Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Lời mở đường - "Kho nấu" cuộc đời

Chương một - Đối thoại là một tiến trình sáng tạo

Chương hai - Nắm vững mục đích, tối hậu của Đối thoại

Chương ba - Ưu tiên số một cần đặt lên hàng đầu khi đối thoại : Biết mình, biết người

Chương bốn - Lắng nghe và gọi ra ánh sáng

Chương năm - Xây dựng một quan hệ Tình Người bình đẳng và đồng hành

Chương sáu - Đối thoại là tương tức và tương sinh

Lời nói cuối - Một danh hiệu khác của đối thoại là thứ tha

Sách Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Đối Thoại Một quê hương Tình Người
Chương năm - Xây dựng một quan hệ Tình Người bình đẳng và đồng hành

Trong chương ba trước đây, khi đề cập đến ba nhân vật Cha Mẹ, Trẻ EmTrưởng Thành, chúng ta đã khám phá một số qui luật làm người :

Thứ nhất, khi người Cha Mẹ chỉ ở trên mà rót xuống : ra lệnh, điều khiển, bao cấp...

- Khi người Cha Mẹ không biết đi xuống đặt mình ngang hàng con, vừa tầm trình độ hiểu biết của người Trẻ Em,

- Khi người Cha Mẹ không có khả năng Đồng hoá với người Trẻ Em, đi vào bên trong nội tâm của nó, để chia sẻ những tình cảm xúc động của nó,

- Khi người Cha Mẹ không có khả năng trở nên người Trưởng Thành, để đồng hành và chia sẻ với những người xóm giềng, bạn bè thân hữu,

Người Cha Mẹ ấy đang bị nhiều vấn đề khống chế. Người ấy đang gặp những khó khăn về mặt làm người, thành người; cũng như trong địa hạt giáo dục con cái.

Thứ hai, khi người Trưởng Thành còn sống hai mặt tương phản...Mặt ngoài họ ăn nói như người đồng hành chia sẻ. Nhưng mặt trong, họ có thái độ cao ngạo, phê phán... Hay là họ không làm chủ những xúc động của mình, như một Trẻ Em phản động, lệ thuộc...

Người Trưởng Thành ấy còn bị tương nhiễm, chưa làm người, chưa sống trưởng thành.

Thứ ba, khi Trẻ Em luôn luôn phản động hay là lệ thuộc... có nghĩa là người ấy không có một mẫu thức  để đồng hoá... người ấy không vươn lên, không muốn học làm người. Không bao giờ mọc lông, mọc cánh để thành nhân.

4- Tam giác bi kịch hãi hùng 13

 Tác giả Karpman, sau khi đã quan sát, nghiên cứu và phân tích cặn kẽ những loại quan hệ có vấn đề, đầy tràn khủng hoảng, xung đột, tranh chấp và gẫy đỗ... đã khám phá một vùng "Tam giác bi đát và thảm hại". Tam giác có ba góc. Mỗi góc là vị trí nhập cuộc của một nhân vật đang mù quáng tạo nên bi kịch hãi hùng cho đời mình.

Nhân vật một : chàng hay nàng vệ sĩ đang xuống núi, muốn làm người hùng, chuốc vào mình mọi tai biến để bao che, cứu vãn thiên hạ. Chàng gồng mình làm thuẫn đỡ mọi mũi tên từ bốn phương bắn tới. Chàng chạy khắp nơi để quyên góp đồ cứu trợ. Rút cuộc, chàng trở thành nhân vật Zôrô cho mọi người bị ức hiếp. Và không một ai còn tinh thần phấn đấu, vì chàng đã phấn đấu thay thế. Không một ai còn can đảm làm ăn, vì chàng đã đem về của ăn đặt trước mặt họ, đem áo quần viện trợ cho họ mặc. Duy còn căn nhà và khu vườn do cha ông trối lại, họ cũng bỏ bê, không trông nom...vì có Zôrô lập tức chạy đến, khi họ kêu cầu, khấn vái.

