Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Nguyễn Văn Thành
Mục Lục

Mở Đường: Nguyễn Trãi Và Lê Lợi

Chương một - Sách lược Tâm Công nhằm tập hợp lòng người

Chương hai - Tâm Công và chiến tranh chống xâm lược

Chương ba - Chuyển biến thù hận thành tình thương

Chương bốn - Con rắn trả thù ba đời

Chương bốn (tiếp)

Lời kết - Tấm lòng Vạn xuân và Đại Việt

Tham Khảo và Chú Thích

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Lắng Nghe, Một Quà Tặng Vô Giá !

Lòng Tự Tin - Hành trang cho ngàn năm thứ ba

Khung trời mở rộng bằng con đường thuyên giải

Bản câu hỏi về tính tình

Phát Huy Quan Hệ Xã Hội Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ

Trong Đức Kitô

Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)

Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống

Phương Pháp Tâm Vận Động

Trẻ Em Chậm Phát Triển

Đồng Cảm Để Đồng Hành

Lắng Nghe Chúa Thánh Thần

Đối Thoại Một quê hương Tình Người

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt

Con Đường Bao Dung

Huyền Sử Việt Nam

Tư Duy và Hành Động

Nguyễn Trãi, Vạn Xuân và Đại Việt
Mở Đường: Nguyễn Trãi Và Lê Lợi

Nguyễn Trãi  (1380-1442)

Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt

 © TT văn hóa Nguyễn Trường Tộ Định Hướng tùng thư xuất bản 2001

    

Suốt gần mười năm kháng chiến chống quân Minh ngoại xâm (1417-1427) hai tên tuổi Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã gắn bó mật thiết với nhau như hình và bóng. Nhờ vậy, hai nhân vật lịch sử có tầm cỡ nầy đã làm nên đại sự cho Đất Nước Đại Việt, thời ấy: xua đuổi quân Minh lui về đất nước của mình, thu hồi hòa bình và chủ quyền cho quê hương, sau hai mươi năm bị chiếm đóng và đô hộ một cách tàn ác và dã man.

Bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi đã ghi lại một vài chiến công oai hùng và oanh liệt ấy:

"Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp,

"Hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ cha con.

"Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngơ ;

"Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục.

"Rút cuộc, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn;

"Lấy chí nhân mà thay cường bạo.

"Trận Bồ Tất như sấm vang chớp giật,

"Trận Trà Lân như trúc chẻ tro bay.

"Sĩ khí lại càng thêm hăng

"Quân thanh càng lừng lẫy.

"Bọn Trần Trí, Sơn Thọ nghe tin bở vía,

"Bọn Phương Chính, Lý An nín thở mong sống tàn.

"Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lấy;

"Chọn quân thẳng tiến, Đông Đô đất cũ thu về.

(....)

"Xã tắc do đó được yên.

"Non sông do đó đổi mới.

"Càn khôn đã bĩ mà lại thái.

"Trời trăng đã mờ mà lại trong.

"Để mở nền thái bình muôn thuở .

"Để rửa nỗi sỉ nhục ngàn thu " 1

Thế nhưng, từ năm 1428 trở về sau, khi đất nước đã sạch bóng quân thù và Lê Lợi đã trở thành Vua Lê Thái Tổ, lòng người bắt đầu thay đổi. Quan hệ giữa người và người bị bế tắc và khủng hoảng.

Hẳn thực mới ngày nào, Nguyễn Trãi là vị mưu sĩ số một của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.

•         Chung quanh 1417, Nguyễn Trãi đã tìm đến Lỗi Giang, thuộc tỉnh Thanh Hóa, dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi, thủ lãnh của Nghĩa quân Lam Sơn. Từ đó, ông luôn luôn được Lê Lợi giữ lại bênh cạnh mình, để bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

•         Nhân danh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã thực thi mọi công việc giao tiếp với quân Minh. Ông đã viết thư cho Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc và Vương Thông là những tướng lãnh đang ở các vị trí chỉ huy khác nhau về phía địch.

•         Cuối năm 1426, Nghĩa quân Lam Sơn vây thành Đông Quan, còn gọi là Thủ đô Thăng Long. Tại một chòi cao ở Bến Bồ Đề, Lê Lợi ngồi ở tầng thứ nhất, để chỉ huy các cuộc hành quân của binh sĩ. Trong khi ấy Nguyễn Trãi có mặt ở tầng thứ hai, để bàn mưu vạch kế. Ai ai cũng thấy:  Chỗ nào có Lê Lợi, chỗ ấy Nguyễn Trãi luôn luôn có mặt một cách trung tín.

