Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương I : Xác định Mức Độ Phát Triển hiện tại của trẻ em

Chương II : Nội Dung chi tiết của 174 tiết mục trong Bản Lượng Giá

Chương II : (Tiếp theo)

Chương II : (Tiếp theo)

Chương III : Thể thức tổ chức Công việc Lượng Giá

Chương III: (tiếp theo)

Chương IV: Thiết lập Dự Án Can Thiệp hay là Dạy Dỗ

Chương V: Những Hành Vi Rối Loạn

Chương VI: Định Lý của Douglas M. ARONE về Hội chúng Tự Kỷ

Sách Tham Khảo

Lời Nói Cuối : YÊU THƯƠNG là một Động Từ

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)
Chương V: Những Hành Vi Rối Loạn

 Trong các chương trước đây, tôi đã nói nhiều đến 7 địa hạt học tập và phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, tôi không cố tình bịt tai, nhắm mắt, giả vờ như không thấy và không biết về một thực trạng khách quan: Trẻ em đang có những hành vi rối loạn, trong bản thân và cuộc đời.

Năm triệu chứng mà tôi đã nhắc lại, trong Lời Mở Đường, đang ngày ngày đe dọa một cách trầm trọng, toàn bộ con đường phát triển và học tập của trẻ em. Chính vì lý do nầy, thể thức can thiệp  của chúng ta  phải có tính cách “TOÀN DIỆN”. Chúng ta tác động, bằng cách đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ em trong đời sống làm người. Thay vì vuốt ve những ảo vọng độc tài và độc đoán của chính chúng ta.

Hẳn thực, chúng ta nhìn CÂY, nhưng vẫn không quên RỪNG. Đàng khác, ích lợi gì những chương trình hô hào “Bảo vệ Rừng”, mà không đào tạo những người  có khả năng chăm nom, vun tưới những gốc cây còn non dại, trong suốt những ngày hè oi bức và khô hạn? Chính vì lý do nầy, trong nhiều trường hợp, khi dạy mà không có dự án và kế hoạch, nghĩa là không đáp ứng nhu cầu thực tế của trẻ em, chúng ta càng làm cho vấn đề mỗi ngày mỗi thêm trầm trọng.

Nói khác đi, như Eric SHOPLER đã nhấn mạnh, ở bên dưới mỗi hành vi rối loạn của trẻ em, chúng ta cần phát hiện và nhận thức một cách sáng suốt rằng : những xúc động lo sợ, hãi hùng đang tràn ngập và lấn chiếm toàn diện tâm hồn và cuộc đời của trẻ em. Không có những quan hệ an toàn, hài hòa và năng động, do cha mẹ và thầy cô sáng tạo… làm sao các em có khả năng vượt qua tình trạng “lo sợ và tê liệt” của mình?

Trong tinh thần và lăng kính ấy, chương nầy sẽ lần lượt khảo sát những điểm chính yếu sau đây:

-         Thứ nhất, Bản Lượng Giá của Eric SHOPLER đã khảo sát thế nào những hành vi rối loạn?

-         Thứ hai, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ em? Mục tiêu được chúng ta quyết định và đeo đuổi, phải chăng là ý chí toàn năng “chận đứng, loại thải” một thực tế đã có mặt? Hay là chúng ta khiêm tốn và can đảm “chuyển hóa” những hành vi rối loạn của trẻ em, với những bước đi lên nho nhỏ?

1.- Hành vi rối loạn trong Bản Lượng Giá

Trong 174 TM của Bản Luợng Giá, có tất cả 43 TM dành cho việc khảo sát Hành vi rối loạn của trẻ em. Một cách cụ thể, Eric SHOPLER chỉ nói đến 4 loại rối loạn sau đây:

-         Thứ nhất là Rối loạn về Quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều. Hẳn thực, học làm người là học xin và cho, cũng như học nhận và học từ chối. Tôi cần người khác, nhưng người khác, bắt đầu từ người mẹ đã sinh ra tôi, cũng đang cần tôi. Sau khi nhận, phải chăng tôi biết cho? Rối loạn hành vi bắt nguồn từ lãnh vực ý thức và khả năng tạo quan hệ qua lại với những người đang sinh sống với mình. Tôi dùng lối viết tắt: RlQh.