Vì thấy tình trạng bê bối xảy ra khắp mọi nơi, bây giờ người hùng Zorô muốn giáo dục cải tạo dân chúng, bắt buộc họ vào khuôn phép. Nhưng đã quen thói được bao cấp từ A đến Z, dân chúng không muốn chấp nhận sống "lương thiện". Họ nổi dậy xua đuổi, bắt bớ, sát hại người đã cứu vãn mình.

Nhân vật hai : Ông vua "Cò" người lãnh đạo kiểm soát tất cả. Ai vi phạm một lầm lỗi nhỏ đều bị án tử hình.

Để tái lập trật tự, sau một thời gian hỗn độn, cướp bóc, vô kỷ luật, dân chúng không cần một vị lãnh đạo có chí hướng và khả năng đối thoại. Theo ý kiến của văn hào Jean De La Fontaine, chỉ có vua có mỏ dài, có chân cao và có mắt sáng, có bao tử tốt mới có khả năng sẵn sàng "thanh toán" những quần chúng nhái "vô ơn và vô kỷ luật". Nuốt chúng nó vào bụng là xong chuyện !

 Nhân vật ba : nạn nhân

Ai là nạn nhân ?  Trước hết, nạn nhân là chàng vệ sĩ bao cấp bị xua đuổi. Quần chúng thấp cổ bé miệng chưa hẳn là nạn nhân. Trái lại, họ có thể nổi lên, bắt bớ, sát hại người đã làm tê liệt mọi khả năng phấn đấu của họ.

Chàng vệ sĩ muốn làm người hùng, trước khi tôi luyện cho mình khả năng làm người. Thay vì bao cấp, bênh vực từ ngoài, từ trên... người giàu lòng tình thương đối với người anh em của mình, chỉ tạo điều kiện cho họ Học Làm người. Thương

ai, chúng ta mang đến cho họ cần câu và tập cho họ đi câu để tự túc, tự lập. Trái lại, mang cá đến cho họ, nấu cá giùm và đút cá vào miệng họ, chúng ta đang biến họ thành nạn nhân thực sự. Trước kia họ nghèo vật chất, bây giờ họ trở thành vô dụng. Trước kia họ vô sản, bây giờ họ vô nhân. Trước kia họ đói rách, bây giờ họ trần trụi về mặt tinh thần và đạo làm người ! Trước kia họ vô thần, bây giờ họ là tên đạo tặc, không có lương tâm.

Sau hết, phải chăng ông vua Cò, người lãnh đạo độc tài có khả năng kiểm soát và kiểm duyệt từ đầu chí đuôi, từ trong ra ngoài ?  Ông ấy người ấy có mọi quyền lực, quyền năng, nhưng có khả năng tạo hạnh phúc cho mình và cho người không ?  Nói ra sấm, hét ra sét, nhà độc tài như bạo-hoàng Néron, như lãnh tụ Đức-quốc-xã Hitler vẫn là nạn nhân cho lòng sợ hãi có mặt khắp nơi, chính khi ông có vệ binh canh gác ngày đêm ở quanh mình.

Lãnh đạo là soi sáng hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, để cho ai làm chân hãy làm chân. Ai làm đầu hãy làm đầu. Ai làm tim hãy làm tim.

Giữa tay, chân, máu, xương, tim, phổi, không có quan hệ hơn thua. Không có những phân biệt nhị nguyên theo kiểu "Tao tốt, mầy xấu". Chỉ có khác biệt về chức năng, phần vụ. Không có thứ tự giai cấp về mặt giá trị và khả năng.

Lãnh đạo trong tinh thần và lăng kính ấy không phải là điều khiển, lèo lái, kiểm soát, tạo sức ép từ trên, từ ngoài. Nhưng là gây ý thức, xúc tác tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện, môi trường và cơ cấu để mỗi thành viên đều có ý thích học tập, tôi luyện khả năng "biết làm". Nhất là khả năng làm người, làm anh em.

