Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Jos Cao Phương Kỷ
Mục Lục

Chương I: Linh Mục Đắc Lộ, vị sáng lập chữ quốc ngữ và xây dựng Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

Chương II: Phương Pháp Suy Luận Đông Tây

Chương III: Nhân Tính

Chương IV: Cứu Độ

Chương V: Tình Ái

Chương VI: Quan Niệm Về Một Nguyên Lý Siêu Việt

Chương VII: Niềm Tin Vào Một Ngôi Vị Thiên Chúa, Thượng Đế, Ông Trời

Chú thích và sách tham khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Tủ Sách Đàm Đạo Tôn Giáo

Tủ Sách Đàm Đạo Tôn Giáo
Chú thích và sách tham khảo

Dưới đây là những chú thích rút ra từ một số sách căn bản, dễ đọc và dễ tìm để tham khảo và đọc thêm.

LỜI MỞI ĐẦU

(1) coi: "Tuyên Ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn   Giáo ngoài Kitô Giáo", số 2; bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X, "THÁNH CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANO II, trang 470; và "Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo"; sách dẫn chứng trên, trang 577

(2)  coi: Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng ban bố tại Ấn Độ: "GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU"; Bản Tóm lược những điểm chính: Dân Chúa Âu Châu, số 206, tháng 12, năm 1999, trang 22-23.

CHƯƠNG MỘT : LINH MỤC ĐẮC LỘ

(3)"THIÊN CHỦ THỰC NGHĨA " của Matteo Ricci S.J. Dịch ra Anh ngữ "The True Meaning of The Lord of Heaven" (T'ien-chu Shih-i) do Douglas Lancashire and Peter Hu Kuo-chen, S.J. The Institute of Jesuit Sources, St Louis, 1985. Cuốn sách dịch này có phần nguyên văn chữ Hán của cha Ricci. Sách trình bày quan điểm của cha Ricci về "Hội Nhập Thiên Chúa Giáo vào Văn Hóa Trung Hoa",  việc sáng chế ra các danh từ mới để diễn giảng các tư tưởng về Thần Học của Thiên Chúa Giáo như danh từ "THIÊN CHỦ", và những dư luận phản ứng , phê bình về cuốn sách từ khi xuất bản cho đến ngày nay. Ngoài ra, sách này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các vị Truyền giáo thời bấy giờ, nhất là đối với Cha Đắc Lộ về quan niệm "Hội Nhập Văn Hóa", và cách sáng tác các danh từ mới như"Đức Chúa Trời".

(4)"MISSION and CATECHESIS" Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Việt nam. Peter C. Phan. Orbis Books, Maryknoll, New York 10545. Sách này xuất bản năm 1998, viết bằng Anh ngữ, là cuốn sách nghiên cứu khá đầy đủ về sách" CATECHISMUS" của Cha Đắc Lộ. Sách gồm hai Phần: I/ Tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo ở Việt nam vào thế kỉ 17; Công cuộc Truyền Giáo của Cha Đắc Lộ và Chính sách"Hội Nhập Thiên Chúa Giáo vào Văn Hóa Việt Nam" của Cha Đắc Lộ; Phân tích cách bố cục của cuốn "Catechismus"và phương pháp trình bày Đạo Thiên Chúa cho người tân tòng; Thẩm định giá trị "Phương Pháp Hội Nhập" của Cha Đắc Lộ; Phần II/ Bản dịch cuốn sách "Catechismus "từ tiếng LaTinh sang Anh ngữ. Đặc điểm của sách này là có nhiều Chú Thích và một Thư Mục khá phong phú về sự nghiệp của Cha Đắc lộ. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu ra những vấn đề, và những thách đố mà Giáo Hội Việt Nam, ngày nay cần phải làm để nối tiếp công cuộc Truyền giáo của Cha Đắc Lộ. Một cuốn sách công phu, giá trị bàn về việc Cha Đắc Lộ sáng tác ra chữ"Quốc Ngữ" mà đặc thù của thứ chữ mới là năm dấu, thì nhà in đã bỏ hết các dấu: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã.. khi viết các danh từ  tiếng Việt!

Gần đây, một số sách của Cha Đắc Lộ đã được phiên dịch ra Việt ngữ như: "Từ Điển Annam-Lusitan-Latinh"; "Phép Giảng Tám Ngày"; Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài"; "Hành Trình và Truyền Giáo"....

Ngoài ra,  được biết: Linh Mục MICHEL BARNOUIN, thuộc Hội Xuân Bích( Société de Saint Sulpice), đã làm Giáo Sư ở Chủng Viện Huế, Vĩnh Long.. hơn 30 năm, là tác giả cuốn sách về Cửu Đỉnh, được dịch ra Anh Văn:" The Bas-Reliefs of the Dynastic Urns of Hue"; hiện nay làm việc tại miền AVIGNON, quê hương của cha Alexandre de Rhodes, nơi ngài sinh ra, chịu Phép Rửa tội..và nguồn gốc tổ tiên. Linh Mục Barnouin đã tìm được những tài liệu mới, đặc biệt đã cải chính những bài viết sai lầm về cha Đắc Lộ. Coi: "Etudes Vauclusiennes de la Faculté des Lettres d'Avignon( rue Violette, F-84000, Avignon, France)

(5)-Cao Thế Dung : "Công Giáo Việt Nam Trong Dòng Sinh Mệnh Dân tộc", New Orleans, Dân Chúa, 1988.

 - "Việt Nam Huyết Lệ Sử", Đồng Hương, 1996.

       -Petrus Vũ Đình Trác :"Công Giáo Việt Nam Trong Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc", Orange, California, 1996.

 (6) -Peter Phan: sách đã dẫn, trang 102

CHƯƠNG HAI: PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN

(7) Ở đây, dùng danh từ "Nhất Quán" để chỉ Triết Lý Đông Phương.  Một số học giả, như Nguyễn Duy Cần, trong "Nhập Môn  Triết Học Đông Phương", Chương 2, và 3, dùng danh từ "Nhất  Nguyên", hay "Tam Nguyên" để chỉ Triết Lý Đông Phương; còn  chữ "Nhị Nguyên", để chỉ Triết Lý Tây Phương. Nhưng Thần Học  và Triết Học Tây Phương định nghĩa chữ "Monism"(Nhất Nguyên  Luận), và chữ" Dualism"(Nhị Nguyên Luận), một cách khác.  Theo Karl Rahner, trong "Dictionary of Theology": "Monism"  là thuyết phiếm thần (pantheism) vô thần, vì không phân biệt  Đấng Tạo Hóa Siêu Việt, và thế giới thụ tạo tương đối.  Thuyết phiếm thần cho rằng: Nguyên Lý Tuyệt Đối, và thế  giới, kể cả con người, là một khối duy nhất. Tinh thần, vật  chất, sự sống là một thực thể. Vũ trụ này có giá trị tuyệt  đối, và tự biến hóa. Còn chữ "Dualism" cho rằng: từ nguyên  thuỷ đã có hai hữu thể tuyệt đối, đối nghịch nhau, hoặc thế  giới này chia ra làm hai nguyên lý tương khắc như ÔngThiện/ÔngÁc...Thiên Chúa Giáo bác bỏ cả lý thuyết của Nhất Nguyên và Nhị Nguyên

Chữ "NHẤT QUÁN", theo nghĩa "QUÁN XUYẾN", Thông suốt" về mọi mặt, bao quát mọi khía cạnh, toàn diện(globlal), không loại trừ một trường hợp, một hiện tượng nào, kể cả những cái trái ngược, mâu thuẫn. Một ví dụ điển hình: đây chính là óc quán xuyến của người đàn bà Việt Nam, đảm đang, trong nền văn hóa nông nghiệp:

                     "Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

                       Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (T X)  

Ca dao  chứng minh:

                      "Người ta đi cấy lấy công

                   Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

                      Trông trời, trông nước , trông mây

                    Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm

                       Trông cho chân cứng, đá mềm

                    Trời êm, biển lặng, mới yên tấm lòng.."

Hoặc là bức tranh, miêu tả sự hợp tác của người và súc vật:

                      " Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

                     Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa"

Đây là bộ óc TỔNG HỢP biết lợi dụng các hiện tượng thiên nhiên, kể cả các nghịch cảnh, chấp nhận những cặp ÂM-DƯƠNG như: ngày/ đêm, sáng /tối, mưa/ nắng...,  chúng không loại trừ nhau, tiêu diệt nhau, nhưng bù đắp cho nhau, để giúp mùa màng  gặt hái được nhiều hoa lợi. Đây cũng là những KINH NGHIỆM tích lũy từ ngàn năm truyền lại.

Trái ngược với óc Nhất Quán, Tổng Hợp, là óc Biện Biệt, Phân Loại, Tính Toán, Phân Chia ra từng đơn vị riêng rẽ để đánh giá trị từng phần tử, lựa lọc cái này và loại bỏ cái kia. Đó là đầu óc của thương gia, trong nền văn hoá du mục, chăn nuôi luôn di động, và thương nghiệp, công nghiệp của Tây Phương. 

Coi: FUNG YU-LAN(Phùng Hữu Lan)" A Short History of Chinese Philosophy" The free Press,1966, trang 25-26. Ông nhận xét rằng: Óc Phân Loại, Biện Biệt, Lý Luận Hình Thức phát xuất từ những dân ở đảo như HyLạp hay Anh Quốc, thích mạo hiểm, di động để trao đổi hàng hóa; còn dân nông nghiệp Đông Phương, lập cư ở một nơi cố định, có đời sống trầm tĩnh, gần thiên nhiên, nên ưa thích lối suy luận bao biện, bao quát"Nhất Quán, Tổng Hợp"

(8) Coi: Gerald Runkle, "Good Thinking", An Introduction to Logic,(Holt,1981), Trg 112, 127,

                    Hình Vuông những cặp Mâu Thuẫn:

A mâu thuẫn với D; nếu A=đúng, thì D=sai, hay ngược lại,

B mâu thuẫn với C; nếu B=sai, thì C=đúng, hay ngược lại.

(9). Coi: Runkle, như trên, Trg 145

(10). Coi: Runkle, như trên, Trg 266-273

(11) Coi: Anthony Flew, "A Dictionary of Philosophy",     Dialectic, Trg 88, 129( Hegel)

(12). Coi hình vẽ về "Phân Tích để Hợp Nhất", thành một"Biểu Nhất Lãm":

(13) Coi: Heinrich Dumoulin, "Christianity Meets Buddhism", Trg 79, 160, 167; và Augustin H. Kishi, "Spiritual Consciousness in Zen", Trg 70; coi Thánh Thomas, "Summa Theologiae".,I, q.1, a. 7, ad 1; "Contra Gentiles", I. 1, c. 14; "In Boetii De Trinitate ", prooem., q.1, a. 2, và ad 2; 1. 2, q. 2, a. 3. Coi: Dionysius," Divine Names" , c. 1, I.1; 1, n. 7; c. 1, I. 3; 5, n.21; c.7,I.1; 1, n.300; c.13, I.1; 3, n. 452; Vì Thiên Chúa là Đấng Siêu Việt Tuyệt Đối, nên Thánh Thomas cho rằng ta không thể biết đuợc bản thể của Chúa ra thế nào. Dionysius gọi Chúa là Đấng vô hình, vô danh, bất khả ngôn, bất khả tri(incomprehensible), vì ta không thể dùng trí khôn hạn hẹp, hay ngôn từ của loài hữu hạn mà diễn tả được sự Cao Siêu, Nhiệm Mầu vô hạn của Chúa. Theo V.White,O.P. trong "God The Unknown"(Harvill Press, London,1955, Trg 16-25, thì có sự đồng ý giữa Đông -Tây, trong cách dùng "via negativa". Coi A.D. Sertillanges ,O.P. "Dieu", t.II.,(Desclée, Paris,1926, Trg 379-386

 (14). Coi: Karl Rahner, chữ ANALOGIA, trong    "Sacramentum Fidei", Trg 22, và "Dictionary of Theology", Trg 7,8; Coi: Brugge Baker-Walter, Trg 10

 (15). Coi: Dumoulin, như trên, Trg 169-173;  Coi: Julia  CHING, "Confucianism and Christinism" (Kodansha International,Tokyo..) Trg 114

 (16). Coi:Trần Ngọc Thêm" Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt  Nam" 1997. Trang 42-58:2.3: Những đặc trưng của hai loại hình văn Hóa. Một số học giả phân chia ra hai loại văn hóa: Văn Hóa gốc Nông Nghiệp(như Việt Nam) trọng TĨNH, và Văn Hóa gốc du mục (như miền Bắc Trung quốc, và Tây Phương) trọng ĐỘNG. Mỗi loại văn hóa có những đặc tính khác nhau về cách"Ứng xử với môi trường tự nhiên": một bên, sống Hòa Hợp với Thiên Nhiên; bên kia, chế ngự Thiên Nhiên. Về mặt nhận thức, tư duy: một bên, thiên về Tổng hợp, Chủ quan và Kinh Nghiệm; bên kia, thiên về Phân Tích, Khách quan, và Thực nghiệm. Về tổ chức Cộng Đồng: một bên, trọng Tình, trọng Đức, trọng Văn, trọng Phụ Nữ, trọng Tập thể, Dân chủ, và Linh hoạt; bên kia, trọng Lý luận, trọng Võ, trọng Nam, Quân chủ, trọng Cá nhân, và Nguyên tắc. Về ứng xử với môi trường xã hội: một bên, Dung hợp, Dân chủ, mềm dẻo, hiếu hòa; bên kia, chiếm đoạt, độc tài, độc tôn, hiếu thắng.

 (17). Coi: Fung, như trên, Trg 19. Xin lưu ý: Các HÌNH VẼ dưới đây như vòng tròn, hình màu trắng, hình màu đen, hoặc các con số chẵn, lẻ , số một, hai. ba , bốn, năm...hoặc những gạch liền (__) chỉ DƯƠNG hay gạch đứt(_ _) chỉ ÂM..tất cả chỉ là những BIỂU TƯỢNG (symbols) dùng để diễn tả những tư tưởng siêu hình như: Nguyên Lý Tuyệt Đối, Bản Thể của Vũ Trụ, sự Điều Hòa, Quân Bình, Trung Hòa của trời đất, vạn vật.

(18). Coi: N.D. Cần, "Nhập Môn Triết Học Đông Phương",    Trg 58-83

(19) Coi: N.D. Cần, như trên, Trg 41; 104-110

(20) Coi: Fung, như trên, Trg 12; 212;258-259; Coi: N.D.Cần,

        như trên, Trg 121; 126-127

 (21). Coi: N.D. Cần, "Phật Học Tinh Hoa", Trg 60-61; Coi:Chatterjee, Satischandra "An Introduction to Indian Philosophy", University of Calcutta, 1968. Trg 4

 (22). Coi: Fung, như trên, Trg 242

 (23). Coi: Dumoulin, như trên, Trg 114-117;120

 (24). Coi: N.D. Cần, như trên, P. H. T. H: Trg 111-115

 (25). Coi: Fung, như trên, Trg 341-342

(26) Coi: Thomas Merton:" MYSTICS and ZEN MASTERS, 1986. Coi: William Johnston:" THE  STILL  POINT", reflections on Zen and Christian Mysticism, 1986.

CHƯƠNG BA: NHÂN TÍNH

(27). Coi: Julia CHING, "Confucianism and Christianity"( Kodansha International, Tokyo, New York and San Francisco), trang 71,72. Tác giả đã so sánh , đối chiếu học thuyết của Khổng giáo và Thiên Chúa Giáo, khá chính xác , nhờ sự hiểu biết uyên bác về Triết học Trung Hoa và về những cách giải thích mới trong khoa thần học Thiên Chúa Giáo , sau Công Đồng Vatican II; ví dụ: Vấn đề Nhân Loại (Chương ba), Thượng Đế(Chương bốn), Siêu Việt(Chương năm)..

 (28). Coi: FUNG YU-LAN, "A Short History of Chinese Philosophy"(Free Press, MacMillan Publishing Co.Inc.N.Y),trg, 70. Sách này tác giả viết bằng Anh ngữ để giúp các sinh viên ngoại quốc muốn tìm hiểu Triết lý và Văn hóa Trung Hoa;( đã được dịch ra Việt ngữ, Pháp ngữ...). Có thể dùng làm sách giáo khoa để giảng dạy, vì cách bố cục có hệ thống, giảng nghĩa rõ ràng, phân minh, , ngắn gọn nhưng đầy đủ về các môn phái triết học; lời văn chính xác, dễ hiểu.

 (29)." Mạnh Tử, Chu Hi tạp chú"(Trung Tâm Học Hiệu) Tập Hạ, Quyển thứ sáu, thiên XI, chương 6, trg 199

 (30). Coi: Trần Trọng Kim, "Nho Giáo"( quyển thượng, thiên IX, Tuân Tử, Nhạc trg. 319 )

 (31). T. T. Kim, như trên, quyển hạ, trg. 38,39.

 (32). " GIÁO", theo nguyên tự chữ Hán(     )gồm hai bộ: tay phải cầm roi(    ) quất lên đứa nhỏ(   ): Hội Ý có nghĩa là ảnh hưởng trên đứa nho.

 (33). Fung Yu-Lan, như trên, trg. 196.

 (34). T.T. Kim, như trên, quyển hạ,trg. 158

 (35). T.T. Kim, như trên, quyển hạ,trg. 157

 (36). Fung Yu-Lan, như trên, trg. 298

 (37)T.T. Kim, như trên, quyển hạ, trg. 158

 (38). Fung Yu-Lan, như trên, trg. 306

 (39). TRẦN TRỌNG KIM, "NHO GIÁO", quyển thượng, và quyển hạ, nhà xuất bản Tân Việt, in lần thứ tư. Coi: quyển hạ, trg. 169. Một bộ sách viết công phu để phác họa lại các môn phái triết học như Khổng Học, Lão Học...làm nền tảng về Triết lý và Đạo Đức, cách tổ chức xã hội, chính trị cho giới sĩ phu Việt Nam. Nhưng tác giả đã không ghi lại những lời giải thích, bình luận của các danh nho Việt Nam như Lê Quí Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,v,v..về các triết thuyết trên, khi được ứng dụng, "hội nhập" vào văn hóa Việt Nam. Lại nữa, các nho gia, sĩ phu Việlt Nam đã đóng góp vào nền cổ học như thế nào?

 (40). Julia Ching, như trên, trg. 77-78

 (41). T.T. Kim, như trên, trg. 248

 (42). Fung Yu-Lan, như trên, trg. 309

 (43). T.T. Kim, như trên, trg. 247

 (44). T.T. Kim, như trên, trg. 274

 (45). Coi: Satischandra, Chatterjee, "An Introduction to Indian Philosophy" (University of Calcutta, 1968), trg. 137.

 (46). S. Chatterjee, như trên, trg. 118. Theo tác giả, thì có 10 câu hỏi "không trả lời được", hoặc "không có lợi ích gì":

         1/ Thế giới này vĩnh cửu, hay2/ không vĩnh cửu; 3/ hữu hạn, hay 4/ vô hạn? 5/ Hồn giống như xác, hay 6/ hồn, xác khác nhau?7/ người đã tìm được chân lý(Tathagata) còn sống sau khi chết, hay8/ không còn sống sau khi chết?9/ có phải người đó vừa còn sống , vừa không- còn sống sau khi chết?10/ hay người đó cũng chẳng sống cũng chẳng không-sống sau khi chết?

 (47). Coi: Dương Quảng Hàm, "Việt Nam Văn Học Sử Yếu", trg. 65

 (48) . Coi: Nguyễn Duy Cần, "Phật Học Tinh Hoa", trg. 102-105

 (49). Coi: Antony Fernando, "Buddhism Made Plain",( Orbis Books, Maryknool, New York) trg. 66-69; và N.D. Cần, như trên, trg 161.

 (50). Coi: Heinrich Dumoulin, S.J. "Christianity Meets Buddhism"(Open Court Publishing Co. 1974), trg. 83

 (51). Coi: Sách Sáng Thế ký( Genesis), 1:27;2:18-24

 (52). Coi: Sách Kinh Thánh, Leviticus,19:18; Mat, 22:37-40

(53). Coi: Phúc Âm theo Thánh Marcô, 10:45; Mathêu, 5:43; 25:31-46.

