Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương 1: Lắng nghe Chúa Thánh Thần

Chương 2: « Sống đối với tôi là Đức Kitô … »

Chương 3: Mẹ MARIA : «NGUYÊN TƯỢNG» của Hội Thánh …

Chương 4: Xin dạy cho con biết chọn lựa… - Chương 5: « Nhìn » với Nghìn Con Mắt (Thiên Nhãn)

Chương 6: Người giáo dân trong lòng Hội Thánh

Chương 7: Lắng nghe và yêu thương

Chương 8.- Cuốn phim « Cuộc Tử Nạn của Đức Kitô »

Chương 9: Về cuốn tiểu thuyết « Mật mã của DE VINCI »

Chương 10: Về cuốn phim “Da Vinci Code”

Chương 11: Biến họa thành phúc …

Chương 12: « Vạn Xuân chi kế, thụ Thiên»

Chương 13: Thánh Giá : Con Đường dẫn đến Phục Sinh

Chương 14 -15

Chương 16 - 17

Chương 18 - 19

Chương 20: Con Kênh Đào « THỨ THA » và “XUYÊN VIỆT…

Chương 21: Tìm lại một vài dấu chân của Thánh Gióng

Chương 22: Giới Trẻ trong lòng Hội Thánh

Chương 23: Lắng nghe : Một quà tặng vô giá

Chương 24: Thất bại, sai lầm là những bài học… trong cuộc đời làm người

Chương 25: Thay lời Kết Luận : Bảy hạt ngọc cho con…

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần
Chương 20: Con Kênh Đào « THỨ THA » và “XUYÊN VIỆT…

(Chuyện ngắn giả tưởng)  

Hà Nội, Mùa Thu 2015…

Đi ra từ một ngôi nhà rất khang trang, nằm trên đường Nguyễn Cảnh Châu, Bác sĩ Lý Thành An được xe Nhà Nước đưa thẳng ra Sân Bay Nội Bài, để đi vào Huế bằng Hàng Không Việt Nam. Tại phòng đợi, Cát Tường đang đứng sẵn, chờ bạn:

-  « Chúng mình còn hơn nửa tiếng, trước khi máy bay cất cánh. Tao mang sẵn đây cho mày một xấp báo, để mày đọc cho biết. Suốt tuần này, báo chí thuộc cả ba Miền, đã nói rất nhiều về mày. Bây giờ, lợi dụng một vài giây phút rảnh rỗi, mày thử liếc qua một vài tin tức, bình luận… Tao rất kinh ngạc : đây là lần đầu tiên mày trở về… Thế mà hình như ai cũng đã biết. Phải chăng mày đã chấp nhận lời đề nghị… »

-  « Cát Tường ơi, Thành An vừa bước vào vừa tâm sự, trò chuyện với Ông Lý Nguyệt Minh, trong hai tiếng đồng hồ, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của gia đình, tao nhớ lại Ba tao và Em tao quá. Tao còn lòng trí đâu mà đọc báo, như lời đề nghị của mày. Cả nụ cười của ông ấy cũng gợi lại cho tao nụ cười của Mỹ Linh. Mỹ Linh ơi, em ở đâu ? Phải chi em còn sống, để thấy được ngày hôm nay. Không, mà nào em đâu có chết. Em vẫn sống. Quả tim em vẫn đập mạnh. Đất Nước mới sống được những giờ phút diệu vợi như ngày hôm nay.

Nói đến đây, Thành An rưng rưng nước mắt. Cát Tường tế nhị nắm lấy tay bạn, đưa lên môi hôn và khóc theo…

                                                 ***

Ngồi trên máy bay, bên cạnh Cát Tường, Thành An trầm ngâm, nghĩ ngợi. Nàng lâng lâng sung sướng, không thể nào ngờ chỉ trong vòng mười năm, Ông Lý Nguyệt Minh đã lật ngược được thế cờ của toàn diện Đất Nước, từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau.

Hẳn thực, sau khi đáp xuống Sân Bay Tân Sơn Nhất, cách đây chỉ hơn một tuần lễ, Thành An được máy bay trực thăng của Nhà Nước, đưa đi viếng thăm đó đây nhiều địa điểm và công trình…

-  «  Cát Tường ơi, mày đã đi tàu thủy từ Nam ra Bắc, trên con Kênh Đào « Thứ Tha » ấy chưa ?

