Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Nhà Văn Hương Vĩnh
Mục Lục

Chương 1: Mấy dặm sơn khê

Chương 2: Hải đảo Phú Quốc

Chương 3: Đà nẵng - Hội an

Chương 4: Thừa Thiên - Huế

Chương 5: Hà nội

Chương 6: Hạ Long

Chương 7: Thành phố Sapa

Chương 8: Lên miền Cao nguyên

Chương 9: Đáo Trường Thành

Chương 10: Bắc Kinh

Chương 11: Thượng Hải & Hàng Châu

Chương 12: Nhà Truyền Thống/ Văn Hóa & Đức Tin

Chương 13: Tu hội truyền giáo Vinh Sơn

Chương 14: Đan Viện Biển Đức Thiên Phước

Chương 15: Trẻ em khuyết tật

Chương 16: Những bào thai bị giết

Chương 17: Trung Tâm Trọng Điểm

Chương 18: Nhóm Tiếng Vọng

Chương 19: Khóa Tĩnh Huấn Vũng Tàu

Chương 20: Thánh lễ cầu cho bệnh nhân HIV/AIDS

Chương 21: Những thách đố đối với giáo hội Công giáo VN

Chương 22: Hiến Sinh Lâm Võ Hoàng

Chương 23: Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978)

Chương 24: Cụ Văn Đình Tôn Thất Bản (1890-1973)

Chương 25: Lm. Thiên Phong Bửu Dưỡng (1907-1987)

Chương 26: Lm. Bửu Đồng (1912-1968) & Bửu Hiệp (1914-1988)

Chương 27: Bà Maria Tôn Nữ Ngọc Hoè (1897-1954)

Chương 28: Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991)

Chương 29: Giáo Sư Phan Huy Đức (1913 - +…)

Chương 30: Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương (1925…)

Chương 31: Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997)

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Đồng Hành Với Chúa

Những Nẻo Đường Việt Nam

Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma nói chuyện về Chúa Giêsu

Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên

Đứng dậy! Ta đi nào! Tự Thuật của ĐGH Gioan Phaolô II.

Như Tiếng Chim Ca

Một Phút Minh Triết - One Minute Wisdom

Những Nẻo Đường Việt Nam
Chương 6: Hạ Long

Ngày hôm sau, từ sáng sớm, chúng tôi đi xe buýt từ Hà Nội để tham quan Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thế giới. 

Núi Thiêng Yên Tử 

Trên đường đi vào Vịnh Hạ Long, chúng tôi dừng chân ở núi Thiêng Yên Tử là nơi ghi lại nhiều di tích lịch sử. Giữa những núi cánh cung trùng điệp của miền Đông Bắc mênh mông, núi Yên Tử với 1.068m, cao vút như một tòa tháp nổi lên trên thảm rừng xanh. Từ xa xưa, cảnh núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là ngoạn mục. Các triều đại vua chúa đã xếp Yên Tử vào hàng “danh sơn” (núi đẹp) của cả nước.  

Yên Tử trước đây có tên là “Núi Voi”, bởi dáng núi giống hình con voi quay đầu về phía biển. Trong sử sách, Yên Tử còn có tên là “Bạch Vân Sơn (núi mây trắng), bởi quanh năm đỉnh núi chìm trong mây trắng. Yên Tử càng nổi tiếng hơn từ khi các vua nhà Trần (thế kỷ 13) chọn núi rừng Yên Tử làm nơi tu hành và phát triển đạo Phật, hình thành thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ. Cũng từ đó, hệ thống chùa tháp uy nghi được xây dựng suốt trên tuyến đường hàng chục cây số. Hai câu thơ sau đây của một tác giả khuyết danh đã nói lên tính cách linh thiêng của nơi nầy:

Trăm năm tích đức tu hành,

 Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. 

Từ thị xã Uông Bí tới khu di tích ước chừng 15 cây số. Yên Tử hiện có 11 cụm kiến trúc gồm chùa, am, tháp. Tính từ ngoài vào là “Chùa Lân (thiền viện Trúc Lâm) lên tới đỉnh núi là “Chùa Đồng. Nếu đi bộ qua tất cả các di tích ở đây nhanh nhất cũng phải mất một ngày, từ sớm tới tối mịt. Hiện tại cáp treo đã đưa du khách gần tới chùa Hoa Yên. Thời gian lượt lên là 6 phút, lượt xuống mất 5 phút, đỡ được 1/3 quảng đường leo núi. 

Đảo Tuần Châu 

Kế đó, chúng tôi đến Đảo Tuần Châu là điểm du lịch đầu tiên của vịnh Hạ Long. Một con đường bê tông khoảng 2cs nối đảo Tuần Châu với đất liền. Diện tích đảo khoảng 3csv. Tên đảo Tuần Châu do việc ghép lại hai cụm từ “Lính Tuần” và “Tri Châu” mà thành. Hiện nay đảo Tuần Châu là một trung tâm du lịch với dịch vụ hiện đại và hấp dẫn nhất ở thành phố Hạ Long.  