   (54). Coi: Genesis, 2:16; 3-11; 8:21; Thánh Vịnh(Psalms   51, và 143; Thư gửi cho Giáo Đoàn Rôma 8:6-8; 10:3; 2Cor  10:5

    (55). Coi: Thư của Thánh Gioan, 1 Gioan 1: 2-3; 4:9,14.

    (56). Coi: "Catechism of the Catholic Church",1994, số 362-366

 (57). Coi: Richard P. McBrien, "Catholicism" (Volume I, trg. 158-161, và "Catechism of the Catholic Church", số 32-35.

 (58). Coi: 1 Corinto 8:6;15:24-28,44-49; Roma 8:19-  23,29,30; Epheso 1:9-10,19-23; 3:11; Colossio 1:15-20; 3:4; Philippio 3:21; Hebrêu 1:2-3; Joan 1:3; 12:32; và Roma 1:18-28; Công Vụ Tông Đồ (Acts) 17:24-27.

  (59). Công Đồng Vatican II, "Gaudium et Spes", số 39

  (60). Coi: Karl Rahner, "Theological Investigations" (The Theological concept of Concupiscence, Baltimore 1960, trg. 369

(61). Coi: Julia Ching, như trên, trg. 69-70

  (62). Coi: Hans Kung and Julia Ching, "Christianity and  Chinese Religions"(Doubleday, New York, 1989) trg.114

 (63). Coi: Hans Kung and Julia Ching, như trên, trg. 117

(64). Coi: Fung Yu-Lan, như trên, (Ngữ loại, quyển 4), trg.  301

 (65). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 46 và 154-158

CHƯƠNG BỐN : CỨU ĐỘ

(66). Coi: H. Dumoulin "Christianity Meets Buddhism", trg 80-83

 (67). Coi: A. Fernando "Buddhism Made Plain", trg 99-100

 (68). Coi H. Dumoulin, như trên, trg 87, 95

 (69). Coi: Thích Mật Thể, "Thế Giới Quan Phật Giáo", Trg 57, 80

 (70). Coi: Nguyễn Duy Cần, "Phật Học Tinh Hoa", Trg 45

 (71). Coi: Fernando, như trên, Trg 23, 27; N.D. Cần, như trên, Trg 46

 (72). Coi: T.M.Thể, như trên, Trg 60; A. Fernando, như trên, Trg 37,38.

 (73). Coi: Satischandra Chatterjee, "An Introduction to Indian Philosophy" Trg 15-17; Dumoulin, như trên, Trg 152, 153; N.D. Cần, như trên, Trg 145; 151-153.

(74). Coi: Fernando, như trên, Trg 38; Fung, như trên, 243; Julia Ching and Hans Kung, " Christianity and Chinese Religions", Trg 212, 217

 (75). Coi: Fernando, như trên, Trg 42-45

 (76). Coi: Fernando, như trên, Trg 43, 44, 45; N.D.Cần , như

           trên, Trg 78, 111-112

 (77). Coi: N.D.Cần, như trên, Trg 125-126, 135-136

 (78). Fernando, như trên, Trg 33-36

 (79). N.D.Cần, như trên, Trg 158-160

 (80). Coi: Nguyễn Huy Lai, " La Tradition religieuse, spirituelle, sociale au Việt Nam" (Beauchesne,1981) Trg 307; Fung, Trg 244; Dumoulin, Trg 38,134-135; Chatterjee, Trg 123-127; N.D. Cần, Trg 221-225

(81). Coi: Phạm Quỳnh, "Phật giáo lược khảo" (trích trong"     Việt Nam Văn Học Sử Yếu", Trg 66-67, Nát Bàn là gì?)

 (82). Coi: A. Fernando, như trên, Trg 54-55

 (83). Coi: A. Fernando, như trên, Trg 56

 (84). "UPAYA": Coi: Hans Kung and Julia Ching, Trg 210;N.D. Cần , trg 111-112 ; T.M. Thể, Trg 41

 (85). Coi: N.D.Cần, như trên, Trg 160-162, 225

 (86). Coi: Dumoulin, như trên, Trg 114-118

 (87). Coi: Chatterjee, như trên, Trg 158-159; T.M.Thể, như trên, Trg 41

 (88). Coi: Chatterjee, như trên, Trg 118

 (89). Coi: Fung, như trên, Trg 264

 (90). Coi: Chatterjee, như trên, Trg, 13-22

 (91). Coi: Dumoulin, như trên, Trg 38; Chatterjee, như trên, Trg 133-139; Coi: Vatican II, "Tuyên Ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn Giáo Ngoài Kitôgiáo"(Nostra Aetate) số 2, Trg 470

 (92). Coi: A. Fernando, như trên, trg 101

 (93). Coi: Karl Rahner "Dictionary of Theology", trg 250, 266, 306, 458, 465 Coi: Việt Nam Tự Điển (Khai Trí Tiến Đức), trg 197

 (94). Coi: K. Rahner, như trên, trg 432

 (95). Coi: A. Fernando, trg 116

 (96). Coi: "Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội" (Lumen Gentium, bản dịch của G.H.H.V.Pio X):"Giáo Hội và những người không thuộc Kitôgiáo", Số 16, Trg 172-173

 (97). Coi: "Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay" (Gaudium et Spes). Chương III, Đời sống Kinh Tế, Xã hội, Trg 825; Chương IV, Đời Sống Cộng Đoàn Chính Trị,Trg 840; Chương V, Cổ võ Hòa Bình và xây dựng Cộng đoàn các dân tộc, Trg 849.

(98). Coi: Nguyễn Văn Thọ, " Khổng Học Tinh Hoa",Trg 152; Fung, như trên, Trg 131-135; Marcel Granet, "La Pensée chinoise", Trg 140-152

 ( 99). Coi: Julia Ching, như trên, Trg 145

 (100). Coi: Julia Ching, như trên, Trg 146; Dumoulin, như trên, Trg 117,119

 (101). Coi: N.D.Cần, như trên, Trg 226

 (102). Coi: Fung, như trên, Trg 258

 (103). Coi: Dumoulin, như trên, Trg 147, 153

(104). Coi: Đối chiếu Cựu Ứơc, Tân Ứơc và Lịch sử thế giới , ở dưới:

 CHƯƠNG NĂM: TÌNH ÁI

(105). Coi: Luận Ngữ, 12:22

 (106. Coi: Julia Ching, như trên, trg 95 ; Nho Giáo, q.I, trg. 132-133

 (107). Coi: Luận Ngữ, 4:15; J. Ching, trg. 94

 (108). Coi: Luận Ngữ, 15:23; 12:2' Fung, như trên, trg. 43

 (109). Coi: J. Ching, như trên, trg. 96;138-139;165; Fung, như trên, trg.177

 (110). Coi: Fung, như trên, trg. 310-311

 (111). Coi: Fung, như trên, trg. 50-59; 122-125

 (112). Coi: Fung, như trên, trg. 72

 (113). Coi: Fung, như trên, trg. 113

 (114). Coi: Fung, như trên, trg. 101

 (115). Coi: Fung, như trên, trg. 102-103

 (116). Coi: Fung, như trên, trg 116

 (117). Coi: Nho Giáo, q.I, trg. 80

 (118). Coi: Nho Giáo, q.II, trg. 142; 260-274

 (119). Coi: Henri Maspero, "Taoism and Chinese Religion", (University of Massachusettes Press, Amherst, 1981), trg. 25-37

 (120). Coi: Chatterjee, như trên, trg.118

 (121). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 242

 (122). Coi: Dumoulin, như trên, trg. 118

 (123). Coi: N.H.Lai, như trên, trg. 487-488

 (124). Coi: Winston King, "Buddhism and Christianity", trg 77-82

 (125). Coi: N.H.Lai, như trên, trg. 331

 (126). Coi: N.H.Lai, như trên, trg. 333

 (127). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 74 và 79

 (128). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 108-110; Fung, như trên, trg. 255-256

 (129). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 266-268

 (130). Coi: N.D.Cần, như trên, trg. 198,218,227

 (131). Coi: Đồ Biểu ở cuối, trang Chú Thích

(132). Coi: Richard P. McBrien, "Catholicism" vol.I, trg.476-477

 (133). Coi: J.Ching, như trên, trg. 71

 (134). Coi: J.Ching, như trên, trg. 139-140

(135). Coi: W.King, như trên, trg. 65-68: Coi: đồ biểu ở cuối, trang Chú Thích)

 (136). Coi: W.King, như trên, trg. 69-70

 (137). Coi: Dumoulin, như trên, trg. 166-169

 (138). Coi: W.King, như trên, trg 71

 (!39). Coi: Dumoulin, như trên,trg.120; N.D.Cần, như trên, trg.20, 111-112; Thích Mật Thể,"Thế Giới Quan Phật Giáo"(Phật Học Viện Quốc Tế, 1983) trg.33-42

 (140). Coi: N.H.Lai, như trên, trg.247

 (141). Coi: Trang Tử,"Nam Hoa Kinh"(Khai Trí), trg. 68-69

 (142). Coi: Henri de Lubac," Aspects du Bouddhisme"( Paris, Ed. du Seuil,1951), trg. 37,38,40; Dumoulin, như trên, trg. 119-120

 (143).Coi: N.D.Cần, như trên, trg.218-219

 (144). Coi: Henri de Lubac, như trên, trg. 42-43 và 52

 (145). Coi: W. King, như trên, trg.85-88

 (146). Coi: W. King, như trên, trg. 90-91

 (147). Coi: N.D.Cần, như trên, trg.227

 (148). Coi: W.King, như trên, trg.96-97

ĐỒ BIỂU SO SÁNH QUAN NIỆM TỪ BI CỦA PHẬT GIÁO, và QUAN NIỆM BÁC ÁI CỦA THIÊN CHÚA GIÁO

PHẬT GIÁO              THIÊN CHÚA GIÁO

 

 CHƯƠNG SÁU: NGUYÊN LÝ SIÊU VIỆT

(149). Coi: L: Wieger , "Chinese Characters", trg 326, 791; coi: Fung: trg ,167

(150).Coi : Legge, James, "Confucius",trg , 168

(151). Coi: Fung: trg, 342

(152). Coi: Fung: trg, 267

(153).Coi: T.T. Kim: trg, 39,73

(154). Coi: Fung: trg , 167-168

(155). Coi: Fung: trg , 138-142; Ngô Tất Tố,"KINH DỊCH", toàn bộ, Khai Trí :trg, 11-14 . Quan niệm và triết lý về ÂM-DƯƠNG phối hợp, điều hòa là nòng cốt của tư tưởng Đông Phương. Trước khi có chữ viết, người ta đã dùng những nét vẽ, những hình, rất đơn giản làm "BIỂU TƯỢNG" (symbol) để diễn tả những ý niệm siêu hình về tín ngưỡng, nhân sinh quan, vũ trụ quan...Đi từ quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hữu hình để vượt lên cõi siêu nhiên, vô hình. Qua kinh nghiệm hàng ngày, người ta nhận thấy sự khác biệt về thân xác và tính tình giữa người đàn ông/ đàn bà, nhưng cả hai lại phối hợp, điều hòa, và bổ túc cho nhau( tuy một mà hai, tuy hai mà một). Bằng một nét vẽ đơn sơ nhất ( _ ) để tượng hình cho "Nam", tức "Dương"; và bằng nét đứt làm hai (_ _ ) biểu thị cho "Nữ", tức "Âm". Tại sao, vẽ một nét (_) chỉ giống đực, hai gạch (_ _) chỉ giống cái? Có thể, vì giống cái mới có khả năng "mang thai", ( mẹ và con), còn giống đực thì không có khả năng đó. Cũng vì thế, số chẵn (2, 4, 6, 8) chỉ Âm; số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) chỉ Dương.( Trời=3= Dương; Đất=2=Âm). Do đó, ý niệm về ÂM-DƯƠNG,  để biểu diễn sự tương đối, điều hòa, không tiêu diệt nhau, nhưng bổ túc cho nhau, không rời nhau. Vì trong ÂM đã có mầm mống DƯƠNG;  không vật nào, người nào nhất định là Âm hay là Dương, nhưng biến đổi tùy địa vị tương đối với người khác, như : Mẹ là Âm đối với Cha, nhưng lại là Dương đối với con; có Âm là vì có Dương, cũng như có ngày là vì có đêm, có trắng là vì có đen.

 Cặp ÂM-DƯƠNG biến dịch không ngừng, phối hợp, điều hòa, giữ quân bình, đã tạo ra những ý nghĩa biểu tượng, những quan niệm về Ngũ Hành, Phương Hướng( cơ cấu của vũ trũ), về Lưỡng Nhi, Tứ Tượng, Bát Quái( quẻ đơn, quẻ kép), về số lẻ( 3,5,7,9), số chẵn(2,4,6,8); về cách xếp đặt vị trí các con số trong Hà Đồ, Lạc Thư, Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh, kiến trúc nhà Minh Đường, xếp đặt Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái. Nói tóm lại, tư tưởng biểu tượng của triết lý ÂM-DƯƠNG , giúp ta hiểu được tinh thần văn hóa của Đông Phương là: tôn trọng sự HÒA HỢP, QUÂN BÌNH, "KHÔNG THÁI QUÁ, CHỚ BẤT CẬP"; đặc biệt tâm tình của dân Việt, thuộc Phương Nam, Văn Hóa Nông Nghiệp, trọng Tĩnh, Âm tính, tôn trọng phụ nữ; nhưng tinh thần cũng rất linh hoạt, "Dương tính", nên thích suy nghĩ theo cách thức Tổng Hợp , Bao Quát, "Nhất Quán"

(156) .Coi: Fung: trg, 169-170; T.T. Kim: trg 68-70. Lưu ý: coi Hình Vẽ 1, ở trang 474 về Thái Cực, Âm-Dương, Bát Quái của Phục Hy .

(157) .Coi: Fung: trg, 132-133 về Ngũ Hành;

(158) .Coi : N.V .Thọ, " Khổng Học Tinh Hoa"trg, 158, 163-165 về Ngũ Hành. Lưu ý: coi hình vẽ 2, ở trang 475

(159) Coi: N.V. Thọ: trg, 152-158; Nhà Minh Đường: trg167; Fung : trg , 131-133 về Nguyệt Lệnh; coi: Marcel Granet" La Pensée Chinoise" trang, 139-145

(160) Coi: M. Granet, trg 148- 152 về Hà Đồ, Lạc Thư, Nhà Minh Đường. Lưu ý:coi hình vẽ 3, ở trang 478

(161) Coi: M. Granet, trg 155-156 về Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Nhà Minh Đường. Lưu ý: coi hình vẽ 4, ở trang 480

(162) Coi: N.H.Lai: trg, 214-218; Fung: trg, 94-96

(163) Coi: Nghiêm Toản,"ĐẠO ĐỨC KINH", Khai Trí: trg, 2-9

(164) Coi: N.D.Cần:"LÃO TỬ TINH HOA": trg, 41-47;78-97

(165) Coi: N. Toản: trg, 6,9

(166) Coi: N.Toản: trg, 64; N.D.Cần:"Tinh Hoa ĐẠO HỌC ĐÔNG PHƯƠNG": trg, 16, 18; Fung: trg, 100-102

(167) Coi: N.D.Cần,"Lão Tử Tinh Hoa": trg, 48-49

(168) Coi: N.D.Cần: trg, 53; N. Toản: trg, 116, 157

(169) Coi: N.D.Cần: "NAM HOA KINH" : trg, 56-57; "Lão Tử Tinh Hoa": trg, 47, 77, 86; Fung: trg, 100-105

(170) Coi: J. Ching: trg, 127,129; Fung: trg, 296-298, 316-318; T.T.Kim: q. hạ, trg 117, 157-158

(171) Coi: T.T.Kim: q.hạ:trg, 118; 192-193 ; J. Ching: trg, 130-131; Fung: trg, 269("Vô Cực")

(172) Coi: Fung: trg, 298-299

(173) Coi : T.T. Kim: q. hạ, trg, 159; Fung: trg, 301; H. Kuns

and J. Ching" Christianity and Chinese Religions",Doub leday: trg,79- 80

(174) Coi: T. T. Kim: q. hạ:trg, 117, 118, 120;

(175) Coi: Fung: trg, 306, 314

(176) Coi: T.T.Kim, q. hạ: trg, 243, 246-253, 261-265; Fung: trg, 308-309

(177) Coi: J.Ching: trg, 135-136; Fung: trg, 309

(178) Coi: T.T.Kim: q.hạ: trg, 260-262; J, Ching: trg, 136

(179) Coi: J Ching: trg, 133, 138,140; N.V. Thọ: trg, 56-60, 63

(180) Coi: T.T. Kim: q.hạ trg, 247,248,253; J. Ching: trg, 135, 137; N.D.Cần: "Phật Học Tinh Hoa": trg, 102-107

(181) Coi: Satischandra Chatterjee" AN INTRODUCTION TO INDIAN PHILOSOPHY", University of Calcutta: trg, 7

(182) Coi: Heinrich Dumoulin, "CHRISTIANITY MEETS BUDDHISM" :trg, 75, 77, 95

(183) Coi: Augustin Hideshi Kishi" Spiritual Consciousness in Zen from a Thomistic Theological Point of View" :trg 20,21,22 ; N D. Cần, "Phật Học Tinh Hoa": trg 177-195

(184) Coi: H.Dumoulin: trg, 100-104

(185) Coi : Teilhard de Chardin " THE DIVINE MILIEU" : trg, 121-128

(186) Coi: N.D.Cần:" Trang Tử Nam Hoa Kinh": trg, 65-66

(187) Coi: H. Dumoulin: trg, 95-104

Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG CỦA HÌNH VẼ

Dưới đây chỉ xin bàn luận về ý nghĩa biểu tượng của một số HÌNH VẼ, đặc biệt nêu lên ý nghĩa siêu hình về sự vận chuyển ĐIỀU HÒA của vũ trụ. Cũng xin miễn bàn về những giả thuyết còn đang tranh luận về ai là tác giả đã sáng chế ra những hình vẽ đó, ví dụ : có giả thiết cho là do "Việt Nho", Phương Nam; người khác cho là do "Hán Nho", Phương Bắc; cũng không bàn về cách dùng những hình ảnh đó trong việc bói toán, hoặc nguồn gốc thần thoại ..Điều đáng cho hậu thế ngưỡng mộ là : từ những hình ảnh, nét vẽ đơn sơ, cổ nhân đã có thể biểu thị được những tư tưởng trừu tượng siêu hình rất tinh vi về Một Nguyên Lý Tuyệt Đối, Chủ Tể vạn sự vạn vật, và cách thức Nguyên Lý đó biểu lộ ra bên ngoài, tức "THIÊN ĐẠO", để làm nên cơ cấu và sự xoay vần nhịp nhàng, quân bình, của vũ trụ càn khôn, ; và do dó, con người, tức "NHÂN ĐẠO" muốn được an vui, an hòa trong cuộc sống thì cũng phải tuân theo mẫu mực lớn ấy, tức "HỒNG PHẠM

Hình vẽ 1. THÁI CỰC và ÂM DƯƠNG, và BÁT QUÁI

-Vòng tròn ngoài, chỉ THÁI CỰC, tròn đầy, Viên Mãn. "Hoàn Toàn"; vô danh, vô hình vô tượng, vô thanh, vô sú. Ở đây, tạm biểu thị bằng một vòng tròn

- THÁI CỰC, biểu lộ ra (tức Động Thể) bằng một cặp ÂM- DƯƠNG: hình tròn chia đều làm hai phần bằng nhau: đen là ÂM, trắng là DƯƠNG, ở trong ÂM có một chấm trắng, tức có DƯƠNG; trong DƯƠNG có chấm đen, tức có ÂM. Có ý nói: ÂM-DƯƠNG luôn biến dịch, đối đáp nhau, thay chồ cho nhau, không có vật nào hoàn toàn Âm, hay hoàn toàn Dương .