-         Thứ hai là rối loạn về Ý thích (RlYt), khi tiếp cận với các loại trò chơi, dụng cụ, hay là các vật liệu như đất sét, bọt xà phòng… Để bộc lộ ý thích của mình, trong những sinh hoạt đơn sơ, thông thường, như Nhìn, Nghe, đưa tay va chạm, khởi động những âm thanh… theo lối nhìn của tác giả Donald W. WINNICOTT, trẻ em phải biết “Sống một mình”, làm chủ tình hình, không lệ thuộc vào kẻ khác. Lối nói tiếng Anh được tác giả sử dụng là : “To be there”. To be có nghĩa là làm chủ thể, ở thế chủ động. There có nghĩa là vào lúc ấy, ở chỗ ấy. Hẳn thực, khả năng làm chủ thể của trẻ em, lúc ban đầu, chỉ hạn hẹp trong một vài giây, vài phút, với một vài đồ vật và dụng cụ. Nhờ sự có mặt đầy khích lệ và nâng đỡ của người lớn, như cha mẹ, cô thầy… trẻ em sẽ dần dần phát huy và mở rộng  khả năng làm chủ thể của mình. Không có ý thích hay là động cơ thúc đẩy từ bên trong như vậy, trẻ em chỉ có một nếp sống ù lì, bị động, lệ thuộc, chờ đợi mệnh lệnh của người lớn. Thay vì quyết định, chọn lựa và sáng tạo nhiều con đường khác nhau, khi tiếp cận một dụng cụ, một trò chơi, trẻ em chỉ phản ứng một cách máy móc và tự động, hay là lặp đi lặp lại một hành vi, cơ hồ một chiếc máy ghi âm chỉ phát ra suốt ngày, một điệp khúc duy nhất và nhàm chán.

-         Thứ ba là những rối loạn về giác quan ( RlGq). Trẻ em nhìn thế nào, nghe làm sao, cho vào miệng những gì, có thể nhận ra những đồ vật thông thường, bằng xúc giác hay không? Không bắt đầu phát huy, một cách đứng đắn, những sinh hoạt cơ bản nầy, làm sao trẻ em có thể tiến xa hơn, trên con đường học tập, khám phá môi trường chung quanh, tiếp thu những cấu trúc của thực tế?

-         Thứ bốn là những rối loạn về ngôn ngữ ( RlNn). Để có thể sử dụng lời nói, nhằm xúc tiến những quan hệ trao đổi qua lại hai chiều, giữa người với người, trẻ em đã đi qua những bước đầu tiên như khóc la, làm ra những tiếng động, những âm thanh hay không? Ngôn ngữ “không lời” đã dọn đường thế nào cho ngôn ngữ “có lời”?

 

Bảng số 12 :

 

Tổng hợp Kết quả về Hành vi Rối Loạn

 

Sau đây là nội dung cụ thể trong Bản Lượng Giá về Hành vi:

 

1.1.- Rối loạn về Quan Hệ:

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

54) Nhận ra hình của mình trong gương       

……

……..

…..

55) Tỏ ra vui thích khi được bồng lên

……

……..

…..

91) Đặt câu hỏi, chia sẻ…

……

……..

…..

92) Trao đổi với người lớn….

……

……..

…..

146) Nhìn thẳng vào mắt kẻ khác

……

……..

…..

152) Tỏ ra có cảm tình với người lớn

……

……..

…..

154) Hỏi ý kiến, xin giúp đỡ                            

……

……..

…..

155) Tỏ ra sợ, nhưng vẫn nhận làm quen 

……

……..

…..

 

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

157) Lưu tâm đến sự có mặt của người lớn   

……

……..

…..

158) Biết hợp tác với người lớn                       

……

……..

…..

160) Chấp nhận thái độ bất bình 

……

……..

…..

173) Thích được khen thưởng

……

……..

…..

 

 

Tổng cộng các TM : 12

 

Điểm (+)   ………….

Điểm (+/-) ………….

Điểm (-)    ………….

  

 

 

1.2.- Rối loạn về Ý Thích

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

62) Biết chơi với sợi dây

……

……..

