Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Một Ngôi Sao Lạ

Bài suy niệm 18

MỘT NGÔI SAO LẠ  

Khi Chúa Giêsu ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem và hỏi: ‘Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.’ 

Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: ‘Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt It-ra-en dân Ta sẽ ra đời. 

Bấy giờ vua Hê-ro-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: ‘Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.’ 

Nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-ro-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” (Mt 2, 112) 

*** 

Ai là những đạo sĩ, những chiêm tinh gia được hướng dẫn bởi ngôi sao huyền bí đó? Chúng ta không biết họ là ai và đến từ xứ nào ở Phương Đông. Chúng ta chỉ biết năm điều về họ. Đó là họ đã thấy, đã tìm kiếm, đã gặp được, đã thờ lạy đã trở về quê quán. Tôi mong dẫn bạn đi sơ qua mỗi giai đoạn đó.

 

Ngón tay của Chúa 

Trước hết, họ thấy một ngôi sao. Có thể bạn sẽ nói:”Thì sao đây? Tôi thấy rất nhiều ngôi sao, bất cứ lúc nào mà!”  

Xin bạn suy nghĩ về câu chuyện nầy: Có một người chăn nuôi bầy ngỗng. Chúng chạy rong ngoài sân và suốt ngày tìm bới thức ăn. Ngày kia, người đó để ý là bầy ngỗng tự nhiên nhìn chòng chọc lên trời. Khi ông ta ngước mắt lên nhìn, ông hiểu lý do tại sao chúng không ngừng nhìn lên trời. 

Ở trên đầu chúng, những con ngỗng trời đang bay thành đàn về phía Nam để trốn tránh mùa đông. Đàn ngỗng của ông già ở dưới đất, vỗ cánh đen đét và kêu la inh ỏi. Nhưng chúng không thể bay xa đưọc. Chúng phải dừng lại nơi chúng đang ở. Chúng cũng thấy đàn ngỗng trời nhưng không làm gì khác hơn được. 

Shakespeare, trong vở kịch Julius Caesar, đã nhắc nhở chúng ta: “Trong các vấn đề nhân sinh, luôn có một cơn thủy triều: người ta bị nước cuốn lôi, đưa đến tài vận; nhưng con người đã lãng quên toàn bộ hành trình cuộc sống của họ, để bị dun dủi theo cảnh đời bất hạnh.”  

Theo ngôn từ Thánh kinh, chúng ta gọi cơn thủy triều đó là vì sao lạ, là ngón tay của Chúa trong cuộc sống chúng ta.

 

Con tim không ngừng thổn thức
 

Những đạo sĩ từ Đông phương đã thấy vì sao lạ và đã đi theo: đó là giai đoạn đầu tiên. Và rồi họ đã đi tìm kiếm: đó là giai đoạn hai.  

Họ tìm kiếm bởi vì, cho dù họ thành công trong cuộc sống – và họ rất đỗi thành công – họ là những chiêm tinh gia, những nhà thông thái, những học giả, những chuyên viên, những đạo sĩ, những hiền nhân. Họ đưa ra những vấn nạn tối ư quan trọng bởi vì họ không được thỏa mãn và bất an. Có điều gì còn thiếu sót trong cuộc sống của họ. Họ không biết sống cho ai. 

Rồi thì ngôi sao đã xuất hiện và một cách thật huyền nhiệm, đã thông đạt cho họ biết một em bé đã ra đời là kẻ đang nắm giữ toàn bộ câu trả lời cho những vấn nạn của họ.  

Một khi họ xác tín là trẻ nhỏ đó chính là chìa khóa cho việc truy tầm của họ, họ kiên quyết là không có gì có thể ngăn chặn họ trên hành trình tìm kiếm chân lý có thể mang lại cho họ sự tự do sống cuộc sống mà họ đã được sinh ra.

 

Truyện cổ tích 

Có một truyện cổ tích về ba vị đạo sĩ đang khi hăng say đi theo ngôi sao thì dọc đường, họ đã dừng chân để thăm viếng một phụ nữ mà một trong ba vị đạo sĩ quen biết và nói cho bà biết tin mừng lớn lao đó. Chị rất vui mừng vì cuộc thăm viếng đó. 

Chị ngỏ ý: “Tôi rất vui được các vị cho biết tin đó. Tôi thường nghiên cứu Thánh Kinh nói về việc Chúa sẽ đến. Nhưng tôi quá bận rộn. Tôi có quá nhiều việc để làm. Quý vị cứ đi và khi nào rảnh rỗi tôi sẽ đi theo ngay.” 

Tuy nhiên, đến khi chị rảnh được, ngôi sao đã lặn, các đạo sĩ đã biến mất, không còn thấy nữa. Chị không bao giờ đi tới Bê-lem nên không bao giờ được thấy Chúa Giêsu. 

