Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Thống Hối

Bài suy niệm 15

THỐNG HỐI 

Trong Phúc Âm Thánh Luca (3, 2-6), Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta được giao phó sứ mệnh như sau: “…có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gioan trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: ‘Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.’”

 ***

Đó là một công việc khá vất vả. Thánh Gioan Tẩy Giả đã rảo bước khắp miền Palestine. Sứ điệp của ngài thật đơn giản nhưng cấp bách: Đấng Thiên Sai sẽ đến. Hãy chuẩn bị tâm hồn. Hãy sửa sang lại những con đường khúc khuỷu quanh co. Hãy thống hối! 

Những biến cố sau đó cho thấy một số người nghe theo và một số người không nghe. Về sau, Chúa Giêsu cũng băng qua những con đường đó cùng với một sứ điệp như thế: Hãy thống hối! Hãy thay đổi cuộc sống. Hãy trở nên môn đệ của tôi.  

Lời kêu gọi của Gioan đôi khi có tính cách bộc trực và hăm dọa. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu có tính cách ân cần, đầy lòng nhân ái, ít gây tức giận, đầy tình thương và giàu lòng mẫn cảm. Chúa Giêsu giúp dân chúng hoán cải. Ngài không bao giờ cố tình bắt nạt hay bức bách bất cứ ai thống hối. Một số người nghe theo và một số người không nghe. 

Kể từ đó có nhiều thay đổi. Nhưng một câu ngạn ngữ đã nói: sự việc càng đổi thay, càng giữ nguyên trạng.

 

Oscar Wilde 

Sau khi xem trình diễn lần đầu tiên một trong những kịch bản của mình, Oscar Wilde lui về câu lạc bộ nghỉ ngơi. Một người bạn hỏi ông: “Vở kịch tối nay như thế nào?” Oscar trả lời: “Vở kịch thành công lớn, nhưng khán giả thật thảm bại. 

Câu chuyện cứu rỗi mang đến cho chúng ta hai phần vẫn còn chưa biểu lộ hết: Những gì Chúa làm cho chúng ta và sự đáp trả của chúng ta đối với những điều Chúa đã làm. 

Tôi hình dung Chúa Cha nói với Chúa Giêsu như sau: “Con ơi, hãy nói cho Cha biết sứ vụ của con trên trần thế diễn tiến như thế nào?” Tôi hình dung Chúa Giêsu nhìn xuống trần thế và trả lời: “Cha ơi, sứ vụ của con thành công mỹ mãn, nhưng còn người trần thế…”  

Không phải phần việc của tôi phải nói cho hết câu. Chính Chúa Giêsu mới nói cho trọn câu. Điều chúng ta có thể nói là lời kêu gọi thống hối không bao giờ thay đổi. Nhưng có những người lắng nghe và những người không quan tâm.

 

Hình ảnh nghèo nàn

 

Bất hạnh thay, từ ngữ “thống hối” gợi lên một hình ảnh nghèo nàn, mang lại một hậu quả tiêu cực. Từ ngữ đó có âm bội cổ lổ sĩ, mang tính cách sùng đạo mê muội khiến dân chúng quay lưng lại. Từ ngữ đó gây một âm hưởng như sau: bạn phải đè bẹp mình xuống. Bạn phải ép mình vào một thứ tôn giáo cổ xưa.

 

Ngôn từ giống như trận chiến 

Ngôn từ giống như trận chiến. Nói đúng hơn, nếu từ ngữ chính xác, tức trận chiến đã thắng. Nếu từ ngữ không minh bạch sẽ chuốc lấy thảm bại. Từ ngữ “thống hối” gây ra ấn tượng thất bại. Tuy nhiên, chúng ta không thể kéo cờ trắng đầu hàng. Chúng ta không thể vứt bỏ từ ngữ đó được. 

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều người hổ thẹn về sự thống hối và không thấy có lý do để thú nhận tội lỗi của mình. Tuy nhiên, những người trẻ cũng như già – và phần đông trẻ nhiều hơn già – đã chia sẻ trên những băng tầng phát thanh hay truyền hình khắp nơi để thú nhận những điều riêng tư nhất – có khi đầy dơ bẩn xấu xa –  về cuộc sống của chính cá nhân họ. 

Tất cả những điều đó đã xảy ra vào một thời điểm mà tâm lý học và tâm lý trị liệu đã tái khám phá giá trị của sự thống hối. Vài người trong họ đã van xin như Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta ngày xưa. Họ không uốn lưỡi. Họ nói thẳng thừng với thính giả: Nếu bạn không thống hối những lỗi lầm quá khứ, bạn sẽ tái phạm và khi tái phạm mãi, bạn trở nên bệnh hoạn.  

Nếu bạn không thống hối…nói cách khác, nếu bạn không hoán cãi, chắc chắn bạn phải chết. Bạn trở thành một cái xác không hồn, tuy bạn vẫn đi đứng như người bình thường. Ở một giai tầng nào đó, có thể bạn hoạt động rất hữu hiệu và thành công trong xã hội. Nhưng ở một mức độ cao hơn, ở trong sâu thẳm nội tâm của bạn mới là vấn đề. Bạn có thể trở thành một con người tuy vẫn đi đứng, cử động, nhưng đã chết về mặt tinh thần.

