Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Người Samaria Nhân Hậu

Bài suy niệm 36

NGƯỜI SA-MA-RI NHÂN HẬU 

Và nầy có người thông luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?’ Người đáp: ‘Trong luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?’ Ông ấy thưa: ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi và yêu mến người thân cận như chính mình.’ Chúa Giêsu bảo ông ta: ‘Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.  

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý nên mới thưa cùng Chúa Giêsu rằng: ‘Nhưng ai là người thân cận của tôi?”  

Chúa Giêsu đáp: ‘Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.  

Tình cờ, có thầy tư tế cùng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người nầy, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.  

Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: Nhờ bác săn sóc cho người nầy, có tốn kém thêm bao nhiêu thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.  

Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người bị bỏ rơi vào tay cướp?’ Người thông thái trả lời: ‘Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.’ Chúa Giêsu bảo ông ta: ‘Ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy.’” (Lc 10, 25-37) 

*** 

Câu chuyện “Người Sa-ma-ri nhân hậu” nói về ba người đàn ông xấumột người đàn ông tốt. Phải chăng đó là quan niệm thường tình xảy ra trong dân gian? Ba người đàn ông xấu đó là người thông luật (luật sư), thầy tư tế (thầy cả) và thầy Lê-vi. Còn người đàn ông tốtngười Sa-ma-ri. Nếu đó là tất cả những gì chúng ta nhận thấy trong đoạn Phúc Âm nầy, tôi thiết tưởng chúng ta đã sai lầm rồi. 

Không phải chúng ta đối diện với ba người tồi và một người có nhân cách. Đó là cách đơn giản hóa đưa chúng ta vào ngõ bí. Câu chuyện Chúa Giêsu kể lại nhằm đối phó với những vấn đề nghiêm trọng về luân thường đạo lý và chúng ta phải quan tâm điều nầy cho nhiều vì đó cũng chính là những vấn đề chúng ta đang đối diện ngày hôm nay.

 

Những người cùng đinh  

Tôi không muốn đề cập đến cả ba khuôn mặt đó trong bài nầy. Tôi chỉ suy tư về thầy tư tế (linh mục) mà thôi. Theo một cách nào đó, thầy tư tế cũng biểu hiệu cho hai người kia. Không phải tôi chỉ đề cập đến thầy tư tế (linh mục) mà thôi, vì lý do tôi là linh mục.

Xin quí bạn ghi nhận điều nầy là vào thời kỳ đó, thầy tư tế làm nhiều việc lắm, ngoài việc dâng lời cầu nguyện và dâng lễ tế trong đền thờ. Ngài được đội nhiều cái mũ. Ngài thường được dồn trách nhiệm vào vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi kẻ khác, chăm sóc người già v. v… Vì vậy, nhiều người nghèo nương tựa vào ngài.  

Rồi cũng nhiều việc ngăn trở thầy tư tế thi hành các việc khác. Theo lề luật, ngài bị cấm không được đến gần xác chết trong vòng ba mươi bước. Nếu ngài lỗi phạm hay nếu ngài đụng đến một xác chết, điều đó làm cho ngài trở nên ô uế và không được xứng đáng để cầu nguyện trong đền thờ. Điều đó cũng làm cho ngài không đủ tư cách thi hành những bổn phận xã hội trong một thời gian nào đó. 

Một khi người ta hiểu được như vậy thì toàn bộ vấn đề sẽ thay đổi. Người ta sẽ nhìn thầy tư tế dưới một thứ ánh sáng khác. Ngài không còn xuất hiện như một loại người xuẩn động, thờ ơ và chai đá đối với những nhu cầu của một người đang dở sống dở chết.

 

Những vấn nạn có tính cách luân lý và đạo đức 

Như vậy, thầy tư tế trên đường đi lên thành Giê-ru-sa-lem bỗng nhiên phải đối diện với một số vấn nạn rất nghiêm trọng. Ngài đang tự hỏi mình: “Nếu tôi đi về phía đó và lấy chân lật thân xác đó lên, tôi sẽ làm được gì khi người ta cần tôi giúp đỡ. Tôi không thể giúp đỡ người đó được. Rất nhiều người sẽ đau khổ nếu tôi đụng đến cái xác đó. Nếu tôi đụng đến thân xác đó, họ không cám ơn tôi đâu. 

Chúng ta nên công bằng. Thầy tư tế đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Độc giả đương thời khi nghe câu chuyện nầy sẽ hoàn toàn đồng ý với quyết định của thầy tư tế. Nhưng rồi Chúa Giêsu đi tới và Ngài đã can thiệp, khiến mọi người sửng sốt. Ngài đưa ra những điều khác biệt cần phải quan tâm, bên cạnh những điều liên hệ đến pháp lý. Ngài cho biết “lòng trắc ẩn và tình thương” là những yếu tố cần được quan tâm.

