Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương I : Cuộc-đời muôn màu muôn sắc

Chương II : Chiếc cầu tre lắc lẻo

Chương III : "Tin là Yêu"

Chương IV : Con đường Đức-tin diệu vợi

Chương V : Ánh-sáng đến trong thế-gian

Chương VI : Trời mới - Đất mới

Chương VII : "Tấm và Cám" trong nội tâm của Chúng ta

Chương VIII : Đức Kitô trở lại trong vinh quang

Chương IX : Chuyển hoá môi trường

Chương X : Mầu-nhiệm Thánh-giá

Chương XI : Rao giảng Tin-mừng

Chương XII : Hướng đến một nền Thần học Việt Nam

Chương XIII : "Anh em hãy vui luôn..."

Chương XIV : "Đức Kitô là tất cả"

Chương XV : Trong Đức Kitô

Chương XVI : Thiên Chúa làm "Bụi đất"

Chương XVII : "Xin đừng sợ"

Chương XVIII : Hỡi Tín-hữu, ngươi ta ai?

Chương XIX : Đức-tin và Văn-hoá

Chương XX : Thay lời kết - Hãy trao cho nhau một tấm lòng...

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Trong Đức Kitô
Chương XIII : "Anh em hãy vui luôn..."

(Pl. 4,4)

 

   Hân hoan, vui mừng là chủ đề của lá thư gửi tín hữu Phi-líp.phê. Đó cũng là điêp khúc được Thánh Phao-lô lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm bày tỏ tình cảm chứa chan của mình đối với anh chị em tín hữu ở Phi-líp.phê, sau khi cộng đoàn nầy đã sai ngươi mang thư từ và quà tặng đến cho Ngài đang bị cầm tù ở Rô-ma (hay là Xê-da-rê).

   Lá thư có bốn chương.

   Qua mỗi chương, Thánh Phao-lô trình bày một lý do về nỗi niềm hân hoan đang có mặt trong tâm hồn và cuộc đời của mình.

  

***

    Trong chương thứ nhất, theo lời tâm sự của Thánh Phao-lô, sỡ dĩ Ngài luôn luôn vui mừng vì đối với Ngài, "Sống là Đức Kitô" 24.

   Trong thế giới hiện thời, thậm chí giữa cung lòng của Hội-thánh, bao nhiêu người sống vì tình, vì tiền, vì danh lợi. Họ không ngần ngại đi vào con đường bạo động, hận thù, chiến tranh, đổ máu... chỉ vì những tranh chấp "tao hơn mầy thua, tao tốt mầy xấu, tao có giá trị, mầy vô giá trị..." Họ không thấy được như Thánh Phao-lô: Đức Kitô đã sinh ra làm người, đã bị đóng đinh vào Thánh-giá, vì yêu thương mỗi người, không trừ sót một ai. Dù họ là người Do-thái hay là Palestine. Dù họ là đàn ông hay đàn bà. Dù họ thuộc da đen hoặc da trắng. Nhờ hồng ân cứu độ tuôn trào từ cạnh sườn của Đức Kitô từ trên Thánh-giá, mọi người từ Đông qua Tây, từ Bắc xuống Nam đều được Ngôi Cha thương yêu và tha thứ. Ngài giăng hai tay đón nhận mọi người trở về. Trong cõi lòng của Thiên Chúa, mọi người đều là anh chị em đồng bào, ruột thịt. Cùng nhau chia sẻ một Chúa Thánh Thần.

   Từ ngày lãnh nhận Bí-tích Rửa tội và Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể khẳng định rằng: "Tôi sống nhưng đâu phải là tôi. Chính Đức Kitô sống trong tôi!". Tôi đã trở nên một Đức Kitô thứ hai. Cho nên trong một tâm tình hân hoan và hiếu thảo, chúng ta sở hữu hoá lời nói của Đức Kitô đã thưa với Ngôi Cha:

    "Nầy, con đến để thực hiện mọi thánh ý của Cha!".

  

***

   Dựa vào nơi nương tựa nào, Thánh Phao-lô đã có thể hớn hở vui mừng trong từng phút giây của cuộc đời, ở giữa bao nhiêu thử thách và gian truân? Trong chương thứ hai, Ngài đã bộc lộ cho chúng ta: "vì ngài mang tâm tình của Đức Kitô trên Thánh-giá" 25.

   Hẳn thực, Thiên Chúa Ngôi Cha từ ngày tạo dựng Trời - Đất đến khi Vũ-trụ vào hồi chung cuộc, chỉ nói một Lời duy nhất. Ngài chỉ mặc khải cho nhân loại một điều chính yếu và quan trọng. Đó là Đức Kitô: Con Ngài sinh ra làm một em bé mong manh trong chuồng bò và chết hẩm hiu trên Thánh-giá. Nhờ vậy vinh quang của Ngôi Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Theo lối nói của Kinh-thánh, khi vinh quang của Thiên Chúa chói loà, đó là lúc Ngài bày tỏ bản sắc đích thực của Ngài. Qua Thánh-giá của Đức Kitô, Thiên Chúa bộc lộ cho toàn thể nhân loại: Tên của Ngài là Thứ-tha và Tình-yêu. Lòng Ngài là Đại-dương đón nhận mọi dòng sông trở về, đổi mới và tắm gội.