…..

90) Biết chơi một mình

……

……..

…..

144) Biết tò mò khám phá phòng ốc

……

……..

…..

145) Biết khám phá trò chơi, tìm cách chơi       

……

……..

…..

153) Biết tổ chức, lưu tâm trước dụng cụ            

……

……..

…..

159) Biết chú ý, tập trung trong công việc

……

……..

…..

172) Có những động cơ thúc đẩy

……

……..

…..

174) Hãnh diện khi thành tựu                              

……

……..

…..

 

 

Tổng cộng số TM: 8

 

Điểm (+)    …………

Điểm (+/-)  …………

Điểm (-)     ………….

 

1.3.- Rối loạn về Giác quan

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

5) Trong cách khảo sát các hình khối (xúc) 

……

……..

…..

36) Sau khi nghe tiếng lách gõ nhịp (thính)

……

……..

…..

56) Sau khi bị ghẹo (xúc)

……

……..

…..

58) Sau khi nghe tiếng còi (thính)

……

……..

…..

112) Sau khi nghe tiếng chuông (thính)

……

……..

…..

143) Sau khi bị nhéo (xúc)

……

……..

…..

147) Mức độ bén nhạy về thị giác 

……

……..

…..

148) Mức độ bén nhạy về thính giác

……

……..

…..

149) Bén nhạy về xúc giác, va chạm

……

……..

…..

150) Về vị giác

……

……..

…..

 

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

151) Về khứu giác

……

……..

…..

156) Hành vi máy móc, tự động, lặp lại (xúc)      

……

……..

…..

 

 

Tổng cộng số TM: 12

 

Điểm (+)    …………

Điểm (+/-)  …………

Điểm (-)     …………

 

 

 

1.4.- Rối loạn về Ngôn ngữ

 

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

161) Cách phát âm, cung điệu lên xuống

……

……..

…..

162) Chỉ bi bô, líu lo, không có phát âm?

……

……..

…..

163) Dùng từ có ý nghĩa?

……

……..

…..

164) Dùng một loại ngôn ngữ cá biệt?   

……

……..

…..

165) Lặp lại như tiếng vọng sau một thời gian?

……

……..

…..

166) Lặp lại tức thì, sau khi kẻ khác nói    

……

……..

…..

167) Một số từ lui tới như một điệp khúc  

……

……..

…..

168) Lẫn lộn đại danh từ Tôi, Con, nó, mầy… 

……

……..

…..

169) Ngôn ngữ có ý nghĩa trao đổi 

……

……..

…..

 

 

 

 

TM số    

Điểm

(+)

(+/-)

(-)

170) Dùng đúng văn phạm

……

……..

…..

171) Trao đổi một cách hồn nhiên?                          

……

……..

…..

 

 

 

Tổng cộng số TM: 11

 

Điểm (+)    …………

Điểm (+/-)  …………

Điểm (-)     ………….

 

 

Trình bày kết quả trên một sơ đồ 

 

Trên một vòng tròn được phân chia làm 4 phần bằng nhau. Gần trung tâm, có bao nhiêu điểm Thiếu Sót (-), chúng ta vẽ bấy nhiêu vòng đen, tượng trưng vùng rối loạn. Sau đường đen, dựa vào những điểm Khởi Phát (+/-), chúng ta vẽ những vòng đỏ, tượng trưng vùng học tập. Sau hết, với những điểm Thành Tựu (+),  chúng ta vẽ những đường vàng, tượng trung vùng tự lập.

 

 

Bảng số 13

                                                                           

 

Khi so sánh diện tích của 3 vùng khác nhau, chúng ta sẽ nhận thấy “mức độ và tốc độ rối loạn” của các triệu chứng đang dần dần lan tỏa và chế ngự, trong nhiều địa hạt phát triển khác nhau của trẻ em.