-BÁT QUÁI(do Phục Hi, gọi là "Tiên Thiên Bát Quái), vây quanh hình THÁI CỰC, cũng được vẽ bằng những gạch Âm -Dương thay đổi nhau để diễn tả sự vận chuyển nhịp nhàng, hòa hợp, cân đối của Thiên Nhiên, của vũ trụ càn khôn. Theo tương truyền, hình Bát Quái này "có trước"(Tiên Thiên) hình " Hậu Thiên Bát Quái", theo tương truyền, do Chu Văn Vương đặt ra(1185-1135 B.C).

Hình vẽ 2. HÀ ĐỒ , ĐỔI RA CÁC CON SỐ, và NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, VÒNG TRONG, VÒNG NGOÀI.

- Coi: hình(a). Trong HÀ ĐỒ: các chấm đen chỉ ÂM, các chấm trắng chỉ DƯƠNG; các số chẵn chỉ ÂM( chấm đen), các số lẻ chỉ DƯƠNG( chấm trắng)

- Coi: hình(b). Đổi ra những con số. Theo hình (b), ở mỗi cánh của hình chữ thập, nếu ta lấy số lớn trừ cho số nhỏ, thì số thành luôn là con số 5 (8-3=5; 7-2=5; 6-1=5; 9-4=5). Con số này, biểu tượng cho sự QUÂN BÌNH, Điều Hòa của vũ trụ

- Coi hình (c): NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH. Ta nhận thấy những tư tưởng về cơ cấu không gian của vũ trụ như: Phương Hướng: NAM( phía trên) BẮC(phía dưới), ĐÔNG (bên trái), TÂY(bên mặt). Hướng NAM chỉ Mùa HẠ, màu ĐỎ, và HỎA (Ngũ Hành); Hướng BẮC chỉ Mùa ĐÔNG, màu Đen, và THỦY (Ngũ Hành); Hướng ĐÔNG, chỉ Mùa XUÂN, màu XANH, và MỘC (Ngũ Hành); Hướng TÂY, chỉ Mùa THU, màu TRẮNG, và KIM( Ngũ Hành)- Ở TRUNG TÂM, số 5 và (10) là hành THỔ: coi hình (c) NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH

-- Coi hình(c), gọi là" NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH":vì Hành này trợ giúp cho Hành kia phát triển, theo chiều thuận lợi cho nhau: THỦY>MỘC (nước giúp cây mọc lên); MỘC>HỎA: (Gỗ làm cho lửa cháy); HỎA>THỔ: (tro bụi do lửa đốt cháy, dùng làm phân bón cho đất); THỔ>KIM: (lòng đất là hầm mỏ sinh ra kim loại; KIM>THỦY: (kim loại nung nóng trở về thể lỏng). Mối quan hệ tương sinh này, theo chiều thuận(chiều kim đồng hồ)

- Coi hình(d):  Theo Triết lý ÂM-DƯƠNG, còn chia ra vòng trong, gồm các con số nhỏ(từ 1-5) gọi là số Sinh, chỉ cuộc đời con người khi còn nhỏ, ở với cha mẹ trong nhà, hoặc là chỉ đời sống TÂM LINH, TU THÂN, TIỀM THỨC, "NỘI THÁNH", chỉ "VÔ"; vòng ngoài, gồm những con số lớn (từ 6-10) gọi là số thành, chỉ cõi hiện tượng, tức sự vật đã thành hình tượng, chỉ con người trưởng thành ra hoạt động ngoài xã hội, đi vào thế sự, đi vào hiện thực,"NGOẠI VƯƠNG" nhưng vẫn lấy TÂM LINH làm gốc.

- Cách xếp đặt vị trí các con số trong HÀ ĐỒ cho ta thấy địa vị trọng yếu của con người đối với vũ trụ, vì hành THỔ, biểu tượng bằng số 5 (10), nằm ở chính giữa, trung tâm. Do đó, con số 5, gọi là số "Tham thiên lưỡng địa"( trời=dương=3; đất=âm=2). Trong văn hóa nông nghiệp, thì "Đất" giữ một địa vị trọng yếu.

- Trong văn hóa Việt Nam, người ta ưa thích các con số lẻ như : 1,3,5,7,9, đặt biệt số 5 như các thành ngữ:  Ngũ Phúc, Ngũ cung, Ngũ vị...., hoặc các câu nói như: 5 liệu 7 lo; tụm 5 tụm 3; 5 bè 7 mối; 5 lần 7 lượt; 5 cha 3 mẹ; 1 lời nói dối sám hối 7 ngày; 1 câu nhịn 9 câu lành....

 Hình Vẽ 3 . LẠC THƯ, ĐẶT RA CON SỐ, HÌNH VUÔNG, TRÒN, HÌNH THẬP TỰ, NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC

-Coi hình(a):  cách xếp đặt của LẠC THƯ, biểu thị nhiều điều bí ẩn, sẽ được trình bày như sau:

- Coi hình (b) : các chấm đen (chỉ Âm), trắng (chỉ Dương) đã  được đổi thành những con số (1-9): khởi đầu bằng số(1) phương BẮC và kết thúc là số(9) phương NAM. Cách xếp các con số như thế,  khác với HÀ ĐỒ, bao giờ cũng kết thúc ở số (5, 10) ở giữa.

- Hình(b) này, bên Âu châu  gọi là "Hình Vuông ma thuật"( carré magique, hay carré de Saturne), vì vào thế kỉ 17, mới được khám phá ra.  Nếu ta cộng chéo , hay cộng ngang, dọc các con số, ta vẫn được số thành là 15:(4, 5, 6=15); 2, 5, 8=15; 3, 5, 7=15; 1, 5, 9=15).

- Coi hình(c). Nếu ta rút ra con số 5 ở giũa, là số "Khởi Thủy Vận Chuyển" (Motus Initium),  thì ta được hình "Thập Tự Hi Lạp"( gồm các con số lẻ , 1+9=10, và 3+7=10); và  hình "Thập Tự chéo Thánh ANRÊ"( gồm các con số chẵn, 4+6=10, và 2+8=10). Số 10 là số chỉ sự toàn thể của thực tại, viên mãn, đầy đủ, hoàn toàn.(Tại sao gọi là " Thập Tự chéo Thánh An Rê( croix de Saint André)? Vì Chúa GIÊSU chịu chết trên Thập Tự, dựng thẳng; vì lòng tôn kính Thầy mình, Thánh ANRÊ, đã yêu cầu lý hình  đóng đinh Ngài trên thập tự nằm chéo)

-Coi hình (d), các số lẻ(1, 3, 5, 7, 9) có thể kết thành vòng tròn, có số 5 ở giữa; các số chẵn(2, 4, 6, 8) hợp lại thành hình vuông. Có người cho rằng: trong Lạc thư, các số chẵn, tức ÂM bao vây các số lẻ, tức DƯƠNG.

-Coi hình(e) NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC.  Ta thấy các hành chạy ngược lại kim đồng hồ, hành này gây trở ngại cho hành kia: THỦY<HỎA( nước dập tắt lửa); HỎA< KIM( lửa nung chảy kim loại); KIM<MỘC( dao chặt cây); MỘC<THỔ( cây hút chất mầu của đất): THỔ<THỦY(đất đắp đê ngăn chặn nước lụt). Ngũ Hành Tương Sinh , chạy thuận theo kim đồng hồ ( coi hình (c), ở trang 475.

- Coi hình(g), Ngũ Hành được diễn tả vừa Tương sinh vừa Tương khắc. Nếu ta kéo hành Thổ ra ngoài làm thành một hình chu vi, ta có Ngũ Hành Tương Sinh, chiều thuận; kéo các đường bên trong thành hình Ngôi Sao, ta được hình Ngũ Hành Tương Khắc.

 

Hình Vẽ 4. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI, HỒNG PHẠM CỬU TRÙ, NHÀ MINH ĐƯỜNG

-Theo hình(a), khi so sánh, ta thấy trong TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, cách xếp đặt 8 Quái, khác với HẬU THIÊN BÁT QUÁI.

-Coi hình(b):  đồ biểu(graphic), thì ta thấy rõ sự khác biệt về vị trí của các"Quái". Hình "Tiên Thiên Bát Quái" có vẻ cân đối về "ÂM-DƯƠNG" xoay vần.

Nhưng cổ nhân đã dùng câu thành ngữ sau đây để chỉ sự tương quan liên hệ giũa "THỂ, và "DỤNG"

-  " HÀ ĐỒ...vi Hậu Thiên Âm Dương chi THỂ

-  " LẠC THƯ...vi Tiên Thiên Âm Dương chi DỤNG"

-( Nghĩa là: cái THỂ của ÂM/DƯƠNG trong HẬU THIÊN được đặt vào trong HÀ ĐỒ; cái DỤNG của ÂM/DƯƠNG trong TIÊN THIÊN được đặt vào trong LẠC THƯ.)

- Theo hình(c), HẬU THIÊN BÁT QUÁI đã được đặt thành 9 "Cung", (từ 1-9), biểu thị (9) "công việc lớn lao" phải làm trong cuộc sống,  chín việc đó gọi là CỬU TRÙ. Vì đó là mẫu mực lớn lao, tức "HỒNG PHẠM" mà vị quân vương phải noi theo, để " TRỜI" ban phước lộc cho nhà vua và cho toàn dân.

- Cũng trong hình (c), 9 con số được thay thế bằng 9 "TRÙ": như trù số (1) là NGŨ HÀNH, nghĩa là vị quân vương phải am tường về vật lý, phương hướng, thời tiết...để biết cách hướng dẫn dân trong việc nông nghiệp.....

- Coi hình(d): NHÀ VŨ TRỤ hay NHÀ MINH ĐƯỜNG. Triết lý, siêu hình của Lạc Thư  chứng minh: con người muốn sống an hòa hạnh phúc, thì phải theo "THIÊN ĐẠO", phải "THUẬN THIÊN". Do đó, theo tương truyền, đời Hán, thì THÁI NHẤT, (Unité Suprême) đặt mỗi "QUÁI"( trong 8 Quái) ở một "Cung", ví dụ: Khảm(cung số 1); Khôn (cung số 2); Chấn (cung số 3)......Coi các mũi tên chỉ đường hướng Thái Nhất di chuyển;  mỗi khi đi hết 4 cung (1, 2, 3, 4) thì về nghỉ ở cung số 5, tức Trung Tâm; rồi lại tiếp tục ra đi từ số 6, 7, 8, 9, rồi trở về số 10=5, ở Trung Tâm. Chính cách vận hành này tạo ra cách xếp đặt những con số trong "Hình Vuông Ma Thuật" và cũng theo tương truyền, Chu Văn Vương đã căn cứ vào cách xếp đặt của Lạc Thư, để chia trái đất (hình vuông) ra 9 Miền( hình vuông). Chu Văn Vương đã rảo qua khắp Thế giới để tổ chức mọi công việc cai trị cho hợp với "THIÊN ĐẠO". Vì trong việc tu thân, tề gia , trị quốc, bình thiên hạ, thì vị Quân Vương  phải bắt "nhân đạo" rập theo khuôn mẫu phép tắc của" Thiên Đạo". Cũng theo tương truyền, Văn Vương đã sáng chế ra "Nhà Minh Đường", như "hình ảnh của Thế giới"(Image du Monde) để các Vua không cần đi đâu xa, chỉ cần đi trong "Nhà Minh Đường",  gọi là để "diễn lại tấn tuồng vũ trụ" mà thôi!

- Khi diễn lại tấn tuồng ấy, thì luôn phải 'THUẬN THIÊN", nghĩa là tùy mùa thay đôỉ mầu sắc, phương hướng...cho thích hợp với thiên nhiên như: mùa Xuân: phương đông, số 3, phẩm phục, cờ xí màu xanh, ngự cung Thanh dương; mùa Hạ, phẩm phục cờ xí đỏ, ngự cung Minh Đường, phía Nam......

- Nói tóm lại, hình dáng, hành động, phương vị của vị Thiên tử có thể thay đổi cho thích hợp với thời gian và không gian, tùy hoàn cảnh, nhưng lúc nào cũng phải thuận theo Thiên Đạo, như ý nghĩa của Kinh Dịch:" THỂ duy nhất, DỤNG vạn thù" .

 

CHƯƠNG BẢY : THIÊN CHÚA, THƯỢNG ĐẾ, ÔNG TRỜI

(188). Coi: H. Dumoulin: trg, 172-173

(189). Coi:"Catechism of the Catholic Church" :Chương  Một,  "Tôi tin Một Thiên Chúa là Cha", số 202

(190). Coi: Catechism, số 2096, 2097 và số 2132

(191). Coi: A. Kishi: trg 70-83; Karl Rahner:" Dictionary of Theology": coi các chữ: act, actus purus

(192). Coi: A. Kishi: trg, 86-95. Nguyên văn bằng tiếng Latinh của Thánh Bonaventura về "Quả cầu tròn",  (soạn giả sách này đã dịch ở trên): "Itinerarium Mentis in Deum, c.5, Oper Omnia,t.XII, p.18: Quia simplicissimum et maximum, ideo totum intra omnia, et totum extra omnia, ac per hoc est sphaera intelligibilis, cujus centrum est ubique, et circumferentia nusquam. Quia actualissimum et immutabilissimum, ideo, stabile manens, moveri dat universa. Quia perfectissimum et immensum, ideo est intra omnia non ex inclusum; extra omnia, non exclusum, supra omnia, non elatum; infra omnia, non prostratum. Quia vero est summe unum et omnimodum, ideo est omnia in omnibus: quamvis omnia sint multa, et ipsum non sit nisi unum: et hoc quia per simplicissimam unitatem, serenissimam veritatem, et sincerissimam bonitatem, est in eo omnis communicabilitas, ac per hoc" ex ipso, et per ipsum, et in ipso sunt omnia"(Rom.11:36); coi: Richard McBrien:" CATHOLICISM", vol. I, trg 128-133; 158-161; coi: K. Rarl Rahner, coi chữ Potentia

(193). Coi: H.Dumoulin: trg, 174-183; 148, 150, 178,181

(194). Coi: Ngô Kinh Hùng, Nguyên Bản Hán Văn" PHÚC ÂM, TÔNG ĐỒ ĐẠI SỰ KÝ", Công Giáo Chân Lý Học Hội xuất bản, Đức Giáo Hoàng PIÔ XII đề tựa, 12/ 28 /1948

(195).Coi:J. Ching: trg, 116-118; N.V.Thọ: trg, 19; L. Wie ger: trg, 281(chữ Đế) và trg, 26 (chữ Thiên); T.T. Kim: trg, 37-46

(196). Coi: T.T.Kim: "NHO GIÁO" quyển I: trg, 85-87

(197). Coi : Nguyễn Văn Ngọc:" Tục Ngữ Phong Dao"; Bảo Vân:" Tục Ngữ Ca Dao và Dân Ca", Quê Hương

(198). Coi:" Lĩnh Nam Chích Quái", Trần Thế Pháp; Lê Hữu Mục dịch, Khai Trí : trg, 60

(199). Coi: Peter Phan:"Mission and Catechesis": trg, 215-223

(200). Coi: N.H.Lai:" La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Viet Nam" , Beauchesne: trg, 116-119

(201). Coi: Peter Phan: trg, 116-117

(202). Coi: Peter Phan: trg, 177-178

(203). Coi: Julia Ching:"Confucianism & Christianity": trg,143-144

(204). Coi: J. Ching: trg, 113-115; 143-147.

PHỤ  TRƯƠNG

ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM

hay DUNG HÒA HAI NỀN VĂN HÓA ĐÔNG- TÂY

( Tóm lược bài giảng thuyết và hội thảo tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Charlotte, N. Carolina, tuần  Lễ Phục Sinh o4/ 16/2000. Cộng Đồng  đã tậu mãi được 12 mẫu đất và một nhà nguyện nhỏ, đang gây qũy để mổ rộng Nhà Thờ, xây Hội Trường mới,  và các lớp dạy Giáo lý, Việt ngữ. Trong Tuần Thánh, vì có Nhà Thờ riêng, nên đã cử hành theo truyền thống Việt Nam, một vài nghi thức như: Ngắm đứng, Dâng Hạt, Đọc đoạn, và đoàn thanh niên, thanh nữ diễn hoạt cảnh khi toàn thể dân chúng đi Chặng Đàng Thánh Giá chung quanh khuôn viên Nhà Thờ.)   

CHỦ ĐỀ:  Noi gương Chúa Cứu Thế đã tự ý hiến thân chịu chết để chuộc tội cho nhân loại; nhưng sau ba ngày , Chúa đã sống lại, vinh hiển. Các Thánh Tử Đạo cũng đã hy sinh mạng sống, giữ vững Đức Tin, nên được hưởng hạnh phước vĩnh cửu cùng Chúa trên Thiên đàng.

 ƯU TƯ LỚN LAO NHẤT hiện nay của các bậc phụ huynh, là làm thế nào giúp giới trẻ giữ vững ĐỨC TIN, và những Tinh Hoa của Truyền Thống Dân Tộc?

Trong bài này chỉ xin bàn luận về nền Đạo Lý thông thường,  mà một con người, một gia đình hay một dân tộc văn minh, văn hiến, cần xây đắp như nền tảng tự nhiên để vươn lên cõi Siêu Việt, Thần Linh . Kim chỉ nam cho nền giáo dục cổ truyền có câu:"Tiên học Lễ, hậu học văn", hoặc "Tài-Đức kiêm toàn". Đó là khuôn vàng thước ngọc để rèn luyện đứa trẻ  trở thành con người hữu dụng cho gia đình, xã hội. Ngày nay, vì vận nước đổi thay, tại quốc nội cũng như quốc ngoại, người dân Việt còn thiết tha với truyền thống ngàn năm của giống nòi Lạc Hồng, phải đau lòng chứng kiến cảnh đổ vỡ tan hoang của lâu đài giá trị về Luân thường Đạo lý ngàn xưa.

Ngày nay, các người lãnh đạo quốc gia, không cần   phải là người đức độ nữa! Một người ra tranh cử chức vụ nguyên thủ quốc gia, dầu có quá khứ là bất liêm chính, ngoại tình,  phóng đãng, nhưng có tài ăn nói, giỏi về kinh tế, thì vẫn có thể  đắc cử. Thần tượng của giới trẻ là các minh tinh màn bạc, các thể thao gia, mặc dầu đời sống luân lý của họ rất bê bối.

Ngày xưa tại quê nhà, khi học sinh cắp sách đến trường, từ lớp mẫu giáo đã được học sách "Luân Lý Giáo Khoa Thư". Khi lên bậc Trung Học, các sách giáo khoa trong Văn Học Sử Việt Nam, đều tích trữ những triết lý, đạo lý của các bậc hiền nhân quân tử. Do đó, khi bình luận về văn chương, đồng thời học sinh cũng được thấm nhuần đạo đức của các vị Thánh Hiền. Trái lại, ngày nay tại các trường công lập, người ta triệt để giữ thái độ "tục hóa", nghĩa là hoàn toàn "trung lập" đối với các giá trị đạo đức, luân lý, tôn giáo như cấm đọc kinh, treo ảnh Chúa.. Khi đề cập đến vấn đề "tính dục"(sex), người ta chỉ giảng giải theo khoa học để các học sinh biết đề phòng tránh bịnh tật hoặc để ngừa thai, nhưng tuyệt dối không đả động gì đến giá trị của tính dục đối với hôn nhân và gia đình.

 Vì sự xáo trộn, khủng hoảng về luân lý, đạo đức hiện nay, nên qua nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi trong các buổi hội họp, đã phát sinh hai khuynh hướng cực đoan đối với vấn đề rèn luyện nhân cách, luân lý đạo đức cho giới trẻ. Lập trường thứ nhất cho rằng: cần "Bài Ngoại", vì văn minh Âu-Mỹ hiện nay, nhất là nền tảng đạo đức của gia đình, đang thời kỳ thoái hoá trụy lạc. Trái ngược lại, khuynh hướng thứ hai, vì thất vọng, cơ cực đối với hiện tình đất nước, nên có thái độ hoàn toàn "Đoạn Tuyệt" với quá khứ dĩ vãng.

