Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Lời Tựa

Dẫn Nhập

Lược Tóm

PHẦN I - Chương I: Xã Hội Việt Nam

Chương II: Giáo Hội Việt Nam với các Chủng Viện và Hàng Giáo Sĩ

Chương III: Việc đào tạo thiêng liêng hiện nay ở các chủng viện Việt Nam

PHẦN II - Chương IV: Giáo Huấn của Hội Thánh Hoàn Vũ về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương V: Giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương VI: Áp dụng giáo huấn của Hội Thánh vào việc đào tạo Thiêng Liêng cho các Chủng Sinh

PHẦN III - Chương VII: Bối cảnh hoá đào tạo Thiêng Liêng cho các Linh Mục Việt Nam tương lai

Chương VIII: Giai đoạn tiền chủng viện thăng tiến, thẩm tra và đón nhận

Chương IX: Giai đoạn chủng viện đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng

Chương X: Giai đoạn hậu chủng viện

Kết Luận

Sách tham khảo

Phụ trương A

Phụ trương B

Phụ trương C

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay
Chương VIII: Giai đoạn tiền chủng viện thăng tiến, thẩm tra và đón nhận

A. Cộng Tác Hữu Hiệu Ở Cấp Giáo Phận

    1. Giai Đoạn Chuẩn Bị Các Ứng Sinh Gia Nhập Chủng viện

Việc đào tạo linh mục, đặc biệt là đào tạo về mặt thiêng liêng, là điều kiện thiết yếu để các ứng sinh có thể được chấp nhận vào chủng viện. Đào tạo toàn diện đòi hỏi chủng sinh trưởng thành về nhân cách, tri thức và hiểu biết, cũng như trưởng thành về đời sống thiêng liêng nữa. Vì thế, Thánh bộ Giáo dục Công giáo đề nghị: “Trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập Chủng viện, cần lưu tâm trước nhất đến đào tạo về mặt  thiêng liêng.”275

Giai đoạn chuẩn bị này có thể thực hiện trước và ở một nơi nào đó ngoài chủng viện. Do đó, Uỷ Ban Ơn gọi Giáo phận cần phải năng động và tiên phong. Uỷ Ban này không những thông báo cho các thanh niên thích hợp cho  chức linh mục biết điều này, mà còn khuyến khích các linh mục Giáo phận quan tâm hơn tới các thanh niên được kể là những ứng sinh thích hợp.

Uỷ Ban Ơn gọi cần đón nhận, nuôi dưỡng và vun trồng ơn gọi khả dĩ của các thanh niên này. Ủy ban phải  cung cấp cho họ các chương trình giúp họ phân định ơn gọi của mình. Uỷ Ban này cũng phải nhận định, đánh giá và tuyển chọn các thanh niên xem ra xứng đáng là ứng viên cho chức linh mục.

Việc nhận định và đánh giá bao gồm: đời sống cầu nguyện, thực hành đức tin, thái độ của ứng sinh đối với giới tính và sự độc thân,276 trình độ văn hoá và phát triển nhân cách nữa. Cũng cần tìm hiểu xem ứng sinh có bị mắc ngăn trở giáo luật nào không.

      a. Cam Kết Khởi Đầu Của Ứng Sinh

Lai lịch của từng ứng sinh là cần thiết và hữu ích để biết rõ hơn mối quan tâm duy nhất của anh. Ứng sinh sẽ được yêu cầu viết một bản tự thuật và trả lời cho bản câu hỏi “Tự Vấn để tiến tới chức linh mục”277 liên quan tới những điều kiện bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, và những điều kiện thiêng liêng. Hai dữ liệu (bản tự thuật và bản trả lời) trên sẽ là những thông tin rất quan trọng giúp ích cho Uỷ Ban Ơn Gọi và cho các nhà đào tạo. Bởi vì trong xã hội ngày nay có nhiều thứ lừa lọc và gian lận,278 nên thật là thận trọng khi yêu cầu người thanh niên cam đoan những điều anh ta nói ra là đúng với sự thật. Anh ta cũng nên biết rằng việc xuyên tạc sự thật sẽ thành cớ bị từ chối hoặc sa thải.279 Điều này nhấn mạnh  rằng việc anh cam kết là một trong bốn yếu tố cần thiết cấu thành ơn kêu gọi của anh (ơn gọi, ước muốn, cam kết và sứ vụ).

