Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Chương 1: Lắng nghe Chúa Thánh Thần

Chương 2: « Sống đối với tôi là Đức Kitô … »

Chương 3: Mẹ MARIA : «NGUYÊN TƯỢNG» của Hội Thánh …

Chương 4: Xin dạy cho con biết chọn lựa… - Chương 5: « Nhìn » với Nghìn Con Mắt (Thiên Nhãn)

Chương 6: Người giáo dân trong lòng Hội Thánh

Chương 7: Lắng nghe và yêu thương

Chương 8.- Cuốn phim « Cuộc Tử Nạn của Đức Kitô »

Chương 9: Về cuốn tiểu thuyết « Mật mã của DE VINCI »

Chương 10: Về cuốn phim “Da Vinci Code”

Chương 11: Biến họa thành phúc …

Chương 12: « Vạn Xuân chi kế, thụ Thiên»

Chương 13: Thánh Giá : Con Đường dẫn đến Phục Sinh

Chương 14 -15

Chương 16 - 17

Chương 18 - 19

Chương 20: Con Kênh Đào « THỨ THA » và “XUYÊN VIỆT…

Chương 21: Tìm lại một vài dấu chân của Thánh Gióng

Chương 22: Giới Trẻ trong lòng Hội Thánh

Chương 23: Lắng nghe : Một quà tặng vô giá

Chương 24: Thất bại, sai lầm là những bài học… trong cuộc đời làm người

Chương 25: Thay lời Kết Luận : Bảy hạt ngọc cho con…

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần
Chương 8.- Cuốn phim « Cuộc Tử Nạn của Đức Kitô »

 Từ tháng hai năm 2004 đến ngày hôm nay, nhiều diễn đàn quốc tế ở Mỹ cũng như ở Âu Châu đang lần lượt đăng tải những ý kiến sôi nổi về cuốn phim «Cuộc tử nạn của Đức Kitô».

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi không nuôi dưỡng tham vọng hão huyền là thiết lập những lằn ranh phân biệt «cái gì ĐÚNG, cái gì SAI», cũng như «cái gì TỐT, cái gì XẤU»...

Nguyện ước độc nhất và sâu xa của tôi là thái độ ĐỒNG HÀNH, hay làø tạo ra những cơ hội TRAO ĐỔI qua lại hai chiều, giữa những nguời biết ngồi lại LẮNG NGHE, TÌM HIỂU và TÔN TRỌNG QUYỀN KHÁC BIỆT CỦA NHAU.

 Nếu tôi có nhu cầu diễn tả và bộc lộ nội tâm của mình, chắc hẳn nhiều khán giả xa hay gần cũng có ý nguyện trình bày những gì tai nghe, mắt thấy, những quan điểm và kinh nghiệm cũng như những xúc động đang xuất hiện trong cõi lòng của mình.

Hẳn thực, sau khi đi xem cuốn phim của Mel Gibson, được trình chiếu lần đầu tiên ở Lausanne, vào chiều ngày Chủ Nhật Lễ Lá (04- 04-2004), với tư cách là người Kitô hữu, tôi muốn diễn tả và trình bày những cảm nghiệm đã được cưu mang và thành hình trong tâm hồn. Tôi cố gắng nói lên tiếng nói trung thực của lòng mình. Đồng thời, tôi cũng có hoài vọng được lắng nghe và chia sẻ tiếng nói trung thực của bao nhiêu bạn bè ở trong và ở ngoài, thuộc nhiều môi trường xa gần khác nhau.

Khi nói lên tiếng nói trung thực, theo lối nhìn của tôi,  đó là một cách «làm chứng», diễn tả thực tế và thực tại của mình. Nói lên tiếng nói trung thực là can đảm trình bày  những gì chính mình đã thấy, đã nghe và đã cảm. Khi làm như vậy, tôi không tìm cách nói thay, nói thế, chỉ huy, lèo lái một ai. Tôi sáng suốt và khiêm cung, không áp đặt cho kẻ khác những quan điểm, những tưởng tượng cũng như những cảm nghiệm hoàn toàn xa lạ, khôngï được cưu mang trong tâm hồn của họ. Gán cho ai từ ngoài một ý định, phải chăng đó là một hình thức xâm lăng, xâm lược hay là một loại thực dân kiểu mới, rất thịnh hành và phổ biến, trong những quan hệ giữa người với người ở nhiều nơi trên thế giới ?