-  « Đã hai ba lần… Mỗi lần, tao khóc nức nở, vì quá sung sướng và cảm động. Tao không biết phải làm gì, ngoài việc « hướng lòng lên tạ ơn Trời ơn Đất. Duy công trình nầy đã là một kỳ vĩ từ bàn tay của ông Lý Nguyệt Minh.

Con Kênh Đào Vĩ Đại nầy đã nối lại mọi dòng sông của Quê Hương, từ Sông Hồng đến Cửu Long, đi ngang qua Nhật Lệ, Bến Hải và Hương Giang. Nhờ hệ thống mở và đóng kênh rất tối tân, do các kỹ sư người Đức gốc Việt đã sáng tạo, những trận lũ lụt tiêu hủy mùa màng và giết chết bao sinh mạng, như trước đây không bao xa, ngày nay đã được giải quyết một cách dứt điểm. Mùa hè vừa qua, mưa bão tơi bời, trong vòng liên tiếp mười hôm. Thế mà không một tai nạn nào đã xảy ra.

-  « Vâng, Cát Tường ạ, về mặt kỹ thuật đào kênh, không ai qua mặt được người Đức. Tao còn nhớ rất rõ những ngày ấy : Khi đi qua Thủ Đô Bá Linh, làm thông dịch cho ông Lý Nguyệt Minh, cả tao và ông ấy bị ném cà chua tơi bời. Thế mà trong số các kỹ sư người Đức tình nguyện vào giúp Việt Nam, hơn một nửa là người có gốc Việt, thuộc thế hệ thứ hai. Thực ra, nhiều người thông dịch có chuyên môn và khả năng hơn tao rất nhiều. Nhưng tao có nhiều bạn bè rất thân bên ấy, cho nên tao xin được tháp tùng, để tạo nhịp cầu. Vả nữa, bao lâu còn làm được một cái gì, cho trái tim của Mỹ Linh, em tao, vẫn đập mạnh, tao không nỡ từ chối.

-  « Này, Thành An, tao hỏi mày câu hỏi này. Báo chí mấy ngày nay, bảo mày là người đầu tiên có ý kiến về con Kênh Đào Thứ Tha. Có phải vậy không ?

-  « Không, không phải. Tao đã đính chính. Nhưng hình như ông Lý Nguyệt Minh đã phát biểu sao đó, mà báo chí bảo : tao đính chính vì khiêm tốn. Theo tao, chuyện gì mà phải khiêm tốn. Có nói có. Không nói không.

Thực ra, ý kiến đã có mặt trong nhiều tác phẩm của ba tao. Mấy lần ông Lý nguyệt Minh qua thăm tao ở Lausanne, Thụy Sĩ, tao đưa sách vở của ba tao cho ông ấy đọc. Rồi từ từ ông ấy đã quyết định đưa ý kiến ấy vào Kế Hoạch. Tao học y. Tao biết gì đâu về chuyện đào kênh. Chính em Mỹ Linh của tao mới biết nhiều về khoa học này. Nó đang học năm cuối cùng, thì bị tai nạn…

Tuy nhiên, mấy lần ông Lý Nguyệt Minh qua Đức thương thuyết, tìm tài trợ và kỹ sư, tao luôn luôn có mặt, trong phái đoàn tháp tùng. Cho nên, từ buổi đầu, tao đã có tin tức về Con Kênh Đào Thứ Tha.

-  « Mày có biết, sáng hôm qua một phái đoàn người Mỹ thuộc phong trào bảo vệ môi sinh, đã nói gì về con Kênh Đào này không ? Theo lối nhìn của họ, đây là một thắng lợi vĩ đại của người Việt Nam, trong lãnh vực bảo vệ môi trường và môi sinh. Tao thú thật, tao rất i tờ về vấn đề nầy. Nhưng phải du hành một lần trên con Kênh Đào Thứ Tha nầy, mày mới nghe lại được bao nhiêu tiếng hò tiếng hát về ca dao tực ngữ. Khi đi qua Xứ Huế, bao nhiêu điệu nhạc chèo đò cho chúng ta cảm nhận được Hồn Thiêng Đất Nước là một thực tại lung linh và lan tỏa, thấm thấu vào xương da và máu huyết của mỗi người. Hòa Bình của Đất Nước và Cảnh Thái Hòa của lòng người có mặt và quyện vào nhau, một cách thâm tình và thắm thiết, trên mặt nước của con Kênh dài hơn 2000 cây số nầy.