     b. Dữ Kiện Cá Nhân Của Ứng Sinh

Các ứng sinh sẽ được phỏng vấn về các lãnh vực: quá trình gia đình và cá nhân, trình độ văn hoá, sức khoẻ, đời sống đức tin, cách sống, tính dục và các mối liên hệ, quan niệm xã hội, kinh nghiệm về lãnh đạo và quyền lực, phân định ơn gọi và quá trình làm việc. Họ cũng sẽ được yêu cầu trải qua một cuộc kiểm tra sức khoẻ tổng quát và trắc nghiệm tâm lý. Đối với một số người, một thời gian để chữa khỏi bệnh và tham vấn tâm lý là cần thiết, trước khi được nhận vào Chủng viện.280 Lãnh vực đời sống tình cảm cũng cần được khảo sát và chữa lành, vì nó có thể là nguyên nhân tạo nên những quanh co tâm lý, có khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những gánh nặng nội tâm cũng cần được quan tâm để ứng sinh có thể tháo gỡ và giải quyết chúng, nhờ sự giúp đỡ của vị linh hướng.281

Những vị cố vấn khác có thể giúp đạt được một hiểu biết tốt hơn về các ứng sinh, trong bối cảnh văn hoá và nhân cách của họ. Người được trao trách nhiệm nhận định ơn gọi cũng nên tới gia đình ứng sinh thăm hỏi để qua đó nắm bắt được một khía cạnh khác trong chính hoàn cảnh riêng của họ. Vị này cũng có thể đến thăm nơi ở, nơi làm việc, hay tại giáo xứ mà ứng sinh đang giúp để xem các hoạt động, thái độ ứng xử, các mối liên hệ và sự tương  tác… của họ thế nào. Nếu ứng sinh đã gia nhập vào một dòng tu hay chủng viện nào đó, thì Uỷ Ban Ơn Gọi nên viết thư tới các cơ sở đó xin họ cho biết thêm thông tin lượng định về ứng sinh ấy. Một cuộc viếng thăm như thế thường rất hiệu quả.      

        c. Sự Dấn Thân Không Thể Thiếu Của Giám Mục Giáo Phận

Vị đại diện thứ nhất của Chúa Kitô trong việc đào tạo linh mục chính là Giám Mục giáo phận. Việc Ngài gọi một ứng sinh được coi là dấu chỉ đích thực tiếng gọi bên trong của Chúa Thánh Thần. Ngài cống hiến một đóng góp nền tảng trong việc đào tạo linh mục: giúp đỡ cộng đồng chủng viện, thẩm tra và khích lệ các ứng sinh.282

Thật vậy, khi một thanh niên nam liên hệ với một Giáo phận về ơn gọi của mình, thì cả ứng sinh lẫn vị đại diện Giáo phận cùng tìm kiếm một điều duy nhất, đó là: phân định ý Chúa và thực thi ý Ngài. Từ đây, một mối tương quan tín nhiệm giữa hai bên sẽ được thiết lập: mỗi người tin cậy nhau cách tự do và chân thật. Để phân định được thật tốt, cả hai đều cần những thông tin thích đáng mà hai bên có được .

Nhưng chỉ Giám Mục mới nên tiệm tiến thẩm vấn ứng viên khả dĩ để anh vén mở cho biết những nỗi thầm kín của anh. Ngài sẽ thường xuyên gặp từng ứng viên để biết thêm những thông tin liên quan tới ứng viên đó. Như thế, ngài sẽ hợp tác chặt chẽ với từng ứng sinh bằng cách giúp anh chu toàn trách nhiệm để mình được đào tạo tốt cho tác vụ linh mục trước khi được thụ phong. Thật vậy, “Chủng viện là con ngươi trong mắt Giám Mục, bởi vì qua chủng viện Giám Mục thấy được tương lai của Giáo Hội.”283

Ngay từ đầu, vị đại diện Giáo phận nên giải thích cho ứng sinh khả dĩ đó biết rằng có ơn gọi nghĩa là được kêu gọi bởi chính Thiên Chúa. Ứng sinh sẽ được khích lệ chấp nhận tất cả những gì Chúa muốn, và chưa được để lòng mình nghĩ tới việc chịu chức, cho đến khi rõ ràng rằng Chúa quả thật kêu gọi anh lên chức linh mục. Việc này cần một cộng tác cởi mở và mạnh mẻ giữa từng Giáo phận với Đại Chủng Viện, ngõ hầu các linh mục tương lai được đào tạo cách hữu hiệu.

