Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
PHẦN II: A- Mùa Vọng

Bài suy niệm 14

MÙA VỌNG 

Ông Plato là triết gia Hy-lạp, sống trước Chúa Kitô trên bốn trăm năm. Ông đã viết một trong những sách cổ điển nổi tiếng cho mọi thời đại, với nhan đề là “Nền Cộng Hòa” (“The Republic”). Đó là một trong những tài liệu căn bản mà các sinh viên triết học phải đọc. 

Plato dùng căn hầm như là hình ảnh cuộc sống. Ông cho thấy có đủ mọi hạng người ở trong căn hầm. Đứng nơi cửa hầm là vị Cứu Tinh. Công việc của Ngài là làm cho mọi người đi vào căn hầm để rồi đi ra giữa ánh sáng ở cuối đường hầm. 

 

Chữa trị quá đau đớn 

Những người ở nơi tối tăm nhất trong căn hầm là những người bị sa vào chứng nghiện ngập. Họ giống nhau ở một điểm là không muốn được chữa trị. Điều họ mong ước là được giảm đau. Sự chữa trị quá đau đớn. 

Kế đó, Plato đề cập đến những người ở vùng tranh tối tranh sáng – nơi mà bóng tối kéo dài lâu nhất. Vị Cứu Tinh mời gọi họ đến một tân thế giới huy hoàng ở ngoài căn hầm, nhưng họ không cảm thấy hứng thú. Họ thích sự tranh tối tranh sáng – thích làm những việc riêng tư của họ và sống cuộc sống theo những điều kiện của họ.  

Rồi đến những người ở gần lối đi ra. Đó là nơi có đông người nhất. Thỉnh thoảng họ bước ra ánh sáng nhưng không ở đó lâu. Rất nhanh chóng, họ trở lại căn hầm, bởi vì nhân tính yếu hèn của họ và vì sự thu hút có tính cách định mệnh liên hệ đến khía cạnh bị ngăn cấm trong cuộc sống.

 

Cuối cùng được tự do  

Cuối cùng có những người rời căn hầm vĩnh viễn. Ban đầu họ bị loá mắt, rồi từ từ họ thích ứng với ánh sáng. Họ xem thấy mặt trời mọc lên và lặn xuống. Họ cảm được sự tươi mát của giọt sương mai đọng trên má họ. Họ ngửi được mùi thơm của bông hoa. 

Họ thưởng thức vẻ đẹp và sự hồn nhiên của những thứ tầm thường như một nụ cười, một âm thanh, một chút hài hước, một tư tưởng mới lạ. Họ được hưởng sự an bình và yêu thương. Họ được chứng nghiệm nhiều phúc lành, nhưng hạnh phúc lớn lao nhất là biết được Thiên Chúa yêu thương họ.

 

Cuộc chiến dai dẳng 

Căn hầm là hình ảnh cực mạnh nói lên thân phận con người. Chúng ta không xa lạ gì với căn hầm. Chúng ta đã có kinh nghiệm về căn hầm do một vài sự đắng cay trong cuộc sống. Cả chúng ta nữa, chúng ta đã bị kẹt trong sự giao đấu giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối.  

Thế giới của bóng tối là thế giới đầy quyến rũ của bảy mối tội đầu với những đặc tính của chúng như nền văn hóa của sự kiêu hãnh, tham lam, thèm muốn, oán hận, mê ăn uống, đố kỵ và biếng lười. Nhưng không phải tất cả đều u ám và bị kết án. Không ai hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu.  

Ở bên trong chúng ta, có đức từ tâm, tinh thần quảng đại, óc hướng thượng. Tuy nhiên cuộc chiến dai dẳng ở giữa hai thế lực đối nghịch nhau cứ tiếp diễn không ngừng nghỉ. Henry Thoreau – một thi sĩ và triết gia Hoa-Kỳ – đã để lại cho chúng ta một câu thơ tuyệt vời: “Chim không ca hát trong những căn hầm.” Chúng ta cũng thế, chúng ta không ca hát trong những căn hầm. Cuộc sống không có nghĩa là được sống trong một căn hầm.

 

Hai thứ tự do 

Sứ điệp của Mùa Vọng là Thiên Chúa, vào lúc rạng đông của công trình sáng tạo, đã hứa ban cho chúng ta một Vị Cứu Tinh. Sứ điệp của Giáng Sinh là Thiên Chúa đã thực thi lời hứa đó trong bản thân của Chúa Kitô. Tuy nhiên, không có điều gì tự động hay phù phép đối với tình yêu Thiên Chúa. Có hai thành phần trong sự cứu rỗi: những gì Chúa đã làm và những gì chúng ta phải làm 

Có hai thứ tự do tương quan ở đây mà chúng ta phải đối diện: Thiên Chúa tự do và chúng ta cũng tự do. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa đã giới hạn ảnh hưởng của Ngài trên trần thế. Ngài không tóm cổ chúng ta và kéo lôi ra khỏi căn hầm, vừa đá vừa thét, ngược với ý muốn chúng ta. 