-  « Luôn tiện mày nói đến Huế… Tao vào ăn giổ Ba tao nơi nhà một người cô ruột. Mày dẫn tao đi thăm những gì sau đó ? Hay là cả hai đưa mình lên Núi, ngồi Thiền một ngày, như lúc chúng mình còn bé, ở Làng Hồng tại Bordeaux, Nước Pháp.

-  « Trước hết tao đề nghị mày đến nói chuyện cho sinh viên ở Đại Học « Đối Thoại giữa các Tôn Giáo » ở Huế. Theo tin tức tao nhận được, Đại Học này được tổ chức và xây dựng, nhờ một quà tặng của Nước Vatican gửi cho nhân dân Việt Nam. Hình như, thêm vào đó, Vatican tiếp tục tài trợ cho mọi công trình nghiên cứu ở đây. Trong Đại Học nầy, có một phân khoa đặc biệt về « Xã Hội và Nhân Văn ». Một nửa số lượng sinh viên là người nước ngoài. Đa số dành ra một năm để học tiếng Việt. Các giáo sư nước ngoài như Mỹ, Nga, Pháp, Cuba, Trung Quốc cũng nói tiếng việt « một cách ngon lành » như người Huế ăn ớt cay vậy. Công trình này là một viên ngọc, theo lời tuyên bố của Tổng Thống Pháp, trong chuyến công du năm vừa qua.

Còn vấn đề « Ngồi Thiền », chúng mình sẽ lên Trúc Lâm, ở lại suốt một ngày và một đêm. Sáng hôm sau, các tu sĩ nam nữ thuộc hai tôn giáo Phật và Thiên Chúa sẽ tề tựu về đó. Tao đề nghị mày kể chuyện Mỹ Linh cho họ. Và tao chắc chắn thế nào họ cũng sẽ hỏi mày làm thế nào để hợp tác một cách năng động với chúng ta đang có những trách vụ khác nhau trong chính quyền sau này. »

-  « Cát Tường ơi, mày biết rất nhiều chuyện về Đaị Học Huế. Nhưng mày đã đi thăm hai Đại Học Canh Nông ở Khe Sanh và Bình Long chưa ?

Tuần vừa qua, tao đã được đi thăm Đại Học Bình Long bằng trực thăng. Nhìn thấy những đoàn bò đen trắng, cạp cỏ trên những ven đồi thuộc dãy Trường Sơn, tao có cảm tưởng như đang đi thăm viếng Bang Fribourg của Nước Thụy Sĩ.

Hai Đại Học Bình Long và Khe Sanh trực thuộc Bộ Quốc Phòng, hiện thời đang được hai Nước Thụy Sĩ và Do Thái bảo trợ. Một phần nửa sĩ quan phải ghi danh vào một trong hai Đại Học này. Để thăng cấp trung úy, hình như tất cả sĩ quan bộ binh thiếu úy phải có cử nhân canh nông. Lên tá phải có cao học. Lên tướng phải có tiến sỉ.

Tại những dãy ấp tự vệ ở biên giới Việt Hoa, những chú bộ đội, một vai mang cuốc, vai kia giữ súng. Họ trồng rau, vắt sữa cũng tài tình giống như người nông dân Thụy Sĩ.

Cát Tường ơi, sáng hôm qua tao đi thăm những vườn cam, vườn chè mênh mông, bát ngát của mấy chú bộ đội… Thật mê tơi. Tao muốn ở lại, không còn ham trở về thành phố.

Thành An đang say sưa kể lại những gì đã thấy tận mắt về Đại Lộ Thống Nhất, chạy dài theo Con Đường Mòn Trường Sơn… Về chiếc tàu lửa Đại Hỏa Tốc Xuyên Việt, bốn chuyến ra vào mỗi ngày… Về Con Đường Số Một ngày xưa, bây giờ được mở rộng 100 mét, có một dãy trúc xanh chắn đôi ở giữa… Về hai Thành Phố Đà Nẳng và Hải Phòng với hai đoàn tàu đánh cá được trang bị rất tối tân…

Đột nhiên Cát Tường giật mình, cắt đứt câu chuyện của Thành An.

-   «  Này này, chút nữa tao quên mất. Cùng đi với chúng mình, trên chuyến bay nầy, có phóng viên nhà báo « Văn Hóa và Đức Tin ». Ông ấy muốn nói chuyện với mày độ 20 phút… Đang lý tao cho mày biết sớm hơn để chuẩn bị. Nhưng xin lỗi mầy, tao quên bẳng mất. Vậy, năm phút nữa, tao sẽ mời họ đến. Trong lúc chờ đợi, tao sẽ chế cho mày một tách trà « Thanh Nhiệt ».