Câu chuyện sau đây minh họa một phần nào những điều được đề xuất :

5- Câu chuyện cuộc thử tài "nhà lãnh đạo"                                  

Hôm ấy một đại hội quốc tế về "Nhà lãnh đạo" được tổ chức. Có rất nhiều tham dự viên từ các nước tấp nập trở về. Thể lệ thi đua bao gồm hai điểm : Nhà lãnh đạo phải có mặt và một phái đoàn tháp tùng phải đề xuất những dữ kiện cụ thể để giới thiệu, trình bày và chứng minh tài năng do nhà lãnh đạo của mình đã thực hiện.

Một phái đoàn đã trình bày một chiếc cầu sắt nối liền hai đại lục địa châu Âu và châu Mỹ do nhà lãnh đạo của mình thực hiện.

Một phái đoàn khác mang đến một hoả tiễn đem con người đổ bộ lên cung trăng do nhà lãnh đạo của mình phát kiến.

Một phái đoàn khác đã ca tụng Vạn lý Trường thành...

Một phái đoàn khác đã trình bày một con kênh đào nối kết mọi dòng sông của đất nước họ.

Một phái đoàn sau đó đề cao nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt.

Một phái đoàn cuối cùng chỉ đứng nhìn vị lãnh đạo của mình với những cặp mắt đầy tríu mến. Mọi người khác xúm lại, vây quanh chất vấn :

"Vị lãnh đạo của các người có tài năng gì ?"

Một người đại diện đứng ra trả lời :

"Người lãnh đạo của chúng tôi rất lạ lùng và kỳ vĩ !  Khi ông ngồi, ông ngồi thực sự. Khi ông ăn, ông ăn thực sự. Khi ông nói, ông nói thực sự. Khi ông làm, ông làm thực sự. Khi ông thương, ông thương thực sự...

Cho nên toàn dân chúng tôi thương ông thực sự và quí ông thực sự"

6- Khi đối thoại, tôi làm người thực sự với những con người thực sự 

Để bổ túc kết luận của câu chuyện trên đây, tôi muốn thêm :   Người lãnh đạo thực sự có khả năng lãnh đạo, khi người ấy "làm người thực sự". Và những

người dân được họ lãnh đạo có điều kiện để làm người thực sự nhờ họ, với họ.

Trái lại, người lãnh đạo trở thành nhà độc tài, vì ba lý do :

Thứ nhất, họ không tin vào khả năng làm người của mình, cho nên họ gồng mình vì lo sợ.

Thứ hai, họ không tin khả năng làm người của người khác, của người dân. Cho nên họ kiểm soát tất cả.

Thứ ba, họ sử dụng bạo động vì họ không tin vào phương tiện Đối thoại để tạo cho người dân điều kiện làm người.

Cha mẹ đánh con để "giáo dục" con cũng ở trong một trường hợp tương tự : Không tin mình, không tin người, không tin vào hiệu năng của đối thoại. Họ là loại người muốn "ăn liền", muốn vào tiệm Mác-đô-nan. Họ không biết chờ đợi 100 năm khi "trồng người".

7- Lập trường của người đối thoại                                                 

Mỗi lần có những quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa tôi và người, tôi có thể nuôi dưỡng một trong bốn lập trường sống sau đây :

Lập trường một : "Tao thắng, mầy thua".

Lập trường nầy có mặt trong những quan hệ đàn áp, bốc lột, lạm dụng quyền uy.

