các linh mục là con một hay con trai duy nhất trong gia đình. Cầu mong cho họ “một lần đã quảng đại thì được quảng đại cho đến cùng”. Amen.

 

Nữ Vương ban sự bình an, xin cầu cho chúng con.

A. PHỤC VỤ CHÚA GIÊSU BỊ BỎ RƠI



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!