Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương 1: Lắng nghe Chúa Thánh Thần

Chương 2: « Sống đối với tôi là Đức Kitô … »

Chương 3: Mẹ MARIA : «NGUYÊN TƯỢNG» của Hội Thánh …

Chương 4: Xin dạy cho con biết chọn lựa… - Chương 5: « Nhìn » với Nghìn Con Mắt (Thiên Nhãn)

Chương 6: Người giáo dân trong lòng Hội Thánh

Chương 7: Lắng nghe và yêu thương

Chương 8.- Cuốn phim « Cuộc Tử Nạn của Đức Kitô »

Chương 9: Về cuốn tiểu thuyết « Mật mã của DE VINCI »

Chương 10: Về cuốn phim “Da Vinci Code”

Chương 11: Biến họa thành phúc …

Chương 12: « Vạn Xuân chi kế, thụ Thiên»

Chương 13: Thánh Giá : Con Đường dẫn đến Phục Sinh

Chương 14 -15

Chương 16 - 17

Chương 18 - 19

Chương 20: Con Kênh Đào « THỨ THA » và “XUYÊN VIỆT…

Chương 21: Tìm lại một vài dấu chân của Thánh Gióng

Chương 22: Giới Trẻ trong lòng Hội Thánh

Chương 23: Lắng nghe : Một quà tặng vô giá

Chương 24: Thất bại, sai lầm là những bài học… trong cuộc đời làm người

Chương 25: Thay lời Kết Luận : Bảy hạt ngọc cho con…

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần
Chương 11: Biến họa thành phúc …

Với những người cố quyết “học làm người “, ngày ngày  gieo vãi hạt giống Tình Người, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương và Dân Tộc, tất cả mọi sự cố xảy ra trong cuộc sống, đều có thể trở nên những cơ may học tập và thăng tiến, cho dù bao nhiêu rủi ro và tai nạn đang  ẩn núp, rình rập và đe dọa khắp đó đây .  

 Phải chăng đó là nội dung của cuốn sách mang tựa đề « Bài học của Chú Rùa » của tác giả Steve GOODIER vừa được Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, TPHCM chuyển dịch và phát hành, vào đầu năm 2006?

 

*** 

Trên đường trở về nhà, thay vì đi theo lối mòn như mọi khi và như mọi người, một chú rùa đã quyết định và chọn lựa đi ra ngoài khuôn khổ của qui luật ”Xưa Bày Nay Làm”. 

- Vì « xưa bày nay làm », nên trong lòng Đất Nước, cá lớn vẫn ngày ngày nuốt cá bé. 

- Vì « xưa bày nay làm », nên Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn « Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi », suốt dọc con đường dài hơn bốn nghìn năm văn hiến, cho dù thỉnh thoảng có một đôi tiếng nói nhắc lại rằng chúng ta là những anh chị em ruột thịt, cùng được cưu mang trong cung lòng của Mẹ. 

- Vì « xưa bày nay làm », một số người càng ngày càng tán tận lương tâm và đang lẫn lộn « của công và của tư », cũng như « ngân quỹ của nhà nước và túi tiền riêng tư của mình ». 

- Vì « xưa bày nay làm »,  bằng cấp là một chứng minh giá trị,  cần được mua bán bằng mọi cách bỉ ổi, vô giá trị và vô liêm sỉ. Rốt cuộc, với tháng ngày « tờ giấy chứng minh giá trị », đã chứng minh « thực chất vô giá trị » của những ai mang tờ giấy ấy.

 

*** 

Cũng vì muốn chọn lựa một con đường đầy sáng tạo cho bản thân mình và các thế hệ tương lai, chú rùa đã gặp tai nạn. Chú đã leo lên một tảng đá nằm chênh vênh bên sườn đồi. Tảng đá rơi xuống hố thẳm. Chú rùa bị lật ngữa. Bốn chân chới với giữa khoảng không. 

Vì quá bất ngờ phải sa vào một tình huống mới lạ, chú rùa nhắm kín đôi mắt, miệng lẩm bẩm, để nhắc nhở bản thân mình: “Bụng làm, dạ chịu chớ khá phàn nàn”.