Chúng ta cũng tự do nữa. Không ai, ngay cả chính Thiên Chúa, có thể khiến chúng ta ra khỏi căn hầm. Điều đó tùy thuộc chúng ta. Những bài thuyết giảng hùng hồn đều hàm chứa hai thứ tự do đó và bạn cứ tin tôi đi, đó là một công việc không nhẹ nhàng chút nào!

 

Xứ thần tiên 

Bạn còn nhớ cuốn phim truyện nhan đề “The Wizard of Ozkhông? Đó là một cuốn phim nói về một cô gái đồng quê tên là Dorothy, mơ ước được sống một nơi tốt đẹp hơn, không còn bị những khổ đau, giày vò đối với con chó Toto của nàng, gây ra bởi người hàng xóm láng giềng đáng ghét. Nàng sắp đặt kế hoạch chạy trốn khỏi nhà.  

Một trong những lúc đáng ghi nhớ nhất trong cuốn phim, đó là khi Dorothy chạy trốn khỏi căn nhà. Bạn còn nhớ khi Dorothy rời nhà và đột ngột đáp xuống mảnh đất thần tiên chứ? Chính là lúc Dorothy rời khỏi cái giường trong căn nhà sơn phết màu đen và trắng, ẵm con chó Toto trong tay, rón rén tới gần cửa ra vào. Lúc bấy giờ một cơn bão tố dữ dội xảy đến, đánh nàng ngã xuống và nàng được mang vào mảnh đất thần tiên “ở bên kia cầu vồng”. 

Khi nàng mở cửa, khán giả rất đỗi kinh hoàng, thấy Dorothy nhìn chòng chọc vào một nơi xa lạ, đầy kỳ diệu với muôn sắc muôn màu. Lúc rón rén rời khỏi căn nhà của mình ở Kansas, nàng đã thốt lên những lời đáng ghi nhớ như sau: “Toto ơi, tao tưởng chúng mình không còn ở Kansas nữa.” Kể từ lúc đó, phim truyện đi vào một khung cảnh thần bí, kỳ diệu. 

Giả như Dorothy cứ lưu lại trong trang trại ở Kansas thì phim truyện chẳng có gì đặc sắc. Và cuộc sống của Dorothy cũng không có gì đặc biệt.  

Căn hầm của Plato, mảnh đất thần tiên của Dorothy và Mùa Vọng của Giáo Hội là những khía cạnh khác nhau của một chủ đề: lời hứa hẹn một cuộc sống mới cho những ai có đủ can trường để mạo hiểm tiến về phía trước, vượt qua bên kia biên giới của cuộc sống tầm thường.

 

Thế giới mới   

Cũng như Dorothy và những người nam người nữ lưu lại trong căn hầm, chúng ta đang đối diện với sự lựa chọn hằng ngày. Chúng ta có thể lưu lại trong thế giới mà chúng ta thân quen hay bước vào một thế giới huyền nhiệm của Ân Sủng kỳ diệu của Chúa mà chúng ta chưa từng hay biết. Sự chọn lựa tùy thuộc chúng ta. 

Thiên Chúa mời gọi chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta một trăm phần trăm. Tuy nhiên chúng ta có năng lực ngăn trở Tình Yêu Chúa để không có ảnh hưởng hay tác động trên cuộc sống chúng ta. Chúa không muốn Giu-đa thắt cổ tự tử, nhưng Ngài không ngăn cản ông ta làm điều đó. Chúa tự do. Giu-đa tự do. Chúng ta cũng tự do.  

Thật là huyền nhiệm! Thánh Augustinô đã diễn tả sự huyền nhiệm đó một cách rõ ràng hơn khi ngài nói: Chúa đã tạo dựng chúng ta mà không cần sự hợp tác của chúng ta, nhưng Chúa sẽ không cứu rỗi chúng ta mà không có sự hợp tác của chúng ta.

 

Cung đàn của Chúa 

Thoreau có lý: Chim chóc không ca hát trong những căn hầm. Dorothy có lý khi đi vào thế giới mới, xa lạ và đầy hứng thú của mảnh đất thần tiên. Và Giáo Hội cũng có lý khi mang lại cho chúng ta Mùa Vọng để một lần nữa chúng ta đi vào kinh nghiệm về lời mời gọi của Chúa hầu sống trong thế giới ân sủng. Ở đó chúng ta tự do sống như con cái của Chúa và cũng tự do hát theo cung đàn của Ngài với nhịp điệu con tim chúng ta.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!