 

Mười hai bước tiến 

Trong xã hội của giới nghiện ngập, người ta hiểu rõ tầm mức quan trọng của việc thống hối hơn những người ngày nay thường lui tới nhà thờ. Điều đó có lạ lùng không? Chương trình “mười hai bước tiến” áp dụng cho giới nghiện ngập cho thấy người ta phải thống hối, phải chấm dứt cách sống mang lại sự huỷ diệt, nếu không, người ta tự huỷ hoại lấy mình, rồi rơi xuống hố sâu và còn kéo theo nhiều người khác xuống hố với mình. 

Nếu tôi, trong tư cách là một linh mục, lên tiếng kêu gọi “thống hối”, người ta không cho điều đó quan trọng lắm. Tôi bị tố cáo là qui tội cho kẻ khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận. Tôi thiết tưởng điều đó cũng nằm trong lãnh vực trách nhiệm của một linh mục trong xã hội ngày nay.  

Công việc của tôi không nhằm thuyết phục bạn, nhưng để làm chứng tá cho chân lý. Nếu bạn hiểu được điều đó thì thật tuyệt vời! Nếu bạn không hiểu được, thật quá tồi tệ. Một số người nghe theo, nhưng một số khác không nghe. Như người Ả-rập thường nói: Bản chất của nước mưa thì giống nhau. Mưa làm cho gai góc mọc lên ở trong đầm lầy nhưng cũng làm cho bông hoa nở rộ trong vườn.

 

Tiền bạc hay cuộc sống 

Thực tế là khi chúng ta không nhận ra những gì sái quấy trong hành động chúng ta và tại sao lại sái quấy, và khi chúng ta không chấp nhận đó là sái quấy thì chúng ta cứ tiếp tục tái phạm mãi mãi. Chúng ta trở thành quen thói rồi. Điều đó trở nên bản tính thứ hai và không làm cho chúng ta áy náy nữa. 

Một cách vô thức, chúng ta bắt đầu đánh mất ý niệm về giá trị và ý thức về tội lỗi. Điều đó xảy tới một cách vô ý thức, bởi vì tôi không tin bất cứ ai có chủ tâm vứt bỏ hệ thống giá trị ra ngoài cửa sổ. Thật đáng buồn, không có tinh thần thống hối, chúng ta bị lạc đường. Chúng ta bị rối loạn, không nhận ra điều gì đang xảy tới. 

Đối với nhiều người, chân lý chỉ là trò giễu cợt, như trong câu chuyện nói về tên cướp ngân hàng kê súng vào đầu anh Jack và nói: “Đưa tiền đây hay bị mất mạng.” Jack đáp: “Để tôi suy nghĩ!  Để tôi suy nghĩ!”  

Lòng tham muốn những của cải vật chất đã khiến Jack quên thực tế khẩn trương. Anh nên kiềm chế lòng tham lam và kềm chế như thế nào?

 

Thần học và sự lành mạnh hóa 

Lòng tham có thể là vấn nạn đối với bạn hay không thành vấn đề. Bất cứ điều gì dẫn bạn đi lạc lối thì nền thần học cũng như tinh thần lành mạnh đòi hỏi chúng ta phải nhận dạng điều gì cần thiết để thống hối. Điều gì chúng ta cần phải thay đổi để cuộc sống được đồng điệu hầu trở nên môn đệ Chúa Giêsu? Công việc của tôi không phải nói cho bạn điều gì phải làm, đúng hơn là chỉ cho bạn một hướng đi. Rồi tùy bạn tự lo liệu lấy!

 

Tommy, cho ngựa ăn đi 

Cho phép tôi kết thúc bằng câu chuyện về một em bé tên Tommy, rất sợ bóng tối. Em sống trong một trang trại, ở nơi đèo heo hút gió, vào thời kỳ chưa phát minh điện lực. Vào một buổi tối mùa đông, cha em sai em ra chuồng ngựa để cho ngựa ăn. Chuồng ngựa ở nơi tối nhất trong trang trại.

 

Cha em biết em sợ bóng tối nên trao cho em một cây đèn lồng và nói:

Tommy ạ, con cầm đèn đi và cho ba biết con thấy gì?”

- Ba ơi, con thấy nửa đường đi qua sân trại!

- Tốt, bây giờ con hãy đi thật xa mà con có thể thấy được.

 

Tommy lấy hết gan dạ đi khoảng cách đó. Ba em lại kêu:

Tommy, Cầm đèn lồng cao hơn và cho ba biết con thấy gì?”

- Con thấy chuồng ngựa.

- Tommy, con hãy đi thật xa hơn nữa mà con có thể thấy được.

 

Em bé lấy hết can đảm để bước đi trong ánh đèn dầu. Khi em đến chuồng ngựa, ba em gọi em:

Bây giờ con thấy gì?”

- Ba ơi, con thấy những con ngựa.

- Tommy, giờ con cho ngựa ăn đi.

Và em bé đã làm như người cha nói. 

Đèn lồng là hình ảnh Phúc Âm. Điều tôi nói cho bạn, tôi cũng nói cho chính tôi: Hãy cầm đèn lồng lên và lấy hết can đảm đi càng xa càng tốt để có thể thống hối và có can đảm thay đổi những gì cần phải thay đổi và sống những điều trường tồn miên viễn.

 

Chân thiện mỹ 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói như sau: “Chân thiện mỹ sẽ giải thoát thế giới.” Thống hối là chân thiện mỹ. Khi chúng ta ôm ấp “chân thiện mỹ”, chúng ta giải thoát thế giới.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!