Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Lời mở đường - « Tôi nhìn tôi trên vách »

Chương 1 - Nguồn Gốc Rồng Tiên

Chương 2 - Khi Mặt Hồ nổi sóng, Thần Kim Qui xuất hiện

Chương 3 - Thánh Gióng và con đường « đi lên » của con Rồng cháu Tiên

Chương 4 - Sơn Tinh và Thủy Tinh : Hai con Đường, Một Nước Non

Chương 5 - "Tấm và Cám" trong nội tâm của Chúng ta

Chương 6 - « Thằng Bờm » trong cõi lòng của Người Việt Nam

Chương 7 - Đối Thoại : Bắc lại Nhịp Cầu Hiểu Biết và Tình Thương

Chương 8 - Con Đường Luyện Vàng

Chương 9 - Xây dựng Quan Hệ và Quan Hệ Xây Dựng

Chương 10 - Hạnh Phúc và Khổ Đau Trong lòng Cuộc đời

Chương 11 - Khi nào một cơ cấu tổ chức trở nên bệnh hoạn ?

Chương 12 - Chuyển hóa thực trạng ngày hôm nay ?

Thay lời Kết Luận - Chiếc Bè để qua sông

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Huyền Sử Việt Nam
Thay lời Kết Luận - Chiếc Bè để qua sông

 

Nhằm kết thúc cuốn sách « Huyền Sử Việt Nam : Con Đường LUYỆN VÀNG  của Con Rồng Cháu Tiên », tôi xin phép mượn lại câu chuyện « Làm thế nào để bảo vệ Cái KHỐ », mà Anh Hương Vĩnh ở Canada, đã có nhã ý chia sẻ cho tôi. Chính Anh đã rút ra từ một tác phẩm của Linh Mục Anthony de MELLO :[33]

«  Một minh sư cảm thấy phấn khởi bởi những tiến bộ tâm linh của đệ tử cho đến nỗi nghĩ rằng anh ta không cần hướng dẫn thêm nữa nên đã để đệ tử đó lại trong cái chòi nho nhỏ của mình ở bên bờ sông.

Mỗi sáng mai, sau lễ tắm gội, đệ tử đó treo cái khố lên cho khô. Đó là vật sở hữu duy nhất của anh ! Ngày kia anh rất rầu rĩ vì thấy cái khố bị chuột gặm nát. Do đó, anh phải xin dân làng cho cái khố khác. Khi lũ chuột gặm nhắm nhiều lỗ trong cái khố nầy nữa, đích thân anh nuôi một con mèo. Anh không bị lũ chuột quấy phá nữa nhưng giờ đây, thêm vào việc khất thực cho chính mình, anh phải xin thêm sữa nữa.

Anh tự nghĩ : "Khất thực như thế quá phức tạp và cũng là gánh quá nặng cho dân làng ; chi bằng ta nuôi một con bò cái." Khi nuôi được bò, anh phải đi xin cỏ khô. Anh tự nghĩ : "Cuốc đất trồng cỏ quanh chòi của mình dễõ quá." Nhưng điều đó cũng quá phiền phức vì anh không còn bao nhiêu thời giờ để chiêm niệm. Vì vậy anh đã mướn nông dân cuốc đất trồng cỏ cho anh. Bây giờ đây phải trông nom đám nông dân đã trở nên những công việc lắt nhắt nên anh đã cưới vợ để chia sẻ công việc nầy với anh. Dĩ nhiên, chẳng bao lâu, anh đã trở nên một trong những người giàu có nhất làng.

Nhiều năm sau, minh sư của anh ta tình cờ đi ngang qua đó và rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một tòa nhà nguy nga tráng lệ ở nơi mà xưa kia là cái chòi được dựng lên. Ông hỏi một người giúp việc : "Đây chẳng phải là nơi mà một đệ tử của tôi thường sống chăng ?"

Trước khi được trả lời, chính người đệ tử xuất hiện. Minh sư hỏi : ‘Con ơi, sao ra nông nỗi nầy ?’

Chàng thanh niên trả lời : "Thưa thầy, thầy sẽ không tin nổi, nhưng không có cách nào khác để con có thể bảo vệ cái khố của con !" 