-   « Vâng, tao mê loại trà này. Mỗi lần đi Việt Nam về, ba tao thường mang về rất nhiều gói trà loại nầy. Uống riết với ba tao, tao cũng « ghiền » luôn.

 ***

Thành An uống vừa xong tách trà, Cát Tường đứng lên đi tìm ông phóng viên. Không ngờ, đó là anh Hồ Sinh, học trò của Ba, ngày trước.

-   « Thưa Chị, nhờ chị Cát Tường làm trung gian, tôi biết chị mới về Nước, và cùng vào Huế, trên một chuyến bay. Cho nên tôi cả gan xin phép được phỏng vấn chị, về một vài vấn đề. »

-   « Anh cứ tự nhiên… »

-   « Cách đây hai năm, từ ngày Ông Lý Nguyệt Minh khánh thành con Kênh Đào Thứ Tha, hằng ngày báo chí thường nói đến chị. Ông Lý Nguyệt Minh cũng gọi chị là « CHỊ », một cách thân mật và trân quí, mỗi lần nói chuyện với quần chúng. Vậy xin chị cho biết về quan hệ giữa chị và ông Chủ Tịch. »

-   « Hai chúng tôi không có quan hệ bà con gì cả, mặc dù « HỌ » của chúng tôi đều là LÝ. Gốc gác của ông chủ tịch ở tỉnh Hòa Bình. Quê Hương của tôi là Quảng Trị. Trước đây tôi mang tên Họ là Nguyễn. Sau khi người lo về gia phả của Họ Tộc nghiên cứu và khám phá ra rằng ông tổ của chúng tôi thuộc dòng Họ Lý. Bị Nhà Trần tìm cách bắt bớ, tận diệt, một số con cháu Nhà Lý trốn vào Nam, đổi họ Lý thành họ Nguyễn. Từ ngày khám phá điều ấy, chúng tôi đã ra tòa, xin được phép mang lại tên dòng họ Lý. Vì tên của tôi quá dài « Lý Nguyễn Thị Thành An », tòa đề nghị rút gọn lại là Lý Thành An.

-  « Còn về quan hệ giữa Em gái Mỹ Linh của chị và… »

-  « Đó là một điều khác. Câu chuyện rất dài dòng. Tôi xin tóm lược như sau:

Cách đây gần 10 năm, trong một chuyến thăm viếng chính thức, nhằm thắt chặt mối tình bang giao giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, ông chủ tịch mắc chứng bệnh Nhồi Máu Cơ Tim một cách quá đột xuất, khi đang nói chuyện với các đại biểu ở Quốc Hội. Lập tức ông được đưa vào Bệnh Viện Đa Khoa, thuộc Đại Học Lausanne.

Sáng hôm ấy, trong khi ngồi điểm tâm, chúng tôi đã mở rađiô theo dõi tin tức hằng ngày. Nhờ vậy, chúng tôi biết được lời kêu gọi khẩn thiết của Đại Học Lausanne và của Chính Quyền Thụy Sĩ : « Nhằm cứu sống vị chủ tịch của Nước Việt Nam, chúng tôi đang cần một quả tim và loại máu thuộc nhóm 0 ».

Sau khi nghe xong bản tin, chúng tôi ba người – Ba, Em Mỹ Linh và Tôi – mỗi người ra đi một ngã, vì bổn phận và công việc hằng ngày. Ba tôi đi dạy. Tôi đến phòng mạch. Em Mỹ Linh cùng với bạn bè, lái xe xuống Đại Học Genève.

Vào lúc 3 giờ chiều, điện thoại phòng khám reo. Tôi nhấc ống nghe. Ba tôi ở đầu kia đường giây : « Em con bị tai nạn. Con về gấp, đến thẳng trạm cấp cứu của Đại Học Lausanne ».

Khi hai cha con đến nơi, Mỹ Linh chỉ mở mắt nhìn chúng tôi lần cuối và ra đi.

Đúng lặng người trong vòng 10 phút, nước mắt tràn trụa, ba tôi chỉ lâm râm khấn vái. Sau đó, ba gọi tôi ra ngoài, và nói với tôi : « Ba xin con hãy can đảm đi điện thoại cho Bộ Y Tế, và hiến tặng cho Việt Nam quả tim của Em con.

Sau đó, chừng hơn một tháng, ông Lý Nguyệt Minh được hoàn toàn bình phục. Cũng chính lúc ấy, ba tôi bị hạ sát bằng ba viên đạn, trên đường  đi bộ từ trường trở về nhà, lúc 5 giờ chiều.

