Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

Bài suy niệm 17

MỘT EM BÉ NẰM TRONG MÁNG CỎ 

Trong đêm Giáng Sinh, điều trước tiên người ta không bao giờ quên được là Thiên Chúa đã từ vĩnh cửu đi vào thời gian và thể hiện trong một em bé nằm trong máng cỏ. Thánh Luca viết: “Khi hai người đang ở đó thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rối đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Lc 2, 6-7) 

Đó là Thiên Chúa bằng xương bằng thịt, được quấn tã, xem ra không xứng đáng với Chúa Tể càn khôn, tạo dựng trời đất vũ trụ. Thật là một mầu nhiệm đức tin! Ai có thể cắt nghĩa được điều đó? Ai có thể nói cho chúng ta biết tại sao?  

Người điên rồ cho biết lý do: những người khôn ngoan không bao giờ cố cắt nghĩa cho ra lẽ. Tuy nhiên Thánh Gioan là một người khôn ngoan đã cố cắt nghĩa với hết sức mình: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. ” (Gio 3, 16)

 

Sự ngạc nhiên linh thánh 

G. K. Chesterton nắm bắt yếu tố ngạc nhiên trọn vẹn đó trong đêm Giáng Sinh khi ông viết: “Đôi bàn tay đã tạo dựng mặt trời và các tinh tú, trở nên quá bé nhỏ để có thể vói tới những cái đầu to lớn của các súc vật ở trong hang động Bethlehem.” Ai có thể hiểu được điều đó một cách trọn vẹn? Và phải hiểu như thế nào đây? Chúng ta cần phải hiểu rõ điều đó để ngạc nhiên run lên vì vẻ đẹp tuyệt vời!

 

Câu chuyện vĩ đại nhất chưa bao giờ được nói hết 

Máng cỏ là dụ ngôn vĩ đại về Lễ Giáng Sinh. Cảnh tượng đơn giản mà máng cỏ tượng trưng không bao giờ ngừng nói cho con tim chúng ta từ bên trong. Chúng ta cần những dụ ngôn như máng cỏ và những câu chuyện như dưới đây đã xảy ra trong một gia đình người Canada sống ở tỉnh bang British Columbia là nơi tôi được đặc ân sống như tại quê nhà qua năm lễ Giáng Sinh.   

Hôm đó là Đêm Vọng Giáng Sinh. Một cặp vợ chồng tranh luận sôi nổi và thấy thật kỳ quặc phi lý về việc Thiên Chúa giáng sinh xuống trần như một trẻ sơ sinh, không nơi nương tựa. Người chồng nhấn mạnh là để được chú ý về mình và gây ấn tượng mạnh mẽ trên trần thế không phải là phong cách của Thiên Chúa.  

Khi người chồng đang nói, tức thời có một chấn động mạnh ở ngoài vườn. Anh kéo màn cửa sổ lên và nhìn ra ngoài. Thật ngạc nhiên, anh thấy năm con ngỗng trời, đi chập choạng trên tuyết. Chắc chắn chúng đã rời khỏi đàn ngỗng thiên di.  

Lo lắng để giúp đỡ chúng, anh vội chạy ra ngoài vườn. Nhưng sự xuất hiện của anh đã khiến cho những con ngỗng trởi hoảng sợ hơn nữa. Chúng càng vỗ cánh đen đét, càng lún sâu trong tuyết. Người chồng mở cửa ga-ra và cố lùa chúng vào bên trong. Anh càng cố giúp đỡ, chúng càng hoảng sợ thêm: điều đó rõ ràng gây nguy hại cho chúng.  

Trong một giây phút tuyệt vọng, người chồng mong sao trở thành con ngỗng trời để có thể nói cùng một thứ tiếng với chúng: đó là cách duy nhất anh ta có thể cố gắng giúp đỡ chúng mà thôi.