      

B. Đánh Giá Và Thanh Lọc Để Nhận Vào Chủng Viện

a. Hoàn Cảnh Gia Đình284

“Bổn phận nuôi dưỡng ơn gọi thuộc về toàn thể cộng đồng kitô hữu…. Nhưng đóng góp lớn nhất thuộc về gia đình, được kích hoạt nhờ tinh thần đức tin, đức ái và lòng đạo đức… Gia đình được kể như chủng viện đầu tiên.”285

Tại Việt Nam, gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của mỗi con người, ảnh hưởng tới việc đi theo và thực hành một tôn giáo hay một ơn gọi. Người Việt Nam rất đề cao giá trị của gia đình, vì gia đình như một thế giới thu nhỏ bao gồm 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái. Mặc dù có những cách biệt giữa các thế hệ nhưng các thành viên trong cùng một gia đình vẫn luôn có một tình cảm sâu sắc gắn bó với nhau.

Gia đình đóng vai trò trợ lực rất quan trọng giúp cho ứng viên ngày một trưởng thành hơn. Có nhiều nhân tố giúp anh lớn lên: Mối liên hệ mật thiết với cha mẹ nâng cao căn tính nhân vị của anh. Mối tương quan lành mạnh với những người khác phái trong gia đình và những người họ hàng sẽ giúp ứng viên ý thức hơn về tính dục của mình, hầu phát triển các mối tương quan xã hội của chính anh.  Điều đó cung ứng cho anh một sự ổn định tình cảm cần phải có cho đời sống linh mục. Những hoạt động trong và ngoài gia đình thách thức ứng sinh vượt qua những cái mình thích hay không thích, và làm cho đời sống tông đồ tương lai của anh trở thành một thực tế, chứ không chỉ là một mơ mộng của tuổi trẻ.

Việc cầu nguyện và chia sẻ niềm tin trong gia đình giúp ứng sinh đâm rễ sâu trong đời sống thiêng liêng. Là chủng viện đầu tiên, gia đình giữ vai trò sinh tử trong việc đào tạo chủng sinh. Cuộc họp hàng năm của đại diện các gia đình chủng sinh nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự đóng góp tích cực của gia đình đối với chủng viện.286

b. Sức Khoẻ Thể Lý Và Tâm Lý

Nhiều yếu tố liên quan tới ứng sinh cần được xem xét: đó là sức khỏe thể lý và tâm lý. Sức khoẻ là một vấn đề phức tạp trong nhiều phương diện của một con người. Đó có thể là một tương tác giữa những yếu tố thể lý, tâm lý và tình cảm của con người, kể cả “những khiếm khuyết di truyền có thể.”287 Những bệnh tâm lý có thể cho thấy những xung đột mãnh liệt bên trong con người. Căn bệnh cần được đánh giá và chữa trị. Xung đột tâm lý cần được lượng giá và giải quyết nhờ các phương tiện tâm lý và phân định thiêng liêng.

Ứng sinh phải có khả năng tri thức thích đáng, có thói quen học hỏi tốt và một động lực mạnh mẻ đối với các môn học trong chủng viện, vì nếu lúc nào cũng phải đối phó với việc học thì việc đào tạo thiêng liêng sẽ bị giới hạn và không hiệu qủa.288 Vì lẽ đó, tất cả mọi ứng sinh đều phải kiểm tra sức khoẻ và những ai bị phát hiện mang bệnh siêu vi gan B, bệnh phổi hay bệnh hen suyễn thì không được nhận vào chủng viện, vì các chủng sinh đó sẽ sớm bỏ bê việc học do bệnh hoạn.289 Khả năng tri thức cũng có thể bị ảnh hưởng do hoàn cảnh sống của gia đình, những mối quan hệ xã hội, sự ổn định tình cảm, trạng thái buồn rầu, vv…

