Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Lời Mở đầu

Chương Một : Đoái thương nhìn cuộc đời

Chương hai: Nhìn Đời với Trăm Con Mắt

Chương Ba: Lắng nghe tiếng kêu trầm thống của nội tâm

Chương bốn: Lắng nghe với trăm lỗ tai

Chương Năm: Học làm người trong từng giây phút của cuộc sống

Chương Sáu: Quan hệ hài hòa, đồng cảm

Chương Bảy: Tuyên dương và Khen thưởng những bước đi làm người

Thay lời cuối: Ông Đồ Sộ

Phụ Trương Một: Khổ đau và hạnh phúc

Phụ Trương Hai: Khi chúng ta tiếp xúc và trao đổi

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Đồng Cảm Để Đồng Hành
Chương Bảy: Tuyên dương và Khen thưởng những bước đi làm người

 (Cha mẹ là Bồ Tát Quán Thế Âm cho đứa con ) 

Nhằm đánh dấu một cách cụ thể và khách quan những thành tựu có chất lượng của người anh chị em, chúng ta thường tổ chức những buổi lễ khen thưởng, tán dương công trạng, trao tặng những văn bằng hoặc huy chương chứng minh. Trong thân phận và điều kiện làm người, tất cả chúng ta không loại trừ một ai, trẻ em cũng như người già cả, chúng ta cần được kẻ khác khen ngợi, để tiếp tục vươn mình lên, vượt qua những chặng đường gian khổ trong cuộc đời. Tuy nhiên, vì cách làm của chúng ta không đáp ứng những chuẩn mực của khoa học kỹ thuật, chúng ta chỉ tạo nên những tình huống tùy tiện, thiên vị, luộm thuộm, nhá nhem. Vì thiếu tinh thần "vô công, vô tư", được Lão Tử đề cao và nhấn mạnh, chúng ta chỉ gặt hái những thành quả ngược chiều : Bình bầu, khen thưởng chỉ đào sâu thêm hố chia rẻ giữa người với người. Cuối cùng, bình bầu, khen thưởng trở thành một trò hề, một nghi thức "lấy lệ", không còn một giá trị có khả năng đánh dấu, một cách khách quan nỗ lực phấn đấu và vươn lên, vượt thắng những trở ngại trong cuộc sống làm người.

 *  *  *

1.- Khen thưởng chỉ có giá trị, khi đáp ứng nhu cầu đồng cảm giữa người và người

Khi tôi khen ai, việc làm cơ bản là chứng minh cho người ấy ý thức được rằng : họ đã thỏa mãn một nhu cầu chính đáng của tôi.

Người được khen như vậy sẽ đánh sáng bản sắc làm người của mình :"Tôi là người quan trọng. Tôi có khả năng mang lại hạnh phúc cho một người đang chung sống với tôi".

Khi khen như vậy, tôi đang áp dụng sơ đồ với bốn giai đoạn của tác giả Marshall B. ROSENBERG :

Giai đoạn một  : mô tả môi trường

Giai đoạn hai    : trình bày nhu cầu

Giai đoạn ba    : nhu cầu được đáp ứng

Giai đoạn bốn  : diễn tả tình cảm bằng lòng, sung sướng, hạnh phúc của mình.

Thứ tự trước sau có thể thay đổi. Nhưng cấu trúc và tiến trình vẫn giống nhau.

Ví dụ :

1.- Từ nhỏ đến ngày hôm nay, tôi cứ vòng vo, luẩn quẩn trong quan hệ với Mẹ tôi. Tôi không biết phải ăn nói làm sao, để cho mẹ tôi hạnh phúc, thanh thản trong cuộc đời.

2.- Tôi cần có ai chỉ bày một cách làm vừa đơn sơ dễ hiểu, vừa có tác dụng.

3.- Hôm nay, sau khi đọc cuốn sách "Đồng cảm" của Anh, tôi cảm thấy câu hỏi của tôi đã có câu trả lời.

4.- Vậy tôi hoan hô Anh. Công việc của Anh ít nhất đã mang đến cho tôi một tia nắng ấm trong cuộc đời.

Khi đón nhận những lời chân tình ấy, người nghe sẽ không tự hào, kiêu căng. Đàng khác người ấy cũng sẽ không giả vờ khiêm tốn chối từ lời khen. Trái lại, lời khen ấy sẽ tạo ra một bàn đạp, một điểm tựa, để tác giả cuốn sách có đầy đủ nhiệt huyết cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương và anh chị em đồng bào.

Khi biết khen, theo phương pháp của M.B. ROSENBERG, chúng ta đã lắng nghe lời nói của Tổ Tiên vọng về :

"Lời nói chẳng mất tiền mua,

"Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

 *  *  *

2.- Khi cám ơn ai, chúng ta cũng chọn làm của mình "tiến trình đồng cảm ấy".