Sau đây, ta thử phân tách những ưu điểm và những khuyết điểm của hai lập trường trên, rồi tìm cách dung hòa, kết nạp những điều tốt, những tinh hoa, để giúp giới trẻ phát triển đầy đủ về mọi phương diện, nhất là về Luân Lý, Đạo Đức.

A. LẬP TRƯỜNG BÀI NGOẠI

 Theo khuynh hướng này, văn minh và văn hóa Âu-Mỹ là vật chất, ham lợi, đồi bại, thực dân, đế quốc, vì những sự xấu xa phô bày chung quanh người ty nạn Việt nam, lần đầu tiên đặt chân lên đất ngoại quốc, khiến họ bất mãn, như:

1. Chối Bỏ Chân Lý Khách Quan Tuyệt Đối về Luân Lý.

Đối với người dân lương thiện, xưa nay vẫn tuân giữ "Mười giới răn" (Thiên Chúa Giáo), hoặc tu theo "Ngũ giới" (Phật Giáo), họ cảm thấy niềm tin bị xúc phạm khi chủ nghĩa tự do cá nhân vô độ tung hoành khắp nơi. Tội hay không tội đều do cá nhân quyết định, chứ không do lề luật Chúa, hay luật tự nhiên, hay lương tri, lương tâm hướng dẫn. Không công nhận có Chân lý Khách quan, vượt không-thời gian, nhưng các huấn lệnh luân lý đều thay đổi tuỳ nơi và tuỳ thời gian. Chẳng hạn, tại Hội Nghị quốc tế về dân số ở Cairo, những nuớc chủ trương cho việc phá thai "hợp pháp", vì hành vi luân lý này tuỳ thuộc vào sự định đoạt, hay yêu cầu (request) của mỗi cá nhân, bất cứ vì lý do gì. Chính phủ của những nước như Pháp, Ý, Hoa kỳ đã đi ngược lại lập trường của Tòa Thánh Roma. Trái lại, những quốc gia ở Phi châu như Congo, Ethiopia, các nước theo Hồi giáo như Bangladesh, Indonesia, các nước theo Phật giáo như Cambodia, Laos, Thailand, v, v, chỉ cho phép phá thai khi tính mạng, hoặc sức khoẻ của người mẹ bị lâm nguy. Chính trào lưu "tục hóa"(secularism) đã xui khiến  một số quốc gia, theo Thiên Chúa Giáo, lìa xa Hội Thánh và Thánh Truyền. Chủ thuyết tự do cá nhân độc tôn, đã làm cho gia đình và xã hội bất ổn vì thiếu Chân lý khách quan để mọi người cùng công nhận. Theo chủ thuyết tự do cá nhân, mỗi người, mạnh ai nấy làm, không cần phân biệt Phải/Trái, bất chấp tôn trọng quyền lợi của kẻ khác. Giới răn thứ năm dạy :" Chớ giết người", nên chính hành vi phá thai, tự  nó (per se) là trái luân lý. Do đó, người ta không thể hạn chế dân số bằng cách phá thai, vì phá thai là giết người, là xâm phạm sự sống của một hài nhi, cũng là một nhân vị độc lập, biệt lập, khác với người mẹ.

2. Văn Minh Tiêu Thụ.

Tiền bạc, hưởng thụ những khoái lạc, và tiện nghi vật chất là chủ đích duy nhất của đời người và của mọi việc kinh doanh. Vì coi tiền bạc là cứu cánh, nên người ta tìm hết mọi phương thế để làm ra tiền, mặc dầu những phương tiện đó, theo luân lý, là tội lỗi, như bóc lột những nước nghèo, buôn bán bạch phiến, cổ động phá thai, ngừa thai nhân tạo để bán thuốc. Văn minh tiêu thụ dùng quảng cáo rầm rộ để kích động và triệt để khai thác thị hiếu, dục vọng của con người. Vì cần tiền để ăn chơi thỏa thích, nên phát sinh nhiều tội ác như cướp của giết người. Vì thế, Hoa kỳ phải tốn mỗi năm hàng tỷ đôla để chống tội ác! Xu hướng hưởng thụ khiến con người ham mê cờ bạc, nghiện rượu, ma tuý, và buông thả vô độ theo tình dục.

3. Gia Đình Sa Đọa.

Tại Hoa kỳ, giá trị truyền thống về gia đình đã xuống dốc một cách thê thảm, khiến các nhà lãnh đạo quốc gia, bảo thủ  hay cấp tiến (liberal) đều phải lên tiếng báo động. Theo lịch sử xã hội loài người,  gia đình vẫn được coi là đơn vị căn bản của xã hội. Gia đình xáo trộn thì xã hội loạn lạc, mất an vui. Một số đông các nhà xã hội học cho rằng thủ phạm chính  đã gây nên khủng hoảng trong các gia đình Âu-Mỹ hiện nay là chủ thuyết tự do cá nhân vô độ, và những yêu sách quá đáng của phong trào phụ nữ đòi bình quyền. Thêm vào hai nguyên nhân đó, còn phải kể đến việc chính phủ chèn ép trường tư, và hỗ trợ trường công để nhồi sọ giới trẻ những tư tưởng phóng túng, tự do, vô thần, vô luân lý, khiến đứa trẻ càng lớn lên càng xa cách cha mẹ, và tổ ấm gia đình. Người ta "tục hóa" nhà trường bằng cách cấm cầu nguyện, cấm hát những khúc ca mùa Giáng sinh, cấm sách giáo khoa trình bày quan điểm Kinh Thánh về việc Sáng Tạo thế giới, nhưng cổ động lý thuyết tiến hóa vô thần,"người bởi khỉ". Trong gia đình, vợ chồng cần  hỗ trợ, và chia sẻ nhiệm vụ để hợp tác với nhau trong việc giáo dục con cái. Vợ hay chồng đều cần sự giúp đỡ lẫn nhau, đều tôn trọng quyền lợi riêng của nhau. Nếu vai trò và khả năng của nguời đàn ông chuyên về tính toán, suy nghĩ để làm ăn, thì được bổ túc bởi vai trò của người phụ nữ nặng về tâm linh, tình cảm, yêu thương, an ủi, và dạy dỗ con cái.

Từ thập niên 1960, "cuộc cách mạng tính dục"(sex revo lution), tại Hoa kỳ đã phá hoại giá trị truyền thống đạo đức về gia đình tới mức cần báo động! Thật vậy, những con số thống kê cho thấy: cứ 5 đứa trẻ sinh ra thì một đứa là con hoang; trong các đôi hôn nhân, gần một nửa đi đến ly dị; năm 1990, có 683.000 vụ hiếp dâm. Những cha hay mẹ độc thân (single parent), làm thiệt hại công quỹ hàng tỷ đôla về tiền trợ cấp!

B. LẬP TRƯỜNG : ĐOẠN TUYỆT VỚI DĨ VÃNG

Hoàn toàn trái ngược với lập trường "Bài Ngoại", là lập trường của một số người muốn con cái "Đoạn tuyệt với quá khứ". Vì suốt cuộc đời sống trong chiến tranh, bom đạn, tù đày, vì cơ cực, đói khát, chạy ăn từng bữa, vì làm nô lệ hết chế độ này tới chế độ kia, nên khi được cơ hội hưởng tự do, họ đã muốn trút bỏ và quên hẳn dĩ vãng đen tối. Do đó, gia tài của tổ tiên để lại, đối với họ, không còn gì đáng quyến luyến. Họ cấm con cái nói tiếng Việt, đi lễ Mỹ, xa lánh Cộng đồng Việt Nam. Qua các buổi bàn cãi, có thể tóm lược một vài ý kiến như sau:

 1. Óc Địa Phương, Chia Rẽ.

Từ hơn một thế kỷ, tinh thần quốc gia thống nhất của dân Việt đã bị chính sách "chia để trị" phân hóa. Tuy sống trong một nước đã dành lại quyền độc lập, nhưng óc bộ lạc, óc địa phương, chia rẽ Bắc-Trung-Nam, vẫn còn dày đặc, không sao gột rửa được. Các đảng phái chính trị tiêu diệt lẫn nhau. Ngay trong các tôn giáo cũng có sự tranh chấp. Trong các cộng đồng, các đoàn thể hay phân bì, ganh ty nhau, tuy cùng hoạt động để mở mang nước Chúa! Có người cho rằng: vì óc chia rẽ, ganh ty, nên người Việt nam khó thành công trong những công cuộc đại sự , cần sự hợp lực lớn lao như việc phục quốc, hoặc tạo lập một hợp đồng kinh doanh lớn đủ sức canh tranh với người nước khác. Có thể một số người Việt thành công trong những dịch vụ có tính cách gia đình như hợp tác với bà con họ hàng để mở quán cơm,v,v. Nhưng thường thất bại trong những công ty lớn, vì óc chia rẽ, ganh ty. Kết quả mà mọi người đều nhìn nhận là: Những siêu thị lớn, những nhà hàng lớn để đãi tiệc đám cưới ba bốn trăm thực khách, chi phí hàng chục ngàn đô la, đều vào túi người ngoại quốc hết! Óc kỳ thị đối với đồng bào cùng một chủng tộc, cùng một ngôn ngữ, (chỉ khác giọng nói), óc địa phương, phân bì, khiến đời sống xã hội căng thẳng và bất ổn. Óc bè phái thường gây cảnh bất công, thiếu Bác Ái, vì đối bà con thân thuộc, hay với người cùng địa phương... thì điều trái cũng cho là phải, còn đối với người khác thì dầu phải cũng cho là sai quấy.

2. Ít Tôn Trọng Luật Pháp, thiếu tinh thần Dân Chủ.

Quốc gia là một thể chế chính trị được thành lập do nhiều bộ lạc, nhiều chủng tộc cùng đồng ý với nhau chấp nhận một Hiến pháp, một bộ luật, chẳng hạn như Hiệp Chúng Quốc. Do đó, mọi công dân đều phải tôn trọng luật pháp quốc gia. Câu tục ngữ: "Phép vua, thua lệ làng", được giải thích theo óc phong kiến, nghĩa là, mặc dầu vua đại diện cho luật pháp quốc gia, nhưng vẫn có dân làng không theo, vì tập tục riêng của họ Do đó, người dân thiếu tinh thần tôn trọng luật pháp, hoặc theo "luật rừng", hay luật lệ thay đổi tuỳ địa phương. Không tôn trọng Luật Pháp là nguyên do phát sinh nạn hối lộ, hối mại quyền thế, cản trở pháp luật, và luồn cúi nịnh bợ. " Dân chủ" hiểu theo nghĩa là: bất cứ ai trong cộng đồng hay trong đoàn thể cũng được phát biểu ý kiến, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Theo phương pháp dân chủ, khi bỏ phiếu thì đa số thắng thiểu số. Do đó, người thiếu đầu óc dân chủ là người kiêu căng, độc tài, bướng bỉnh, ương ngạnh, tự cho mình là tốt nhất, không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đa số. Nhiều cộng đồng đã tan vỡ vì thiếu tinh thần dân chủ, vì một thiểu số tham quyền cố vị, "không ăn thì đạp đổ". Dầu thất cử, hoặc hết nhiệm kỳ, họ cũng không từ chức, nhưng kéo bè, kéo cánh để đả phá. Theo dân chủ cũng là chấp nhận có đối lập, và chịu bàn luận để đi đến một kết luận dung hòa các quan điểm khác biệt.

3. Ít Tôn Trọng Tự Do và Trách Nhiệm Cá Nhân.

Ngày nay, đối với giới trẻ, nếp sống tôn ti trật tự, trên kính dưới nhường, gọi dạ bảo vâng,v,v, là hạn chế tự do cá nhân. Trong gia đình cổ, uy quyền của người chồng quá lớn, lấn át người vợ. Trong việc hôn nhân, mọi việc "gả bán"đều do "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", nhất là đối với con gái. Do đó, đã gây nhiều thảm cảnh éo le, đầy tủi buồn! Trong việc giáo dục, cha mẹ thường rất nghiêm ngặt, ít khi con cái được góp ý kiến. Khi con cái đã trưởng thành, có gia đình riêng, nhưng vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ. Chế độ Đại gia đình, gia tộc, đôi khi cũng tạo ra những ràng buộc phiền phức, rắc rối.

Trên đây là những lý lẽ chính của hai lập trường cực đoan. Dĩ nhiên, "nhân vô thập toàn", xã hội nào, đoàn thể nào cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa. Nhưng thiết tưởng cũng nên suy nghĩ cẩn thận để tìm ra những ưu điểm để duy trì. Sau đây, sẽ thử  nêu lên một số những điểm son trong hai nền văn hóa Đông-Tây.

C. NHỮNH ƯU ĐIỂM CẦN DUY TRÌ

Xã hội, hay văn hóa nào cũng có những cái hay và những cái dở. Do đó, cần phải có óc quan sát và nhận định, phê phán để chọn lọc cái tốt mà theo, cái xấu thì loại bỏ. Nhiều bậc thức giả phàn nàn rằng: phần lớn giói trẻ mù quáng chỉ bắt chước một cách nhanh chóng những cái đồi tệ của xứ người, còn những cái hay, cái tốt thì không học được. Sau đây xin kê khai một vài phương diện tích cực  trong xã hội Hoa Kỳ, nơi định cư của hơn hai triệu người Việt:

1. Những Điểm Tốt Đẹp Cần Bắt Chước

_ Tôn Trọng Luật Pháp, Và Dân Chủ Tự Do. Hiện nay, Hoa kỳ là cường quốc độc nhất lãnh đạo thế giới về nền dân chủ tự do. Hoa kỳ đã dẫn đầu thế giới chiến thắng các chế độ độc tài, quân phiệt, phát xít. Người dân Mỹ được hoàn toàn hưởng tự do về mọi mặt, để an cư lạc nghiệp, nhất là được Hiến Pháp bảo vệ những quyền tự do căn bản như: tự do tôn giáo, tự do ngôn luận..Trước Pháp Luật, mọi công dân được đối xử một cách Công bằng. Ta thường thấy, vị Tổng Thống thất cử,  cũng là người thứ nhất chúc mừng vị tân Tổng Thống, và hứa sẽ hợp tác để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Nhưng nếu vị Tổng thống nào phạm pháp, sẽ bị Quốc hội điều tra, truy tố và  truất phế.

_ Cơ Hội Tiến Thân, Tinh Thần Cầu Tiến. Người dân Mỹ được hưởng các tiện nghi, và kỹ thuật tân tiến nhất thế giới, nhờ tinh thần cầu tiến. Các trường học rất nhiều, cưỡng bách giáo dục cho hết bậc trung học. Đặc biệt, các truờng chuyên nghiệp cấp Đại Học được xây cất khắp nơi, vừa công lập, vừa tư thục, đủ các ngành khoa học, để giúp cơ hội tiến thân cho những người hiếu học. Những sinh viên nghèo, thì có học bổng, hoặc được mượn tiền với lãi xuất thấp. Do đó, từ năm 75, một số  học sinh Việt nam đã thành công trong lãnh vực học vấn, và nghề nghiệp, chẳng hạn, ba bốn anh chị em đều đậu đạt, người kỹ sư, người bác sĩ. Nhưng tiếc thay! ngoài sự dự đoán của nhiều người, một số đông học sinh, vì a dua theo đòi bắt chước những tệ đoan của xã hội Mỹ, nên đã rơi vào các băng đảng, bỏ mất cơ hội tiến thân, xây dựng sự nghiệp, và giúp đỡ bà con bên nhà. Ngoài ra, Hoa kỳ là nước tiến bộ về mọi ngành khoa học kỹ thuật, nhiều phát minh mới lạ, nhiều chương trình nghiên cứu, để nâng cao đời sống về thực phẩm, canh nông, y tế, và kỹ nghệ cho tất cả thế giới. Hằng năm, Hoa kỳ là nuớc chiếm giải Nobel nhiều nhất trong các nước tiền tiến.

_ Giáo Dục Nhấn Mạnh Sự Trưởng Thành, Tự lập. Mặc dầu có những lạm dụng, nhưng xét chung, nền giáo dục trong gia đình, hay ngoài học đường, các vị hữu trách đều nhấn mạnh đế sự trưởng thành của con em học sinh, để tạo cho chúng biết sống tự lực, tự cường. Do đó, các phụ huynh thường lắng nghe ý kiến của con cái, tập cho chúng tự làm lấy những việc chúng có thể làm được. Đặc biệt, các bậc cha mẹ có cử chỉ thân tình, chia sẻ, thông cảm những khó khăn của tuổi trẻ, giúp chúng tự trách nhiệm lấy đời mình.

_ Nghĩa Cử Hào Hiệp, Tinh Thần Bác Ai Vị Tha. Người ta có thể chỉ trích Hoa kỳ về một số sai lầm về chính trị, nhưng thế giới đều khen ngợi tinh thần hào hiệp của nhân dân Mỹ đối với công cuộc viện trợ các nước nghèo, khi gặp nạn đói, lụt... Chẳng những chính phủ có các chương trình viện trợ mà còn rất nhiều đoàn thể tư nhân như các hội từ thiện, như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo Hoa Kỳ,  giúp định cư  người ty nạn tại Mỹ, không phân biệt tôn giáo.  Đồng bào Việt Nam ty nạn, nhờ lòng quảng đại của nhân dân, và chính phủ Hoa Kỳ mà được bảo đảm về y tế, và trợ cấp hàng tháng. Thật ra, ít thấy những nước trên thế giới có một nghĩa cử cao quí như vậy!

_ Tín Ngưỡng Mạnh. Tự Do Tôn Giáo. Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc tôn trọng và bảo vệ quyền Tự Do Tín Ngưỡng của người dân. Chính Quyền và Tôn Giáo phân biệt: Chính Quyền không can thiệp vào nội bộ của các Tôn Giáo. Hơn nữa, các Vị Sáng lập ra quốc gia này đã chủ tâm đặt nền tảng Hiến Pháp trên Tinh Thần của Thiên Chúa Giáo. Do đó, ngày Lễ Tạ Ơn (Thiên Chúa), là Đại Lễ của toàn dân. Khi một vị Tân Tổng Thống lên nhậm chức, thì đặt tay trên Sách Kinh Thánh mà thề. Trên đồng tiền cũng in câu:"In God we trust" (ta tin cậy vào Chúa). Các Thánh Đường xây cất khắp đường phố, và theo thống kê, hơn 90% dân Mỹ tin có Chúa là Vị Chủ Tể của vũ trụ.

Trên đây là một vài nhận xét tích cực mà bất cứ ai muốn tìm hiểu cũng có thể nhận thấy được. Tiếc thay! một số người đã vì thành kiến, thiển cận hay thiếu người hướng dẫn, nên không nhìn thấy những điều tốt để học hỏi. và bắt chước. Sau đây, ta cũng tìm hiểu những nét vàng son trong lâu đài văn hóa của dân tộc Việt Nam.

2. Tinh Hoa của Dân Tộc Việt Nam

Chủ trương "Đoạn Tuyệt với Quá Khứ", là điều tại hại và khó có thể thực hiện được. Kinh nghiệm hơn hai trăm năm lập quốc của Hoa Kỳ cho thấy: chính sách "melting pot" ( trộn lẫn các sắc tộc) của thế kỷ trước, có thể đã thành công đối với các chủng tộc "da trắng" (caucasians), từ các nước Âu châu tới như Anh, Đức, Ái Nhĩ Lan....vì cùng chung một văn minh Thiên Chúa Giáo. Nhưng các nhà xã hội học cho biết, công việc "hội nhập" đối với các chủng tộc "da vàng" như Trung Hoa, Nhật Bản,v,v, hoặc "da đen", thì rất chậm và khó khăn. Mặc dầu đã định cư gần hai trăm năm trên đất này, dân Mỹ vẫn phân biệt và thường gọi người gốc "Tàu" là Chinese, hoặc Chinese-American, không chỉ gọi một tiếng "American"như đối với người gốc Thuy điển, NaUy..... Gần đây, vì nạn kỳ thị chủng tộc đã gây nên những cuộc xáo trộn trong nước(Los Angeles, Miami), nên nguời ta có khuynh hướng "Hòa Hợp", nhưng tôn trọng sắc thái văn hóa của mỗi chủng tộc, được sánh ví như "Rainbow"(cầu vồng năm sắc) hay "Tapestry"(bức thảm).Do đó, ta nên tìm hiểu, và duy trì những tinh hoa của dân tộc để truyền lại cho con cháu. Như thế, ta cũng góp phần tô điểm cho văn hoá Hiệp Chúng Quốc thêm phong phú.