 Sống với nhau trong lòng xã hội, dù là ai, đang làm gì, ở Đông hay ở Tây, với bất cứ màu sắc tôn giáo, chính kiến hoặc chủng tộc  nào... phải chăng chúng ta tất cả đều kinh qua những tình huống vừa giống nhau, vừa khác nhau ? Giống nhau, vì chúng ta mang thân phận và điều kiện làm người như nhau. Khác nhau vì mỗi người có một đời sống tình cảm, một bản sắc độc đáo và riêng biệt. Tuy nhiên, chúng ta khác biệt mà không cần nuôi ẵm ý đồ khai trừ hoặc loại thải nhau. Khi góp chung lại những gì là «cây nhà lá vườn» có mặt trong tâm tư của mình, chúng ta sẽ có khả năng kiện toàn, bổ túc và làm phong phú cho nhau, trên bình diện làm người và thành người.

Lắng nghe nhau phải chăng là quà tặng có giá trị cao quí hơn tất cả mọi quà tặng khác, trong những tình huống tiếp xúc và trao đổi giữa chúng ta ?

Trong tinh thần và đường hướng được trình bày như vậy, ai khổ đau mà lòng tôi không trăn trở tê tái? Ai bị kết án mà tâm hồn tôi vẫn có thể an nhiên tự tại, đứng nhìn từ ngoài với đôi mắt lãnh đạm và bàng quan ? Ai đang té ngã trên đường đời mà tôi có thể từ chối, không lại gần, sẵn sàng đưa ra mọât cánh tay nâng đỡ, đùm bọc ?

Lòng tôi có xu thế tự nhiên hướng về những anh chị em bần cùng, nghèo khổ, bị ức hiếp và đàn áp một cách trắng trợn khắp đó đây trên thế giới ngày hôm nay. Tuy nhiên,  không một lý do chính đáng nào có thể cho phép tôi gồng mình lên, tố cáo, mạ lị, hoặc thủ tiêu những người «đứng về phe bên kia». Dựa vào những cứ điểm nào, tôi tự tiện sử dụng các phương tiện bạo động hay là truyền thông, để đá đảo, truất phế quan điểm, lập trường và quyền làm người của những ai «KHÁC» tôi ?

Bao lâu chúng ta không chấp nhận, tôn trọng QUYỀN KHÁC BIỆT của người anh chị em cùng chung sống hai bên cạnh, chúng ta đã thực sự LÀM NGƯỜI hay không ? Bao lâu chưa có khả năng cư xử và đãi ngộ kẻ khác, theo đúng tư cách làm người, giống như mình, ngang bằng mình,  làm sao chúng ta có thể kêu mời, khuyến khích, động viên kẻ khác «hãy làm người» giống như chúng ta, với chúng ta ?

 

*** 

Phải chăng đó là lối nhìn và thái độ chủ yếu mà nhà đạo diễn Mel Gibson muốn nêu lên, trong cuốn phim «cuộc tử nạn của Đức Kitô», để mỗi khán giả có dịp suy tư, học hỏi và tìm ra cho mình một con đường chọn lựa đầy Tình Người và Tính Người ? 

Tài tử Jim Caviezel

(Đức Giêsu)

và đạo diễn Mel Gibson

Hẳn thực, vào những giây phút đầu tiên của cuốn phim, tác giả giới thiệu một hình ảnh gây ra nhiều cảm xúc cho tôi: Đức Kitô và Mẹ Ngài là Bà Maria đã có dịp gặp lại nhau, sau những ngày xa cách. Khi hai Mẹ Con đưa mắt trao đổi nhìn nhau, Đức Kitô đã tâm sự một cách kín đáo và vắn gọn:  «Con sẽ đổi mới mọi sự».