Nếu ngày hôm nay, Đức Phật hay là Đức Kitô hiện hình, đi ngang qua những xóm nghèo và thấy mọc lên chan chan « những  Công Trình », những « Tháp Ba Ben » ngổn ngang, đồ sộ và giàu sang, bên cạnh những túp lều rách nát... chắc chắn các Ngài cũng sẽ hỏi mỗi người trong chúng ta : « Con ơi, sao ra nông nỗi nầy ? ». Nông nỗi có nghĩa là những cớ sự chướng tai, gai mắt, không hợp tình, hợp lý, không « nhập thể làm người » ở giữa lòng đại đa số dân chúng đang chân lấm tay bùn.

Nhằm trả lời, chàng thiền sinh kia đã nêu ra lý do : để bảo vệ cái khố bị chuột gặm nhắm nhiều lỗ.

Còn chúng ta, chúng ta sẽ đưa ra lý do nào ? Chúng ta bảo vệ « Cái KHỐ » nào đây ?

  

*

 

Thực ra, theo lối nhìn và cách suy tư của tôi, cái khố bị chuột cắn nhiều lỗ đã trở thành một hình tượng lung linh, diệu vợi, trong tâm tưởng của chàng thiền sinh kia. Cái khố ấy đánh dấu một điểm mốc khá tiến bộ, trên con đường tu luyện và trong cuộc đời « vô trước », nghĩa là không còn vướng mắc và buộc chặt vào trong vòng mê cung của vật chất và của cải. Tuy nhiên, vì quá muốn bảo vệ cái hình hài bề ngoài, anh chàng thiền sinh kia đã quên mất cái thực chất và thực tế của nội tâm. Cho nên, cái vòng mê cung vẫn luẩn quẩn trở lui lại, buộc trói và bóp nghẹt mọi ý hướng vươn lên và giải thoát của anh. Anh đã lãng quên và dồn nén con đường Luyện Vàng luôn luôn còn đó, có mặt trong quả tim của mình.

 

*

Với những câu chuyện HUYỀN SỬ Việt Nam, chúng ta cũng cần vun trồng và tưới tẩm một thái độ tương tự. Thay vì bảo vệ một « cái khố », chúng ta sống trọn vẹn và hết mình Con Đường Luyện Vàng, đang được cưu mang ấp ủ trong tâm hồn. Hẳn thực Huyền Sử chỉ là những « chiếc bè ». Nhưng chiếc bè Huyền Sử giúp chúng ta vượt qua     « bến bờ bên kia », tìm lại mặt mũi uyên nguyên của mình và của mỗi người anh chị em đồng bào. Họ là những Thánh Gióng, những Thần Kim Qui, những Cô Tấm, Cô Cám, những Hoàng Hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi... Chúng ta sinh ra để Đồng Cảm và Đồng Hành với họ, trên mỗi chặng đường của Quê Hương. Họ là Nước, là Non. Là Sơn, là Thủy. Cùng với chúng ta, họ đang làm nên NON NƯỚC và Núi Sông.

 

Ngoài ra, có những vấn đề khắc nghiệt... có những cơ hội oái oăm đang là yếu tố dẫn khởi, biến họ thành những Sơn Tinh và Thủy Tinh, đang lôi kéo nhau đi vào con đường xung đột, hận thù và chiến tranh. Nhưng thực ra cả hai bên đều đáng thương và cần Tình Thương của chúng ta, vì cả hai đang bị khổ đau nghiền nát, trong lòng cuộc đời. Chúng ta hãy làm những con người có khả năng bắc lại « Nhịp Cầu Hiểu Biết và Yêu Thương », để hai bên bờ tả ngạn và hữu ngạn có thể nhìn nhau, gặp nhau và cùng nhau đi theo một dòng chảy của Quê Hương

Một cách nào đó, tôi không ngần ngại gọi những câu chuyện Huyền Sử là những « Chiếc Bè giúp chúng ta qua sông ». Đó là những hình tượng lung linh và tuyệt vời trong tâm hồn, nhưng không có một bề mặt sáng chói và lòe loẹt. Những hình tượng ấy đang ngày ngày nhắc nhở cho chúng ta : từng mỗi người, chúng ta không là gì cả. Nhưng khi họp nhau lại, chúng ta trở thành trọng đại và cao cả :

« Ánh mắt con là cả một Bầu Trời,   

« Quả tim con là Nguồn Suối không bao giờ cạn vơi ».

 

Nói khác đi, chúng ta là Quan Thế Âm, một vị Bồ Tát « thiên thủ, thiên nhãn » :  

 

« Con là ai ? Hạt bụi giữa đất trời, vũ trụ.

« Nhưng đời con gây động chuyển hằng ngàn tinh tú.