Trên Bảng số 13, các điểm Tiêu cực (-) được Eric SHOPLER xếp đặt gần trung tâm của vòng tròn, nhằm trình bày mức độ lấn chiếm của các hành vi rối loạn. Thay vì làm như vậy, chúng ta cũng có thể đảo ngược cách trình bày này, bằng cách cho vào gần trung tâm, các điểm Tích cực (+), và đem ra ngoại vi, những điểm Tiêu cực (-). Thể thức can thiệp của chúng ta lúc bấy giờ là tập trung nổ lực vào Vùng Phát khởi (+/-) ở giữa. Mỗi ngày hay mỗi tuần, chúng ta chọn lựa một TM trong số 43 TM, để chuyển biến điểm (+/-) thành điểm (+).  Đó là Loại Sư Phạm “CHUYỂN HÓA”, mà tôi đã nói tới trước đây, và sẽ trình bày trong các đoạn sau đây.

 

Bảng số 14

 

2.- Những đường hướng “can thiệp” và chuyển hóa

Thể theo lối nhìn và cách trình bày của Eric SHOPLER, xuyên qua 43 TM của Bản Lượng Giá, để có thể kết dệt với trẻ em, những quan hệ xây dựng và hài hòa, các bậc cha mẹ và người giáo viên cần tôi luyện những phong thái sau đây: 

-         Chấp nhận và tôn trọng quyền khác biệt “tất yếu” của trẻ em. Một cách đặc biệt, khi trẻ em từ chối, “KHÔNG” làm, chúng ta hãy thuyên giải : “Trẻ em không biết và không có khả năng, trong hoàn cảnh hiện tại”, thay vì “trẻ em cứng đầu, không muốn, thiếu thiện chí…”

-         Đến gần, có mặt với trẻ em một cách tích cực và năng động. Đồng thời tạo ra mọi điều kiện thuận lợi và an toàn, khi trẻ em bắt đầu biết “sống một mình” hay là “chơi theo cách của mình”, tùy theo những giai đoạn phát triển khác nhau.

-         Chính những lúc trẻ em tỏ ra không cần chúng ta, chúng ta vẫn có mặt “một cách năng động” với các em. Thay vì buồn bực và nhai đi nhai lại trong nội tâm, những lời thuyên giải có tính cách tiêu cực: “Mày không cần tao, thì tao đi làm chuyện khác”.

-         Một cách đặc biệt, với những trẻ em đang gặp khó khăn trong vấn đề tạo quan hệ, chính chúng ta là người dẫn khởi, đi bước đầu tiên, đến với trẻ em, bắt chước những gì trẻ em đang phát khởi. Lặp lại những âm thanh và tiếng động của trẻ em. Phản ảnh những gì đang diễn biến trên bề mặt, và nhất là trong địa hạt xúc động. Hãy bắt đầu “đi theo” trẻ em, pacing. Sau đó, chúng ta mới có điều kiện leading, điều hướng và can thiệp.

-         Ví dụ: Mẹ thấy con sợ, mẹ lại gần với con. Con đang thét la. Theo cách mẹ hiểu, con bực bội, tức giận. Con hãy đánh mạnh vào bao gối nầy như Mẹ làm, để hết tức giận đi…Khi thuyên giải một cách tích cực như vậy, chúng ta dựa vào một vài dấu hiệu khách quan nho nhỏ. Ngoài ra, chúng ta đừng nêu lên vấn đề lý thuyết mơ hồ: “Cách thuyên giải của tôi Đúng hay Sai?”. Giữa trẻ em với chúng ta, “Tất cả đều là quan hệ”. Tất cả là nhịp cầu trao đổi và chia sẻ qua lại.

-         Từ những điều mà trẻ em tỏ ra yêu thích và biết làm, chúng ta dần dần đề nghị thêm những trò chơi có chức năng thúc giục,  vận dụng các giác quan, nhất là Thị, Thính và Xúc giác.

-         Sau cùng, để chuẩn bị khả năng sử dụng ngôn ngữ “có lời” hay là “không lời”, chúng ta bắt chước trẻ em, lặp lại khi trẻ em bắt đầu líu lo, bặp bẹ, phát âm. Đồng thời, nếu trẻ em thích thú đón nhận, chúng ta trình bày thêm những cách làm, những cấu trúc, những mẫu thức, hay là những những thứ tự như: Từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ trong ra ngoài, từ lớn đến nhỏ, từ bên trái đi qua bên mặt. Nói một cách đơn sơ và vắn gọn, chúng ta đề nghị “những qui luật”, những “thể thức”  chuẩn bị các em sống trong xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng số một là chúng ta cần bén nhạy, không bao giờ vượt quá “ngưỡng chịu đựng” hay là tạo ra khổ đau cho trẻ em.