Các đạo sĩ đã du hành xa xôi lâu ngày, khắc phục mọi gian khổ, kể cả việc gặp gỡ vua Hê-rô-đê tuy vắn vỏi, nhưng cũng đầy kinh sợ. Nhưng họ vẫn kiên tâm và can trường theo đuổi, cho đến khi cuối cùng đến được Bê-lem.  

Cuộc tìm kiếm của họ chấm dứt ở một nơi không ai nghĩ tới, ẩn khuất nơi xa xôi hẻo lánh tại miền Ga-li-lê. Họ đã gặp được những gì họ tìm kiếm. Đó là giai đoạn ba. Và họ đã thấy gì ở Bê-lem?

 

Thiên Chúa hiển linh
 

Webster định nghĩa “hiển linh” như là “một sự hiểu biết sâu sắc và đột biến đưa vào một thực tại lớn lao hơn”. Dịp lễ đó được gọi là “lễ Chúa Hiển Linh”. Như vậy, các đạo sĩ đó đã thấy gì vào dịp “lễ Chúa Hiển Linh đầu tiên”? 

Đó là đàn cừu trông thấy em bé trong khi chúng vẫn tiếp tục ăn cỏ. Người chủ quán thấy em bé và nói: “Bé thật xinh xắn dễ thương.” Các đạo sĩ thấy em bé và tự nghĩ: “Đó là ai vậy đối với dân Ít-ra-en? Đó là ai vậy đối với chúng ta? Có thể đó là một thiên thần của Chúa chăng?”  

Rồi họ có một sự nhận thức sâu sắc ngay lập tức. Họ đã thấy một thực tại lớn lao hơn. Thánh Mát-thêu cho chúng ta biết họ đã quì gối và bái lạy Ngài. Đó là giai đoạn bốn. 

Sau khi thờ lạy xong, họ đã đứng dậy và lên đường trở về. Họ trở về quê quán, thay đổi nhận thức của mình để hiểu biết sâu sắc hơn. Điều đó mới thực quan trọng! Giờ đây họ có lý do mới để sống và niềm hy vọng mà họ không có trước khi đến Bê-lem.  

Lễ Chúa Hiển Linh” chỉ có trong đôi mắt người được chứng kiến, như một thi sĩ đã nói: “Mỗi một bụi cây đều bừng cháy ngọn lửa của Chúa. Ai thấy được sẽ cởi giày ra, còn những người khác chỉ lo hái dâu mà thôi. 

Thật có ý nghĩa khi Phúc Âm nhận xét là các đạo sĩ đã trở về quê quán bằng một con đường khác và họ không bao giờ đi lại chính con đường cũ trước đây nữa. Đó là giai đoạn năm.

 

Những gì đã xảy ra sau đó? 

Lễ “Chúa Hiển Linh” là giai đoạn năm đối với chúng ta. Trong sáu tuần lễ trước đó, căn cứ vào Thánh kinh và theo lịch phụng vụ, chúng ta đã có một hành trình khá dài và khá xa, khi trải qua bốn tuần lễ Mùa Vọng tượng trưng cho bốn ngàn năm giữa thời gian Thiên Chúa hứa ban cho một Đấng Cứu Thế và thời gian lời hứa đó được thực hiện.  

Chúng ta đã đến Bê-lem và đã chính mắt quan sát một thực tại lớn lao hơn. Chúng ta đã quì gối và bái lại. Giờ đây là lúc chúng ta phải tắt những cây đèn cầy Giáng Sinh, đem máng cỏ cất đi và xếp lại những đồ trang hoàng Mùa Vọng để dành cho năm tới. 

Tuy nhiên một vấn nạn lớn lao vẫn còn: Từ đây chúng ta sẽ đi về đâu? Có phải chúng ta sẽ trở về cũng một con đường cũ, với lối sống nhọc nhằn trước đây? Hoặc giả, có phải chúng ta sẽ trở về bằng một con đường khác, cương quyết không đi lại chính con đường xưa kia nữa?

Cũng như ông Môi-sen, có phải chúng ta cần cởi giày ra, bởi vì giờ đây chúng ta thấy mình đang đạp lên đất thánh hay chúng ta cứ tiếp tục hái dâu? Như những con ngỗng, có phải chúng ta cứ bất động nơi mình đang đứng hay phải bay vút lên cao, vươn tới một cuộc sống cao đẹp hơn? Chúng ta có kinh ngạc bằng một sự nhận thức đột biến và sâu sắc để nhận chân sự tương giao giữa những thực tại nhỏ bé của chúng ta với một thực tại lớn lao hơn, đó là Thiên Chúa bằng xương bằng thịt?  

Câu trả lời cho những vấn nạn đó, cũng như câu trả lời cho tất cả những vấn nạn lớn lao khác, cuối cùng phải đến từ bên trong chúng ta.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!