« Con ra đi, mở rộng nhiều con đường... tình bạn,

« Con mang về hạnh phúc tròn đầy và viên mãn ».

 

Riêng tôi, trong lòng Quê Hương, tôi chỉ có tham vọng làm « Thằng Bờm », ngày ngày ngồi trên lưng trâu, ca hát líu lo, như ngọn gió thoảng :

 

« Tôi muốn hóa thân thành gió,

« Thổi ào ạt khắp Non Sông,

« Dập tắt những ngọn lửa nồng

« Của chiến tranh, hận thù và thiên kiến...

 

« Tôi muốn hóa thân thành gió,

« Mang hơi mát cho anh chị em đồng bào,

« Không phân biệt giàu nghèo,

« Không kỳ thị tôn giáo,

« Không chia rẽ Bắc, Trung, Nam...

« Kêu mời sống trung thực và hiên ngang làm,

« Không ỏm tỏi, không eo sèo như loài cưởng sáo.

 

« Tôi muốn hóa thân thành gió,

« Mang an lạc cho lòng người khổ đau,

« Mang ủi an cho tâm hồn cô quạnh,

« Mang hơi ấm cho những vùng đất rét lạnh,

« Mang đường đi cho những ai đang phân vân rối loạn,

« Trước những ngã ba đường cô đơn và hoạn nạn.

 

« Gió đến từ Trời Xanh của Bà Âu Cơ,

« Gió thổi về từ lòng Biển Khơi của Lạc Long Quân,

« Gió ru... như giọng hò ca dao của Mẹ,

« Gió nhẹ... như tiếng nói của người tình đang thầm thì và thỏ thẻ... ».

                                             Lausanne, Tháng 6 năm 2004

 

 

[1] THÁI ĐẮC XUÂN - 100 Truyện cổ tích Việt Nam - Nhà Xb Hà Nội, 2000, tr. 383 số 82.

[2] Sđd tr. 386.

[3] Sđd tr. 63 số 13.

[4] FERAY YVELINE  - Vạn Xuân -  dịch giả : NGUYỄN KHẮC DƯƠNG - Nhà Xb Văn Học và Sudestasie 1996, tr. 1000.

[5] NGUYỄN VĂN THÀNH - Đường vào Nội Tâm, với Phân Tâm Học - Lausanne, Tình Người 1997.

[6] "Cái tôi nhỏ bé, hẹp hòi và thiển cận, chỉ phản ứng" ngược lại với "cái Bản Thể cao cả, đại lượng, biết nhìn xa thấy rộng và sáng tạo". Bên này là "the Ego" trong tiếng Anh, và bên kia là "the Self", trong tiến trình làm người, từ giai đoạn lệ thuộc, ấu trĩ đến giai đoạn trưởng thành, có tinh thần liên đới, đồng trách nhiệm với tha nhân. 

[7] NGUYỄN VĂN THÀNH

Khung Trời Mở Rộng - Lausanne, Tình Người, 2000.

Đồng Cảm để Đồng Hành - Lausanne, Tình Người, 2003.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh : hai con đường, MỘT Nước Non - Lausanne, Tình Người, 2003.

[8] ĐỊNH HƯỚNG, tập san nghiên cứu Số 31, Mùa Hè 2002, tr. 109 Nguồn gốc Rồng Tiên.

[9] NGUYỄN VĂN THÀNH - Tấm và Cám - xem tập sách « Trong Đức Kitô » - Định Hướng Tùng Thư, Xuân 2001, tr 47.

[10] Stephen R. COVEY - The 7 habits of highly effective people - Simon & Schuster, London 1989.

[11] Gerald G. JAMPOLSKY - Change your mind, change your life - Bantam Books, New-York 1991.

[12] NGUYỄN VĂN THÀNH - Đồng Cảm để Đồng Hành - Tình Người, Lausanne 2003.

[13] Jacqueline MORINEAU - L'Esprit de la Médiation - Erès, France 2001.

[14] NGUYỄN VĂN THÀNH - Sơn Tinh và Thủy Tinh : HAI con đường, MỘT Nước Non - Tình Người, Lausanne Mùa Thu 2003.

[15] NGUYỄN VĂN THÀNH  -  Khung Trời Mở Rộng -  Tình Người, Lausanne Hè 2000. N.B. Trong cuốn sách nầy, xin xem Phần II tr.75. Một cách đặc biệt, phần đặt câu hỏi, sau khi lắng nghe lời phát biểu của kẻ khác, tr.144. 