_ Đề Cao Nhân- Nghĩa. Không phải chỉ riêng các Nho Sĩ, nhưng hầu hết các tầng lớp nhân dân, trong mọi cơ cấu của xã hội, đã thấm nhuần những nguyên lý Đạo Đức của Thánh Hiền. Theo nguyên tắc giáo huấn "Dĩ Văn Tải Đạo",(nghĩa là dùng văn chuơng, sách truyện, ca dao tục ngữ để giảng giải Đạo lý),giúp người bình dân biết phân biệt Phải/Trái, Ác/Thiện, Chân/Giả,v,v. Người ta dùng "Ngũ Thường" (năm điều thường xẩy ra hằng ngày, không thay đổi) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí , Tín, để phán đoán về tư cách của một người. Từ mấy ngàn năm lịch sử, nhờ "Ngũ Thường" và đặc biệt đối với phụ nữ có "Tứ Đức" là Công, Dung, Ngôn, Hạnh, dân tộc Việt Nam đã đào tạo được nhiều vị anh hùng liệt nữ. Bởi vậy, người tài giỏi, giầu có, quyền thế, nhưng thiếu Đức Hạnh, đều bị người đời chê cười, khinh bỉ. Do đó, lý tưởng của một người là: "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ", nghĩa là trước tiên cần tu thân tích đức đã, rồi mới có thể thu xếp công việc nhà cho ổn thỏa, sau đó, dùng tài năng để giúp nước và đem an vui cho trăm họ.

_ Thờ Kính Tổ Tiên, hay Đạo Hiếu. Xã hội cổ Việt Nam xây dựng trên ba mối tương quan, liên hệ căn bản gọi là "Tam Cương" như: Quân/Thần, Phu/Phụ, Phụ/Tử. Đối với tương quan Quân/Thần, có thể hiểu là mối liên hệ giữa Nước và Dân (vì trong chế độ quân chủ, vua đại diện cho Nước). Còn hai tương quan Phu/Phụ(chồng/vợ), Phụ/Tử (cha mẹ/con cái) là những liên hệ thuộc gia đình. Có thể nói, tương quan Quân/Thần cũng thuộc luân lý gia đình nữa, vì coi nước là một Đại Gia Đình, trong đó vua, quan được gọi là "dân chi phụ mẫu" (cha/mẹ của dân). Do đó, ta nhận thấy dân tộc Việt Nam rất tôn trọng gia đình, đến nỗi đặt lên hàng tôn giáo, tức là Đạo Hiếu. Cũng vì lòng Hiếu Thảo đối với Tổ Tiên mà người dân Việt yêu mến làng xóm, quê hương, nơi chôn cất phần mộ của ông bà, cha mẹ. Đức Hiếu Thảo còn bao trùm ra họ hàng, cô bác, anh chị em, bên nội, bên ngoại, gọi là Đại Gia Đình.

 _ Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn. Ngôn ngữ Việt nam cũng là một kho tàng quí giá, phong phú, vì có thể diễn đạt một cách sâu xa, súc tích những tư tưởng trừu tượng, cao siêu của triết lý, thần học, siêu hình, cũng như đủ khả năng để giảng giải các bộ môn của khoa học như y khoa, vật lý, vạn vật học, toán học,v,v, Nhưng đặc biệt trong văn chương, tiếng Việt rất tinh vi để diễn tả những tâm tư, tình cảm tế nhị. Hơn nữa, tiếng Việt còn là phương thế cần thiết để duy trì, và lưu truyền văn hóa cho thế hệ trẻ nơi hải ngoại. Con cháu không biết tiếng Việt sẽ gây chia rẽ, phân hóa trong gia đình, vì ông bà không còn dạy bảo con cháu được nữa, mẹ không còn chỉ bảo cho con gái khi lớn lên. Không biết tiếng Việt, đứa trẻ Việt Nam sẽ bơ vơ lạc lõng, vì bị cắt đứt khỏi nguồn gốc, trong khi nó chưa được đón nhận hoàn toàn vào các cộng đồng của các chủng tộc khác.

_ Lòng Sùng Đạo. Đây cũng là cao điểm của tâm tình Đạo Đức của người Việt Nam đã được các dân tộc bạn ngưỡng mộ. Mặc dầu sống trong nước giầu có, vật chất sa hoa, nhưng nơi các Cộng đồng Công giáo tại hải ngoại, sinh hoạt tôn giáo rất sầm uất, các Hội Đoàn được thành lập, các Nhà Thờ Giáo Xứ Việt Nam xây cất khắp nơi trong những điều kiện khó khăn. Đây là đời sống Đức Tin để noi gương các Vị Tiền Bối Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam. Hơn nữa, một số đáng kể những thanh niên thiếu nữ đã tự hiến thân để phục vụ Giáo Hội, trong đời sống tu trì, trong các Dòng Tu và các Chủng Viện địa phương.

 

 ĐÔI LỜI TẠM KẾT

Trong tình thế hiện nay, tại quê nhà cũng như ở nước ngoài, mối quan tâm của các bậc phụ huynh là làm sao giúp giới trẻ hấp thụ, và duy trì được nền Đạo Đức quí giá của Tổ Tiên để lại. Đó là công cuộc lớn lao, cần sự góp sức, góp ý kiến của nhiều người. Do đó, để tạm kết những dòng này, xin chân thành đề nghị một vài điều kiện nên thực hiện như:

 _ Giúp giới trẻ bồng bột, thiếu kinh nghiệm, biết phân biệt, biết CHỌN những cái TỐT, và BỎ những cái XẤU của mọi nền văn hóa. Nên có tinh thần Dung Hòa, và Khai Phóng.

 _ Muốn thực hiện điều trên, đặc biệt tại hải ngoại, người Việt chúng ta nên ngồi lại với nhau để trao đổi ý kiến, và giúp đỡ lẫn nhau. Nhất là tổ chức những buổi HỘI THẢO để hướng dẫn giới trẻ. Nhưng muốn hội họp, chúng ta cần có HỘI TRƯỜNG, hay TRUNG TÂM riêng, tượng trưng cho ĐÌNH LÀNG của Việt Nam, nơi đó, ta có thể chia sẻ tin tức, giải trí , huấn luyện, sinh hoạt của các Đoàn thể, và đặc biệt để tổ chức các ngày Tết..., để tiếp đón các giới đồng hương, không phân biệt tôn giáo.

 _ Sau hết, chúng ta nên khuyến khích con cháu chúng ta luôn  nói tiếng Việt trong gia đình. Bởi vì, "Tiếng Việt còn, Nước ta còn, Tiếng Việt mất, Nước ta mất!

TÌM NGUỒN HẠNH PHƯỚC CHÂN THẬT hay  CÓ PHẢI "ĐỜI LÀ BỂ KHỔ" KHÔNG?

(Tóm lược bài giảng thuyết, nhân dịp Tết Nguyên Đán do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Hawaii tổ chức mỗi năm , trên bờ biển Sand Island, Honolulu, để hướng về Quê Hương. Đoàn THIẾU NHI DŨNG LẠC dựng cổng trại, dựng lều, thi đua các trò chơi, thi đua dựng Bàn Thờ Tổ Tiên, các đoàn thể tham gia giờ trình diễn văn nghệ, ca vũ dân tộc, đặc biệt các chị trong Phong Trào Cursillo..Các giới đồng hương được mời tham dự Thánh Lễ Đầu Xuân và dùng các món ăn thuần tuý quê hương. Trên Bàn Thờ dựng ở dưới hàng thông reo, có trưng bày lư hương, Hài Cốt các THÁNH TỬ ĐẠO, và mâm bánh trái, các bô lão dâng huơng, bái lậy theo nhịp chiêng trống. Nhân dịp này, tôi có sáng tác hai câu đối, viết chữ nho vàng, trên nền vải điều đỏ, treo hai bên BÀN THỜ:

" THÁI BÌNH TIÊN CẢNH DUY HẠ ĐẢO

NAM  Á BỒNG LAI  CHỈ VIỆT HÀ

Tìm Hạnh Phước là nguyện vọng sâu xa nhất của con người. Từ buổi sơ khai, các tôn giáo, các triết lý, văn chương nghệ thuật, hội họa, điêu khắc, khiêu vũ đều nhằm biểu lộ khát vọng thầm kín đó. Các văn gia, nghệ sĩ đã cố gắng đem lại an vui Hạnh Phước cho cuộc đời đầy đau khổ và lo âu này!  "Thiên thai"," Bồng lai Tiên cảnh","Thiên đàng địa giới"( Vào thế kỷ trước, một số nhà thám hiểm mơ ước đi tìm ở Hải Đảo Hawaii!)...cũng chỉ là những giấc mơ Hạnh Phước không bao giờ thành tựu được. Nhân dịp đầu Xuân, ngày Tết, người ta quen vẽ ba chữ Phước- Lộc- Thọ để dán trên cửa nhà. Trong lễ hôn nhân, cô dâu chú rể được tặng câu:Trăm năm Hạnh Phước. Chữ Phước còn được chạm trổ trên vàng, ngọc thạch làm đồ nữ trang để đeo trên ngực, như bùa hộ mệnh ước mong người mình yêu được tràn trề Hạnh Phước.

Nhưng thử hỏi: nhân loại đã tìm thấy Hạnh Phước thật chưa? Các tôn giáo, triết lý, nghệ thuật có đem lại giải đáp nào không ? Nếu có, tại sao con người vẫn còn đầy bất hạnh, xao xuyến ? Vậy ý nghĩa chân thật của Hạnh Phước là gì ? Làm sao để đạt được ? Đấng Cứu Thế, khi xuống trần, có đem lại giải đáp nào không ? Thực ra, khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Ngài đã long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Nước Trời, ta quen gọi là "Tám mối Phước Thật" .Vậy ý nghĩa Hạnh Phước theo Đấng Cứu Thế là làm sao ? Chúng ta sẽ tìm hiểu .

Nhưng trước khi so sánh sự khác biệt giữa hai ý niệm của Đấng Cứu Thế và của thế gian về vấn đề Hạnh Phước, thiết tưởng ta nên tìm hiểu bản tính nhân loại là gì, thân phận con người hiện sinh, hiện hữu bị chi phối bởi những yếu tố nào. Bởi vì chỉ quan niệm chân chính về Hạnh Phước mới đáp ứng đúng với nguyện vọng sâu xa của kiếp người; trái lại, Hạnh Phước giả hiệu chỉ làm ta lặn lội triền miên trong bể khổ.

A. THÂN PHẬN CON NGƯỜI

Khi phản tỉnh và suy tư về thân phận làm người, mỗi người chúng ta thấy mình bị chi phối và lệ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

 _ Lệ thuộc vào không gian và thời gian:  không ai biết trước, không được hỏi ý kiến trước, mỗi người chúng ta ra chào đời bằng tiếng khóc oe oe! Ta có giấy khai sinh hẳn hòi, có ngày, tháng, năm sinh rõ rệt!. Thế rồi, sau một thời gian dài ngắn không ai biết trước được, nhưng chắc chắn ta phải chết! Mỗi người lại có giấy khai tử đàng hoàng! Do đó, có người nói rằng: mọi chuyện xẩy ra cho tương lai, ta không thể  dự đoán trúng hoàn toàn được, trừ ra một điều ta biết chắc chắn phải xẩy ra 100%: đó là ta phải chết! Bị giới hạn vào một không gian nhất định- nếu ở nơi này thì không ở chỗ khác- cũng là căn cớ gây nên đau khổ vì xa cách, biệt ly, nhớ thương những người thân yêu, đặc biệt trong ngày Tết! 

_ Lệ thuộc vào luật tuần hoàn vận chuyển của vũ trụ trời đất thay đổi liên miên không ngừng"bốn mùa xuân, hạ, thu, đông' "Tre già, măng mọc". Thời giờ qua đi rất mau lẹ như "ngựa bay qua cửa sổ", như "thoi đưa", nhanh hơn "hỏa tiễn bay"! Thường vẫn nghe than thở: mới hồi nào còn là một cô bé, thế mà nay đã con bồng con bế ! Dòng thời gian qua đi rất mau lẹ, nhưng không bao giờ trở lại như xưa.

"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,

Bôn lưu đáo hải bất phục hồi"

( Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng từ trên cao đổ xuống; nước chảy ra biển và không bao giờ trở lai!)

 Do đó, tương lai sự nghiệp sẽ tiêu tan, nếu bỏ bê học hành và lãng phí tuổi trẻ vào những cuộc ăn chơi trụy lạc.

_ Lệ thuộc vào thiên nhiên : con người sống được là nhờ thiên nhiên cung cấp cho những nhu cầu căn bản như khí thở, nước, mặt trời, đất sản xuất thực phẩm . Chính bản thân ta cũng không phải do ta làm ra: đầu, mình, chân tay AI cho ta dùng? tại sao sinh ra có đàn ông, đàn bà ? Do đó, sự hiện hữu của ta trên cõi đời này hoàn toàn lệ thuộc vào một ĐẤNG BỀ TRÊN đã ban cho ta. Vì kiếp người lệ thuộc vào không-thời gian, luật tuần hoàn, nên đời sống con người rất mỏng manh, chóng tàn như" bông hoa sớm nở tối tàn".

_ Không phải chủ nhân ông, nhưng là viên quản lý: Vì những lý do kể trên, nên con người không làm chủ vũ trụ, nhưng là viên quản lý của đời sống . Khi mỗi người chúng ta nằm xuống, từ giã cuộc đời này, ta phải bỏ lại hết : thân nhân, vợ chồng, con cái, của cải, danh vọng, quyền thế...Ta ra đi, nhưng vũ trụ này vẫn tồn tại, cỏ cây vẫn xanh tươi như trước khi ta có mặt ỏ thế gian này! Sóng biển vẫn kêu dạt dào, ngày đêm, như không có sự gì xảy ra trên đời này! Con người sinh ra đời, tùy gia cảnh khác nhau: trong gia đình giầu hay nghèo; tùy tài năng khác nhau . Ta không có quyền lựa chọn. Nhưng điều quan trọng là ta có biết quản lý đời sống để lập công nghiệp, sinh ích lợi, tùy với khả năng ta đã lãnh nhận hay ta đã thất bại, vì đã hủy diệt cuộc sống. Sau khi đã phân tích và nhận định về những đặc điểm của bản tính nhân loại như trên, bây giờ ta có thể phán đoán được thế nào là quan niệm chân chính về Hạnh Phước, thế nào là quan niệm giả hiệu về Hạnh Phước .

 B. HẠNH PHƯỚC GIẢ HIỆU.

Chỉ xây dựng Hạnh Phước trên vật chất mà thôi, thì chẳng những không thỏa mãn được ước vọng của con người, mà còn gây ra nhiều ác quả tai hại nữa.

_ Hạnh Phước dựa trên tiền bạc . Người đời hay nói:"có tiền mua tiên cũng được "..Thực ra, tiền tài của cải giúp bảo đảm một đời sống vật chất sung túc, thỏa mãn những nhu yếu căn bản của con người như thức ăn, nhà ở, thuốc men.. Nghèo đói, bệnh tật, thiếu thuốc chữa bệnh, vô gia cư, thất nghiệp... không phải là điều lành. Nhưng quả quyết chỉ có tiền bạc mới tạo ra Hạnh Phước thì không đúng. Bởi vì ta thường thấy nhiều nhà tỷ phú, ông hoàng bà chúa giầu sang nhưng đời sống thiếu Hạnh Phước . Cho nên Hạnh Phước là một ước vọng sâu xa vượt trên những thỏa mãn vật chất . Mặt khác, nếu ta không biết dùng tiền bạc một cách chính đáng thì nó sẽ gây ra nhiều ác quả tai hại. "Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ xấu". Ông chủ tham lam, hà tiện coi tiền bạc hơn nhân phẩm sẽ gây cảnh bất công, bóc lột thợ thuyền. Phung phí tiền bạc, xa xỉ vô ích, không giúp đỡ những nước nghèo, những người chết đói, bệnh tật , đó là một trọng tội đối với nhân loại.

_ Hạnh Phước dựa trên khoái lạc . Những khoái lạc vật chất dễ quyến dũ người ta sa ngã vào con đường trụy lạc, hủy hoại thân xác và đời sống. Nhiều người đang lo lắng cho xã hội hiện nay sẽ bị diệt vong vì nạn dâm đãng, ma túy, nghiện rượu hoành hành dữ dội, nhất là trong giới thanh thiếu niên. Ăn biết ngon, nhìn bông hoa đẹp thấy thích, đó là những khoái cảm tự nhiên chính đáng. Đối với những nhu yếu căn bản của thể xác như đói thì ăn, khát thì uống, hoặc thỏa mãn sinh lý, đó cũng là những đòi hỏi tự nhiên của loài người cũng như loài cầm thú. Những nhu yếu căn bản này có tính cách giới hạn, vì khi được thỏa mãn rồi thì ngừng lại, như loài cầm thú , con trống con mái chỉ tìm nhau tùy mùa, sư tử chỉ đi tìm mồi khi đói.. Nhưng về vấn đề này, con người khác loài cầm thú, vì lòng tham vô đáy, "no bụng đói con mắt". Bởi vậy, nếu không có ý chí mạnh mẽ để kiềm hãm dục vọng , con người sẽ gây ra những ác quả tai hại cho chính bản thân và cho tha nhân. Như ta thấy ngày nay, sự dâm đãng vô độ, hay đồng tính luyến ái, đã là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nan y ( AIDS) , gia đình tan vỡ vì ly dị ( gần 50% các đôi hôn nhân tại Hoa kỳ ), thiếu niên chửa hoang ( chừng một triệu mỗi năm tại Hoa kỳ ) , phụ nữ và trẻ vị thành niên bị hãm hiếp , hàng triệu vụ phá thai mỗi năm..Sức người có hạn, nếu ăn uống , nhậu nhẹt vô độ sẽ sinh bệnh tật cho cơ thể. Tại Hoa kỳ, người ta đã tốn mỗi năm hằng tỷ đôla làm cho "bớt mập " ,trong khi thế giới từng giây phút không biết bao nhiêu người chết đói chết khát. Để được những khoái cảm trong giây lát, một số người đã đốt sự nghiệp trong khói thuốc cần sa ma tuý. Nói tóm lại, Hạnh Phước chân thật không thể dựa trên những khoái cảm nhất thời , chóng qua mau hết được . Ước vọng Hạnh Phước của con người lớn lao và sâu xa hơn thỏa mãn vật chất.  Không thể uống rượi để "tiêu sầu" được, vì khi hết say thì "sầu lại sầu". Vì buông thả theo thú tính trong ít giây phút mà phạm trọng tội hiếp dâm, giết người , mang án tử hình !

_ Hạnh Phước dựa trên danh vọng , quyền thế : Quyền hành là để phục vụ , đem lại Hạnh Phước cho con người, cho gia đình , cho quốc gia đân tộc. Do đó, những người ra gánh việc nước được gọi là"công bộc" (đầy tớ của mọi người). Địa vị, tài năng ta có cũng là để mưu ích cho nhân quần xã hội. Nhưng vì tham vọng cá nhân, vì tính kiêu căng, người ta đã lạm dụng quyền hành để củng cố thế lực riêng cho mình. Vì thế, danh vọng, quyền thế đã trở thành mục tiêu phải đạt được với bất cứ gía nào, dầu phải dùng đến những phương cách xấu xa, trái luân lý. Đối với những người hay chế độ độc tài đảng trị thì "mục tiêu biện minh cho phương tiện", nghĩa là họ có thể đàn áp, giết chết những ai chống đối, miễn là họ nắm được chính quyền, củng cố được đảng phái của họ. Trong lịch sử nhân loại, những chế độ độc tài, phát xít, đã gây ra chiến tranh tang tóc, chà đạp nhân quyền ..cũng chỉ vì ham danh vọng quyền thế. Nhưng lịch sử cũng cho ta thấy, danh vọng quyền thế là cái gì mỏng manh dễ tan vỡ ! Bao nhiêu bạo chúa, bạo vương, độc tài quân phiệt khét tiếng đã sụp đổ , nhục nhã, ê chề!