c. Đời Sống Thiêng Liêng Và Luân Lý

Căn bản đời sống Kitô giáo là trách nhiệm và mối quan tâm của cả ứng sinh lẫn vị đại diện Giáo phận. Cụm từ “căn bản đời sống Kitô giáo” nhắc ta đến nhu cầu của đời sống cầu nguyện, sự quen thuộc với Kinh Thánh, đời sống bí tích năng động và ít ra lòng mong muốn hoạt động tông đồ. Các nhân đức luân lý như thành thật, trung tín, chân thành và trách nhiệm là nền tảng cần thiết đối với đời sống ân sủng. Ngày nay, người ta khuyên nên cảnh giác đối với việc sử dụng ma túy và rượu…, đời sống tính dục và tình trạng tâm lý của con người. Sự trưởng thành không tùy thuộc tuổi tác và địa vị. Trưởng thành tình cảm được biểu lộ qua khả năng vận dụng các dữ kiện và cảm xúc đến cả từ con tim và khối óc, đồng thời khả năng hòa nhập chúng. 

d. Việc Linh Hướng Và Tham Vấn Tâm Lý

Trong thời gian học đại học, ứng viên có thể đối mặt với nhiều vấn đề và thách đố. Vì thế, anh cần được hướng dẫn về đời sống thiêng liêng, và đôi khi cần cả tham vấn tâm lý. Việc linh hướng cần thiết vì nhiều lý do. Nó mang lại cho chủng sinh sự trợ giúp tâm lý và thiêng liêng. Nó là nguồn trợ lực giúp anh thăng tiến đời sống thiêng liêng và mối tương quan thân mật hơn với Chúa. Nó còn có thể giúp anh học biết làm sao phân định các hoạt động của Chúa Thánh Thần đang ở trong anh.

Để biết chắc ứng sinh đang tiếp tục tăng trưởng nhân cách và có động lực tốt, vị đại diện Giáo phận nên lưu ý đến nhiều yếu tố cá nhân của ứng sinh. Ngài nên quan sát để thấy rõ mối tương quan giữa ứng sinh và ngài thế nào: cởi mở hơn hay là phòng vệ? Ứng sinh có kiểm soát được những phản ứng, nhu cầu và tình cảm của mình cách linh động không? Cách ứng xử và những cam kết cá nhân của ứng sinh thế nào? 

Vị đại diện giáo phận cũng nên tìm hiểu ứng sinh liên hệ với tha nhân thế nào: khả năng yêu thương chân thành; cách liên hệ với bạn đồng môn và người khác phái;  thái độ lành mạnh đối với quyền bính và khả năng lãnh đạo? Vị đại diện Giáo phận cũng nên xem xét ứng sinh chấp nhận, đối phó và liên hệ với thực tế thế nào.290 Liệu ứng sinh có phán đoán tốt, có lương tri, để hết tâm trí vào công việc và óc hài hước không ?

Vì việc linh hướng là vấn đề thuộc tòa trong, cha linh hướng không được yêu cầu đánh giá hay đề bạt ứng sinh. Việc nhận định ơn gọi trong giai đoạn này là một yếu tố quan trọng để đi tới quyết định cho ứng sinh vào chủng viện hay không. Nhưng việc quyết định còn dựa trên nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, vị đại diện Giáo phận cần tiếp tục hợp tác với ban giám đốc chủng viện cho đến khi đạt tới một quyết định thích hợp.

 

C. Phân Định Ơn Gọi

a. Hai Yếu Tố Giúp Nhận Định Ơn Gọi

1) Ý ngay lành

Trước hết là “ý ngay lành” và ý ngay lành này phải qui chiếu vào lịch sử ơn kêu gọi của Chúa trong cuộc đời của mỗi người. Ý ngay lành này có thể được rõ nét dần dần qua cấu trúc:

* Khởi đầu là lời kêu gọi của Chúa;

* Lời đáp trả tiếng Chúa;

* Cam kết đi theo chính Đức Kitô;

* Sự biến đổi nhân cách của ứng sinh cho đời sống siêu việt được thực hiện nhờ Chúa Thánh Thần;

* Cuối cùng là thi hành sứ vụ: hiến thân phục vụ tha nhân.