   Chính vì lý do đó, tâm tình của Đức Kitô trên Thánh-giá là hân hoan vui mừng, vì đã mặc khải Ngôi Cha một cách trọn đầy và viên mãn. Câu nói "mọi sự đều hoàn tất" được Đức Kitô thốt ra, trong một tâm tình tràn đầy lòng hiếu thảo.

   Nói đến tâm tình, theo tâm lý học, là nói đến động cơ thúc đẩy con người thể hiện mọi hoài bão và ý nghĩa của cuộc đời. Tâm tình tạo nên sức mạnh có khả năng thúc đẩy chúng ta vượt qua mọi gian truân và trở ngại. Đồng thời nhờ năng động của tâm tình, chúng ta hiên ngang và hăng say hoàn tất mọi ý nghĩa và nhiệm vụ.

   Vậy ý nghĩa của cuộc sống là gì, theo Thánh Phao-lô? Câu trả lời của Ngài đã rõ ràng và dứt khoát: "Tìm lợi ích cho Đức Giêsu Kitô" 26 và "Phục vụ Tin-mừng" 27.

  

***

   Trong chương thứ ba, theo lời giải thích của Thánh Phao-lô, sở dĩ Ngài hân hoan vui mừng, vì "quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta" 28. Nói cách khác, Đức Kitô là tất cả, đối với Ngài. Để được Đức Kitô, Ngài chấp nhận đánh mất tất cả, thậm chí mạng sống của chính mình:

    "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô" 29. Cũng vì những lý do đó Ngài chấp nhận thông phần những khổ đau của Đức Kitô. Đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong cái chết. Nhờ đó Ngài sẽ được sống lại với Đức Kitô 30.

   Trong tinh thần và ý nghĩa ấy, Đức Kitô là khuôn vàng thước ngọc, cho tất cả cuộc sống của Ngài. Hẳn thực, hiện tại còn là lao tù. Còn là đường hầm tăm tối. Còn là phản bội của một vài người trước kia mang tên là anh em, bạn bè, con cái... Tuy nhiên với tâm tình của Đức Kitô trong cõi lòng sôi bỏng, Ngài sánh mình như một lực sĩ điền kinh "quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước" 31.

  

***

   Điểm cuối cùng được trình bày trong chương bốn, có khả năng tạo cho Ngài lòng hân hoan phấn khởi trên mỗi bước đường đời, là sức mạnh của Đức Kitô. Hẳn thực, Đức Kitô vừa là Đấng Alpha và Ômêga, nghĩa là khởi điểm và cùng đích, hai nơi nương ẩn và bám víu của Ngài, mỗi khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, Đức Kitô cũng là con đường đi. Đức Kitô là sức mạnh. Là ngôi sao đưa lối, giữa bão táp phong ba, đêm tối hãi hùng:

    "Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen tất cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết" 32.

   Nói cách khác Đức Kitô là lương thực mang đi đường cho Ngài. Mỗi lần bẻ Bánh, trong Thánh-lễ tạ ơn, Ngài đã bồi dưỡng tâm lực, để có khả năng leo lên ngọn đồi Gôn-gô-tha, với Đức Kitô.

   Sỡ dĩ, Ngài "thấy được những điều vô hình ấy", là vì sau lần té ngã trên con đường vào thành Da-mát, Ngài đã biết nhìn với  đôi mắt của Đức Kitô. Sỡ dĩ Ngài luôn luôn hân hoan, vui mừng trong mọi hoàn cảnh, có lợi cũng như bất lợi, là vì Ngài mang trong quả tim của mình, tấm lòng vạn xuân và trọng đại của Thiên Chúa  Làm Người. Tâm hòn Ngài là cung đền của Chúa Thánh Thần.

  

***

   Giáo lý của Thánh Phao-lô được trình bày trong lá thư gửi tín hữi Phi-lip-phê giúp chúng ta thấy được rằng: cuộc đời không khổ đau không có mặt, bao lâu chúng ta còn sống trên quả địa cầu nầy. Tuy nhiên, nếu chúng ta có khả năng chia sẻ với Đức Kitô bao nhiêu khổ đau hằng ngày của chúng ta, nhờ sức trợ lực của Chúa Thánh Thần, chúng ta đã bắt đầu dấn bước vào con đường Phục-sinh giống như Đức Kitô. Từ bây giờ và ở đây.

   Khổ đau nào được chia sẻ với Đức Kitô, khổ đau ấy, tự khắc biến thành một quà tặng vô giá, một hồng ân cho chính mình và cho anh chị em mình trên con đường "Về Nhà Cha".



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!