C. HẠNH PHƯỚC CHÂN THẬT.

Như trên ta vừa nhận định, Hạnh Phước không thể đặt nền tảng trên tiền bạc, khoái lạc, danh vọng được, vì những thứ đó có khi còn gây thêm nhiều đau khổ, lo âu cho ta nữa. Trái lại, Hạnh Phước chân thật, vì đáp lại đúng những nguyện vọng của con người, ít ra cũng đem lại một niềm an vui, Hạnh Phước tương đối cho ta và cho tha nhân. Nói rằng "tương đối", vì không thể có Hạnh Phước hoàn toàn viên mãn ở trần gian này được. Ta hy vọng chỉ có Hạnh Phước hoàn toàn trên cõi trường sinh bất diệt.

Căn cứ vào kinh nghiệm và đời sống của các vị thánh nhân, hiền triết đông tây, kim cổ, ta tin rằng mỗi người có thể tạo cho mình một nếp sống an vui, lành mạnh, một Hạnh Phước tương đối  cho mình và cho người khác, nếu ta can đảm chấp nhận những đặc điểm của Hạnh Phước chân thật như sau:

_ Đời là phù vân giả trá, biến đổi không ngừng : Đây không phải là một quan niệm chán đời, bi quan yếm thế. Nhưng trái lại, ta phải bình thản, giầu nghị lực tinh thần, can đảm dám nhìn thẳng vào thực tế và vào chính bản thân ta. Bao lâu ta chưa tỉnh ngộ,vẫn cố sức bám lấy cuộc đời này, vì cho tiền tài, nhan sắc, danh vọng là những thứ bền vững, bất di bất dịch, thì ta luôn luôn lo lắng để vơ vét tích trữ . Nhưng khi bắt buộc phải từ bỏ những thứ đó thì đâm ra tuyệt vọng hối tiếc. Do đó, các nhà đạo đức thường khuyên ta phải biết"tiết dục" ,nghĩa là bớt lòng tham lam vô độ. Đối với những nhu yếu căn bản trong đời sống, ta chỉ cầu mong được "Hàng ngày dùng đủ" (Kinh lạy Cha ). Nếu dư dật, ta sẽ phân phát giúp đỡ những người thiếu thốn. Muốn sống Hạnh Phước Thật, điều cần thiết là ta phải phá tan ảo tưởng về sự bền vững , bất biến của thế giới này. Ta hãy bình tĩnh nhìn vào bản thân và lắng nghe lời Kinh Thánh:

 "Giảng viên đã nói: Phù vân trên mọi phù vân:

 phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân.

 Ích lợi gì cho con người làm lụng vất vả dưới mặt trời ?

 Một thế hệ qua đi, một thế hệ khác lại đến :

 nhưng địa cầu vẫn đứng vững muôn đời.

 ( Sách Giảng viên,Qohelet,I,1-5..)

Trong Phúc Âm, Đấng Cứu thế đã nói về sự bấp bênh, trôi nổi , biến đổi của kiếp sống: "Hãy coi chừng, đừng tham lam vô độ, vì sự giầu sang phú quí của cải không bảo đảm mạng sống của con người...Rồi Ngài dùng dụ ngôn sau đây để giảng nghĩa: "Một nhà phú hộ, ruộng đất đem lại nhiều lợi tức. Ông ta tự nhủ: Ta phải làm sao đây, vì thiếu chỗ chứa hoa màu . Phải rồi ! ta sẽ phá những cái cũ và xây cất những kho lẫm mới lớn hơn, ta sẽ chứa tất cả lúa thóc, của cải vào đó. Rồi ông ta thầm nghĩ:Hồn ta ơi ! ta đã tích trữ biết bao của cải trong nhiều năm: hãy nghỉ ngơi, ăn uống, tiệc tùng ! Nhưng Chúa phán: tên ngu dốt, chính đêm nay, ta đòi hồn ngươi lại. Những của cải ngươi đã gom góp thì để cho ai ? Số kiếp kẻ tích trữ giầu sang cho mình như vậy đó, đáng lý ra nó phải làm giầu cho Chúa thì tốt hơn." ( Lc.12,15-21)

 _ Người Quản lý tốt lành : Quan niệm coi đời sống , nhan sắc, danh vọng, tiện nghi vật chất, của cải là di chuyển không ngừng, nay còn mai mất như" mây nổi" (phù vân), như gió thổi, như chiêm bao...không có nghĩa ta khinh chê cuộc đời này là vô giá trị. Trái lại, nó giúp ta nhận rõ chân tướng đời sống , biết dùng thì giờ chóng qua mau hết này để xây dựng Hạnh Phước Chân Thật Vĩnh Cửu, như  những lời cầu chúc trong dịp Đầu Xuân. Mọi sự đều tan biến, nhưng Thiện Nghiệp, tức Công Việc Phước Thiện ta làm vẫn tồn tại mãi mãi. Đó là một huyền nhiệm, một điều lạ lùng ! Vật chất hư hoại, nếu biết dùng vào việc Phước Đức, sẽ có giá trị đời đời . Nếu ta biết dùng của cải hay hư nát như phương tiện, để làm việc từ thiện, bác ái ; nếu ta biết dùng tài năng, sức khỏe để mưu ích cho nhân quần xã hội, thì ta đã tạo dựng công nghiệp để dành đời sau vô cùng. Đó là ý nghĩa câu nói: Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ xấu! Do đó, muốn tạo Hạnh Phước chân thật, thì ngay bây giờ ở đời này,  ta phải biết dùng những ân huệ Chúa ban để sinh lợi lộc là làm các việc lành phước đức, để dành đời sau vô cùng!

 Đấng Cứu Thế, trong Phúc Âm đã dạy cách dùng tiền bạc như sau:" Hãy dùng tiền bạc giả dối mà kiếm thêm bạn hữu, để khi thiếu thốn, chúng sẽ rước vào cõi trường sinh.....Không có đầy tớ nào lại hầu hạ hai ông chủ được: hoặc nó ghét ông này mà thích ông kia, hoặc quyến luyến ông này mà khinh chê ông kia. Cũng vậy, bạn không thể vừa phụng sự Chúa và tiền bạc (như Chúa) được(Lc.16,9-13.) . Quan niệm về cách dùng cuộc đời để làm việc Phước Thiện được diễn tả rõ rệt trong dụ ngôn những nén bạc: "Ông Chủ trao cho các đầy tớ, người năm nén bạc, người hai nén, ngưòi một nén. Người lãnh năm nén, hai nén , đều sinh lợi gấp đôi, nên được ông chủ thưởng công, còn người lãnh một nén không sinh lợi gì, đã bị chủ phạt". (Lc.19,11-28)

 _ CHÚA LÀ NGUYÊN THỦY VÀ CỨU CÁNH CỦA MỌI LOÀI.

Tất cả mọi vật hiện hữu đều do Chúa tạo dựng. Mỗi người chúng ta bởi Chúa mà có. Do đó, muốn được Hạnh Phước thật, ta phải tìm về với Chúa là nguồn mọi Ơn Phước. Bao lâu con người còn xa Chúa,  "con người vẫn còn xao xuyến lo âu khắc khoải cho đến khi tìm gặp được Chúa" như lời Thánh Augustine viết trong cuốn "Tự Thuật"(The Confessions). Sách Gương Phước cũng nhắc lại lời sách Giảng viên Qohelet 1,2, và thêm:" Mọi sự đều là phù vân, giả dối, trừ ra việc yêu mến và phụng sự Chúa!"

Mỗi độ Xuân về, người dân Việt không quên cảm tả Vị Chúa Tể vũ trụ càn khôn, vì Ngài là nguồn gốc của sự sống muôn loài. Ngài là một Mùa Xuân Hạnh Phước Trường Cửu Bất Diệt. Ngài là "Đấng hằng hữu, hiện hữu, và sẽ đến (Khải Huyền 1, 4 ).Con người và vũ trụ đều lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài để được ban mọi Phước Lộc: "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ" , "Trăm sự nhờ Trời" !! Nhân dịp Đầu Xuân,  chúng ta hãy cầu chúc cho mọi người được hưởng một Mùa Xuân Hạnh Phước chân thật, nhất là nguyện xin Ơn Trên phù hộ cho giới trẻ Việt nam, trên bước đường lưu vong, biết dùng đời sống, sức lực, tài năng , xây dựng sự nghiệp, để làm rạng rỡ, vẻ vang giống nòi, xứng đáng là con cháu các Vị Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

Cộng Đồng chúng ta được may mắn sinh sống gần Quê Hương Việt Nam nhất, chỉ cách bờ biển Việt Nam chừng năm ngàn dậm, (và cách bờ biển California ba ngàn dậm). Hải đảo Hawaii, nằm trên vĩ tuyến 20, tức ngang tỉnh Thanh Hóa; do đo, cỏ cây hoa quả giống hệt như bên quê nhà.

Mọi người chúng ta, hãy quay mặt nhìn về phái biển, hướng tây, để thả hồn bay về thẳng quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương. Xin mượn câu thơ cổ, để tưởng nhớ đến bà con và những người thân yêu xa cách ngàn trùng:

                          Quân tại Tương giang đầu

                          Thiếp tại Tương giang vỹ

                          TƯƠNG TƯ, bất tương kiến

                          Đồng ẩm Tương giang thủy

(Chàng ở đầu Sông Tương(Nhớ), Thiếp ở cuối Sông Tương; Cùng Thương Nhớ nhau, mà chẳng đặng thấy mặt nhau, (Thôi đành !) Cùng nhau Uống nước Sông Tương.)

Chiều nay, bà con chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ Đầu Xuân để Tạ Ơn Trên, và cầu nguyện cho Quê Hương. Dầu xa cách hai bờ Đại Dương, nhưng chúng ta cùng chung một Đức Tin, cùng ăn chung Một Bánh Thánh và cùng Uống chung Một Chén Thánh. Âu cũng là cách thế tuyệt diệu để cảm thông và hiệp nhất với người thân yêu xa xôi, cách biệt, trong ngày Linh Thiêng nhất trong năm.

Ý NGHĨA LINH THIÊNG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

(Bài  giảng thuyết này đã đọc nhân dịp Tết Nguyên Đán, năm 1992, do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose, California,  tổ chức tại rạp hát Center for Performing Arts. Đức Giám Mục Giáo Phận chủ tọa, Thánh Lễ do Cha Quản Nhiệm chủ tế với các Linh Mục đồng tế. Số giáo dân và quan khách  tham dự hơn năm ngàn. Sau Thánh Lễ, Cha Quản Nhiệm đại diện Cộng Đồng chúc Tết Đức Cha. Tiếp theo là phần trình diễn văn nghệ. ĐOÀN VĂN NGHỆ DÂN TỘC do các Sư Huynh Dòng LaSan luyện tập, đã trình diễn những vũ điệu dân tộc.)

Đối với dân tộc Việt nam, Tết Nguyên Đán là một Đại Lễ, vì bao gồm tất cả các ý nghĩa và tâm tình của các lễ Giáng Sinh, lễ Tân Niên theo Dương lịch, lễ Tạ Ơn, lễ Chiến sĩ Trận Vong, ngày Giỗ, và tiệc mừng Sinh Nhật của mỗi người.

Mỗi khi Tết đến trên giang sơn Việt Nam, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, hoa đào đỏ, hoa mai vàng, hoa mận trắng, thêu dệt nên một bức thảm thiên nhiên sặc sỡ muôn mầu sắc rực rỡ, khiến lòng người tưng bừng phấn khởi mở hội hè đình đám để thuởng Xuân.

Thật vậy, Tết đã mang một ý nghĩa thiêng liêng rất cao siêu, vì là ngày giao cảm giữa Trời-Đất, Thần Thánh và con người, ngày không phân biệt biên giới giữa kẻ sống và người chết. Do đó, mọi người dân Việt đều kính cẩn tham dự các nghi lễ như Trừ tịch, lễ Giao thừa, lễ tế Nam giao, v, v.

Từ khi Ánh Sáng của Chúa Cứu Thế chiếu tỏa trên quê hương Việt nam, đúng như lời Ngài dạy:" Ta đến đến để hoàn thiện chứ không phải để phá đổ"(Mat.5,17), Hội Thánh đã tìm cách "thánh hóa" những tập quán tốt, bằng cách thanh lọc các yếu tố dị đoan mê tín, rồi mặc cho chúng một ý nghĩa linh thiêng cao siêu. Ngày nay, Hội Thánh vẫn chủ trương đường lối thích nghi, và tôn trọng giá trị văn hóa, bản sắc các dân tộc :" Hội Thánh Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với lòng kính trọng chân thành, HộiThánh xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Hội Thánh duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người.."(Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài-Kitô giáo).

Theo nguyên tắc trên, ta thử suy nghĩ về ý nghĩa linh thiêng, cao siêu của ngày Tết Nguyên Đán, qua các đoạn sau đây: Thiên Chúa là Mùa Xuân bất diệt; Trời mới Đất mới; Chim có tổ, Người có tông.

I. CHÚA LÀ MÙA XUÂN BẤT DIỆT.

Mỗi độ Xuân về, người dân Việt không quên cảm tạ Vị Chúa Tể Càn Khôn, vì Ngài là căn nguyên của vũ trụ và là nguồn sống của muôn loài. Ngài là một Mùa Xuân trường cửu, bất diệt. Ngài là "Đấng hằng hữu, hiện hữu, và sẽ đến (Khải Huyền 1,4). Con người và vũ trụ đều phải lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài để được ban  ơn  Phước-Lộc-Thọ.

 Tết Là Ngày Lễ Tạ Ơn.

Từ xa xưa, truyền thống dân tộc Lạc Hồng là luôn luôn nhớ ơn Đấng đã sinh thành, chở che, và nuôi dưỡng mình, qua câu ngạn ngữ "Trời sinh , Trời dưỡng", "Trời che đất chở" hay:"Trời sinh voi, Trời sinh cỏ" (câu này có thể đã được truyền tụng từ thời Hai Bà Trưng, cưỡi voi đánh quân Tô Định, thời kỳ voi còn là một con vật rất gần gũi, và đông đảo trên giải đất Việt). Theo dã sử, từ đời vua Hùng Vương thứ ba, đã có tập tục dùng gạo nếp nấu thứ bánh, biểu tượng cho ngày Tết, là Bánh Dày và Bánh Chưng. Bánh Dày, hình tròn dày dặn, chỉ vòm trời. Cũng có nơi làm Bánh Tét (do chữ Tết?), hoặc Bánh Tày, Bánh Ống (miền Hà nam, Phủ Lý,   có hình tròn và dài như  giò lụa). Bánh Chưng, hình vuông, chỉ bốn phương trái đất:" Vuông như bánh chưng tám góc"( Việt Nam Tự Điển). Vuông-Tròn chỉ sự hoàn hảo, trọn vẹn như câu thành ngữ:" Mẹ tròn, con vuông". Do đó, ý nghĩa cao siêu của bánh Dày, (bánh Tét), bánh Chưng, dùng trong việc cúng tế hay biếu tặng trong ngày Tết, là chỉ sự Hòa Hợp giữa Trời và Đất, giữa Con người và Vị Chúa Tể, như câu:" Thiên Nhân tương dữ"( Trời và Người có liên hệ tương quan với nhau). Trong ngày lễ Tạ Ơn, dân Hoa kỳ có thói quen dâng hoa, hoặc bắp ngô, trái bí đỏ, làm lễ vật để tỏ lòng tri ân đối với Thượng Đế đã ưu đãi họ. Từ xa xưa, người dân Việt đã biết dùng gạo nếp để nấu bánh Chưng, bánh Dày, làm lễ vật đặt trên Bàn Thờ để Tạ Ơn Trời đã cho mưa thuận gió hòa:

                             "Lạy Trời mưa xuống,

                               lấy nước tôi uống,

                               lấy ruộng tôi cầy,

                               lấy chén cơm đầy,

                               lấy khúc cá to"

 và " Uống nước nhớ nguồn",  để tỏ lòng nhớ ơn ông bà cha mẹ đã đổ mồ hôi trên thửa ruộng, nương khoai, làm lụng vất vả để nuôi sống con cháu , như câu ca dao:

                "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa"

Trong Thánh Lễ cũng có lời nguyện lúc dâng bánh ruợu, như sau " Chúng con tạ ơn Chúa đã cho chúng con bánh này là hoa quả từ ruộng đất và lao công của con người"..

(Xin phân biệt: "lao công" khác nghĩa với "công lao". "Lao công"(labor) là vất vả khó nhọc làm việc mới có miếng ăn; còn "công lao" (merit) là phần thưởng, công nghiệp)

 Bởi vậy, muốn được Trường Sinh Bất Tử, muốn được Phước-Lộc-Thọ, con người phải phụng sự Chúa, Nhân đạo phải phù hợp với Thiên đạo. Giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có sự Giao Hòa mật thiết, như lời nguyện của Kinh Lạy Cha"Ý Cha thể hiện dưới Đất cũng như trên Trời".

Thánh Lễ Giao Thừa

Cũng vì thấu suốt ý nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, nhân sinh: chính lúc nửa đêm 30 tháng chạp, năm cũ hết, bước sang năm mới, mỗi người được thêm một tuổi, nên lễ Giao Thừa là giây phút rất cảm động và linh thiêng. Theo cổ tục, sau khi làm lễ Trừ Tịch để xua đuổi tà ma ác quỷ ra khỏi nhà thì khởi sự làm lễ Giao Thừa. Người ta tin rằng vào lúc năm cũ, năm mới giao nhau, vị Thần năm cũ ra đi để tiếp đón một vị Thần năm mới đến. Đối với tín đồ Công giáo, vị Thần đó chẳng phải vị nào khác, ngoài Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn. Vì Chúa đã phán:" Ta là Nguyên Thủy (Alpha), và Cứu Cánh(Omega) của mọi loài". Để thánh hóa tập tục này, các Cộng Đồng Công Giáo thường cử hành Thánh Lễ Giao Thừa rất trọng thể, để mọi người con Chúa, con Hội Thánh, cùng tham dự vào một Tiệc Thánh, cùng được ăn và uống Mình và Máu Thánh Chúa. Mọi người cùng hòa hợp với nhau, với thiên nhiên, với dân tộc để dâng lời cảm tạ Chúa là Chúa Tể của Mùa Xuân Bất Diệt và Trường Cửu.

Ngoài Thánh Lễ Giao thừa cử hành đúng nửa đêm, các tín đồ còn tổ chức Thánh lễ Tất Niên, cũng gọi là Ngày Tạ Ơn, vào chiều ngày 30, để cảm đội ơn Chúa đã ban cho nhiều hồng ân trong năm qua. Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, là Ngày cầu Hòa Bình cho gia đình, dân nước và thế giới. Ngày mồng hai Tết, cầu nguyện cho Tiên Nhân, cho ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đã qua đời, theo tinh thần của Đạo Hiếu. Ngày mồng ba Tết, Ngày Cầu Mùa, để xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn được phát đạt.  Hoặc dâng ba ngày Tết để tôn thờ "Mầu Nhiệm "Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi".

