Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● PS2: Thanh liêm Trí Thức

Bài suy niệm 28

THANH LIÊM TRÍ THỨC  

Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mầng vì được thấy Chúa. 

Người lại nói với các ông: ‘Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em.’ Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ. 

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: ‘Chúng tôi đã được thấy Chúa!’ Ông Tô-ma đáp: ‘Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.’  

Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em.’ Rồi Người bảo Tô-ma: ‘Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.’ Ông Tô-ma thưa: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’ Đức Giêsu bảo: ‘Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20, 19-29) 

***

Thiết tưởng chỉ có một cụm từ tóm gọn những xúc động của Tô-ma trong ngày Phục Sinh lần thứ nhất đó qua đoạn Phúc Âm trên đây, tức cụm từ “bị phản bội”. Tô-ma cảm thấy bị phản bội.  

Ba năm trước đây, Tô-ma đã bỏ hết nhà cửa, bạn bè và công ăn việc làm để theo chân Chúa Giêsu. Trong suốt ba năm trời, Tô-ma đã cố gắng hết sức. Và giờ đây, vị anh hùng của Tô-ma đã chết và đã được mai táng. Thế là hết! Thế là tiêu tan tất cả rồi! Vào cuối ngày đó, Tô-ma cảm thấy không còn gì để phô trương nữa, ngoại trừ những giấc mơ và ước vọng đã tan thành mây khói.

 

Chúa tiêu mất rồi 

Vào ngày Phục Sinh hôm đó, Tô-ma là một người bị vỡ mộng. Ông đã bị mất Chúa hoàn toàn rồi. Ông đã trở nên bất thường, bi quan. Ông không còn ưu tư gì về tương lai nữa; ông biết tương lai sẽ rất ghê sợ.  

Tô-ma cũng là một con người lương thiện nên không thể chấp nhận những sự việc vô lý, vô nghĩa. Cảnh tượng xảy ra tại căn phòng lầu trên ở Giê-ru-sa-lem đó còn đang sống động ở trong ký ức Tô-ma. Giu-đa đã chết. Tô-ma đã ra đi theo con đường riêng của ông, ôm ấp với mình bao biến cố dồn dập xảy đến vào dịp cuối tuần.  

Còn mười môn đệ kia đang co rúm, ẩn núp đằng sau những cánh cửa sổ và cửa chính khóa chặt lại. Họ khiếp sợ vì lo ngại chính sự việc đã xảy ra cho Chúa Giêsu cũng có thể xảy đến cho họ. Họ quá sợ hãi đến nỗi đã không tham dự việc tống táng Chúa Giêsu. Họ để lại việc đó cho vài người phụ nữ chăm lo cho thi thể của Ngài. Thế rồi Chúa Giêsu đã hiện đến với họ trong nỗi sợ hãi của họ và Tô-ma đã không có mặt ở đó.  

Ông đã ra đi theo con đường riêng của ông. Ông đã bị lỡ mất kinh nghiệm có một không hai trong đời – tức sự hiện ra lần thứ nhất của Chúa Phục Sinh với các tông đồ. Vào cuối ngày, khi ông trở về sum họp với nhóm thì được nghe nói là Chúa Giêsu đã sống lại. Ông chả quan tâm chút nào.  

Ông không thể và cũng sẽ không thể chấp nhận sự việc nói về một người chết đi đứng được, nhất là một người chết với những lỗ đinh ở tay chân. Ông đã phản ứng về tin nói Chúa Giêsu sống lại và khỏe mạnh – cũng như bất cứ ai trong chúng ta đều phản ứng như thế cả khi rơi vào tình cảnh của ông – với những lời nói chắc nịch sau đây: “Hết thảy các anh đều điên hết rồi!”  

Ông không giấu giếm điều đó. Ông rất thô lỗ khi nói như thế. Chúng ta hiểu ông đang đòi hỏi chứng cớ. Chúng ta hiểu ông đang muốn thấy những dấu đinh ở nơi chân tay Chúa Giêsu. Nhưng khi ông đề cập đến việc xỏ ngón tay vào nơi lỗ đinh của Chúa, thiết tưởng ông đã đi quá xa. Chúng ta thấy điều đó hơi lố bịch.  

Nếu chứng cớ đó không đủ, ông còn đòi hỏi được xỏ bàn tay vào cạnh sườn Chúa. Chúng ta thấy đó là điều hơi thô lỗ, ngay cả thô tục nữa. Nhưng chính đó là Tô-ma! Đó là loại người mà Tô-ma đang mang trong mình!

 

Đường lối tiếp cận của Chúa Giêsu – dịu dàng và mềm mỏng  

Hai điểm gây ấn tượng đối với chúng ta về câu chuyện nầy. Một là cung cách lịch sự mà Chúa Giêsu đã đối phó với Tô-ma và trong thực tế, với tất cả mọi người nghi nan, ngờ vực. Nếu chúng ta đang phải đối phó với những người hoài nghi như thế, chúng ta nên ghi nhận điều gì đang xảy ra ở đây. Chúa Giêsu đã không tống khứ Tô-ma ra khỏi căn phòng đó. Chúa Giêsu đã không làm cho Tô-ma cảm thấp mình bị kém cỏi, lép vế. Chúa đã không đòi hỏi đức tin bằng bất cứ giá nào.  