 

Thế rồi một tiếng nói nhỏ nhẹ phảng phất ở bên tai: 

“ Chú ơi, tình cờ con có mặt ở đây. Con đã chứng kiến mọi sự. Chú đang than thân, trách phận và chờ chết. Chú có lỗi gì đâu? Chú chưa chết đâu”.

- Con là ai vậy?

- Con là chim Cú, đang đứng trên cành cây  nhìn xuống và thấy chú té ngã. Ai chọn con đường khó khăn và tuyệt diệu này, cũng phải trải qua những hiểm nguy, tai nạn như chú.

- Thế thì con có thể giúp chú lật ngược thế nằm này không?

- Con không biết con có thể giúp đỡ về điều chú  muốn hay không. Con sẽ tìm cách, với bao nhiêu phương tiện khác. Nhưng chú ơi, điều đầu tiên chú có thể làm, là hãy mở to đôi mắt mà nhìn thấy những điều kỳ diệu trước mặt và chung quanh.

- Con ơi, Chú sợ lắm. Làm sao mở mắt được? Hãi hùng quá! Chú không dám mở mắt nhìn mình, trong một tình thế éo le như thế này.

- Thì hãy mở một con thôi. Hay là con đề nghị chú chỉ “nhắp nháy” và từ từ mở mắt đón nhận ánh sáng của Bình Minh. 

Sau 30 năm, trước giờ hấp hối, Chú Rùa đã ôn lại đọan đường mà mình đã kinh qua, cho cháu chắt và các thế  hệ đang lớn lên:  

Nhờ những câu nói đầy khích lệ « đúng lúc và đúng lời » của chim cú, chính mình ông đã học được những bài học trọng đại và cao cả cho bản thân và cuộc đời.  

Ông đã mở mắt, mờ lòng, mở hai cánh tay, để đón nhận trời đất vũ trụ và muôn loài … như những quà tặng lớn lao, những bài học vô tận.

 

1.- Bài học thứ nhất là con đường CHỌN LỰA VÀ SÁNG TẠO 

Con đường ấy đầy chông gai, trắc trở và hiểm nguy.  

Nhưng đó là con đường hoàn toàn độc đáo, diễn tả thực chất của bản thân và cuộc đời. Đó cũng là con đường trách nhiệm. Con đường ấy đầy gian lao, không bằng phẳng và dễ dàng. 

Chỉ có con đường ấy đưa đến chiến thắng cuối cùng là phục vụ con người, bằng tất cả cuộc sống vừa có tình vừa có lý. Phục vụ con người với cái chết” Làm nguời” của mình, trong can trường và hãnh diện. 

Con đường ấy dành cho những ai ngày ngày học tập và tôi luyện một lối nhìn năng động, khả dĩ khám phá Hồng Phúc ở giữa lòng Tai Họa , chuyển biến Rủi Ro thành một Cơ May đổi mới bản thân và cuộc đời

                             

2.- Bài học thứ hai là QUÀ TẶNG CỦA CÂY XANH

- Cú ơi, hãy nói cho Chú biết: những ngọn tháp xanh ngắt và cao vời vợi…đang vươn lên thấu trời … là cái gì vậy?

- Đó là Cây xanh đâm rễ thật sâu xuống lòng Đất, một đàng để thu hút lương thực nuôi sống chính mình. Đàng khác, càng bám chặt vào các tầng sâu, thân cây càng có khả năng vươn lên và đứng thẳng, truớc mọi bão bùng giông tố. 

- Cú ơi, khi lắng nghe con, lòng Chú tạ ơn Trời, tạ ơn Đất đã nuôi sống cây xanh, và mang lại cho Chú những bài học vô giá về lòng Tự hào và Tự Tin của mình. Nếu ai ai cũng biết ngắm nhìn cây xanh, để thực hiện bản thân mình, khám phá những tiềm năng, khẳng định những đam mê…họ sẽ là những bóng mát bao la, cho anh chị em, giữa trưa hè oi bức và nắng hạn. Họ sẽ là nơi ẩn núp an toàn cho những người bần cùng, đói rách, không có tiếng nói.

 

3.- Bài học thứ ba là LÒNG QUYẾT TÂM CỦA NHỮNG ĐÁM MÂY tràn đầy những mộng mơ và ước vọng. 

Lòng quyết tâm là nơi xuất phát của mọi hành động. 