 

Những nan đề 

Vậy chúng ta là những người tốt đang chấp hành luật lệ cách nghiêm chỉnh, giữ sổ sách kế toán sòng phẳng, không phải sao? Nhưng Chúa Giêsu đang nói cho biết có một cách khác, một cách cao đẹp hơn để giải quyết sự khủng hoảng. Và đó cũng là vấn nạn đang xảy ra trong thời hiện đại. 

Làm việc kinh doanh ngày nay có thể áp đảo con người một cách không thể tưởng tượng được. Một nhà kinh doanh tự nói với mình: “Tôi biết nếu tôi kết ước, nếu tôi ký giao kèo, nếu tôi man khai sổ sách kế toán, nếu tôi theo những sư tổ ở Wall Street, tôi sẽ thu được một số tiền lớn. Nhưng cuối cùng tôi đã hành động bất nhân và gây tổn thương cho những người khác. Những người có gia đình phải bảo trợ sẽ bị đối xử như những con tốt đen, phải bị hy sinh cho lợi nhuận của chủ nhân, cho cổ phần xí nghiệp. Nhiều người sẽ bị thất nghiệp.” 

Chính ở nơi đây Chúa Giêsu đã bước chân vào. Sự hiện diện của Ngài nêu lên những vấn nạn có tính cách luân lý và đạo đức. Phải chăng chỉ có lợi nhuận mới đáng kể không? Còn lòng trắc ẩn và tình thương thì sao? Những kinh doanh gia sẽ mau mắn trả lời là lòng trắc ẩn và tình thương không có chút ý nghĩa gì về mặt kinh tế ở nơi thương trường mà tại đó người ta cắt cổ nhau. Trong thực tế, đối với họ, lòng trắc ẩn và tình thương rất tai hại cho việc kinh doanh. 

Vì vậy, tình trạng khó xử của thầy tư tế cũng là song đề đối với chúng ta ngày nay. Tôi phải làm gì, khi đối diện với một quyết định tốt cho kinh doanh nhưng tai hại cho dân chúng? Đó là một nan đề!

 

Quyền lợi của tôi 

Tôi có quyền hưởng thụ chứ!” Đúng. Nhưng còn lòng trắc ẩn và tình thương thì sao? Chúa Giêsu nặng về lòng trắc ẩn và tình thương, như là một dạng sống cao hơn. Còn chúng ta thì sao? Chắc chắn điều đó sẽ đòi hỏi chúng ta rất nhiều. Nhưng một gia đình, một cơ sở kinh doanh, một vùng phụ cận, một xã hội, một thế giới vắng bóng lòng trắc ẩn và tình thương là một nơi trống trải hoang vu để sống. Hãy hỏi người đàn ông đang nằm dở sống dở chết dọc đường.  

Chúa Giêsu đã phá vỡ chính luật lệ của Thiên Chúa. Ngôn từ của Thánh kinh trong việc phá vỡ luật lệ nầy là lòng từ bi, sự quan phòng và tình thương vô điều kiện. Chúa luôn yêu thương chúng ta. Chúng ta không phải van xin Thiên Chúa để Ngài yêu thương chúng ta. Vấn đề ở đây là chúng ta được kêu gọi để sống một cuộc sống cao đẹp hơn. Dorothy Day đã nhắc nhở chúng ta là không gì có thể thay đổi được, cho tới khi chúng ta chấm dứt việc chấp nhận hệ thống dơ bẩn và mục nát nầy.

 

Hãy ném sách đi 

Ở đoạn cuối câu chuyện dụ ngôn, Chúa Giêsu trở lại với câu hỏi: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người bị bỏ rơi vào tay cướp?” (Lc 10, 36). Nhà thông luật đã miễn cưỡng trả lời chính đó là người Sa-ma-ri. Đầu óc thông luật của ông chắc chắn cho biết thầy tư tế có lý và Chúa Giêsu có thể đồng ý với ông về điểm đó. Nhưng rồi Chúa Giêsu cho biết là thầy tư tế đã không đi xa hơn.  

Tóm gọn lại, Chúa Giêsu muốn nói là thầy tư tế “nên liệng sách xuống”. Ngài nên liệng quyển sách cho xa và dấn thân vào hành trình của lòng trắc ẩn và tình thương, bởi vì lòng trắc ẩn và tình thương là con đường duy nhất đưa tới sự sống đời đời cách chính xác nhất.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!