II. TRỜI MỚI, ĐẤT MỚI

Ngoài ý nghĩa thần thiêng kể trên, Tết Nguyên Đán còn mang nặng một ý nghĩa nhân về sinh cao siêu nữa. Thật vậy, thân phận con người là lệ thuộc vào thời gian, chi phối bởi luật Tuần Hoàn của trời đất. Do đó, nhân ngày Tết, ngày đầu Xuân, ngày ca tụng sự Sống, con nguời tự nhiên xúc cảm, nên tìm về cội nguồn gốc rễ của mình. Đã làm người ai cũng đều có giấy "khai sinh ", và giấy" khai tử" rõ ràng. Nhìn lại năm cũ, ta thấy thời gian bay biến vùn vụt, như tên bay, ngựa phi, hỏa tiễn! Thời gian trôi đi như dòng nước chảy liên tiếp ra biển khơi không bao giờ trở lai, như câu thơ bất hủ: "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi?( Bạn không thấy nước sông Hoàng từ trên cao chảy xuống, nó chảy ra biển, mà không bao giờ trở lại?). Nhân sinh, vạn vật, khí hậu, nóng lạnh, luôn biến đổi, vận chuyển theo luật Tuần Hoàn của trời đất: bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông:"Tre già, măng mọc"," Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời"..

Tết chỉ là khởi điểm của một chu kỳ mới trong thời gian. Vì Nhân Tâm, Nhân Đạo phải thuận theo Thiên Lý, Thiên Đạo, cho nên, sau một mùa đông ảm đạm tiêu điều, khi vạn vật cỏ cây bắt đầu lột xác để sống lại xanh tươi, mới mẻ, thì con người cũng phải "tống cựu nghinh tân", nghĩa là trút bỏ những cái cũ, để sửa soạn đón nhận những cái mới. Do đó, để đón Xuân mới, người ta dọn dẹp nhà cửa cho mới mẻ , trang hoàng bàn thờ, trưng bày bông hoa, đặc biệt hoa Đào, hay Mai vàng, hoặc chậu Thuỷ tiên, Phong lan..Thỉnh các "Thầy đồ", văn hay, chữ tốt, viết dùm câu đối trang trí trên cột, trên tường để đọc và ngắm nghía! Thường các câu đối là những vần thơ tán tụng các đức hạnh cao quý, sự nghiệp hiển hách, hoặc ca ngợi cảnh sắc tuyệt vời của quê hương. Mua sắm các tranh Tết phác họa một cách dí dỏm, ngộ nghĩnh nếp sống mộc mạc nơi thôn dã với bầy gia súc: trâu, lợn, gà, mèo, chuột ..Đừng quên tắm rửa sạch sẽ, bận quần áo mới, đầu tóc chải chuốt! Bao nhiêu nợ nần năm cũ phải thanh toán cho hết( Ngày nay thời buổi văn minh, chỉ dám hứa với "Ông Bà chủ nhà Băng", sẽ xin trả góp mỗi tháng!). Để chuẩn bị tâm hồn với nét mặt vui vẻ, tươi cười, mọi người phải tha thứ, xóa bỏ xích mích, và làm hòa với nhau trong năm mới:" Ăn cơm mới, chớ nói chuyện cũ"! Điều tối ky là nóng giận, chửa rủa, la hét, hay nói những lời cay đắng độc ác! Trong ba ngày Tết, chỉ nên nói toàn lời êm dịu dễ nghe, làm cho người ta mát ruột, mát gan để cầu may! Do đó, nên tìm những lời chúc Tết hay ho, đẹp đẽ nhất và chúc cho thích hợp vói địa vị, tuổi tác, chức nghiệp, và hoàn cảnh của người mình chúc. Ví dụ, đối với Ông Bà, hay những vị cao niên, thì chúc câu "thọ tỉ cao sơn"' đối với nhà buôn: " phát tài sai lộc"; đối với công chức: "thăng quan tiến chức"' dối với thư sinh: "công thành danh toại", v, v. Ngày xưa, cách thức chúc Tết hay dùng nhất là chúc: Tam đa( đa thọ, đa nam(con trai!), đa phú quí), hoặc chúc: Ngũ Phúc ( Phú, Quí, Thọ, Khang, Ninh).

Tóm tắt, năm mới, tâm hồn và thể xác con người cũng đổi mới để hòa hợp cùng Thiên Nhiên, như người nghệ sĩ rung cảm trước vẻ nhiệm mầu của Chân-Thiện-Mỹ.

Tết đến giúp ta nhớ lại lời tiên tri của Thánh Gioan trong Sách Khải Huyền,Rev.21,13: "Tôi thấy TRỜI MỚI, ĐẤT MỚI, trời, đất, biển xưa đã biến đi! Tôi thấy Thành Thánh Giêrusalem mới từ Thiên Chúa xuống, trang điểm lộng lẫy như tân giai nhân đi đón đức lang quân".

 

 III. CHIM CÓ TỔ, NGƯỜI CÓ TÔNG

Bất cứ người dân Việt nào, dầu tha phương cầu thực ở đâu, hoặc làm ăn buôn bán xa nhà, dầu thành công hay thất bại, đến ngày Tết, mọi người đều tìm về quê cha đất tổ để đoàn tụ với gia đình, làng nước!

Trước hết, Tết là ngày tưởng niệm đến ông bà tổ tiên đã khuất bóng, nhưng hồn thiêng như vẫn còn lẩn khuất đâu đây, vì "chết không phải là hết", nhưng "sự tử như sự sinh" ( chết cũng như hãy còn sống) để phù hộ cho con cháu trong năm mới được mạnh khoẻ và làm ăn tấn tới. Không có biên giới giữa người sống và kẻ chết! Nhờ lòng tín ngưỡng vào Hồn thiêng bất tử của Tổ Tiên mà gia đình Việt Nam được nối kết bền chặt qua nhiều thế hệ. Ngày Tết, đoàn con cháu đến chúc tuổi ông bà, cha mẹ, cô bác, bên nội cũng như bên ngoại. "Mồng một chúc Tết mẹ cha(bên nội), Mồng hai Tết vợ (bên ngoại), Mồng ba Tết thày". Con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị; con rể chúc Tết gia đình bên vợ (thường vào mồng hai), và học trò chúc Tết thày ( thường vào mồng ba). Do đó, ngày Tết cũng là ngày mừng Sinh Nhật của mọi người. Việc chúc Tết, chúc tuổi là một cách biểu lộ tình nghĩa, tình hữu nghị đối với các vị ân nhân, cũng như đối với bạn bè, tương tự như việc tặng quà dịp lễ Giáng Sinh. Trong việc chúc tuổi tặng quà thì bậc đàn em con cháu được chú ý hơn cả. Vì mong cho"Tre già, măng mọc", nên các bậc phụ huynh thường cầu chúc cho con cháu được mau lớn, học giỏi, đậu đạt thành tài. Tiền"lì xì"( do chữ "lợi sự", đọc theo giọng Quảng đông?) đặt trong bao đỏ, với đôi lời cầu chúc, nhắn nhủ lớp hậu sinh hăng say xây dựng sự nghiệp, làm vẻ vang cho gia đình, và dòng họ. Trong thực tế, đối với con cháu còn nhờ vả cha mẹ để ăn học, tiền "lì xì" mang lại nhiều  lợi ích như để dành trong băng, trả tiền học phí, may sắm quần áo, đồ dùng, v, v, .Bởi vậy, ước mong quí vị bậc đàn anh đàn chị mở rộng "hầu bao", túi tiền "lì xì", để bọn em út được nhờ, "gọi là ngày Tết, ngày Nhất!"

Ngày Tết cũng là dịp để người dân Việt bộc lộ tình tự dân tộc. Suốt năm, đầu tắt mặt tối làm lụng vất vả, không có ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, Tết là ngày hoàn toàn nghỉ ngơi, vui chơi, hội hè đình đám:"Tháng giêng là tháng ăn chơi" Trong nhà ngoài phố, nơi công sở, nhất là nơi đình làng: trẻ già, trai gái, đều dự các trò chơi ngoạn mục thích thú, để mọi người thưởng ngoạn cảnh vui thú, thân tình và bình an, trong những ngày đầu Xuân.

TẠM KẾT

Dầu ở phương trời nào, trong giây phút linh thiêng của Thánh Lễ Giao Thừa, mỗi người con dân đất Việt hãy dâng lời cầu nguyện, cảm tạ lên Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ, đã ban muôn hồng ân cho gia đình và tổ quốc Việt Nam mến yêu. Dầu ở góc biển chân trời nào, ngày đầu Xuân, mỗi người hãy thề hứa sẽ giữ gìn những giá trị cao quí của gia đình Việt Nam, nơi nương tựa cho ta trong cảnh cô đơn, hiu quạnh nơi đất khách quê người. Tết Nguyên Đán cũng là dịp để ta bộc lộ hào khí của dân tộc đã thấm nhuần một nền đạo lý, kỷ cương cao siêu. Ta hãy ước nguyện sẽ bảo toàn truyền thống, tinh hoa của dân tộc, và lưu truyền cho thế hệ tương lai. Nhân ngày đầu Xuân, đặc biệt cầu chúc cho giới trẻ Việt Nam luôn thăng tiến về mọi mặt, để làm rạng rỡ cho giống nòi, xứng đáng là con cháu các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

CHẾT ĐI ĐỂ SỐNG LẠI

(Bài giảng thuyết và suy niệm về cái "Chết Oai Hùng" của các THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM và đặc biệt của một thanh niên 19 tuổi, Thầy Giảng ANRÊ PHÚ YÊN, Tử Đạo năm 26/7/1644, đã được phong Chân Phước, ngày 5/ 3/2000. Các Vị Thánh Anh Hùng đã hiểu ý nghĩa chính thực về "SỐNG" và "CHẾT" và đã noi gương Chúa Cứu Thế, chết trên Thập giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã sống lại vinh hiển đời đời)

" Nếu ta Chết làm một với Chúa Kitô, thì ta tin rằng: ta sẽ cùng Sống với Ngài" (Rom 6:8).

SỐNG, CHẾT là thực tại hiển nhiên, vẫn thường xẩy ra mỗi giây phút chung quanh chúng ta. Do đó, người đời rất quen thuộc với những biến cố đó,  dầu đôi khi cũng gây xúc động, nhất là đối với cái chết đột ngột của người thân yêu!

Nhưng khi bàn đến Ý NGHĨA của Sống, Chết, thì từ thời thượng cổ cho đến ngày nay, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo, mỗi dân  tộc,  văn hóa, triết lý...đều có những cách  giải thích khác nhau. Sau đây,  xin trình bày Ý Nghĩa và Đức Tin của các tín hữu Thiên Chúa Giáo đối với Sống, Chết, đặc biệt của các Thánh Tử  Đạo. Nhờ thấu hiểu Ý Nghĩa và nhờ Niềm Tin sắt đá, các Môn Đệ của Chúa Cứu Thế đã can đảm, hiên ngang , hy sinh mạng sống để làm chứng tá, noi gương Thầy Chí Thánh. Có thể nói, trong lịch sử các tôn giáo, qua mọi thời đại, không có tín đồ của một đạo  giáo  nào, mà một số đông đảo các Tu sĩ, nam hay nữ, (như Mẹ TÊRÊSA), các Vị Thánh Nhân,  luôn sẵn sàng Sống, Chết cho Lý Tưởng cao cả của mình.

Vì Cần phải giải nghĩa nhiều thành ngữ, tuy quen thuộc nhưng khó hiểu, nên sẽ trình bày những điểm như:I/ Ý Nghĩa chữ Sống, Chết theo Kinh Thánh, Giáo Lý;II/ Tại sao Chết? Chết là làm sao? III/ "Chết cho tội", "Chết với Chúa KITÔ", nghĩa là gì?IV/ Các Vị Thánh Nhân, các Thánh Tử Đạo đã "Chết với Chúa KITÔ" như thế nào? V/ Sống Lại với Chúa KITÔ, và Sống Kết Hợp với Chúa, ngay ở đời này.

I . TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA CHỮ: SỐNG, CHẾT.

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ của Thánh PhaoLô ở trên, thiết tưởng nên giải thích ý nghĩa của chữ "CHẾT", và "SỐNG", vì hai danh từ này có nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thông thường, "sống" là khi thân xác còn hoạt động như tim còn đập, còn hơi thở..; "chết" là khi thân xác bất động, tim ngưng đập...và bác sĩ tuyên bố đã chết! Nhưng theo nghĩa Giáo Lý, Kinh Thánh thì có phần khác. Trong sách Giáo Lý, có những thành ngữ quen dùng như : " chết phần linh hồn'' phân biệt với"chết phần xác"; "chết cho tội lỗi"; "chết đời đời"; "chết đời đời trong hỏa ngục". Hoặc là" sống phần linh hồn" khác với"sống phần xác"; "sống kết hợp với Chúa"; "sống kết hợp với Chúa ở đời này"; "sống đời đời cùng Chúa trên Thiên đàng"...

- a/Theo Giáo lý và Kinh Thánh ,  mỗi người  vừa có đời sống thể xác, như ăn uống, ngủ nghỉ.., vừa có đời sống " phần linh hồn", nghĩa là  nhận biết, kết hợp  và yêu mến Chúa.

Bởi vậy, một người nào, dầu vẫn còn đang "sống phần xác", nhưng phạm tội trọng, chống lại giới răn Chúa dạy, không còn mến Chúa, kết hợp với Chúa nữa, thì phải kể người ấy là đã "chết phần linh hồn" rồi, vì đã mất Ơn nghĩa, Tình nghĩa với Chúa; và nếu người ấy, chẳng may phải "chết phần xác", mà chưa từ bỏ tội lỗi, nghĩa là chưa"chết cho tội lỗi" , thì phải "chết đời đời trong hỏa ngục", không được hưởng Tôn Nhan Chúa. Ví dụ: một ông chủ hay bà chủ, khoẻ mạnh, ăn mặc bảnh bao, ăn uống cao lương mỹ vị, quyền cao chức trọng,  giầu có..nhưng "về phần hồn",  tức đời sống đạo đức, luân lý rất bê bối, phạm nhiều tội ác, thì phải kể người ấy  đã"chết phần linh hồn "rồi! vì mất Ơn Nghĩa cùng Chúa.

- b/ Cũng theo quan niệm luân lý tu đức như trên, một người môn đệ của Chúa gồm có hai đời sống: "đời sống phần xác", như : làm việc, ăn uống, có gia đình, chức tước, địa vị trong xã hội như mọi người khác. Nhưng trong nội tâm,( không ai thấy được), họ còn "đời sống thiêng liêng"nữa, nghĩa là họ làm mọi việc vì lòng mến yêu Chúa, theo ý nghĩa của câu Kinh Thánh: "Chúa sống trong tôi". Họ "sống kết hợp với Chúa", luôn tuân giữ lề luật Chúa dạy, nghĩa là từ bỏ tội lỗi, "chết cho tội lỗi"thì ngay ở đời này, họ còn  "sống phần linh hồn" nữa, vì được kết nghĩa cùng Chúa; và giả như Chúa định cho họ phải "chết phần xác", thì họ sẽ được "sống đời đời cùng Chúa trên Thiên Đàng". Đây chính là trường hợp của các Thánh Tử Đạo. Dầu các Ngài bị giết chết về phần xác, nhưng các Thánh  tin chắc chắn sẽ được cùng Chúa hưởng vinh quang bất diệt trên Nước Hằng Sống!

- c/ Ngoài ý nghĩa sống, chết như trên, còn có hai quan niệm, hay hai lý tưởng về mục đích của cuộc đời. Một quan niệm cho rằng: Chết là Hết!, như kiểu nói"Chó chết, hết truyện". Người theo chủ trương này thì không tin có Chúa sẽ thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ. Do đó, trong đời sống này, họ tìm mọi cách để hưởng thụ, ăn chơi thỏa thích, dầu phạm rất nhiều tội ác, vì họ cho rằng:"chết là hết". Nhưng đa số nhân loại, từ thượng cổ tới ngày nay, đặc biệt, Đạo Hiếu trong văn hóa Việt Nam, dạy rằng:"sự tử như sự sinh", nghĩa là dầu đã chết, nhưng Hồn  Thiêng của Ông Bà như vẫn còn tồn tại với con cháu. " Sinh ký Tử qui" (Sống gởi, Thác về), nghĩa là con người chỉ sống tạm một thời gian ở đời này; và sau khi chết lại được về đoàn tụ cùng Chúa và Tổ Tiên.

- d/  Theo Giáo Lý và Kinh Thánh, Chết đi-Sống lại là hai nhịp của một động tác. Chết đi chỉ là bước đầu, nhịp đầu của nhịp thứ hai: Sống lại. Kinh nghiệm này ta vẫn nhận thấy qua hình ảnh của thiên nhiên và nhân sự. Thật vậy, theo luật tuần hoàn của trời đất, âm- dương điều hòa, hết ngày đến đêm, hết đêm tới ngày; vì thế, có câu:"bĩ cực thái lai","không ai giầu ba họ","không ai khó ba đời","hết cơn mưa trời lại nắng". Bốn mùa vận chuyển: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sau một mùa đông ảm đạm tiêu điều, tuyết phủ, khi mùa Xuân tới, cảnh vật như "Sống lại" tưng bừng, cỏ cây xanh tươi, hoa muôn mầu rực rỡ. Đó là hình ảnh "Phục Sinh ", "Phục Hoạt" của Thiên Nhiên. Một hột thóc, hột đậu gieo xuống đất, mục nát đi, nhưng rồi lại trổ sinh trăm hột khác. Người chiến sĩ vào sinh ra tử, chiến đấu cam go, thì cuộc chiến thắng càng vinh quang... Trong Kinh Thánh Cựu Ước, những sự tích như Lụt Đại Hồng Thủy tiêu diệt loài người tội lỗi, trừ gia đình của Noe biết kính sợ Chúa, nên được Chúa cứu vớt và cho "Cầu Vồng" xuất hiện báo trước niềm hy vọng "phục sinh" cho nhân loại. Nhà lãnh đạo Maisen đã vâng lệnh Chúa, đưa dân Dothái từ cảnh chết chóc nô lệ tù đầy, vượt qua Biển Đỏ tiến đến cuộc Sống Mới trong Tự do. Đêm Vọng lễ Phụch Sinh, thánh đường tắt hết đèn nến để diễn tả sự tối tăm, chết chóc của tội lỗi,  nhưng khi ánh lửa của cây nến Phục sinh, tượng trưng cho Chúa Giêsu sống lại, bừng cháy thì mọi người đều hớn hở vui mừng như được sống lại với Chúa.

II_  TẠI SAO CHẾT? CHẾT LÀ GÌ?  CHẾT LÀ MÂU THUẪN GHÊ GỚM NHẤT.

Con người là sự hợp nhất của thiên nhiên và nhân vị tự do, nghĩa là con người phải gồm cả ,"xác với hồn"; con người là" con vật có trí khôn"(Aristotle) hay là" cây sậy biết tư tuởng " (Pascal). Con người "không có hồn" thì chỉ là con vật; "không có xác"thì là thiên thần. Thân xác thuộc thế giới vật chất, bị chi phối bởi luật của thiên nhiên. Hồn thiêng hay trí khôn là ý chí tự do có thể định đoạt lấy số phận của mình. Khoa sinh vật học chưa biết rõ tại sao các tế bào trong cơ thể lại chết! Nhưng Chết là một thực tại hiển nhiên, đêm ngày hằng ám ảnh ta, vì ta biết chắc mình sẽ chết, chỉ không biết giờ nào và lúc nào sẽ"tới số" mà thôi! Do dó, để giải tỏa thắc mắc luôn  dày vò ám ảnh tâm trí nhân loại, người ta đã tìm đến sách Kinh Thánh để dạy cho biết lý do tại sao loài người phải chết: " Vì thế, cũng như chỉ vì một người(Adong) mà sự tội đã đột nhập thế gian; và vì tội, thì sự Chết nữa; như vậy, sự chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội...(Rom 5:12). Bởi vậy, đó là sự thực hiển nhiên: chỉ vì Tội mà mọi người phải Chết!!

_CHẾT LÀ LÀM SAO ?