 Sau ba tiếng đồng hồ, buổi trình chiếu đã chấm dứt. Tuy nhiên, một số câu hỏi cứ mãi hoài đeo đuổi và ám ảnh tôi chung quanh vấn đề «Đổi Mới» mà Ngài đã chia sẻ với Mẹ Ngài:

- Đức Kitô đã không đổi mới từ ngoài, với những phương tiện như  bom đạn, quyền lực, đe dọa, trừng phạt và bạo động...

- Trong quá trình ba năm rao giảng, Ngài đã làm nhiều phép lạ. Nhưng Ngài đã không làm phép lạ, để vuốt ve thị hiếu của Vua Hêrôđê... cho dù phép lạ trong hoàn cảnh nầy có thể tạo nên những tiếng vang to lớn,với hiệu lực áp đảo cho nhiều tầng lớp giàu sang quyền quí.

- Khi quan trấn Philatô, đại diện chính quyền của Đế Quốc Rôma, đặt ra cho Ngài câu hỏi: «Chân lý là gì ?»,  Ngài đã không chớp lấy «thời cơ thuận tiện», để đưa ra một bài học về triết lý, khả dĩ thu phục nhân tâm của những tầng lớp trí thức và lãnh đạo, vào lúc bấy giờ cũng như ngày hôm nay và trong tương lai.

- Trái ngược lại với dự kiến của mọi người, trong đó có các đồ đệ và bao nhiêu bạn bè, thân nhân, Ngài chấp nhận im lặng «vác Thánh Giá», leo lên ngọn đồi Gôngôtha và bị tử hình.

- Với con mắt tự nhiên và bình thường của những ai đứng quan sát từ ngoài, những gì Đức Kitô đã thực hiện, trong ngày cuối cùng của cuộc đời làm người, đều mang tính cách «điên rồ, ngu dại», vô nghĩa và phi lý...(1 Cr 1,18). Nhưng đối với đạo diễn Mel Gibson cũng như đối với những người sống Đức Tin vào Đức Kitô, Ngài thực sự là Con Thiên Chúa giáng trần. Ngài đã thực hiện « KẾ HOẠCH TÁI DỰNG CON NGƯỜI» mà Thiên Chúa Ngôi Cha đã cưu mang ấp ủ, từ trước muôn đời.

- Trong mỗi đường đi nước bước, Thánh Thần của Thiên Chúa và cũng là Thánh Thần của Ngài, đã hướng dẫn Ngài từ bên trong tâm hồn. Chính Thánh Thần ấy đã làm cho Ngài Sống Lại, đứng dậy, đi ra khỏi Mồ.

- Ngày hôm nay, ở đây và bây giờ, tất cả những ai đón nhận Thánh Thần của Đức Kitô, cũng có khả lực «chết và sống lại» như Ngài, nghĩa là từ bỏ «con người cũ», chìm đắm trong tội lỗi, hận thù, kỳ thị và bạo động... để ngày ngày trở nên «con người mới», tham dự vào cuộc sống «làm Con của Thiên Chúa», giống như Ngài.

- Phép Lạ Phục Sinh nầy, không một ai có thể làm thay, làm thế cho chúng ta. Không một ai có thể đơn phương lèo lái, chỉ huy, áp đặt cho chúng ta phép lạ ấy, từ bên trên hoặc bên ngoài, thậm chí đó là Thiên Chúa hay là Đức Kitô. Chính bản thân chúng ta tự quyết và tự nguyện, sẵn sàng mở cửa lòng, đón nhận Thánh Thần của Ngài, như một Hồng  Ân, một Quà Tặng.

 

***

Cuốn phim của Mel Gibson chỉ trình bày 12 tiếng đồng hồ cuối cùng, trong cuộc đời làm người của Đức Kitô. Sự cố chỉ xảy ra trên một đoạn đường, dài ước chừng 4-5 cây số, từ Vườn Cây Dầu đến Ngọn Đồi Gôngotha, với 4 điểm dừng chân như tư dinh của vị Thượng Tế Caipha, nơi hội họp của Thượng Hôïi Đồng Kỳ Mục và Kỳ Lão, dinh của Tổng Trấn Philatô, nơi cư trú tại Giêrusalem của Vua Hêrôđê, vào một cơ hội thăm viếng và du lịch.

