Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

 Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII băng hà vào tháng 6 năm 1963, Công Đồng Vatican II vừa mới bắt đầu. Tám chục vị Hồng Y đã tập họp bầu vị giáo hoàng kế tục mà vị đó có thể đình chỉ hay hủy bỏ công đồng.Thay vào đó, các ngài đã bầu Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI là vị đã tức thời tuyên bố ý định muốn thấy Công Đồng tiếp tục và tái xác nhận mục tiêu của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII là muốn làm cho Công Đồng trở thành khí cụ đổi mới cho Giáo Hội. Khóa họp đầu tiên của Công Đồng - từ ngày 11 tháng 10 đến ngày 8 tháng 12 năm 1962 – đã không đưa ra một văn kiện quan trọng nào. Hôm trước ngày chấm dứt khóa họp, các vị giám mục đã bỏ phiếu phần đầu của Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh và đã chấp thuận với một tỉ số lớn lao về những nguyên tắc cải tổ phụng vụ bao gồm việc thờ phượng có thể dùng ngôn ngữ địa phương và những nghi thức phụng vụ được thích nghi với những nền văn hóa địa phương. Khi họp lại trong ba khóa kế tiếp vào các mùa thu dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI, Công Đồng đã đưa ra 16 hiến chế,những sắc lệnh hay tuyên ngôn mà nhiều văn bản cho thấy sự dấn thân thâm sâu của Giáo Hội.Linh mục Joseph A. Komonchak đã nói: “Đức Thánh Cha Phao-lồ VI có một ý thức tổ chức công tác khả quan hơn Đức Thánh Cha Gioan XXIII trước kia.” Cha là một thần học gia thuộc Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ và là người đảm trách tài liệu về Lịch sử Vatican II gồm 5 quyển - một tập nghiên cứu chung quyết của một nhóm học giả quốc tế.Trong một cuộc phỏng vấn, cha Komonchak cho biết sau khóa I của Công Đồng, Đức Hồng Y Giovanni Battista Montini là vị sẽ trở thành Giáo Hoàng Phao-lồ sau nầy, trong một cuộc nói chuyện, Ngài đã phát biểu là Công Đồng cần một trọng điểm hợp nhất.Cha Komonchak còn nói thêm: “Trong diễn văn khai mạc Khóa II và đó là lần đầu tiên Ngài chủ tọa, Ngài đã làm cho Giáo Hội trở thành chủ đề chính của Công Đồng, nghĩa là Giáo Hội phải tự nhận thức về chính mình, Giáo Hội nghĩ về mình như thế nào và Giáo Hội nghĩ về tương quan của mình với thế giới ra sao?”Và cha cũng cho biết trong “Ecclesiam Suam” (Giáo Hội của Chúa) – Thông Điệp đầu tiên của Ngài - Đức Thánh Cha Phao-lồ VI đã mạnh mẽ đề xướng bằng những lời lẽ hùng hồn và mỹ lệ về khái niệm đối thoại. Đó là một trong những đặc điểm chính của những tài liệu Công Đồng về đối thoại với những tín hữu Kitô giáo khác, với những tín đồ các tôn giáo khác, với thế giới tân tiến…

 Những người lớn tuổi đều nhớ lại rất ít có sự đối thoại diễn ra giữa các tín hữu Công giáo và không Công giáo, nhất là ở Bắc Mỹ. Lúc bấy giờ vấn đề đại kết thường được Roma kiểm soát rất chặt chẽ. Riêng đối với việc đối thoại với thế gới tân tiến, thái độ nổi bật là luôn luôn ngờ vực và kết án. Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI, theo lời cha Komonchak, “đã bắt đầu từ từ nắm vai trò lãnh đạo nhiều hơn cho nên khi một thiểu số khư khư bày tỏ sự dè dặt đối với giáo lý về giám mục đoàn trong chương 3 của “Ánh Sáng Muôn Dân”, Ngài đã ra lệnh thêm vào một lời chú thích có tính cách chuẩn bị và làm nền tảng mà trên đó các giám mục sẽ bỏ phiếu về chương đó. Ngài cũng can thiệp cho đến phần kết thúc liên quan tới Sắc Lệnh về Đại Kết.” Những hành động đó làm xoa dịu một thiểu số những viên chức cao cấp thuộc Giáo Triều Roma, tuy ít ỏi nhưng có quyền lực điều khiển, vì họ nghĩ rằng Công Đồng đã đi quá xa đối với một số vấn đề”