 

Quyền năng Thiên Chúa   

Nhưng đau buồn thay, người chồng đó không có năng lực tự biến mình thành con ngỗng trời. Tôi không rõ những gì đã xảy ra cho những con ngỗng trời sau đó, nhưng tôi biết ít nhất là trong vài phút vắn vỏi, người chồng đó đã hoàn toàn cảm kích điều kinh ngạc xảy ra trong đêm Giáng Sinh. Đó là điều kinh ngạc về Thiên Chúa nhập thể vào một đêm đông đã lâu lắm rồi ở nơi tỉnh nhỏ Bê-lem.  

Ngài đã dùng quyền năng Thiên Chúa của Ngài để trở nên một người như chúng ta và nói một ngôn ngữ mà loài người ở mọi thời đại, mọi lứa tuổi, thuộc mọi sắc dân, màu da và nếp sống có thể hiểu được. Ngài nói ngôn ngữ tình yêu khi Ngài công bố là Con của Ngài trở nên con người để mọi người – nam cũng như nữ – được trở nên con cái Thiên Chúa. Đó là Tin Mừng lớn lao! Đó là định mệnh chúng ta! Thiên Chúa đã làm cho cuộc sống chúng ta mang một ý nghĩa tuyệt vời. 

Giờ đây chúng ta là một thành phần mật thiết, không thể tách rời được,  nằm trong kế hoạch mà Thiên Chúa muốn làm cho thế giới. Chúng ta tham gia vào vở kịch vĩ đại mà Thiên Chúa đã dàn dựng. Có thể chúng ta không quen với toàn bộ vở kịch đó và không hiểu nhiều về nguyên bản. Có thể chúng ta chỉ đóng một vai trò khiêm tốn, còn khiêm tốn  hơn Mẹ Maria và Thánh Giuse, các mục đồng hay ba nhà đạo sĩ. 

Điều quan trọng là chúng ta đã được chọn lựa để trở thành diễn viên trong Vở Kịch Lớn Lao của Thiên Chúa. Và giờ đây chúng ta chỉ cần đóng vai trò của chúng ta càng tuyệt vời bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tất cả những điều đó chỉ có ý nghĩa đối với những ai có đôi mắt tinh tế để nhận thấy họ đang tham gia vào một kế hoạch lớn lao hơn so với thân phận làm người của họ rất nhiều.

 

Bức tranh vĩ đại  

Từ ngữ “tai họa” (“disaster”) là một từ ngữ thật hấp dẫn. Từ ngữ đó phát xuất từ tiếng La-tinh, có nghĩa là “bị phân cách khỏi các vì tinh tú” (disconnected from the stars). Theo Thánh kinh và có tính cách thi phú, những tinh tú biểu hiệu cho một câu chuyện vĩ đại, câu chuyện về vũ trụ, về sáng thế.  

Thi sĩ William Stafford đã cảnh cáo chúng ta bằng một câu khá mạnh mẽ về việc chạy theo một Thiên Chúa sai lầm: “Vì chạy theo một Thiên Chúa giả hiệu, do đó chúng ta đã đánh mất những vì sao của chúng ta.” Điều đó có nghĩa là chúng ta bị phân cách khỏi câu chuyện vĩ đại mà chúng ta phải tham gia và khi chúng ta bị phân cách như thế, chúng ta đánh mất đất đứng của mình, đánh mất dòng mạch, tình tiết của cốt truyện và đối diện với một đại họa. 

Ngược lại, bao lâu chúng ta biết câu chuyện nhỏ bé của chúng ta như được sinh ra, cắp sách đến trường, tốt nghiệp và kiếm được việc làm, si tình rồi đi đến kết hôn, sinh con đẻ cái và sau cùng sẽ chết đi…đều được đan kết với một câu chuyện lớn lao hơn thì chúng ta đã có căn bản và nền tảng vững chắc để sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.  

Tất cả nền tâm lý học và tâm lý trị liệu trên thế gian nầy không thể cho chúng ta một tầm nhìn về vũ trụ học đó. Viễn kiến đó và tầm nhìn về vũ trụ đó đến từ tôn giáo. Nếu bạn nghi ngờ tôi, mời bạn nhìn vào máng cỏ và bạn sẽ thấy, dưới biểu tượng dụ ngôn, sự liên kết của bạn vào một câu chuyện vĩ đại. 

