Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Đồng Hành Với Chúa
● Chàng Thanh Niên Giàu Có

Bài suy niệm 4

CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ 

Tôi thiết nghĩ bạn thích những bức tranh hí họa. Tôi vừa xem một bức tranh hí họa về lọ mứt “đậu phọng”, nói lên thân phận khốn khó của con người với những giòng chữ ghi chú sau đây. Chàng Linus nói với vợ: “Cuộc đời lạ thật! Em có thích ngược dòng thời gian và sống lại từ đầu, nếu em biết được những điều như em đang biết hiện nay không?” Nàng Lucy không thấy cảm kích chút nào. Nàng nhìn chồng chòng chọc và hỏi lại: “Bây giờ anh biết được gì? 

Đó là một câu hỏi thật hay! Chúng ta biết được gì đây, sau hai mươi năm, bốn mươi năm, sáu mươi năm cuộc đời? Chúng ta đã học hỏi được gì do kinh nghiệm mà ra? Nếu chúng ta đã học được từ kinh nghiệm, có lẽ chúng ta đã không thường xuyên phạm đi phạm lại những lỗi lầm đó. Thiết tưởng phần đông chúng ta cũng giống như chàng thanh niên giàu có trong Phúc Âm Thánh Mác-cô (10, 17-22): 

Chúa Giêsu vừa lên đường thì có một người chạy đến, quì xuống trước mặt Người và hỏi: ‘Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?’ Chúa Giêsu đáp: ‘Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: ‘Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ.’  

Anh ta nói: ‘Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ.’ Chúa Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: ‘Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’  

Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.” 

*** 

Chúng ta đã dần dà học được là sống bằng luật lệ và tuân giữ các giới răn thật có ý nghĩa: đừng nói dối, đừng gian lận, đừng trộm cắp, đừng giết người. Chúng ta cũng học được là sống ngược lại với luật lệ đưa đến tình trạng hỗn loạn và rối ren. Khi không tín nhiệm ai hết, người ta phải luôn thận trọng, canh chừng, không bao giờ lơ là đưọc. Nếp sống đó thật là một cơn ác mộng và không đáng sống.

 

Sống theo cách của tôi

 

Hầu như thật khó khăn đối với chúng ta để luôn luôn sống theo luật lệ và tuân giữ các giới răn. Khi chúng ta thành công thì mọi người được lợi. Sống theo luật lệ là một bước tiến lớn lao để đi đúng đường, nhưng như Chúa Giêsu đã vạch rõ cho người thanh niên thấy là sống không gây rối, giữ mình sạch sẽ, tuân giữ các giới răn, rõ ràng chưa đủ. Điều đó không đưa ta đến cốt lõi cuộc sống, chỉ đưa ta tới ngưỡng cửa, nhưng chưa vào được bên trong ngôi nhà. Chính ở bên trong ngôi nhà là nơi chúng ta phải tới. Cuộc sống không có nghĩa là phải sống ở nơi ngưỡng cửa.  

Chàng thanh niên xem ra đã thành công. Chàng đã đạt đuợc điều đó. Chàng là “món hàng đắt giá”, như ở Bắc Mỹ người ta thường nói. Dù chàng giàu có, nhưng khi nhìn thấu suốt bên trong, chàng nhận thấy trong cuộc sống còn có điều gì cao quí hơn tiền bạc. Chàng đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Chàng đã hỏi đúng người. Chúa Giêsu cũng đồng ý như thế. Chàng đã thiếu sót điều căn bản ở trong cuộc sống. Ở điểm đó, Chúa Giêsu và chàng thanh niên đang cùng đọc một trang sách, đang cùng hát chung một bản nhạc.

 

Cội rễ mọi sự dữ

 

Trừ phi chúng ta thấy người thanh niên đó thật quảng đại, nếu không, chúng ta đã đánh mất tâm điểm của câu chuyện. Chàng thật sự đã tuân giữ mọi lề luật suốt cuộc đời chàng “từ lúc tấm bé”, như chàng đã thưa với Chúa Giêsu. Ai trong chúng ta có thể nói được như vậy? 

Nhưng chàng cảm thấy thất vọng tột độ khi nghe Chúa Giêsu nói với chàng: Bạn đang có vấn đề. Vấn đề của bạn là “tiền bạc”. Tiền bạc của bạn đã cản trở bạn trên con đường đi đến sự sống vĩnh cửu. Nếu bạn muốn trở thành đệ tử của tôi “bạn hãy bán hết những gì bạn có, bố thí cho người nghèo khó và theo tôi”.  

Khi người thanh niên nghe những lời đó, chàng cảm thấy choáng váng. “Bán hết mọi tài sản?” Chúng ta có thể tưởng tượng chàng đang hỏi Chúa như thế trong sự ngỡ ngàng tột độ. “Thầy không nói giỡn chứ?” Chẳng ngạc nhiên chút nào, chàng đã sa sầm nét mặt.