2) Động Lực Thúc Đẩy Ý Hướng

Thứ đến là “động lực thúc đẩy ứng sinh thăng tiến để trở thành linh mục phục vụ Dân Chúa.” Xem xét động lực thúc đẩy ý hướng này giúp chúng ta nắm rõ nội dung và sức năng động trong ý hướng của ứng sinh muốn tiến lên chức linh mục:

* Ý hướng cam kết, động lực lý tưởng khiến ứng sinh có khả năng đáp lại tiếng Chúa gọi, nhờ hoa quả của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời anh;

* Ý hướng phận vụ cần một sự phân định cẩn thận giữa sự sẵn sàng bỏ mình và sự chỉ tìm kiện toàn chính mình;

* Ý hướng địa vị tìm thăng tiến bản thân để che lấp sự bất ổn căn bản trong đời sống hoặc Ý hướng trốn thóat nhằm tìm kiếm sự che chở từ  cuộc sống tu trì. Những ứng sinh có những ý hướng thế này thường không có ơn gọi đích thực, bởi vì họ thiếu trưởng thành nhân cách và sẽ dễ dàng từ bỏ hoặc phản bội sứ vụ căn bản của mình. Chúng ta nên khéo léo khuyên họ tìm một đường sống ở nơi nào khác thì tốt hơn.  

b. Cam Kết Tự Biến Đổi Và Cam Kết Cho Sứ Vụ

Chúng ta cần phải ý thức về nhiều nhân tố trong động lực ơn gọi của ứng sinh và phân tích những đường lối anh dấn thân phục vụ tha nhân, bao gồm cả việc anh trung thành với lời cam kết, nghĩa là trách nhiệm của anh. Một nhà phân định bén nhạy có thể trực giác ngay được ý muốn phục vụ tha nhân của ứng sinh như thế nào. Nếu ứng sinh có ý hướng địa vị (linh mục là người luôn được tôn phục, kính trọng và có địa vị quan trọng trong xã hội) là động cơ ưu tiên trong việc tìm kiếm chức Linh mục, thì hãy khéo léo khuyên anh nên tìm một lối sống khác.

Nhiệm vụ của vị đại diện Giáo phận về đời sống ơn gọi của ứng sinh thật là rộng lớn và quan trọng. Ngài cần giúp ứng sinh ý thức rõ nhiều động lực đang có mặt nơi anh, đồng thời giúp anh thấy được sự xung khắc nhau giữa các động lực ấy. Động lực nào phù hợp với chức linh mục sẽ được dùng để thăng tiến đương sự. Động lực nào không phù hợp với chức linh mục phải loại bỏ hay biến đổi. Nếu không làm được như vậy, đương sự sẽ được mời ra đi. 

GHI CHÚ

275 CCE, Spiritual Formation in Seminaries …, ibid., p. 24

276 CCE, A guide to Formation in Priestly Celibacy (Rome, 1974), pp.7-75

277 Xem phụ lục A : Bản Câu Hỏi Tự Vấn.

278 “Honesty in Seminary Admission Exams despite Government Restriction on Numbers” … ibid.

279 Ibid.

280 Kathy Bryant, “The Screening Process for the Archdiocese of Los Angeles,” Zenit.org/english, truy cập ngày 7.10.2004.

281 FABC– Paper No. 92d-7th Plenary Assembly, Workshop Discussion, Appendix II : Spiritual Direction, Emphasis on an Asian Approach, Ucanews.com/archives, truy cập ngày 7.10.2004. 

282 John Paul II, Pastores Dabo Vobis ….., no. 65

283 “Vocation Crisis: Often the Result of the Weakening of Faith” (Vatican City, March 4, 2002), Zenit. Org/english, truy cập ngày 7.10.2004.

284 FABC – Paper No. 92d, 7 th  Plenary Assembly, Workshop Discussion, Appendix I. 1 : Pre-Seminary Preparation, , Ucanews.com/archives, truy cập ngày 7.10.2004. 

285 Vatican II, Optatam Totius …, ibid., no. 2

286 Orlando B. Quevedo, Gathered Around Jesus … ibid., tr. 181

287 Vatican II, Optatam Totius …, ibid., no.6.

288 Venancio S. Calpotura, “Discernment of Motives: the Foundation of Seminary Formation,” in the Road to Emmaus: A Journal on the Formation Ministry, tr. 9-10

289 “Government Allows Record Recruitment for Ha Noi Seminary” (Ha Noi, July 14, 2004), Ucanews.com/english/archives, truy cập ngày 29.7.2005.

290 Edward Carter, Spirituality for Modern Man (Notre Dame, Indiana: Fides Publishers, Inc., 1971), p. 182



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!