Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Dưới Chân Thánh Giá

Bài suy niệm 22

DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ 

Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.” (Ga 19, 25) 

*** 

Một thần học gia nổi tiếng của thế kỷ hai mươi là Karl Rahner, có lần đã nói là thời gian đã đến để chúng ta trở thành thần bí gia hay người vô tín ngưỡng. Câu nói đó có ý nghĩa như thế nào? 

Khi tôi lớn lên vào những thập niên 1940 và 1950, đức tin Kitô giáo, bằng nhiều cách khác nhau, được truyền đạt do nền văn hóa đại chúng. Đi xem lễ thì dễ dàng hơn là không đi. Chúng tôi xuất thân từ những gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và một xã hội đã hỗ trợ bằng cách truyền đạt và làm trung gian giữa đời sống đức tin và cá nhân chúng tôi. 

Ngày nay, giới trẻ Công giáo cảm thấy bị cô lập và đơn độc đối với việc sống đức tin của họ. Xem ra có ít người trẻ thực hành đức tin mà trong đó họ đã được sinh ra và lớn lên. Họ không còn nương tựa vào những người quan trọng trong đời sống của họ như người phối ngẫu, vợ chồng chưa cưới, gia đình, bè bạn…để được sự cảm tình và nâng đỡ về mặt đức tin.

Theo Rahner, ngày nay việc cầu nguyện riêng tư sẽ quan trọng hơn trong quá khứ nhiều. Chúng ta cần những người nam người nữ biết cầu nguyện để tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận các bí tích một cách có hiệu quả.  

Đó là một nhận định quan trọng và sâu sắc. Đối với Rahner, hành động đức tin riêng tư đó không phải là điều mà chúng ta thường làm như khi quỳ gối trước tượng thánh giá và nói: “Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng đời sống của con cho Chúa.”  

Có thể chúng ta có những lúc như thế và những lúc đó cũng phong phú cùng quan trọng, nhưng đối với Rahner, hành động đích thực của thần bí học là suy niệm theo ý hướng Thánh kinh. Đó là hành động làm cho chúng ta trở nên những tín hữu.

 

Suy niệm  

Điều đó có nghĩa như thế nào? Tôi nhận thấy: khi suy niệm người ta có thể chịu đựng sự căng thẳng nội tâm và biến đổi nó đi.” Trong Thánh kinh, cụm từ “suy niệm” được dùng cho ai? Dùng cho Mẹ Maria 

Khi Mẹ phải đối diện với những sự việc mà Mẹ không thể giải quyết bằng lý trí, Mẹ giữ lấy trong tâm hồn để “suy niệm”, Mẹ chịu đựng sự căng thẳng hơn là tìm cách tiêu trừ. Chúa Giêsu cũng hay suy niệm.  

Ở trong Thánh kinh, ngược lại với điều “suy niệm” là “kinh ngạc”. Càng đọc Thánh kinh, chúng ta nhận thấy mỗi khi Chúa Giêsu làm một phép lạ thì dân chúng đều kinh ngạc.  

Điều đó cũng xảy ra tại các buổi hòa tấu nhạc “rock”, những cuộc đá bóng, những buổi trình diễn văn nghệ. Sinh lực tràn qua châu thân khán giả và tuôn tràn ra ngoài. Dân chúng bắt đầu reo hò, la hét, vỗ tay, giậm chân. Và chúng ta cũng làm như thế. Dân chúng bắt đầu cười to, gọi tên cầu thủ và chúng ta cũng hùa theo. Làm như thế, không có gì sái quấy hết. 

Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu làm phép lạ và dân chúng kinh ngạc, có thể Chúa Giêsu đã nói: Đừng kinh ngạc! Mẹ Maria đã xử sự đúng!

 

Phẩm cách nguyên vẹn 

Đối với triết gia Socrate, “suy niệm” có nghĩa là “cuộc sống không được xem xét thấu đáo là một cuộc sống không đáng sống”. Triết gia muốn thuyết phục chúng ta rằng sự rèn luyện trí thức thì quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên đó không phải là lối “suy niệm” mà Thánh kinh muốn đề cập tới.  

Khi Mẹ Maria đứng dưới chân thánh giá, Mẹ đang “suy niệm” theo ý nghĩa của Thánh kinh. Mẹ không những bất lực trong việc ngăn cản người ta đóng đinh Chúa Giêsu mà còn bất lực trong việc giải thích những hành động của chính Con mình. Mẹ không la hét, kêu khóc, nói to cho mọi người biết là Ngài vô tội và chính hai tên trộm kia mới là kẻ có tội.  

Trong tiếng Do-thái, từ  ngữ “đứng” biểu lộ một tư thế của sức mạnh. Các nghệ sĩ thường miêu tả Đức Mẹ như là một người đàn bà yếu đuối. Họ đã sai lầm. Đức Mẹ rất mạnh mẽ kiên quyết. Đức Mẹ đã chứng kiến sự lầm lạc, sự bất công của tất cả những điều đó, nhưng Đức Mẹ không thể làm gì được hết.  

Đức Mẹ đã không gục ngã. Đức Mẹ đã nhận lấy tất cả sự hận thù nhưng không để lòng căm thù đi qua con người của Mẹ và thoát ra ngoài bằng sự đắng cay. Đức Mẹ đã mang lấy sự căng thẳng nội tâm và biến đổi nó cùng với phẩm cách nguyên vẹn của Mẹ.

 

Cao siêu 

Cho phép tôi đưa ra một thí dụ khác về ý nghĩa của sự  “suy niệm”. Một thanh niên gặp gỡ một thiếu nữ. Hai bên cảm thấy hấp dẫn nhau về mặt thể xác. Họ đâm ra si tình, nhưng đã khước từ những cám dỗ của xác thịt. Họ chịu đựng và chịu đựng. Từ từ và một cách đau đớn, họ trở nên căng thẳng. 

Nhưng sự tương giao giữa họ trở nên trưởng thành và họ có thể nói: “Tôi trở nên một con người tốt hơn khi tôi không bỏ cuộc, bởi vì tôi chịu đựng được tất cả những sự căng thẳng đó trong đời sống tôi.

 

Tâm hồn cao thượng 

Chúng ta thấy những gương đó qua những nền văn học vĩ đại và điều gì đã làm nên một vị anh hùng tên tuổi? Điều gì đã làm cho một tâm hồn trở nên cao thượng?  

Đó không phải là Rambo nổ súng loạn xạ với bất cứ ai, bất chấp hậu quả ra sao. Đó không phải là sự cao thượng mà là sự thể hiện của nam tính một cách quá đáng.  

Thường người ta định nghĩa sự cao thượng đối với một người, khi người đó không quan tâm tới sự nhàn hạ của mình, cũng như những nhu cầu hay sự đớn đau, chỉ muốn chịu đựng sự căng thẳng nội tâm vì một lý do cao cả hơn trong một thời gian lâu dài. 

Chúng ta cảm nhận được sự cao thượng của tâm hồn khi một nhân vật nào đó, như Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni chảy mồ hôi máu và không để bị cám dỗ phải giải quyết mọi việc một cách hấp tấp vội vã, để được kết thúc một cách nhanh chóng dễ dàng. 

Không ai sẽ mãi mãi trung thành trong hôn nhân, gia đình, bè bạn, công việc làm ăn, đạo giáo mà đôi khi không đổ mồ hôi máu hay phải chịu đựng thần kinh căng thẳng vì sự trung tín. Vâng, tôi tin tưởng đây chính là lúc chúng ta phải trở nên hoặc là thần bí gia hoặc là người vô tín ngưỡng.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!