Điểm thứ hai gây ấn tượng đối với chúng ta là khi Chúa Giêsu hiện ra tám ngày về sau, Tô-ma đã có mặt ở đó, như là một thành viên sáng giá của cộng đồng Kitô hữu. Mặc dù Tô-ma đã nghi ngờ chân lý cơ bản nhất thuộc về đức tin – tức sự Phục Sinh – nhưng Giáo hội tụ họp ở trong căn phòng trên lầu đó đã chào đón Tô-ma như là một thành viên của nhóm họ.  

Có thể Tô-ma đã không tin những điều họ tường thuật về sự sống lại của Chúa Giêsu, tuy nhiên ông vẫn còn thuộc về Giáo hội. Ông không bị dứt phép thông công hay bị gán cho nhãn hiệu là kẻ lạc giáo, rối đạo. (Ông không chấm dứt việc tham dự Thánh Lễ!). Sự thật, nếu Tô-ma không ở với họ, ông không thể thấy Chúa Giêsu, bởi vì Chúa thường xuất hiện – không phải cho từng cá nhân mà cho một nhóm tín hữu tụ họp với nhau. 

Tuy nhiên, chúng ta không thể tưởng tượng cả mười tông đồ đã ngồi yên bất động và không chút quan tâm đến việc Tô-ma thiếu mất lòng tin. Chúng ta có thể tưởng tượng họ đã bị giao động một cách thâm sâu bởi sự khủng hoảng đức tin của Tô-ma.  

Chúng ta có thể tưởng tượng họ sát cánh bên nhau – với tư cách vừa cá nhân vừa cộng đoàn – và tạo nên một áp lực có tính cách đồng đội để nói với Tô-ma: ‘Nầy anh Tô-ma, đừng vô lý nữa, chúng ta cùng nhau nên tin tưởng như thế đi.’ Nhưng Tôma không thể chùn bước, bởi vì đó là điều thanh liêm trí thức đối với ông.

 

Nơi an toàn 

Căn phòng ở trên lầu đó là nơi an toàn cho Tô-ma hoài nghi. Chúng ta tin tưởng như thế đó. Nhà thờ phải luôn luôn trở nên một nơi an toàn cho những người mang nhiều hoài nghi và vấn nạn trầm trọng. Ở đó phải luôn có đủ chỗ khi có thêm một người hoài nghi mới.  

Cửa phải luôn rộng mở cho những ai cảm thấy bực dọc với Giáo hội, với trần thế và với cả Chúa nữa. Giáo hội phải luôn thực thi một chính sách mở rộng cánh cửa, hai mươi bốn giờ trên hai mươi bốn giờ, cả ngày lẫn đêm, cho hết mọi Tô-ma ở trên trần thế nầy khi họ đang vật lộn để làm cho đời sống của họ có ý nghĩa. 

Sự vô hình của Thiên Chúa bảo đảm rằng đôi khi chúng ta phải trải qua những giây phút khó khăn, ngờ vực. Trí óc Kitô hữu không thể không nêu lên những thắc mắc, thăm dò những vấn nạn, bộc lộ sự vô minh và cảm thấy hoang mang trên một căn bản thường xuyên: điều đó rất bình thường và lành mạnh. Thật ra, bất cứ ai có một khối óc ở trong bộ đầu đều biết suy nghĩ như thế cả. 

Dĩ nhiên chúng ta thường gặp những người hay trải qua những nghi nan trăn trở và một cách nào đó đã khiến họ trở nên ít Kitô hữu hơn. Đáng buồn thay và cũng sai lầm thay! Quan niệm đó đã trở nên lý do khiến họ đừng đi tham dự Thánh Lễ và còn hơn thế nữa, đã lìa bỏ Giáo hội luôn. Thật ra đó không phải là lối suy tư đứng đắn đối với họ. Đó là cách thức mà họ đối xử với Thiên Chúa như một thứ sương mù của thời xa xưa.  

Họ đã quên điều nầy là khi ta có một vấn nạn về đức tin thì Thiên Chúa đã biết trước rồi. Thiên Chúa đã biết những thắc mắc và vấn nạn đó nhiều năm trước khi Ngài tạo dựng nên họ rồi. Thiên Chúa đã cho chúng ta não bộ để nêu lên những vấn nạn và bộc lộ những hoài nghi. Thật thế, Thiên Chúa đã thiết kế não bộ chúng ta có khả năng hoài nghi về Ngài. Có thể Thiên Chúa muốn thấy chúng ta quấy rấy Ngài để cố gắng tìm kiếm Ngài?  

Nếu học đường có thể đã dạy ta rằng chân lý không thể được khám phá mà không chút cố gắng và nếu chúng ta phải khổ công để tìm kiếm một chút chân lý thì càng có lý do hơn nữa khi suy luận rằng tìm kiếm cho ra toàn bộ chân lý – tức chính Thiên Chúa – chúng ta phải nhọc công biết bao! Nếu chúng ta đưa ra một đường lối dễ dãi và gạt bỏ toàn bộ vấn đề như là những “câu chuyện của các bà già dễ tin”, thiết tưởng chúng ta không tôn trọng trí thông minh mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!