[16] BURNS D. - Ten days to Great Self-Esteem - Vermilion London 2000, tr. 136.

[17] CUELHO P. - The Alchemist - Harper, San Francisco 1994, tr.158. 

[18] COVER St. R. - The 7 Habits of Highly Effective People - Simon & Schuster, London 1992.

[19] NGUYỄN VĂN THÀNH - Sơn Tinh và Thủy Tinh : Hai con đường, MỘT Nước Non - Tủ Sách Tình Người, Lausanne 2003.

[20] HAY L.L. - Love yourself, Heal your life - Eden Grove, London 1990.

  GRAY J.  - What you feel, you can heal - Heart, CA 1984.

[21] JAMPOLSKY G. G. - Change your mind, change your life -                 Bantam Books, New-York 1991.

                                      - Love is the Answer - Bantam Boks, New-York 1990, tr. 234.

[22] J.J. CRÈVECOEUR - Relations et jeux de pouvoir - Équinoxe 21, Toulouse 1999, 539 tr.   

[23] 100 bài thơ tình - Nhà Xb Giáo dục, Hà Nội 1993.

[24] Stephen R. COVEY - The 7 Habits of highly effective people - Simon & Schuster, London 1989, 358 tr.

[25] D. STONES - Difficult conversations - Michael Joseph, London  1999, 250 tr.

   M.B. ROSENBERG - Nonviolent Communication - Puddle Dancer Press, CA 2001, 204 tr.

[26] Roger FISHER  -  Getting together - Business Books, London 1989, 213tr.

   Roger FISHER   -   Getting to Yes  -  Penguin Books, N.Y. 1981, 1991, 200 tr.

   Roger FISHER -  Beyond Machiavelli : Tools for coping with conflict  -  Harvard University Press, London 1994, 151 tr.

[27] ROBINS R. - Unlimited Power : a black choice - Simon & Schuster, New-York 1997, tr 251.

   xem NGUYỄN VĂN THÀNH - Sơn Tinh và Thủy Tinh : HAI con đường, MỘT Nước Non - Tình Người, Lausanne Mùa Thu 2003.

[28] NGUYỄN VĂN THÀNH - Đồng Cảm để Đồng Hành - Tình Người 2003, 276 tr.

[29] GOLEMAN D. – Emotional Intelligence, 2 vol. Bantam Books, New York 1996.

[30] STEINER C. – Le conte chaud et doux des chaudoudoux – Illustré par PEF – InterEditions, Paris 1984.

[31] NGUYỄN VĂN THÀNH – Đồng Hành để Đồng Cảm – Tủ Sách Tình Người, Lausanne 2002. 

[32] BERNE E. – Analyse transactionnelle et Psychothérapie – PB Payot Paris 1971.

[33] HƯƠNG VĨNH  - Ai lên Núi Chúa 1,2,3 và 4 trong Nguyệt San Dấn Thân năm 2004, Houston U.S.A.

----------------------------------------------

Cùng một tác giả 

Trong Tủ Sách Tình Người, Lausanne Thụy Sĩ :

 

  1. Đường vào Nội Tâm với Phân Tâm Học, 1997

  2. Phát huy Nhân Lực, 1998

  3. Đối Thoại : Quê Hương Tình Người, 1999

  4. Lắng Nghe, 1999

  5. Quan hệ Mẹ-Con, 2000

  6. Tự Tin, 2000

  7. Khung Trời Mở Rộng, 2000

  8. Nguyễn Trãi và vấn đề giáo dục con cái, 2001

  9. Bản đồ Tâm Lý và Tư Duy sáu màu, 2002

10. Tư Duy và Hành Động, 2002

11. Đồng Cảm để Đồng Hành, 2003

12. Sơn Tinh và Thủy Tinh : Hai con đường một Nước Non,   2003

13. Le projet pédago-éducatif, 1997

 

Trong Định Hướng Tùng Thư, Strasbourg Pháp :

 

14. Đối Thoại với các Tôn Giáo, 1998

15. Nguyễn Trãi : Một Tấm Lòng, 2001.

 

Tất cả mọi tác phẩm trên đây đều được nộp lưu chiếu tại hai thư viện Thụy Sĩ :

  • Bibliothèque Nationale Suisse, Hallwyuistrasse 15,  3003 Berne. 

  • Bibliothèque Cantonale et Universitaire - Lausanne, Place de la Riponne 6, 1000 Lausanne 17. 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!