Lập trương hai : "Tao thua, mầy thắng"

Lập trường nầy có mặt trong những quan hệ tự ti mặc cảm. Tôi chịu đựng thân phận làm nạn nân. Tôi đầu hàng, chối từ quyền lợi và nhu cầu chính đáng của mình. Những loại người muốn "cứu vãn" thiên hạ, muốn "hy sinh để cứu rỗi người khác  đang hành hạ, bắt bớ mình", thực ra họ đang chọn lựa một cách vô thức vị trí "làm nạn nhân"; để có thể được tấn phong "làm anh hùng". Tâm lý của loại người nầy rất phức tạp. Họ có nhiều tầng lớp chưởi bới nhau trong con người của họ. Một đàng họ không rõ ràng, sáng suốt về mình. Đàng khác họ không nhất quán. Nhân cách họ là một tấm áo với nhiều mãnh vá lộn xộn.

Lập trường thứ ba : "Tao thua mầy thua"Chúng ta cả hai đều là phế liệu, đồ vô dụng.Đây là lập trường của loại người trầm cảm nghiêm trọng. Họ chối từ ánh sáng và sự nâng đỡ của người khác. Nhân vật "Trẻ Em phản loạn" đang tung hoành ngang ngược trong họ. Cuộc đời vô nghĩa, vô danh, vô vị.

Tôi chỉ là người xa lạ, người nước ngoài trong thế giới nầy. Tôi không có quốc tịch, không có quê hương. Tôi chỉ là tên đạo tặc, vô văn hoá. "Đức sáng" làm người không được đốt lên và cháy sáng trong tôi.

Lập trường bốn : Tôi thắng, bạn thắng. Chúng ta cùng thắng.

Đây là lập trường của người có chí hướng và khả năng đối thoại. Ngày ngày họ vươn lên, cố đạt tới vị trí và giá trị làm người. Đồng thời họ tôn trọng giá trị và quyền lợi làm người của kẻ khác.

Lập trường nầy, trong tiếng Anh, được diễn tả bằng nhiều lối nói khác nhau :

 1- Think Win-Win : Bạn hãy tư duy hoặc suy luận với cấu trúc người thắng ta thắng. Lập trường nầy là một lối nhìn, một kiến giải, một bản đồ tâm lý điều hướng mọi ngôn ngữ và hành động trong những quan hệ tiếp xúc hằng ngày của chúng ta.

2- I am OK - You are OK : Tôi là một giá trị, bạn cũng là một giá trị như tôi, ngang bằng tôi. Giữa chúng ta không có quan hệ hơn thua, tốt xấu, đúng sai. Hai chúng ta bình đẳng.

3- Love is the only answer : Chỉ có tình yêu là câu trả lời duy nhất hữu hiệu cho mọi vấn đề xảy ra giữa chúng ta. Khi có một vấn đề, vấn đề ấy không phải do tôi hoặc do bạn. Cả hai chúng ta đều có chung một trách nhiệm giải quyết. Và đó là trách nhiệm yêu thương vô điều kiện. Tôi yêu em không phải vì em đẹp, vì em tốt, vì em giàu. Tình yêu chỉ có một lý do : em là Em. Vì em là Người, trước khi làm một cái gì khác.

4- Love is a verb : Tình yêu là động từ. Chúng ta phải "chia", nghĩa là phát huy, làm mới. Là đi, là bước tới, dấn thân, nhập cuộc, không ngồi chờ nó đến. Bước đầu tiên khởi phát từ tôi. Tôi không chờ đợi, đòi hỏi, đặt điều kiện.

Đối thoại bao gồm tất cả bốn thành tố cơ bản ấy: Nhìn, cảm, nói và làm. Chánh tâm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ làm nên con người đối thoại. Đó là bốn con đường tạo nên Đại lộ Đối thoại thênh thang và bát ngát. Thiếu bốn con đường ấy , đối thoại chỉ là trò bịa đặt như tác giả Vũ Trọng Phụng đã mỉa mai trong tác phẩm "Số đỏ" :

"Bịa đặt mãi, rồi cuối cùng chúng ta tin vào điều bịa đặt".

13 JAMES - Naître Gagnant - Inter Ed., Paris 1978

    Jaoui G - Le triple moi - R. Laffont Parìs 1979



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!