Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

Bài suy niệm 40

CUỘC SỐNG LÀ MỘT QUÀ TẶNG 

‘Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. 

Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu thì lòng trí anh em ở đó. 

Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn và đến bên từng người mà phục vụ.  

Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy thì thật là phúc cho họ. Anh em hãy biết điều nầy: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.’ 

Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: ‘Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn nầy cho chúng con hay cho tất cả mọi người?’  

Chúa đáp: ‘Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.  

Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. 

Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.” (Lc 12, 32-48) 

*** 

Trọng điểm của đoạn Phúc Âm nầy nói về sự nhận thức sâu sắc đối với quà tặng của cuộc sống, đừng hoang phí hay để trôi mất. 

Nhiều năm trước đây, Thornton Wilder đã viết một vỡ kịch hay, nhan đề là “Our Town” (“Thành Phố Chúng Ta”). Cảnh trí sau cùng của vở kịch là một nghĩa địa ở New England. Ngồi trên những chiếc ghế lắc lư là những người dân thị thành đã chết, trẻ có, già có. Họ có thể thấy và nghe người sống, nhưng người sống không thể thấy và nghe họ được.  

Một em bé gái tên là Emily nhập bọn với họ. Em vừa mới chết và phải rời gia đình một cách đau đớn. Em chào hỏi những người bạn mới và cho biết ước nguyện đầu tiên của em là được trở về nơi chốn người sống, nhưng họ đã mạnh mẽ khuyến khích em không nên trở về. Họ bảo: “Những người sống không quí chuộng sự sống. Tất cả những tặng phẩm của Chúa trên trần gian đều bị đánh giá thấp: những buổi hoàng hôn, sinh hoạt nghệ thuật, âm nhạc, sự tự do, sức khỏe và  tình bạn.”  

Tuy nhiên, mặc cho những lời cảnh cáo, Emily vẫn rời xa họ. Em được Chúa cho sống lại một ngày trong đời em. Em chọn ngày sinh nhật thứ mười hai của mình. Trong thời gian mười mấy tiếng đồng hồ trong ngày đó, em nhận thấy không ai xem ra để ý tới em. Họ rất bận rộn để chuẩn bị cho ngày sinh nhật. Em đã khóc lên: “Tôi không thể tiếp tục được nữa. Thời gian trôi qua rất nhanh. Chúng ta không có thời giờ để nhìn thấy nhau nữa.”  

Rồi em nói tiếp: “Quả địa cầu ơi, ngươi quá đẹp nhưng không ai biết thưởng thức.” Và với đôi mắt đẫm lệ, em đặt câu hỏi: “Có bao giờ loài người nhận thấy cuộc sống như thế nào khi họ đang sống trong đó không?” Một tiếng nói đáp lại: “Không có. Có thể các Thánh hay các thi sĩ mà thôi.”  

Sau đó em trở về với những bạn bè đã chết, mang theo nhận thức mới là những kẻ đi qua bên kia cuộc sống, mới là những người biết nhận chân giá trị cuộc sống. Vở kịch muốn nói lên nói điều nầy: phần đông chúng ta “không sống thật sự” mà “chỉ hiện hữu” mà thôi. Sự sống đã đi ngang qua chúng ta như một con thuyền trôi lờ lững trong đêm tối.

 

Cuộc sống là để sống 

Henry David Thoreau đã viết lên giòng chữ tuyệt vời nầy: “Chúa ôi, khi đạt tới đích điểm sự chết, chính lúc đó người ta mới nhận ra mình chưa sống bao giờ.” Thật buồn biết bao và đúng là một cuộc sống đã bị hoang phí!  

Phúc Âm còn mạnh mẽ dứt khoát hơn. Chúa Giêsu đã phán: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.” (Lc 12, 35). Nói cách khác, Chúa Giêsu khuyên bảo chúng ta hãy ăn mặc chỉnh tề để hành động, hãy ăn mặc sẵn sàng để sống, vì cuộc sống là để sống. Ngài muốn chúng ta vui hưởng tất cả những gì Ngài đã trao ban cho chúng ta.