Cũng từ ngày ông Lý Nguyệt Minh mang một quả tim mới, Đất Nước Việt Nam đã thực sự  Khởi Sắc Lên Hương... »

Kể đến đây, Thành An úp mặt khóc nức nở, trước mặt Hồ Sinh và Cát Tường. Nhưng rồi trong phút chốc, chị đã trở lại bình tỉnh và hỏi Hồ Sinh :

-   « Anh còn muốn biết thêm điều gì nữa không ? »

-   « Thưa chị, báo chí đang xôn xao là chị về lần nầy, sau gần hơn mười năm được yêu cầu, để đảm nhận « Bộ Người Nghèo » ?

-   « Vâng, anh nói đúng. Trước đây, tôi đã từ chối, vì tôi là người Kitô hữu, để cho ông chủ tịch dễ dàng làm việc với người bên trong cũng như người bên ngoài, vào những giai đoạn đang đầy khó khăn. Trong thời gian qua, Cát Tường, người bạn chí thân của tôi, đã làm việc ấy một cách rất xuất sắc. Bao nhiêu khu làng và xã đã được dựng lên. Với ngân khoản lên tới hằng trăm tỉ mỹ kim, được anh chị em chúng tôi ở Úc cũng như ở Mỹ gửi về hằng năm, Cát Tường đã tạo ra công ăn việc làm, cho hằng triệu người ở vùng sâu và vùng xa. Công trình xuất sắc nhất của Cát Tường là mở ra khắp các tỉnh, các vùng, VĂN PHÒNG BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO, trước pháp luật. Cát Tường làm việc rất khoa học. Sổ sách đàng hoàng, chính xác…

Bây giờ, một đàng Cát Tường đã được bổ nhiệm vào chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Đối Thoại ở Huế. Đàng khác, lòng người đã vượt qua khúc đường phân biệt Trong và Ngoài, Bụt và Chúa. Vì lý do đó, tôi chấp nhận trở về như « lá rơi về cội ».

Vậy tuần sau, tôi sẽ đáp máy bay về Thụy Sĩ, xếp đặt công việc nhà cửa, phòng mạch… Bây giờ chúng ta đang ở Mùa Thu. Qua Mùa Xuân, tôi hy vọng trở về Quê Hương, ăn Tết với anh chị em đồng bào. Tết xong, tôi ra Hà Nội, đảm nhiệm Bộ Người Nghèo. Tôi đã xin Cát Tường ở lại với tôi, giúp tôi quen việc quen người, trong vòng một tháng. Sau đó, Cát Tường ra đi chuẩn bị Đai Hội Quốc Tế về Đối Thoại, ở Huế. Vâng, mỗi người trong chúng ta có rất nhiều việc để làm, để cống hiến. Nhưng cho dù làm gì, ở đâu, chúng ta tất cả đều cống hiến MỘT QUẢ TIM ».

***

Một tuần sau, báo chí lại nói đến Lý Thành An. Nhưng lần nầy, tin buồn được đăng ở trang đầu tiên. Hẳn thực, Máy bay Hàng Không Thụy Sĩ, trên đường đưa Thành An trở về Lausanne, đã bị tai nạn, vì những vụ xung đột trên vùng trời của xứ I-Rắc. Gần hai trăm hành kháh bị tan thây thành mảnh vụn và rơi xuống mất tích hoàn toàn trong vùng Địa Trung Hải.

Lại một lần nữa, Hồ Sinh viết bài trên nhiều tờ báo. Nhưng lần nầy, Hồ Sinh đã khóc thương một người con của Quê Hương. Phần kết luận của bài bào đã trích dẫn một lời phát biểu của Lý Thành An :

« Cho dù làm gì, ở đâu, chúng ta cũng đều cống hiến một quả tim ». Khác với mọi người, Thành An đã cống hiến cho Đất Nước Việt Nam, ba quả tim : Quả tim của Mỹ Linh, quả tim của Ba và quả tim của chính mình. Hai qua tim sau đã tan nát trong lòng đất. Trái lại, qua tim của Mỹ Linh vẫn đập mạnh, trong cõi lòng của Quê Hương. Quả tim ấy đang cùng đập một nhịp điệu, với trăm triệu quả tim của anh chị em đồng bào.

 Tuy nhiên, một quả tim chưa đủ. Tất cả chúng ta hãy lên đường, mang về cho Quê Hương nhiều QUẢ TIM MỚI.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!