Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương I : Cuộc-đời muôn màu muôn sắc

Chương II : Chiếc cầu tre lắc lẻo

Chương III : "Tin là Yêu"

Chương IV : Con đường Đức-tin diệu vợi

Chương V : Ánh-sáng đến trong thế-gian

Chương VI : Trời mới - Đất mới

Chương VII : "Tấm và Cám" trong nội tâm của Chúng ta

Chương VIII : Đức Kitô trở lại trong vinh quang

Chương IX : Chuyển hoá môi trường

Chương X : Mầu-nhiệm Thánh-giá

Chương XI : Rao giảng Tin-mừng

Chương XII : Hướng đến một nền Thần học Việt Nam

Chương XIII : "Anh em hãy vui luôn..."

Chương XIV : "Đức Kitô là tất cả"

Chương XV : Trong Đức Kitô

Chương XVI : Thiên Chúa làm "Bụi đất"

Chương XVII : "Xin đừng sợ"

Chương XVIII : Hỡi Tín-hữu, ngươi ta ai?

Chương XIX : Đức-tin và Văn-hoá

Chương XX : Thay lời kết - Hãy trao cho nhau một tấm lòng...

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Trong Đức Kitô
Chương XIV : "Đức Kitô là tất cả"

(Cl. 3, 11)

  

   Suốt dòng lịch sử của Nhân-loại, Thiên Chúa  chỉ nói "Một Lời duy nhất": Đó là Đức Kito33.

   Từ Cựu-ước qua Tân-ước, Ngài chỉ mặc khải một mầu nhiệm duy nhất "đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ" 34: Đó là Đức Kitô.

   Để rao giảng Lời Chúa, ngày hôm nay trong thời đại Ngàn năm thứ ba cũng như để loan báo mầu nhiệm của Ngài, chúng ta chỉ cần công bố Đức Kitô, một cách rõ ràng, không do dự, úp mở, cắt xén 35. Đức Kitô là Tin mừng duy nhất và phổ quát cho toàn thể Nhân-loại. Mọi Tin-mừng khác - ở chỗ khác, nơi người khác - đều được thu tóm trong Ngài.

   Thánh Phao-lô dẵ khẳng quyết như vậy cách đây 2000 năm trong lá thư gửi tín hữu Co-lô-xê. Nói cách khác, ngày hôm qua cũng như hôm nay, và luôn mãi cho tới khi Ngài trở lại trong vinh quang, "chỉ có Đức Kitô là tất cả" 36 cho những ai sống Đức-tin vào Ngài và tuyên xưng Đức-tin ấy, trong mọi hang cùng ngõ hẻm của nhân loại.

   Tuy nhiên, Đức Kitô là ai?

   Căn tính hay là bản sắc của những người sống Đức-tin vào Ngài bao gồm những yếu tố nào?

   Khi tin vào Ngài, chúng ta làm gì, có khả năng nào, hy vọng sẽ trở thành cái gì, sau khi đã kết thúc và hoàn thành con đường Đức-tin của chúng ta.

   ***

Đức Kitô là ai?

   Chúng ta hãy nhớ lại câu hỏi của Mai-sen trong lần gặp gỡ hẹn hò đầu tiên với Đấng Gia-vê: "Ngài là ai, xin Ngài cho con hay tên, để con dạy lại cho dân chúng biết danh tánh của Ngài?"

   Thiên Chúa trả lời: "Ta là Ta".

   Nhưng từ đó, mấy ai hiểu rõ câu trả lời của Ngài. Mỗi người theo tầm hiểu biết và kinh nghiệm tiếp xúc, đề nghị một cách diễn tả và tiếp thu của mình.

   Nói theo cách của Lão Tử trong câu đầu tiên của Đạo-đức-kinh, Ngài là "Danh bất khả danh". Tên Ngài không một người phàm nào trong trời đất nầy có thể gọi ra được. Chúng ta chỉ cúi sâu mình xuống sát mặt đất, để cung kính, thờ lạy Ngài. Giữa Ngài và chúng ta, khoảng cách thật vô biên, như giữa Trời và Đất.

    Thánh Phao-lô, khi trình bày về Đức Kitô, đã dùng lại cách nói nầy, để giúp chúng ta hiểu được rằng bản sắc của Ngài là Thiên Chúa.

   Trên núi Xa-na-y, Thiên Chúa khẳng định mình "Ta là..."."Ego eimi..." trong tiếng Hy-lạp. Và "Ego sum..." trong tiếng La-tinh. Trừ ra những gì là tội lỗi, thay vào ba chấm... chúng ta thêm gì cũng được: Hoa lá, trời đất, sông Hương, núi Ngự, mùa Xuân, mùa Thu, nắng, mưa. Tất cả là tạo vật do Ngài dựng nên, cho nên đều mang ấn chứng, vết tích của Ngài. Tất cả phát xuất từ Ngài. Cho nên sau một ngày tạo dựng, Ngài thấy bóng hình của mình được phản chiếu trong tất cả. Tất cả đều tuyệt vời, kỳ vĩ!