 

Ngã rẽ cuộc đời

 

Chúa Giêsu đang thử thách chàng thanh niên đó. Bất chợt chàng cảm thấy mình đứng trước ngã rẽ cuộc đời. Đối với người Hy-lạp, “thời gian khủng hoảng là thời gian của vận hội mới”. Người ta im hơi lặng tiếng khi đứng trước ngã rẽ cuộc đời. Ở đó đang diễn ra tấm thảm kịch của sự do dự. Chàng thanh niên đang đắn đo.  

Ở đây sự lựa chọn không phải giữa tốt và xấu. Đó là sự “lựa chọn giữa tốt và tốt hơn”, giữa con đường đang được nhiều người đi qua hay ít người đi; giữa cuộc sống nơi ngưỡng cửa hay ở trong ngôi nhà. Sự lựa chọn tùy thuộc ở chàng. Không quyết định cũng là một sự quyết định rồi. 

Chàng chỉ thưa: Không. Chàng đã lặng lẽ ra đi một cách buồn bã. Còn bạn thì sao? … Nhưng Phúc Âm ghi lại việc ra đi của chàng thanh niên như một vận hội mới đã bị đánh mất trong cuộc đời chàng. Giả như chàng đã ở lại, bán hết tài sản và theo Chúa Giêsu, tôi có cảm tưởng là nhiều người – trong đó có gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp – có thể đã cho chàng là “mát dây”, bị rơi vào đường cùng và gàn gàn dở dở! 

Ai là chàng thanh niên đó? Theo Thánh kinh mà nói, chàng thanh niên đó đại diện cho bạn và tôi. Và thật hữu ích bạn nên tin tưởng như thế! Chàng đã có vấn đề. Chàng là người “mê tiền”. Có thể tiền bạc không phải là vấn đề đối với bạn và tôi. Nhưng câu hỏi của chàng thanh niên, “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” là một câu hỏi đang vang động trong bối cảnh cuộc sống chúng ta. 

Ngày nay, đến lượt chúng ta đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời. Chúng ta cũng la lên lớn tiếng: “Lạy Chúa, con phải làm gì đây?” Và Ngài trả lời: “Hãy đánh rơi bất cứ điều gì ngăn cách con với Ta.” Đối với hầu hết chúng ta, “sự lựa chọn không phải giữa tốt và xấu, nhưng là giữa tốt và tốt hơn”. Đó là sự lựa chọn giữa ai muốn trở thành triệu phú và ai muốn trở nên môn đệ Chúa Giêsu?

 

Cuộc sống có ý nghĩa 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II đã ngỏ lời với hơn hai triệu bạn trẻ đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời, ở kinh thành Roma, ngày 19 tháng 8 năm 2000. Trích dẫn lời nữ thánh Catherine thành Siena, Ngài nói: “Nếu các bạn trở nên những người mà các bạn phải trưởng thành như thế thì các bạn đã nổi lửa cho đời rồi.” Ba trăm ngàn thanh thiếu niên đã đi xưng tội cuối tuần đó. Họ đã xưng tội và đã nhận lãnh bí tích hòa giải.  

Sự thách đố của Chúa Giêsu quật ngã chúng ta nhiều cách. Lời mời gọi đạt tới sự sống vĩnh cửu là một lời mời gọi đối với một linh đạo sâu sắc hơn, giúp chúng ta ra khỏi vết lún mà chúng ta đã sa vào, giúp chúng ta lội ngược dòng những dư luận quần chúng. Đó là một sự mời gọi trở nên cao quí hơn trong những mối tương quan với bạn bè và trong những giao dịch làm ăn. Trên tất cả, đó là một lời mời gọi trở nên chứng tá thầm lặng đối với Tin Mừng. 

Tôi vừa nhận được một cú điện thoại của một giáo dân thuộc giáo xứ cũ của tôi ở Vancouver BC Canada. Anh là nhân viên xã hội. Anh nói về chị Cathy. Chị bị rơi xuống vực thẳm. Rồi chị đã gặp được người bạn của tôi và sự hiện diện của anh đã giúp đỡ chị rất nhiều. Không những chị cảm nhận sự hiện diện của anh mà còn sự hiện diện của Chúa nữa, bởi vì theo lời chị, Chúa đã gởi anh ta đến với chị. Anh đang là một chứng tá thầm lặng của Tin Mừng mà anh không hay biết. 

Hôm nay và mỗi ngày, chúng ta đang đứng trước ngã rẽ cuộc đời. Chúa đang gặp gỡ chúng ta ở đó và đang mời gọi chúng ta. Nếu chúng ta đồng hành với Ngài, tôi cam đoan là những người thân cận với bạn không lấy làm cảm kích chút nào. Lập trường mà bạn chọn lựa có thể khiến họ lắc đầu, chán ngán và nói: “Bạn mất trí rồi”, “Bạn điên rồ rồi!”  

Mặc cho người khác nói gì, nghĩ gì. Cuối cùng, điều can hệ là những gì bạn nghĩ tưởng và những gì Chúa nghĩ tưởng, bởi vì Chúa và bạn đã liên kết vững mạnh và keo sơn.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!