Tuy nhiên với kỹ thuật «tưởng nhớ» tác giả đã gợi lại cho khán giả, nhất là những ai có kiến thức về Kinh Thánh, một vài đoạn văn hay là những câu nói quan trọng có liên hệ đến toàn thể cuộc đời và Tin Mừng Thứ Tha của Đức Kitô.

Sau đây tôi xin đan cử một vài ví dụ điển hình :

- Khi chứng kiến cảnh tượng Đức Kitô bị tra khảo, tố cáo và đánh đập một cách dã man, chị Mađalêna nhớ lại mình là người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang và dẫn độ đến trước mặt Đức Kitô. Câu trả lời phán quyết duy nhất của Ngài là : «Thầy không kết án chị... »(Ga 8,1-11).

 - Khi Đức Kitô bị treo trên Thánh Giá, ở chóp đỉnh Ngọn Đồi Gôngotha, toàn bộ «Bài Giảng trên Núi» đã vọng về trong tâm tưởng của Gioan, người đồ đệ nhỏ nhất của Ngài, đang đứng bên cạnh Đức Maria : «Phúc cho người nghèo khổ... Phúc cho người bị bách hại... Phúc cho người xây dựng hòa bình...»(Mt 5,1-12).

- Trong sân tiền đường của quan trấn Philatô, Đức Kitô bị đánh đập một cách tàn bạo. Máu Ngài chảy ra lai láng và tung tóe khắp nơi. Trong tình huống nghiệt ngã như vậy, đồ đệ Gioan nhớ lại mồn một Lời của Thầy, lúc thiết lập Bí Tích Thánh Thể: «Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em» (Lc 22, 20).

- Trên chặng đường vác Thánh Giá, Đức Kitô đã té ngã ba lần. Lòng của Đức Maria tê tái, quặn đau. Một kỹ niệm xưa cũ lại hiện về với Mẹ. Hôm ấy, trẻ Giêsu con Mẹ, ước chừng 5 hoặc 6 tuổi, chạy chơi trong vườn nhà, bị té ngã. Mẹ kinh hoàng,  hoảng sợ. Mẹ nhức nhối khổ đau, như «bị lưỡi gươm đâm thâu quả tim của Mẹ» (Lc 2,35).

- Tại Vườn Cây Dầu, giữa cơn lo sợ hãi hùng của Đức Kitô, trước viễn tượng của cực hình sắp xảy tới, dưới hình thức một người phụ nữ, ma quỉ xuất hiện lần thứ hai. Ba năm trước đó, trong Hoang địa,  Ngài  đã ăn chay trong vòng bốn mươi đêm ngày và cảm thấy đói. Vào cơ hội nầy, ma quỉ đã xuất hiện và dụ dỗ Ngài làm phép lạ, nhằm thỏa mãn cơn đói của Ngài. Ngài đã nghiêm khắc từ chối, không nghe lời ma quỉ, để hóa đá thành bánh (Lc 4,1-13). Lần nầy, trong Vườn Cây Dầu, Ngài cũng hiên ngang từ chối lời dỗ dành dịu ngọt của người phụ nữ. Hẳn thực, lời an ủi mật ngọt bên ngoài chỉ nhằm che giấu một ý đồ đen tối là bôi nhọ và kết án  Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa Ngôi Cha. Thay vì lắng nghe, Đức Kitô đã đứng lên, đạp vỡ đầu con rắn. Và khi Đức Kitô sống lại, bước ra khỏi mồ, người phụ nữ nầy đã tức khắc tan biến vào đáy sâu của vực thẳm.

 

*** 

Sau khi đi xem cuốn phim của Mel Gibson một số khán giả xa gần, ở Đông cũng như ở Tây, đã và đang còn đưa ra trên nhiều báo chí và hệ thông tin, những lời chỉ trích và tố cáo khắt khe. 

Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, tôi chỉ ghi nhận hai đề mục sau đây.

-  Đề mục thứ nhất là cuốn phim có tính cách bài Do Thái.

- Đề mục thứ hai là cuốn phim bị chìm đắm và ngụp lặn trong một cảnh vực bạo động và đầy máu.