-         Nói tóm lại, trong tất cả những điều chúng ta làm với trẻ em và cho trẻ em, sáng tạo hay là phát huy QUAN HỆ tích cực và xây dựng có nghĩa là thực thi 4 động tác “XIN, CHO, NHẬN và TỪ CHỐI”, theo lối định nghĩa của tác giả Jacques SALOMÉ. Trong số ấy, TỪ CHỐI là cách làm quan trọng nhất, nhưng khó hơn tất cả. Chúng ta học tập NÓI KHÔNG, một cách cương nghị và rõ ràng, chỉ khi nào trẻ em vi phạm những qui luật xã hội như đập đánh, tấn công các em khác, hủy hoại thân xác của chính mình hay là xé nát, đập bể các vật liệu và học cụ…Ngoài ra, như tôi đã nói lui nói tới nhiều lần trong các chương trước đây, chỉ có quan hệ thực sự và xây dựng, khi chúng ta “làm người”, và đãi ngộ trẻ em như những con người thực sự và trọn vẹn, ngang hàng chúng ta, có quyền lợi và giá trị như chúng ta. Không có điều kiện cơ bản nầy, trong lối nhìn và hành động của chúng ta, tất cả những gì chúng ta nói và làm chỉ là “tuyên truyền và láo khoét”. 

Khi thiết lập những quan hệ “Xin, Cho, Nhận và Từ chối” như vậy, cha mẹ và người giáo viên đang đáp ứng hai nhu cầu cơ bản của trẻ em:

-         Nhu cầu thứ nhất là Tình Thương. Hẳn thực, khi cảm thấy mình được thương, trẻ em sẽ ý thức đến giá trị của mình. Thêm vào đó, khi được thương, trẻ em sống trong bầu khí an toàn, thanh thản, vui tươi và hạnh phúc. Dựa vào tình thương và cảm thức an toàn nầy, trẻ em sẽ dần dần phát huy khả năng “sống một mình”, chơi một mình, khám phá môi trường chung quanh, bằng cách vận dụng mọi giác quan của mình.

-         Nhu cầu thứ hai là Thực tế, còn được gọi là Cấu trúc hay là Qui luật. Nhờ học tập, trẻ em dần dần tiếp thu và hội nhập những cấu trúc của thực tế. Và khi có những cấu trúc trong nội tâm, trẻ em sẽ biết mình đang ở đâu, đi đến đâu, chọn con đường nào, cần tránh những cạm bẫy nào…Nhờ vào những cấu trúc ấy, trẻ em biết sống tự lập và tổ chức cuộc đời của mình.

Trong những giai đoạn phát triển và tăng trưởng, từ 0 đến 6 tuổi, nếu thấm nhuần được hai bài học nầy, trẻ em sẽ khẳng định về mình: “Tôi được thương và tôi có khả năng cấu trúc hóa thực tế, tôi là người có giá trị”.  Ý thức ấy là một loại “kháng thể” trong nội tâm, hay là  một “khả năng miễn nhiễm”, giúp trẻ em đứng vững trước mọi bão bùng giông tố của cuộc đời.

Nói cách khác, khi cha mẹ hay là người giáo viên tìm cách dạy cho con em bao nhiêu bài học, mà không dạy được hai bài học nầy, tất cả công trình của các vị ấy chỉ là “nước rơi đầu vịt”.

Trái lại, cho dù  Nguy cơ Tự kỷ  đang đe dọa và khống chế, đến độ nào chăng nữa, nếu trẻ em vẫn học được hai bài học nầy một cách vui tươi và nhuần nhuyễn, trẻ em ấy sẽ có nội lực để “VÙNG ĐỨNG LÊN”. 

Phải chăng đó là một THÁCH ĐỐ lớn lao và kỳ vĩ đang đợi chờ tất cả cha mẹ và người giáo viên, trong mọi dự án can thiệp và dạy dỗ hằng ngày? 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!