 

Nơi mọi người đều đến 

Có một nhóm khác đã nhanh chóng tự xóa bỏ họ khỏi sổ bộ. Đó là những người xa rời Giáo hội, những người sa ngã hay rơi vào hoàn cảnh sống tương giao bất thường như ly dị, sống chung ngoại hôn, song hôn hoặc đa hôn, hoặc chiến đấu vô hiệu trong những lãnh vực luân lý hay sống một lối sống không thích hợp với giáo huấn của Giáo hội. Họ cảm thấy như người giả dối khi họ xuất hiện trong Giáo hội. Do đó họ cảm thấy họ không thuộc về Giáo hội.

Không gì có thể xa cách sự thật. Sứ vụ của Giáo hội là cung ứng niềm hy vọng và sự chào đón bằng đôi cánh cửa luôn rộng mở. Điều đó có nghĩa là Giáo hội là một nơi mà ai cũng cảm thấy luôn luôn được chào đón theo cung cách của chính họ, chứ không phải theo điều mà những người khác mong chờ nơi họ.  

Xét cho cùng, Chúa Kitô không những đã chào đón những người ngoại cuộc, những người bị khai trừ và những người hoài nghi, nhưng Chúa cũng chào đón cả những người đến để tích cực hãm hại Ngài như ở trong vườn Giết-sê-ma-ni. Giáo hội được Chúa Giêsu thiết lập đã mở rộng cửa cho mọi người bất phân nếp sống của riêng họ. Chúa Giêsu đã đến để “kêu gọi người tội lỗi chứ không phải người công chính”.

 

Giáo hội là tổ ấm 

Một câu chuyện thương tâm về một cô gái giang hồ ở Chicago. Một người bạn gái đang cố gắng đến với chị ta và mời chị đến với Giáo hội để được giúp đỡ. Chị nói: “Tại sao tôi phải tới nơi đó? Tôi tự cảm thấy xấu xa quá đủ đối với chính bản thân tôi rồi. Những người ở nơi đó càng làm cho tôi tự cảm thấy tồi tệ hơn nữa.” 

Đáng buồn biết bao cho người đàn bà đó. Có lẽ chị đáng thương hơn là đáng trách. Hoặc giả người nào mà đức tin giống sợi chỉ mành, như Tô-ma chẳng hạn, có thể cảm thấy mình là đồ thừa mứa hoặc không có chỗ đứng ở trong lòng Giáo hội. Lẽ ra Giáo hội phải là nơi chúng ta đi tới đó khi cần được giúp đỡ.  

Khi chúng ta nói tới “Giáo hội” tức là chúng ta đề cấp tới một tòa nhà, các linh mục, hàng giáo phẩm. Chúng ta đề cập tới chính chúng ta là cộng đồng dân Chúa. Trong ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ là một nơi mà chúng ta chắc chắn được chào đón ân cần, chứ không phải bằng một cái nhún vai lạnh lùng; một nơi mà chúng ta cảm nghiệm được Chúa thương yêu chúng ta, cho dù chúng ta trở nên hư hỏng xấu xa đến mức độ nào.

 

Nơi được chào đón 

Chúng ta có nhận thấy quan trọng biết bao, vào mỗi Chúa nhật, khi chào đón niềm nở những người xa lạ, những người mới tới hay những người láng giềng đang ở giữa chúng ta với những lời chào đón như sau: “Rất vui mầng khi thấy anh/chị, cám ơn anh/chị đã mang đến vinh dự cho chúng tôi bằng sự hiện diện của quí anh/chị” không? 

Chắc chắn đó là sứ điệp mà các tông đồ đã trao ban cho Tô-ma. Chẳng có mảy may gì về cử chỉ gợi lên ý tưởng: “Chúng tôi hay hơn anh, bởi vì chúng tôi đã thấy Chúa Phục Sinh, còn anh đã không thấy; hoặc giả chúng tôi đã được lãnh nhận Thánh Thể, còn anh không được nhận.”  

Nếu có sự khiếm khuyết nào về thiện cảm hay lòng trắc ẩn ở tại căn phòng hội họp trên lầu đó, có thể là giọt nước thêm vào, làm vỡ mặt Tô-ma. Có thể Tô-ma đã dễ dàng cuốn gói ra đi và xa rời Giáo hội mãi mãi, hoặc ngay cả làm điều dại dột như Giu-đa đã làm. 

Chính những Tô-ma đa nghi và những Maria Ma-đa-lê-na hư hỏng, những con trai và con gái hoang đàng khi rơi vào những hoàn cảnh xung đột thì sẽ dễ dàng bỏ đi. Chính đó là những người cho chúng ta niềm hy vọng và sức phấn đấu đề sống Tin Mừng và sống chân thành với một Thiên Chúa từ bi, nhân ái mà chúng ta không thể thấy và hiểu biết trọn vẹn trong cuộc sống nầy.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!