Đạo diễn Mel Gibson chỉ phân trần rằng mình «có ý định duy nhất là giới thiệu và trình bày Đức Kitô vừa là Thiên Chúa, vừa là con người đích thực và trọn vẹn».

 Về phần  tôi, với tư cách là một khán giả đã thưởng thức cuốn phim như một giá trị nghệ thuật có tầm cỡ to lớn, và đồng thời với tư cách là một người Kitô hữu cố quyết sống Đức Tin của mình, tôi có thể nêu lên một vài nhận xét đơn sơ và mộc mạc như sau:

Thứ nhất, Đức Kitô, cũng như Mẹ Ngài là Bà Maria, những đồ đệ của Ngài là Phêrô, Gioan... và bao nhiêu người khác, như Chị Madalêna... đều là người Do Thái.

Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, theo giáo lý của Thánh Phaolô, người Kitô Hữu cũng trở thành con cái của Abraham, vị Tổ Phụ của Dân Tộc Do Thái.

Ngoài ra, trong sự việc Đức Kitô bị bắt bớ, tra khảo, đánh đập và đóng đinh vào Thánh Giá, người mang trách nhiệm không phải chỉ là vị Thượng Tế người Do Thái, đang hành nhiệm vào lúc bấy giờ là Caipha. Trái lại, Philatô, Hêrôđê và bao nhiêu người lý hình, đoàn lũ reo hò, hoan nghênh, ủng hộ đều ít nhiều có hai bàn tay thấm máu. Còn hơn thế nữa, theo giáo lý của Đức Kitô, ai tố cáo một người anh chị em của mình, người ấy cũng đang tố cáo Thiên Chúa  (Mt 25, 3-46) .

Nói tóm lại, tất cả chúng ta - Do Thái hay Hi Lạp, phụ nữ hay đàn ông - đều là những người đã đóng góp phần mình, bằng cách này hoặc cách khác, vào cái chết của Đức Kitô.

Thứ hai, cuốn phim đã ngụp lặn trong vũng máu và bạo động. Những diễn viên đóng vai trò lý hình, đã bộc lộ niềm vui thích và sung sướng tuyệt độ, mỗi lần họ quất roi sắt vào lưng của Đức Kitô. Nhiều lần, lúc xem phim, chính mình tôi cũng đã thực sự cảm thấy bị tràn ngập.

Tuy nhiên, nếu tôi thành thực với lòng mình, tôi phải mở mắt mở lòng, để thú nhận một cách đớn đau, tủi nhục rằng: cuốn phim đang phản ảnh một cách khá trung thực tình huống của thế giới ngày hôm nay. Máu tràn lan ở Irak. Máu chảy ra lai láng ở Vùng Trung Đông. Máu của trẻ em và của người bình dân vô tội đang kêu gào thét la thấu tận bầu trời.

Một cách cụ thể hơn nữa, bạo động có mặt khắp nơi, trong mỗi lời nói của chúng ta, khi tiếp xúc với người đồng hương, đồng loại, trong những quan hệ thường ngày.

Sau hơn hai nghìn năm, từ ngày Đức Kitô bị đóng đinh trên Thánh Giá, chúng ta - trong đó có anh, có chị, có em và có tôi - chúng ta đã làm gì cụ thể và thiết thực, để đổi mới tâm hồøn và cuộc đời của mình và của từng người anh chị em hai bên cạnh ?

Sau cùng, tôi còn muốn thêm, ở giữa tình huống đầy máu và bạo động của thế giới ngày hôm nay, một số ít «còn sót lại», như Maria, Madalêna, Gioan... và một số người «nghèo trong tâm hồn» vẫn hiên ngang cùng đồng hành với Đức Kitô, trên con đường đầy nước mắt và khổ đau. Sở dĩ họ làm được như vậy, vì họ cưu mang trong tâm hồn  Thánh Thần của Đức Kitô.

« Giữa bão táp, HỒN ĐẠI DƯƠNG vẫn lặng,

« Ngày sương mù, LÒNG TRỜI CAO cứ nắng ».



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!