Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Sự Sống Lại

Bài suy niệm 53

SỰ SỐNG LẠI 

Có mấy người thuộc nhóm Sa-đốc đến gặp Chúa Giêsu. Nhóm nầy chủ trương không có sự sống lại. Mấy người hỏi Chúa Giêsu: ‘Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật nầy: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.  

Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?’ 

Chúa Giêsu đáp: ‘Con cái đời nầy cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là những con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.  

Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.’(Lc 20, 27-38)

 *** 

Giáo lý của Giáo Hội Công giáo luôn dạy rằng khi được bảy tuổi là chúng ta đến tuổi khôn lớn. Vì vậy, theo truyền thống, trẻ em được cho rước lễ lúc lên bảy tuổi. Đó cũng là tuổi chúng đủ hiểu biết để phạm những tội trọng nữa.  

Em Johnny được bảy tuổi. Trong buổi tiệc mừng sinh nhật của em, mọi người hát bài “Happy Birthday” (“Mừng Sinh Nhật”) và em thổi tắt bảy cây đèn cầy một lượt. Anh của em đến bên em mỉm cười và vỗ vào lưng mà nói: “Johnny, chúc mừng em được bảy tuổi. Nay em đã lớn đủ để có thể xuống hoả ngục!

 

Làm chứng cho sự sống 

Điều đó không làm người Sa-đốc bận tâm vì họ không tin có hoả ngục – và ngay cả thiên đàng nữa. Quả thực, họ không tin Thánh Kinh, ngoại trừ ngũ kinh (năm quyển sách đầu) vì có đặt ra khoản thuế má thu cho hội đường để yểm trợ họ.  

Do đó, câu hỏi về ai trong bảy anh em sẽ là chồng của người đàn bà trong câu chuyện nầy chỉ là khờ khạo mà thôi và còn nhằm giễu cợt nữa. Điều đó cũng cho thấy nội tâm của họ nghèo nàn đến mức độ nào. Hình ảnh của họ về Thiên Chúa thì nhỏ bé và ý niệm của họ đối với chính định mệnh của họ nghèo nàn đến mức nào: hoàn toàn vô nghĩa.  

Chúa Giêsu đã không nhận lời thách thức đối với họ. Ngoài ra, những tranh luận về tôn giáo không đạt được mục đích nhỏ nhoi nào. Người ta có thể thắng về mặt lý lẽ, nhưng lúc nào cũng vậy, người ta không đạt được ích lợi gì cho phần tâm linh. Đức Thánh Cha Phaolô VI có lần đã nói là dân chúng nghe những chứng nhân, chứ không phải những thầy dạy. Nếu người ta nghe những thầy dạy, chỉ vì họ là chứng nhân.  

Nữ Thánh Bernadette, một cô gái bé mọn người Pháp mà Đức Mẹ đã hiện ra ở Lộ-đức vào năm 1870, rất thích nói cho những người tranh cãi về tính chất xác thực của những lần Đức Mẹ hiện ra như sau: “Công việc của tôi là làm chứng những gì tôi đã nghe và thấy. Tôi không ở đây để thuyết phục quí vị tin tôi. 

Tôi thiết nghĩ đó là một lời khuyên tuyệt vời. Bổn phận chúng ta trong tư cách Kitô hữu là làm chứng nhân cho sự thật, chứ không phải cố gắng chứng minh điều đó, nhưng bằng cách sống điều đó. Ngoài ra, người ta sẽ không bao giờ thuyết phục người nào không muốn được thuyết phục. Hơn nữa, đức tin là một chọn lựa chứ không phải là một sự tranh cãi. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm trong Phúc Âm. Ngài đã làm chứng cho sự Phục Sinh, cho Thiên Chúa, chứ không phải cho kẻ chết mà là cho người sống.

 

Phía bên kia 

Một người đang hấp hối hỏi bác sĩ xem bác sĩ có sự xác tín nào về những gì đang chờ đợi ông ta bên kia cái chết không. Đầu tiên, bác sĩ dò dẫm để kiếm câu trả lời, nhưng trước khi bác sĩ có thể nói ra lời nào thì câu trả lời đã đến như chớp nhoáng.  

Bác sĩ nói: “Ông có nghe tiếng cào cửa sột soạt không? Đó là con chó Rex của tôi. Tôi đã để nó ở dưới cầu thang, nhưng nó không kiên nhẫn chờ đợi được nên đã leo lên lầu. Nó muốn vào trong nầy, vì nó nghe tiếng chủ nó. Nó không có chút ý thức gì ở bên kia cánh cửa, nhưng nó biết tôi ở đây và đó là tất cả ý nghĩa quan trọng đối với con Rex.

Chúng ta không biết điều gì xảy ra bên kia ngưỡng cửa của sự sống. Nhưng chúng ta tin tưởng Chúa Giêsu là Chúa và và Thầy chúng ta. Ngài đang chờ đợi chúng ta và đó là điều khác biệt. 

Thánh Gioan tông đồ đã minh chứng cho mầu nhiệm đức tin khi Ngài viết: “Hỡi các con, chúng ta đã là con cái của Thiên Chúa, nhưng điều gì xảy đến cho chúng ta trong tương lai thì chưa được mạc khải. Tất cả những gì chúng ta biết là khi điều đó được tỏ lộ thì chúng ta sẽ trông thấy Ngài tỏ tường.”  

Những lời nói trong khi hấp hối của R. L. Stevenson và của Thomas Edison đã chứng minh cho sự huyền nhiệm về việc sống lại. Lời cuối cùng của Stevenson như sau: “Nếu đó là sự chết thì sự chết thoải mái hơn sự sống”. Còn những lời cuối cùng của Edison: “Thật tuyệt vời ở nơi đó”. Họ đã có một thị kiến. Nhận thức đó là tấm vé đưa chúng ta đi vào vĩnh cửu.  

Thánh Phao-lô đã cho chúng ta một viễn tượng về thiên đàng. Khi ngài cố gắng diễn tả bằng lời nói những gì ngài đã thấy, tất cả những gì ngài có thể làm là kêu lên: “Mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, cũng chưa đi vào con tim con người để biết điều gì Thiên Chúa đã dự trữ đối với những người yêu mến Ngài.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!