Triết gia Aristote có lần đã mô tả “học giả là người có thể hí họa một ý tưởng, mua vui cho một người bạn và tiêu khiển cho chính mình.” Nhiều người đã đánh mất khả năng thích thú, khoái trá. Giống như những người trong vở kịch “Thành Phố Chúng Ta”, họ không biết làm thế nào để vui hưởng những chuyện tầm thường trong cuộc sống.  

Họ giống những người rất bận rộn để ra nhiều tháng lập nên kế hoạch nghỉ hè. Họ cố đi cho được nơi họ sẽ đến và vừa khi đến đó, họ lại lo lắng sắp xếp ngày về. Họ đến và đi, bận rộn chụp thật nhiều ảnh kỷ niệm. Về sau, họ phô bày rất nhiều hình ảnh về những nơi mà họ chưa bao giờ thật sự ngắm nhìn, chỉ là những hình ảnh mà thôi.  

Tôi nhớ lại đã trò chuyện với một chị đang hấp hối, ở lứa tuổi đôi mươi. Chị nhắc lại một điều tôi không bao giờ có thể quên được: “Con thà chết trẻ, còn hơn sống già mà không bao giờ biết quý trọng cuộc sống.” Đó là sự thách đố đối với đoạn Phúc Âm hôm nay.

 

Quà tặng phải được chia sẻ 

Cuộc sống là một quà tặng cho mượn. Chúng ta không được dành lấy một mình. Nếu có thể, chắc chắn chúng ta muốn sống luôn mãi và muôn đời trẻ trung. Điều rắc rối là hầu hết chúng ta tự xem mình là sở hữu chủ cuộc sống chúng ta, thay vì xem đó như là quà tặng được Thiên Chúa trao phó cho chúng ta.  

Chúng ta thường nói: “Đây là cuộc sống của tôi. Đây là thân xác của tôi và tôi có thể dùng nó để làm bất cứ điều gì tôi muốn. Đây là sức khỏe của tôi và tôi có thể tiêm vào mình bất cứ chất gì tôi thích. Chúng ta thường nói là nhà cửa của tôi, phòng ốc của tôi, xe cộ của tôi, nhà thờ của tôi, giáo xứ của tôi, thành phố của tôi…tất cả là “của tôi và của tôi”. 

Chúng ta nói như thể chúng ta là sở hữu chủ những thứ đó. Nhưng trong thực tế chúng ta không phải là sở hữu chủ, như cuộc sống đã nhắc nhở chúng ta. Những thứ đó chỉ được cho chúng ta mượn tạm trong chốc lát, như là một quà tặng được dùng một cách có trách nhiệm và đầy tinh thần sáng tạo. 

Vậy đích thực Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì? Ngài muốn truyền đạt điều nầy: Bạn phải thương yêu mọi người! Mọi người là anh em chị em của bạn và là con cái của Chúa. Bạn không phải quan tâm là họ ra sao, tình trạng pháp lý của họ như thế nào, cũng như trình độ trí thức, màu da, tôn giáo hay chủng tộc của họ.  

Bạn hãy nhìn thế giới nầy như một quà tặng để được san sẻ và không phài là một giải thưởng phải chiếm đoạt. Tất cả đều là quà tặng và mong bạn chia sẻ tài năng, tiền bạc cùng thời giờ của bạn. Chúng ta là những tạo vật. Tất cả những gì chúng ta có là quà tặng của Cha trên trời. Chúng ta không sở hữu chúng. Chúng ta chỉ chia sẻ chúng.  

Nữ Thánh Catherine Sienna là một trong số ít nữ tiến sĩ Giáo Hội, có lần đã nói về cuộc sống như sau: “Nếu đó là thiên đàng, tất cả đều đưa tới thiên đàng; hoặc nếu đó là hỏa ngục, tất cả đều đưa tới hỏa ngục.” Sự lựa chọn tùy thuộc chúng ta. 

Đấng Trao Ban Mọi Tặng Phẩm Tốt Đẹp chắc chắn không hề nghĩ tới việc không chia sẻ cho chúng ta. Nhưng đối lại, Ngài đòi hỏi điều gì? Thật đơn giản, Ngài chỉ muốn chúng ta là những ủy viên quản trị tốt đẹp cho cuộc sống, chứ không phải là những sở hữu chủ đời sống.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!