Khi tràn đầy quyết tâm, chúng ta sẽ « dời núi lấp sông”,  tạo ra mọi đổi thay cần thiết cho bản thân và cuộc đời.  

Không cưu mang lòng quyết tâm, làm sao chúng ta tiếp nối công trình” Giữ Nuớc và dựng Nước” của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Quang Trung? 

Hẳn thực, những đám mây, qua bao nhiêu thời đại đã là nơi xuất phát và đang là nguồn lực cho những con nước như sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long, trong lòng Đất Nước! 

Bao nhiêu  vĩ nhân và anh hùng của quê hương đã phục vụ và đã ra đi. Nhờ bài học « quyết tâm » của những đám mây bồng bềnh trên Bầu Trời, các vị đã làm nên “đại sự”. Những đám mây ấy, ngày hôm nay, vẫn đang gọi mời mỗi người trong chúng ta “ Hãy quyết tâm” như các vị đàn anh. Họ đã bắt chước những đám mây. Ngày qua, hôm nay và trong tương lai …các vị vẫn tiếp tục « làm mưa », để tưới mát tất cả những cánh đồng của Đất Nước.

 

4.- Bài học thứ bốn bắt nguồn từ CON BUỚM 

Bài học của con Bướm là « Chỉ bíết sống trong giờ phút hiện tại » 

Con bướm không buồn lòng vì trước đây mình là con sâu. 

Con bướm không xao xuyến, lọan động, vì không biết ngày mai cuộc sống sẽ kết thúc như thế nào! 

Bướm chỉ coi trọng ngày hôm nay, hay là « giờ phút ở đây và bây giờ ». 

Bướm chỉ chọn lựa phần tốt hảo nhất của cuộc đời : đó là những đóa hoa  muôn màu sắc, rải rác khắp đó đây, trên những con đường của Quê Hương. 

Việc làm của bướm hôm nay là “ hút nhụy” và “gieo vãi” hương hoa. Nhờ bướm, bao nhiêu mùa màng hoa quả đã bắt đầu thành hình trong bóng tối và thinh lặng. 

Với một tâm tình « vô trước », bướm đã làm những gì phải làm:  « Hôm nay tôi thực thi công việc gieo vãi, Đất Trời sẽ tạo nên mùa màng, cho muôn người và muôn loài đến sau tôi ».

 

5.- Bài học thứ năm là quà tặng của NGỌN NÚI đang vươn lên sừng sững trước mắt tôi. 

Đỉnh núi đang dạy tôi bài học “ phải nhắm mục tiêu, phải hướng đến một đích điểm”, để ngày ngày thực hiện cuộc hành trình vươn lên trong đời sống làm người. 

Sống phải chăng là ĐI TỚI, ĐI LÊN, ĐI XA HƠN, mở ra những cánh cửa vô hình, khám phá những chân trời diệu vợi đang gọi mời.  

Trên đường đi, hãy chú tâm vào những vị trí cheo leo, trắc trở. Hãy biết đo lường những chướng ngại đang  rình rập, ở mọi khúc quanh. Thêm vào đó, không  kiên trì và nhẫn nại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có khả năng « đụng đến Trời Xanh” thấy được những điều « Vô Hình », nghe được những tiếng « Vô Thanh »…

 

6.- Quà tặng sau cùng là SỰ CÓ MẶT CỦA BẠN BÈ  

Sau những câu chuyện trao đổi, chim cú đã bay đi tìm những chú rùa con. Họ đã đến và giúp đỡ người anh cả lật ngược thế nằm của mình.          

Chính họ đã dạy cho chú rùa thuộc « bậc đàn Anh », bài học về nghị lực và tình anh em.  

Hẳn thực, khi chúng ta vấp ngã, bạn bè đưa tay đỡ chúng ta dậy. Khi lạc đường, nhờ bạn bè, chúng ta tìm lại hướng đi. Họ động viên và giúp chúng ta bước tới từng bước, nhất là trong những đêm mưa gió bão bùng. 

Phải chăng chính sự có mặt của bạn bè là một bài thơ không ngừng khích lệ chúng ta, trên mỗi chặng đường của cuộc sống ?  

“ Anh mắt em là cả một bầu trời

“ Bàn tay em huyền nhiệm thấu tầng mây

“ Bước  chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày

“ Quả tim em là nguồn suối không bao giờ cạn vơi ".



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!