Để cho lời cám ơn của chúng ta thành một viên gạch đóng góp vào công việc xây dựng ngôi nhà "bản sắc" của người "làm ơn", chúng ta cũng dùng kỹ thuật "đồng cảm".

Ví dụ :

1-     Mấy ngày nầy con cái của chị đi nghỉ hè với ba chúng nó ở Vũng Tàu. Ở nhà một mình, chị cảm thấy cô đơn, lạc lỏng.

2-     Thoảng hoạt trong ngày, chị thèm nghe một tiếng nói của bạn bè ngày xưa, lúc còn là nữ sinh Trường Hùng Vương ...

3-     Bổng nhiên hôm nay em gọi điện thoại đề nghị đến dùng cơm trưa và đi sở thú với chị.

4-     Chị quá sung sướng, vừa ngồi đợi em, vừa tạ ơn đời đã ban cho chị tình bạn của Em đã nhớ đến chị. Em bao giờ cũng giàu lòng thương như hồi nào.

Với những lời lẽ "chính xác và khoa học" như vậy, cám ơn không còn là một thói quen tầm thường. Lời cám ơn đã làm cho hai người ý thức mình "đang làm đẹp cuộc đời" cho nhau.

3.- Khen thưởng trong ngành sư phạm giáo dục

Khi trẻ em thành tựu một động tác, chẳng hạn như nở nụ cười, phát âm "Ba, Ba ... Ma ma...", hay là đưa tay vịn thành ghế để đứng lên ... chưa hẳn nó ý thức đến kết quả của mình. Thử xong điều nầy, nó nhảy qua chuyện khác, tựa hồ một cánh bướm nhởn nhơ bay lượn từ cánh hoa nầy qua cánh hoa khác, không dừng lại ở đâu cả.

Sư phạm ngày nay kêu mời, khuyến khích cha mẹ hay là giáo viên :

-   hãy có mặt thực sự và năng động với trẻ em,

-  ghi nhận một cách bén nhạy mỗi một thành tựu khách quan, do trẻ em thực hiện, có khi do tình cờ,

-  phản ảnh, nối dài, lặp lại thành quả của trẻ em vừa bằng ngôn ngữ, vừa bằng hành vi,

-   Vừa làm vừa khen thưởng.

Khi người lớn biết "khen thưởng" trẻ em, theo cách làm "phản ảnh và nối dài" như vậy, họ đang củng cố một thành tựu bộc phát, tình cờ của trẻ em. Họ tạo cơ hội và điều kiện, để trẻ em ý thức đến khả năng của mình. Chính nhờ ý thức nầy càng ngày càng mở rộng và bền vững, trẻ em sẽ phát huy bản sắc của mình. Khả năng và bản sắc tác động qua lại và kích thích việc học tập của trẻ em.

Để mang lại những kết quả khách quan như vậy, việc khen thưởng không phải chỉ là những công thức "hời hợt" như : hoan hô, em giỏi lắm, lại đây cô hôn một cái ... Khen hời hợt như vậy chỉ tạo nên tình trạng lệ thuộc tình cảm. Trẻ em thèm khát được khen, nhưng không ý thức : mình được khen vì lý do gì !

Theo nhà sư phạm người Do Thái, R. FEUERSTEIN, lời khen là một tiến trình gây ý thức:

Bước một : nêu lên một sự kiện

Bước hai   : nhấn mạnh rằng : sự kiện      ấy là một khả năng

Bước ba    : Giải thích tại sao trẻ em thành tựu

Bước bốn  : Diễn tả nỗi vui mừng và lời khen.

Ví dụ :

1.   Thu ơi ! Em vừa làm với miệng của em : Ma-ma ( một hành vi )

2.   Ma-ma.

Em bắt chước mẹ, Em gọi mẹ.

Em nói được ( một khả năng )

3.   Nhìn miệng cô nầy : Ma-ma - Ma - Mẹ. Bắt chước cô : Ma-ma (cách làm )

4.   Em giỏi quá. Hoan hô.

mừng vì em bắt đầu nói ( quan hệ)

Với thời gian, cách khen thưởng nầy sẽ từ từ gây ý thức cho bé Thu về ba điều :

-   Nó đang vận dụng môi miệng để nói,

-   Càng bắt chước, nó càng biết nói.

-   Việc nó nói tạo vui mừng cho người khác.