Điều chúng ta thấy đang xảy ra trong thế giới Tây phương mà chưa bao giờ xảy ra trước đó trong lịch sử loài người là sự phân cách giữa những câu chuyện nhỏ bé của chúng ta với câu chuyện vĩ đại kia. Khi chúng ta không tin tưởng câu chuyện vĩ đại đó, thì sự liên hệ gắn bó của chúng ta đã bị cắt đứt.  

Có thể lúc ban đầu chúng ta không nhận chân điều đó vì chúng ta bị tách rời khỏi câu chuyện vĩ đại đó trong chốc lát. Có thể chúng ta thành công trong cuộc sống và điều đó cũng tốt thôi. Và cuộc sống chúng ta được thích thú thì cũng tốt nữa. Nhưng nếu vào một lúc nào đó và ở một nơi nào đó, chúng ta bị phân cách khỏi câu chuyện vĩ đại kia, chúng ta có nguy cơ sẽ kết thúc trong sự vô nghĩa.

 

Những người hạnh phúc 

Những người hạnh phúc thật thông thường là những người tin tưởng một đôi điều và đặt căn bản đời mình trên những chân lý đó. Niềm tin của họ thật cụ thể và vững chắc. Họ không dao động ngả nghiêng theo những cuộc thăm dò dư luận, theo thời trang hay lề thói phong hóa. 

Tôi đã gặp một chàng thanh niên ở Waterfond, Ái-nhĩ-lan. Anh đã hỏi dồn tôi một số câu hỏi thuộc nhiều lãnh vực. Anh muốn xây đắp cuộc đời mình trên một điều gì vững chắc, như mọi người khác. Tôi nói với anh: “Xem đây, tôi không thể trả lời hết mọi câu hỏi của anh. Nhưng tôi sẽ nói những gì tôi có thể biết: Thiên Chúa thiện hảo, vì vậy những tạo vật của Ngài thiện hảo và thế giới cũng thiện hảo.”  

Đó là những điều xác thực tôi có thể trả lời cho anh ấy và tôi tin tưởng điều đó là đúng, vì đó là những điều xác thực mà tôi muốn đặt cơ sở đời sống của tôi trên đó. Đó là những chân lý nối kết tôi với câu chuyện Giáng Sinh, với Thiên Chúa bằng xương bằng thịt: một Thiên Chúa đang quan tâm đến vũ trụ cùng nhân sinh và chăm nom một cách say đắm tạo vật của Ngài, cho dù cuộc sống con người đôi khi thật phức tạp, khó khăn và gây nhiều rối rắm.

 

Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta 

Một khi chúng ta tín nhiệm Thiên Chúa một cách trọn vẹn, chúng ta không cần lo lắng phải giật dây hay nhấn nút cho đúng cách, bởi vì chúng ta biết rằng tất cả không tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta đều biết Chúa Giêsu đã chọn lựa sống trên trần thế nầy và trần gian là thế giới Ngài lựa chọn 

Chúng ta biết giá trị của Ngài không chỉ nêu gương hoàn thiện và để mặc chúng ta theo gương đó, hoặc chỉ mạc khải chân lý về Thiên Chúa và để mặc chúng ta sống chân lý đó. Giá trị đích thực của Thiên Chúa là Ngài sống trong chúng ta. Ngài là Emmanuel” –  Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Thiên Chúa ở trong chúng ta. 

Vậy thì Giáng Sinh mang lại sự khác biệt nào? Giáng Sinh mang lại sự khác biệt nầy là liên kết câu chuyện nhỏ bé của chúng ta với câu chuyện vĩ đại của Chúa. Và như thế Chúa Giêsu mang lại sự khác biệt cho hết mọi người trên trần thế, nếu chúng ta để cho Ngài hành động trong chúng ta!



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!