Vị trí Vịnh Hạ Long 

Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một phần vịnh Bắc bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Về phía tây nam, vịnh Hạ Long giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120cs, với tổng diện tích 1553csv gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên980 đảo chưa có tên. Các đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là “đảo đá vôi” và “đảo phiến thạch”, tập trung  ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long), có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm.  

Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng. Đó là vùng trung tâm Di Sản Thiên Nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản Thiên Nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434csv, bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông), vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng năm 1962. 

Giá trị lịch sử, văn hóa và sinh học 

Vịnh Hạ Long gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ lưu bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân. Xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Đằng – nơi đã chứng kiến hai trận thủy chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm… 

Ngày nay, Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hóa Hạ Long từ hậu kỷ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới…với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây. 

Với những giá trị đặc biệt như vậy, Vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1994. Đến năm 2000, lần thứ hai, UNESCO lại công nhận Di Sản Thế Giới bởi giá trị địa chất, địa mạo của Vịnh Hạ Long. 

Hình dáng các đảo vịnh Hạ Long 

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Đi giữa vịnh Hạ Long, người ta có cảm tưởng như lạc vào một thế giới cổ tích bị hóa đá. Có đảo giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Đầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng). Ngoài ra còn có hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Tất cả trông rất thực. 

Hình ảnh những đảo đá diệu kỳ đó biến hóa khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hóa giữa chốn trần gian. Từ xưa Nguyễn Trải đã gọi vịnh Hạ Long là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao 

Động Thiên Cung 

Động Thiên CungHang Đầu Gỗ là hai địa điểm du lịch quan trọng ở Vịnh Hạ-Long mà chúng tôi đã tham quan. Cả hai địa danh nầy ở trên Đảo Đầu Gỗ. 

Đảo Đầu Gỗ xưa còn có tên là đảo Canh Độc, với đỉnh cao 189m. Dãy đảo như một chiếc ngai ôm trong lòng mình hai hang động đẹp. Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” có ghi: “Hòn Canh Độc lưng đảo có động rộng rãi có thể chứa vài ngàn người, gần đó có Hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La… 

Động Thiên Cung là một trong những hang động nổi tiếng, mới được phát hiện trong những năm gần đây. Động nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long, cách bến tàu du lịch 4cs, trên đảo Đầu Gỗ, ở độ cao 25m so với mực nước biển. 

Đường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ um tùm. Theo anh hướng dẫn viên, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo xuống tận đây để kiếm hoa quả. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác, với chiều dài hơn 130m. Càng vào trong, người ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của Tạo Hóa. 

Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng, trong đó chạm nổi những nhân vật trong truyện cổ tích xưa, nét chạm khắc mềm mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế, sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ. Những khối điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hóa trau chuốt tỉ mỉ.  

Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn để chống đỡ thiên đình. Từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người… Dưới vòm động cao vút, từng chụm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. Đâu đó có tiếng gió thổi qua kẻ đá như tiếng trống bập bùng trong đêm hội làng xưa. Tới ngăn động cuối cùng, những luồng ánh sáng trắng, xanh, đỏ xen lẫn, phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách với ba chiếc ao, nước trong vắt. 

Anh hướng dẫn viên cho biết Động gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa, theo đó sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, đã trở về động của mình an tọa. Năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, một đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng. Người con gái của họ ra đời được đặt tên là nàng Mây. Nàng Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái tim Hoàng Tử Rồng và tình yêu đã giúp họ tìm đến với nhau: đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm, tại khu vực trung tâm động 

Để chúc mừng đám cưới, những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện trong rừng mây nhũ đá, những chú voi con công kênh nhau lên nhảy múa, những con mãng xà lớn trườn mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng giang rộng đôi cánh khổng lồ trên không trung… Một chú voi lớn được trang trí diêm dúa công phu đang nằm phủ phục chờ cô dâu chú rể bước xuống. Nam Tào Bắc Đẩu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui. Cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt và vô cùng sống động. Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hóa đá nơi nầy. 

Hang Đầu Gỗ 

Hang nầy nằm trong Đảo Đầu Gỗ, như đã trình bày ở trên. Anh hướng dẫn viên cho biết sở dĩ gọi như thế, vì theo truyền thuyết: xưa kia, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, có rất nhiều mẫu gỗ còn sót lại, vì vậy động mang tên là Hang Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển. Qua 90 bậc đá xây, người ta tới cửa động. Nếu Động Thiên Cung hoành tráng, hiện đại thì Hang Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi, nhưng cũng rất đồ sộ. 

Năm 1917, vua Khải Định lên thăm hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá đó vẫn còn ở phía bên phải động. Cuốn sách “Les Merveilles du Monde” (“Những Kỳ Quan Thế Giới”) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch, giới thiệu các danh lam thắng cảnh trên thế giới đã mệnh danh Hang Đầu Gỗ là “Grotto des Merveilles” (“Động Của Các Kỳ Quan”).



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!