 *  *  *

4.- Tư vấn trong lãnh vực can thiệp sớm

Khi một trẻ em "có nguy cơ chậm phát triển" xuất hiện trong gia đình, câu hỏi "tại sao", cũng đồng thời được cha mẹ lặp đi lặp lại mỗi khi họ có dịp tiếp xúc với những người có chuyên môn về trẻ em. "Tại sao" là một câu hỏi vô tận "rút dây động rừng":Tại sao nó? Tại sao chúng tôi ? Tại lỗi lầm gì ? Tại sao chúng tôi vô phúc như vậy ? Và không ai có thể trả lời cho câu hỏi "dài thòng lọng" ấy. Nhằm giúp đỡ người cha mẹ thoát ra ngoài vòng mê cung độc hại như thế, văn phòng tư vấn có nhiệm vụ chuyển hóa câu hỏi "tại sao" thành câu hỏi : "chúng ta cần tức khắc làm gì cho đứa bé sơ sinh ?". Làm cho nĩ cũng còn có nghĩa là làm với nó. Làm một cách vui thích. Vừa làm vừa chơi. Thêm vào đó, làm cho đứa con cũng có nghĩa là làm cho chính mình.

 *  *  *

Văn phòng Tư vấn "cổ điển" từ trước tới nay có thói quen áp dụng sơ đồ sau đây :

1.- Ghi nhận những sự kiện cụ thể, khách quan,

2.- Định bệnh hay là thuyên giải vấn đề

3.- Xác định đường hướng hay là phương thức hành động

4.- Chuyển biến đường hướng tổng quát thành công tác cụ thể cần thực thi mỗi ngày.

Trong bốn giai đoạn, giai đoạn hai có tính quyết định. Chúng ta lầm tưởng rằng : khi đã xác định bệnh trạng một cách rõ ràng và chính xác, chúng ta sẽ biết đi về đâu, cần làm gì ? Đó là cách làm của các bác sĩ đối với những bệnh tình thể lý. Trong lãnh vực chậm phát triển, công việc không giản đơn như thế. Khi gắn cho trẻ em một nhãn hiệu nào, chúng ta có nguy cơ tạo ra thực tế đã có sẵn trong nhãn hiệu ấy.

Tâm lý đương đại đề phòng chúng ta, bằng cách nhấn mạnh một qui luật : "Bạn tin tưởng gì, thì bạn sẽ biến điều tin thành hiện thực". Nói cách khác, "Tin tưởng làm sao thì thấy thực tại y như vậy".

 *  *   *

Trong tinh thần và đường hướng tư vấn ngày nay, chúng ta khởi đầu với lối nhìn tích cực và năng động về trẻ em :

-   Mỗi trẻ em là một con người, có giá trị làm người.

-   Dù với bất cứ nguy cơ nào chăng nữa, khả năng học tập của trẻ em vẫn có mặt.

-   Nếu chúng ta phát hiện được cách học, chúng ta sẽ có khả năng sáng tạo cách dạy thích hợp với chúng nó.

-   Trẻ em nào cũng có mắt để thấy, có tai để nghe, có làn da để tiếp xúc.

Dạy học là bắt đầu với ba cửa vào ấy : tạo điều kiện cho trẻ em thấy, nghe và cảm.

-  Trẻ em nào cũng có những xúc động. Với quan hệ đồng cảm, chúng ta phát hiện nhu cầu của trẻ em ở dưới mỗi xúc động, để đáp ứng và thỏa mãn.

Khi làm việc với cha mẹ, mục tiêu chúng ta đeo đuổi là giúp họ "làm" trong ba chiều hướng sau đây :

-   Kiến dựng một lối nhìn tích cực về đứa con của mình,

-  Phát hiện những khả năng hiện hữu của đứa con trong ba lãnh vực Thấy,  nghe và cảm. Từ đó, ngày ngày giúp đứa con mở rộng và kéo dài khả năng của mình.

-  Lưu tâm đến nhu cầu của đứa con, để đáp ứng một cách thích hợp với thực tế của nó. Từ đó, thiết lập và phát huy những quan hệ hài hòa, với nó trong những lúc nó tỉnh thức, vui chơi, chủ động.

Trong những ngày tháng làm việc và tiếp xúc với văn phòng Tư vấn, nếu cha mẹ biết sống hạnh phúc và sung sướng với đứa con, đồng thời biết sáng tạo những trò chơi nho nhỏ để tiếp xúc, trao đổi với đứa con, công việc can thiệp sớm từ 2, 3 tháng đến 18 tháng đã thâu đạt nhiều thành quả tốt đẹp.

Thực ra, khi làm bao nhiêu điều ấy cho đứa con của mình, theo ngành sư phạm đặc biệt, người cha mẹ chỉ làm một điều một cách tinh nhuệ và khoa học : Đó là khen đứa con mình, khi họ đang chứng kiến và ghi nhận những bước đi nho nhỏ của nó, trên con đường làm người. Khi cha mẹ "học" khen đứa con một cách khoa học, họ đã "dạy" đứa con biết làm người, mặc dù bao nhiêu đe dọa đang ồ ạt kéo tới, không biết từ nơi đâu ...



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!