Trong đoạn này , ta sẽ bàn về yếu tính của sự chết là gì? Có phải chết là hết, là hoàn toàn hư vô như câu nói:"chó chết hết chuyện"không? Chết là biến cố xẩy đến cho cả thân xác lẫn hồn thiêng; khi chết rồi, xác và hồn sẽ ra sao? Câu nói thông thường là: "Chết là linh hồn lìa khỏi xác." Như ta đã nhận định ở trên, con người là một toàn thể đơn nhất (unity) cả xác lẫn hồn. Xác thuộc thế giới vật chất như xương thịt, máu nước, hơi thở v.v.. Xác là một thành phần của toàn thể khối vũ trụ vật chất. Cho nên, hồn kết hiệp với xác cũng là hiệp thông tự trong bản thể với toàn khối vũ trụ đó. Khối này, tự căn bản là một toàn thể đơn nhất (radical unity), trong đó các sự vật hiệp thông và ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, khi hồn "lìa" xác, thì hồn không thể đứng chơi vơi," vô thế giới"(soul acosmic), nhưng càng kết hợp mật thiết với cái toàn thể đơn nhất của vũ trụ hơn vì không còn bị thân xác hạn chế. Ngay trước khi hồn "lìa" xác, thì hồn cũng vẫn hiệp thông với vũ trụ này qua thân xác, nhưng sau khi lìa xác thì càng tự do hành động mạnh hơn vì không còn bị cản trở. Do đó, hồn thiêng là "Bất Tử"(immortal) vì luôn luôn hoạt động, không bao giờ ngừng. Cũng do nguyên lý đó mà người ta thường nói" sự tử như sự sinh"( chết cũng như còn sự sống) . Theo Giáo lý, người tín hữu tin rằng:"Các Thánh cùng thông công", nghĩa là các Linh Hồn nơi Luyện Tội, các Thánh trên Thiên Đàng và các bổn đạo dưới đất đều thông hiệp với nhau bằng kinh nguyện.

_ CHẾT LÀ MẢU THUẪN GHÊ GỚM NHẤT.

Triết lý và Tôn giáo dạy ta:"chết không hết", nhưng chết là "Cửa Ngõ" đi vào Cõi Đời Đời . Dầu vậy, đối với chúng ta, chết vẫn là một huyền nhiệm rất khó hiểu, tối tăm, và đầy mâu thuẫn. Luôn luôn ta nhận thấy sự đối nghịch lưỡng tính (duality) nơi sự  chết. Thật vậy, một mặt, ta biết được cái chết đang đón chờ ta từng giây từng phút, nhưng không biết lúc nào bất chợt nó đến! Chết chứng tỏ con người vừa hữu hạn vừa bất lực. Nhưng mặt khác, vì biết trước sẽ phải chết, nên ta cần lợi dụng thời cơ thuận tiện để làm việc phước thiện, cần dọn mình chết lành. Nhờ vậy, ta có thể sống "vượt" cái chết. Ai cũng sợ chết, vì là biến cố ghê gớm kết liễu đời sống, bỏ lại công việc dang dở, nhưng cũng hy vọng được giải thoát khỏi làm nô lệ thân xác, của cải dễ hư nát, để được hưởng hạnh phước bất diệt (Jn 9:4; Lc: 16:26; 2Cor 5:10). Chết là chấm dứt đời sống thân thể, là thái độ thụ động cam chịu cái chết đến vì số phận, vì Chúa muốn như vậy, nhưng chết cũng là  hoàn thành sự nghiệp, công lao của một người. Chết là cao độ của những cặp mâu thuẫn như: ý muốn hoàn tất công việc, nhưng bất lực hoàn toàn; tự gây dựng sự nghiệp, nhưng số kiếp dở dang; viên mãn nhưng trống rỗng. Cái lưỡng tính mâu thuẫn đó càng tối tăm, bi thảm vì ta không bao giờ có thể quả quyết chắc chắn: chết là đầy tràn công đức, là giải thoát con nguời, hoặc chết là hư vô, trống rỗng! Vì tính chất mập mờ tối tăm của sự mâu thuẫn đó, cho nên Chết là một hình phạt ghê gớm nhất do ác quả của Tội mà Tổ Tiên loài người là Adong đã phạm và truyền lại cho nhân loại: chính Tội đó khiến ta phải chết vì mất sự bất tử  là một Ân Huệ Chúa ban  "nhưng không" cho nhân loại.

_III. CHẾT CHO TỘI.  CHẾT VỚI CHÚA KITÔ

Để đối phó với tình trạng đau khổ dày vo, mâu thuẫn của chết, nguời ta có hai thái độ: một là, cậy vào sức mình có thể hiểu biết và làm chủ được cái" án tử" do tội Nguyên tổ gây nên. Nhưng sự thực, chết vượt tầm tay kiểm soát của con người. Do đó, cái chết của một người là một trọng tội, vì nó lập lại tội Nguyên Tổ và công nhận tình trạng bất trung bất nghĩa với Chúa. Hai là, tin tưởng, phú thác mình tùy theo Chúa định liệu, mặc dầu không hiểu biết, nhưng muốn thông phần vào cái "Chết vâng phục Thánh Ý Chúa" của Chúa Giêsu, để được Chúa ban cho sự Sống Thần Linh (Phil 2:8).

Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thơ gửi tín hữu,(Rôma 6: 2-6) viết: "Ta là những người đã Chết cho Tội...Ta đã được thanh tẩy trong Chúa Giêsu Kitô, chính trong sự Chết của Ngài mà ta được thanh tẩy. Nhờ thanh tẩy(Phép Rửa Tội), ta đã được mai táng với Ngài trong sự chết, để như Chúa Giêsu Kitô, nhờ bởi vinh quang Chúa Cha, đã được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng sống trong đời sống mới..con người cũ của ta đã cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu, để thân xác tội lỗi bị hủy diệt, hầu ta hết làm nô lệ cho tội lỗi nữa ". Qua bản văn trên, ta thấy hai chữ "chết", "sống " đều có hai nghĩa. Theo nghĩa đen, chết là gì? Chết là không còn đời sống thể lý, giác quan nữa. Chết là kết liểu cuộc đời trần gian, là đoạn tuyệt, là bỏ lại hết mọi sự: người thân yêu, của cải danh vọng chức quyền.. Do đó,  "chết cho tội" nghĩa là từ bỏ hoàn toàn đời sống(luân lý) cũ tội lỗi, xấu xa và đoạn tuyệt với dĩ vãng đầy dục vọng đê hèn. Dầu vẫn sống về thể xác, nhưng đã"chết cho tội lỗi", nghĩa là quyết chí dốc lòng chừa cải tội lỗi, và"trở lại" cùng Chúa. Việc "cải tà qui chính", canh tân đời sống, Kinh thánh gọi là " Metanoia", nghĩa là sửa đổi lại tâm trí, và cách ăn ở cho ngay thẳng, ăn chay, đền tội, xưng tội, và" chịu phép rửa thống hối" (Mk 1:4). Chúa Giêsu cũng dùng quan niệm Metanoia, nhưng nhấn mạnh vào niềm tin nơi Chúa hơn là đe dọa luận phạt (Mk 1:15). Sự thay đổi, từ bỏ quyết liệt đó cũng được gọi là sự "Trở lại"(conversion). Thánh Phaolô đã được "Ơn Trở lại", vì trước kia theo Đạo Dothái, Ông đã bắt bớ người theo Chúa Kitô, nhưng trên đường đi Damascô, nhờ phép lạ,  Ông đã hoàn toàn đổi mới, đã "trở lại" với Chúa và trở nên vị Tông Đồ nhiệt thành (Act 1:1-19). Danh từ "trở lại" cũng áp dụng cho các tân tòng mới gia nhập Đạo Chúa, cũng dùng để chỉ người tín hữu bỏ Đạo một thời gian, hoặc bê trễ, nguội lạnh, bỏ xưng tội, rước lễ lâu năm..nay "ăn năn trở lại", sốt sáng giữ Đạo.

CHẾT VỚI CHÚA KITÔ.

Trong đời sống của người tín hữu, nếu ta không "chết cho tội", không thật sự "trở lại" với Chúa, biến đổi tâm hồn và nếp sống cho hợp với Phúc Âm Chúa, thì ta không thể hưởng Ơn Cứu Độ được. Chúa cần lòng thành thực sám hối, chứ không cần lễ nghi bề ngoài. Nhờ đời sống Đức Tin và Bí Tích, qua việc chịu Phép Rửa Tội, Phép Thánh Thể và Phép Giải Tội.., ta được tham dự vào cái "chết vâng phục " của Chúa Giêsu: "Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở nên vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá!(Phil 2:8). Sách Khải Huyền của Thánh Gioan cũng viết: "Phúc cho những kẻ chết mà đã Chết trong Chúa, ngay từ bây giờ, họ sẽ được nghỉ ngơi khỏi các nỗi gian lao, vì các việc họ làm đi theo họ"(Rev 14:13). Công Đồng Vatican II, trong Gaudium et Spes(Vui Mừng và Hy vọng) cũng viết: ...Nhờ sự chết với Chúa mà ta cảm nghiệm thấy " sự chung kết, cuối hết trở nên bình minh của sung mãn"(Vat II:Vui Mừng và Hy vọng,18).. Nếu ta không từ bỏ tội lỗi, thì không thể sống đẹp lòng Chúa được, vì tội là tự  ý từ  bỏ Chúa Tốt Lành, Yêu Thương vô cùng. Con người không thể tự mình chuộc lại trọng tội ấy được. Do đó, cần phải có chính Con Thiên Chúa đền tội thay thì mới hết tội. Có nhiều cách thức để đền tội cho nhân loại, tại sao Chúa Giêsu lại chọn cái Chết để chuộc tội? Chết ở đây là một hành vi (act) tự do hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha đã định, dầu phải hy sinh mạng sống. Chính hành vi "tự ý hạ mình vâng lời cho đến chết" đã đền tội phản nghịch cho nhân loại. Bởi vậy, nếu ta không từ bỏ tội lỗi bằng cách tham dự vào "Cái Chết của Chúa Kitô", nghĩa là luôn vâng phục Thánh Ý Chúa, dầu phải chết, thì ta không thể được Cứu Độ.

IV. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐÃ HY SINH MẠNG SỐNG VÌ CHÚA, ĐÃ THAM DỰ VÀO CÁI CHẾT CỦA CHÚA

Theo lịch sử và các bản án tử hình của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và của Vị Tử Đạo Tiên Khởi là ANRÊ PHÚ YÊN, thì các Ngài đã hy sinh tính mệnh vì ĐỨC TIN, vì muốn TRUNG TÍN cùng Chúa! Các Vị Anh Hùng đó, thà "chết phần xác", chẳng thà phạm tội bất TRUNG với Chúa. Các Ngài sẵn sàng chịu tra tấn, gông cùm, phân sáp, voi giày, đao phủ lăng trì.., nhưng không bao giờ phạm tội chối bỏ Chúa. Vì các Ngài tự ý muốn noi gương Thày Chí Thánh đã tự  ý hiến thân, chịu chết trên Thập Giá, làm của Lễ Hy Sinh đền tội cho nhân loại để mọi người được hưởng Ơn Cứu Độ.

Theo lài liệu lịch sử, tức là cuốn sách  do Cha Đắc Lộ đã viết và in năm 1653, Paris , nhan đề "LA GLORIEUSE MORT "...Cha đã rửa tội cho một thiếu niên Việt Nam mới 15 tuổi , đặt tên thánh là "ANRÊ", cùng với bà mẹ góa và các anh chị. Một năm sau, vì cậu rất thông minh, tiến triển vượt bậc trong việc học hỏi sách Giáo lý, Kinh Thánh và các sách về văn hóa Việt Nam, nên được tuyển chọn gia nhập "Hội Thầy Giảng", do Cha sáng lập. 

Trước tòa án của viên quan đầu tỉnh Quảng Nam, Thầy  ANRÊ đã tuyên xưng Đức Tin với một lòng dũng cảm phi thường: "Ước chi tôi có được ngàn mạng sống của tôi để hiến dâng cho Chúa hầu đền đáp ơn Ngài." Thầy  ANRÊ chết do nhiều nhát dao đâm, rồi bị chặt đầu, miệng không ngớt lời kêu danh thánh Chúa GIÊSU. Ngày ấy là 26 tháng 7 năm 1644. Cha Đắc Lộ vẫn đứng bên cạnh người con thiêng liêng của Ngài. Rất đông đồng bào ngoài Công Giáo, và các tín hữu Công Giáo Việt Nam cũng như ngoại quốc chứng kiến cái chết oai hùng của một thanh niên Việt Nam, quả cảm, hy sinh để bảo vệ niềm Tin vào Chúa Cứu Thế.

Niềm Tin sắt đá đó được hun đúc một phần nhờ nền văn hiến, văn hóa trọng Nhân, Nghĩa, Lễ. Trí, Tín, đặc biệt chữ "TRUNG": "Trung thần bất sự nhị quân"(tôi trung không làm tôi hai chúa). Nhưng trước hết và trên hết, là nhờ Hồng Ân, và Sức Mạnh thiêng liêng của Chúa  luôn nâng đỡ , phù hộ để Thầy ANRÊ được can đảm, tự do và hân hoan đón nhận cái "chết vì Chúa và theo chân Chúa".

V. SỐNG LẠI  VỚI CHÚA KITÔ. SỐNG KẾT HỢP VỚI CHÚA

Chết chỉ là nhịp đầu của nhịp hai kế tiếp: SỐNG LẠI. Cũng như hình ảnh vạn vật thiên nhiên biểu tượng: hột lúa gieo xuống đất, có mục nát đi, thì mới trổ sinh trăm ngàn hột lúa mới! Vì con người "linh ư vạn vật ", nên không thể như " chó chết hết chuyện" được! Thánh Phaolô dạy: " Cũng như nơi Adong mọi người đều phải chết, thì mọi người sẽ được sống lại trong Chúa Kitô " (I Cor 15:22). Sau đây, ta sẽ suy nghĩ về ý nghĩa: "Sống thật" là gì? Thế nào là "Sống lại với Chúa"?" Sống hiệp nhất với Chúa ngay ở đời này" là làm sao?

 _SỐNG LẠI VỚI CHÚA.

Trước tiên ta hãy tiếp tục lắng nghe Thánh Phaolô dạy ta về ý nghĩa chữ Chết, Sống với Chúa:" Nhưng nếu ta chết với Chúa Kitô, thì ta tin rằng: ta sẽ cùng Sống với Ngài, bởi biết rằng: Chúa Kitô một khi đã sống lại từ cõi chết, thì không còn chết nữa, sự chết không còn quyền hành gì trên Ngài nữa. Cái chết của Ngài là cái chết cho tội, chỉ một lần thôi, nhưng Ngài sống là sống cho Thiên Chúa. Tất cả anh chị em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội và đang sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Ước gì tội lỗi không còn ngự trị trong thân xác hư nát, khiến anh chị em chiều theo những ham muốn dục vọng của nó. Anh chị em đừng hiến thân thể mình làm khí giới bất chính cho tội, nhưng hãy hiến dâng cho Thiên Chúa chính mình anh chị em, như những kẻ đã thoát cõi chết mà được sống, và chi thể anh chị em làm khí giới công chính cho Thiên Chúa"(Rom 6:8-13).. Theo nghĩa thiêng liêng, câu:" Chúa Kitô một khi đã sống lại từ cõi chết, thì không còn chết nữa". Chữ  Sống ở câu trên ám chỉ sự Sống bất tử  của Thân Thể Vinh Hiển của Chúa Giêsu sau khi đã sống lại. Ngày Tận thế, ngày Chung thẩm( Phán xét chung), thì thân xác của những người lành thánh cũng được Chúa cho sống lại đời đời vinh hiển như Chúa! Chữ Sống còn có thêm nghĩa là: "sống cuộc đời trần gian này", nhưng phải sạch tội, thánh thiện thì mới kể là "sống thật"' bởi vì, sống cuộc đời tội lỗi thì dầu có"sống về thể xác", nhưng kỳ thực đã "chết về phần linh hồn" rồi, nên không kể là "sống thật " nữa. Ta biết rằng:"chết không hết". Nhưng khi chết mà mất nghĩa cùng Chúa, thì ta vẫn phải sống đời đời, không phải để được thưởng nhưng để chịu phạt! Nếu quả thật như vậy, thì không còn gọi là "sống thật" nữa! Vì sống xa cách Chúa đời đời, không còn hy vọng được "kết hiệp" với Chúa, và được "đoàn tụ" với ông bà tổ tiên trên Nước Hằng Sống, thì phải kể là "chết đời đời" mà thôi!!

SỐNG HIỆP NHẤT VỚI CHÚA NGAY Ở ĐỜI NÀY.

"Sống thật" ngay ở đời này là gì? Đó là ý nghĩa của câu:" nhưng hãy hiến dâng Chúa chính mình anh chị em, như những kẻ đã thoát cõi chết mà được Sống". "Sống thật" là kết hợp mật thiết với Chúa, ngay khi còn sống ở thế gian này. "Sống thật" là, dầu bên ngoài vẫn làm lụng, ăn uống, nghỉ ngơi, xử sự....như mọi người khác, nhưng ý nghĩa cuộc đời và lý tưởng đời sống thì khác hẳn. Vì trong nội tâm, còn đời sống thiêng liêng, tức đời sống kết hiệp với Chúa, và VÌ CHÚA. Bởi vậy, theo Thánh Phaolô Tông Đồ đã được"Ơn Trở lại", thì "Sống thật" là sống hiệp nhất với Chúa Kitô, sống theo tinh thần Phúc Âm như câu:" Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô Sống Trong Tôi" (Gal 2:20). Hoặc câu:" Và tất cả những gì anh chị em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện anh chị em hãy làm vì Danh Chúa GiêSu KiTô, nhờ Ngài mà tạ ơn Thiên Chúa là Cha chúng ta(1Co l 3:12-17)

THAY LỜI KẾT.

Quan niệm Sống, Chết theo Kinh Thánh thì khác với ý nghĩ, và sự khôn ngoan của thế gian. Đối với đa số người đời, sống là vội vã vơ vét bạc tiền, hăm hở đắm chìm vào khoái lạc, cướp đoạt tranh giành quyền cao chức trọng, mặc dầu phạm rất nhiều tội ác! Thế rồi, "chết là hết" như họ nghĩ tưởng! Nhưng, nếu "Chết không hết" thì làm sao bây giờ ? Thật là một sự thiệt hại mất mát lớn lao cho cuộc đời, ăn chơi trụy lạc, tội lỗi của họ, không còn làm cách nào để có thể "gỡ" lại được! Đối với những ai Tin Chúa, thì sống là sống cho Chúa ngay khi còn sống ở đời tạm này, nhất là Hy vọng được sống Hạnh Phúc vô cùng với Chúa trên Thiên Đàng. Chết là chết cho tội lỗi, là hoàn toàn từ bỏ tội lỗi, qua việc lãnh nhận Phép Rửa Tội và Tin vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Bởi vậy, từ lâu đời, đã có lễ nghi Rửa Tội cho tân tòng trong Đêm Vọng Phục Sinh, để các tín hữu " chết với Chúa và sống lại với Ngài". Trong Mùa Chay, Mùa Thương Khó, ước mong mọi người chúng ta dọn mình Xưng tội để Hòa Giải cùng Chúa và cùng mọi người. Bởi vì, muốn "Sống thật", muốn được Cứu Độ, ta phải sống đồng hóa, hiệp nhất với Chúa Giêsu như Thánh Gioan viết:" Hãy ở lại với Thầy, như Thầy ở lại với các con" (Jn 15:4). Tình nghĩa keo sơn gắn bó này là nguồn mạch phát sinh Hồng Ân Cứu Độ cho đời tạm này và đời sau vô cùng, và là động lực duy nhất khiến các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dũng cảm Hy Sinh mạng sống để giữ vững lòng Trung Nghĩa với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng! Bởi vậy, theo truyền thống trong Hội Thánh, khi các bậc Thánh Nhân "chết", thì gọi là  lúc các Ngài "SINH THÌ"

Đây cũng là một huyền nhiệm: dầu những công việc hèn mọn như : làm việc, ăn, ngủ..nhưng nếu ta làm vì lòng mến Chúa, thì lại có giá trị Vĩnh Cửu. Và các bậc Thánh Nhân đã khởi sự sống đời Sống Thiên Đàng, ngay khi còn đang sống ở trần thế này!



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!