 Cha Komonchak nói: “Tôi thiết tưởng Ngài cương quyết không để cho Công Đồng được nối tiếp bằng một cuộc ly giáo và Ngài không muốn một thiểu số - trong trường hợp nầy là “thiểu số bảo thủ” - có thể than phiền về cung cách mà họ đã bị đối xử tại Công Đồng Vatican II như cách thức mà “thiểu số tự do” tại Công Đồng Vatican I đã than phiền. Vì vậy Ngài đã làm bất cứ điều gì hầu có thể đạt tới một sự đồng thuận càng nhiều càng tốt đối với những vấn đề gây nhiều tranh luận.”  Cha Komonchak cho biết Đức Giáo Hoàng Phao-lồ VI cũng đã can thiệp vào những giai đoạn soạn thảo của Công Đồng đối với Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Chúa. Linh mục thần học gia đó nói: “Ngài nhấn mạnh là họ đã đưa ra một văn bản về sự tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền và một văn bản khác về sử tính của Thánh Kinh mà Ngài nhận thấy văn bản thứ nhất xem ra tối nghĩa. Ngài muốn đưa ra một công thức có thể gợi lên một vấn đề chưa được giải quyết là Thánh Truyền chứa đựng những chân lý mà Thánh Kinh không có, và điều đó đã thể hiện trong văn bản cuối cùng.” Cha Komonchak còn nói: “Một vấn nạn khác liên quan đến vấn đề linh ứng. Đức Thánh Cha muốn điều đó được diễn tả như thế nào để người ta có thể xác nhận rằng toàn bộ Thánh Kinh được linh ứng, và điều đó được đọc thấy trong một văn bản theo đó Chúa đã ban hành vì phần rổi chúng ta. Nói cách khác, làm thế nào khi người ta đọc văn bản đó, người ta đọc những gì được đề cập tới phần rổi chúng ta, chứ không phải những điều nói về miền Cận Đông xưa kia và về thực vật học.”

 Khi thực thi Công Đồng trong thời gian 13 năm, kể từ khi bế mạc cho đến lúc Ngài băng hà vào năm 1978, theo cha Komonchak, Đức Thánh Cha Phao-lồ VI “đã bị công kích nặng nề từ cánh tả cũng như cánh hữu và đối với tôi điều đó có nghĩa là Ngài đã hành xử đúng.” Cha Komonchak nói thêm: “Dĩ nhiên Ngài không hoàn toàn hài lòng với hết mọi điều xảy ra thời hậu Công Đồng; nhưng ai có thể hài lòng đây? Tôi thiết tưởng Ngài rất đau buồn bởi những biểu hiện của một thứ chống đối và cả cách mạng nữa, nhưng tôi thiết nghĩ Ngài đã hoàn thành một công việc tốt. Ngài vẫn thực thi Hiến Chế Phụng Vụ và trong thực tế, Ngài đã cho phép những sự cải cách còn đi xa hơn những gì mà chính Công Đồng đã đề nghị. Tôi thiết tưởng Ngài cố thực hiện sự đối thoại với những Kitô hữu khác và Ngài đã thiết lập một văn phòng đối thoại với những tín hữu không phải Kitô hữu và những người không tín ngưỡng và Ngài đã viết đôi văn kiện quan trọng về xã hội. Ngài đã chủ tọa Thượng Hội Đồng Giám Mục một cách cởi mở hơn dưới triều đại của vị giáo hoàng kế tiếp Ngài.” Cha Komonchak cho biết Thông Điệp “Humanae Vitae” (Sự Sống Con Người) vào năm 1968 mà theo đó Đức Thánh Cha Phao-lồ VI tái xác quyết giáo huấn truyền thống của Giáo Hội là việc sử dụng phương pháp ngừa thai nhân tạo trong những quan hệ vợ chồng tự bản chất vốn sai lầm là “một thánh giá nặng nề đối với Ngài.”  Theo cha Komonchak: “Một phần của vấn đề là chưa đầy ba năm sau khi Công Đồng bế mạc, việc thi hành quyền giáo huấn (magisterium) tối cao rõ rệt của hội đồng giám mục theo Công Đồng đã đột ngột được thay thế bới sự thi hành độc nhất về quyền đó bởi Đức Giáo Hoàng. Và phản ứng đối với điều đó đã khiến Đức Giáo Hoàng buồn phiền cho đến đỗi Ngài không bao giờ ban bố một thông điệp nào khác nữa.”

 Trên bình diện đại kết, Đức Thánh Cha Phao-lồ VI đã có những “cử chỉ ngoạn mục”, chẳng hạn Ngài ôm hôn Đức Giáo Chủ Chính Thống Đại Kết là Athenagoras ở Constantinople nhân dịp Ngài đi thăm viếng Thánh Địa năm 1964. Ngài cũng đã khai mạc nhiều cuộc đối thoại đại kết có tính cách song phương và đa phương còn tiếp tục cho đến ngày nay.

 (Phỏng theo Jerry Filteau – Washington – CNS)



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!