   Để hiểu được tất cả giáo lý của Thánh Phao-lô, trong câu nói: "Đức Kitô là tất cả trong tất cả" 37 chúng ta không thể không trở lại với Cựu-ước, đào bới sâu xa nhiều từng lớp ý nghĩa trong hai biến cố: Thiên Chúa tạo dựng trời đất, Thiên Chúa giải thoát Dân ngài khỏi ách nô lệ của Ai-cập.

   Vậy câu nói "Đức Kitô là tất cả" cũng có ý nghĩa như "Đức Kitô là Thiên Chúa" 38.

   Nhờ Ngài chúng ta được tái dựng, đổi mới, giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi.

   Mẹ Maria, đi theo truyền thống của các Ngôn-sứ trong Cựu-ước, không dám nói đến bản sắc của Thiên Chúa: "Ngài là ai?". Mẹ chỉ Nhìn một cách khách quan Thiên Chúa đã và đang làm gì cho chính mình và cho anh chị em đồng hương, đồng loại của mình.

    "Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại (...)

    Chúa đã cất nhắc kẻ khiêm hèn (...)" 39.

   Lá thư gửi tín hữu Cô-lô-xê của Thánh Phao-lô rất gần gũi với ngôn từ và tư duy của Mẹ Maria trong bài ca Ngợi-khen (Magnificat). Cả hai vị nầy đã khai nguyên một nền thần học màu trắng, bằng cách nêu rõ những sự kiện khách quan đã và đang từ từ xuất hiện trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

   Nói cách khác, Thánh Phao-lô kêu mời người tín hữu hãy nhìn lại, nhớ lại, ghi nhận những gì Đức Kitô đã làm, để mở mắt ý thức được rằng: Đức Kitô vừa là "Con người bằng xương bằng thịt" 40 vừa là Thiên Chúa "có trước muôn loài muôn vật"41. Trong Đức Kitô "muôn vật được tạo thành" 42.

   Vậy, một cách cụ thể và khách quan, Đức Kitô đã và đang làm gì cho người tín hữu Cô-lô-xê ngày qua, và cho chúng ta đang tin vào Ngài ngày hôm nay, thuộc thế hệ của Ngàn năm thứ ba?

    Máu người đã đổ ra trên Thập-giá 43. 

    Ngài đem lại bình an 44.

    Chúng ta được hoà giải với Thiên Chúa 45.

    Anh em đã chết cùng Đức Kitô 46.

    Anh em đã được chỗi dậy với Đức Kitô 47.

    Anh em mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới 48.

   Duy câu nói sau nầy tóm lược được tất cả chương trình cứu độ mà Đức Kitô đã thực hiện cho mỗi người tín hữu, không loại trừ môt ai.

    "Trong Người, anh em đã được chịu phép cắt bì, không phải do tay người phàm, nhưng là của Đức Kitô , có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em.

    Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép rửa, lại cùng được chổi dậy với Người (...)

    Trước kia anh em là những kẻ chết (...), nay Thiên Chúa đã cho anh em được cùng sống với Đức Kitô : Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi sa ngã lỗi lầm của chúng ta" 49.

   Cách nói "Xưa kia... nhưng nay" được lặp đi lặp lai tới ba lần trong ba chương một, hai và ba, gây ý thức cho chúng ta nhận biết rõ ràng: một cuộc chuyển biến về bản sắc đã và đang xảy ra trong con người của tín hữu, nhờ họ sống và tuyên xưng Đức-tin vào Đức Kitô 50.

***

  Để có thể thay đổi bản sắc từ con người cũ sống trong tội lỗi, thành con người mới, sống cuộc sống của Đức Kitô - tư duy như Ngài, cảm nhận như Ngài, yêu thương và tha thứ anh chị em như Ngài...- Chúng ta chỉ có một điều cần làm: Ở lại trong ngài. Như cành nho bám sát vào gốc nho.

   "Ở lại trong" có nghĩa là: "Bén rễ sâu" 51, "gắn chặt với Đức Kitô là Đầu" 52.

   Nếu "Ngài là tất cả cho chúng ta, trong chúng ta" chúng ta cũng cần hợp tác với Ngài. Nuôi sống Ngài như Mẹ Maria. Kitô hoá tất cả những gì làm thành chúng ta, đặc biệt là Lối-nhìn và Xúc-động. Nhìn với đôi mắt của Đức Kitô, Cảm với con tim của Đức Kitô. Đó là bí quyết trở thành Kitô hữu, theo đúng kế hoạch mà Thiên Chúa đã cưu mang ấp ủ từ trước muôn đời.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!