•         Vào năm 1427, bị dồn vào thế khốn quẩn, Vương Thông đề nghị giải hòa. Thay vì tận diệt quân Minh để báo thù theo nguyện vọng bình thường và tự nhiên của tất cả mọi tướng lãnh đang cầm quân, Lê Lợi đã thực thi ý kiến của Nguyễn Trãi : Cung cấp cho Vương Thông đầy đủ lương thực và thuyền bè, để ông rút quân về nước, trong trật tự và an bình, trước sự chứng giám và hộ vệ của đoàn quân Đại Việt.

Vậy cái gì đã thay đổi trong quan hệ giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi, để hai người không còn nhất tâm, sát cánh bên nhau như hình và bóng, trên con đường xây dựng đất nước, sau khi hòa bình được vãn hồi?

Cái gì đã xảy ra thực sự để Nguyễn Trãi bị "thất sủng", đương khi những nhân vật kém tài, kém đức như Lê Sát, Lê Vân lại được trọng dụng, nâng lên các chức vị bậc nhất trong Triều Đình của Lê Lợi?

Lê Lợi đã tỏ ra có khả năng đại lượng, can đảm và thứ tha đối với những người địch thù, những người nước ngoài như Vương Thông và toàn bộ các binh sĩ của Ông! Thế nhưng, cũng Lê Lợi ấy đã có những hành vi bạo động, hẹp hòi, đầy nghi kÿ, khi đưa tay sát hại Trần Cảo, Trần Nguyên Hản và Phạm Văn Xảo. Đặc biệt hai vị sau là những tướng lãnh đã nằm gai, nếm mật với mình suốt thời gian kháng chiến. Họ chỉ ôm ấp một điều là góp tay xây dựng đất nước bên cạnh Lê Lợi. Chính họ từ lúc đầu, đã có mặt trong ngày tuyên thệ ở Lũng Nhai:

"Chúng tôi ( ...) tuy quê quán, họ hàng khác nhau, nhưng đã kết nghĩa anh em (...) thề chết sống đều phải được cùng nhau, không dám quên lời thề ước".

Phải chăng Lê Lợi cũng đã có lần khẳng quyết: "Ta sở dĩ cất quân đánh giặc không phải là có lòng tham lam phú quí, chỉ là muốn cho người ngàn năm về sau biết ta không chịu làm tôi giặc tàn ngược  thôi" 2.

Vậy trong thực tế, việc gì đã xảy ra không cho phép Nguyễn Trãi và Lê Lợi tiếp tục Nhất tâm trên con đường xây dựng đất nước và làm đẹp quê hương? Nhằm khai sáng một phần nào câu hỏi phức tạp nầy, tôi muốn mở ra lại hồ sơ về quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Lê Lợi.

Hiểu được những gì đã xảy ra giữa hai nhân vật nầy, cách đây hơn năm thế kỷ, chúng ta sẽ hiểu được những gì đang xảy ra ngày hôm nay trong chúng ta và giữa chúng ta, khi hai người bắt đầu chung sống, hoặc làm việc với nhau.

Bao lâu chúng ta chưa thực hiện công cuộc nhận diện và đối diện với chính mình, một cách can trường, chân thành và sáng suốt; chúng ta còn dò dẫm trong đêm tối. Chúng ta chưa biết mình là ai! Động lực nào đang chi phối toàn diện cuộc sống của chúng ta trong mạng lưới quan hệ chằng chịt, ở giữa cộng đồng quê hương và dân tộc. Nói cách khác, chúng ta đang làm Người hay làm Ngợm, trong bao nhiêu tác phong, ngôn ngữ và dự án của chúng ta? Anh chị em đồng bào - trong đó có những thành viên thấp cổ bé miệng - là những "con người" thực sự và trọn vẹn, đáng được chúng ta trân trọng và phục vụ? Hay ngược lại, họ chỉ là công cụ, đồ vật nhằm thỏa mãn mọi ý đồ và dục vọng của chúng ta?

Theo khoa học Tâm lý xã hội đương đại, bao lâu chúng ta không tìm cách đánh sáng ý thức về mình và về người khác, cuộc sống chung, thuộc bất cứ địa hạt nào, sẽ có nguy cơ trở thành một trò chơi quyền lực, trong mọi quan hệ tiếp xúc hằng ngày; thậm chí giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, hay là giữa những người đã thề nguyền sống chết "có nhau, vì nhau".

Nhằm khai sáng bao nhiêu vấn đề phức tạp ấy, đã có mặt trong quan hệ giữa Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cũng như hiện đang xảy ra giữa chúng ta, cuốn sách nầy sẽ trình bày và giới thiệu một cách chi tiết "Sách Lược Tâm Công của Nguyễn Trãi". Đây là một cống hiến lớn lao nhằm xây dựng đất nước và con người Việt Nam, đã có mặt vào đầu thế kỷ 15 và vẫn có giá trị trong thời đại ngày hôm nay.

Chương một định nghĩa kế hoạch "Tâm Công" với bảy động tác cụ thể. Đây là bảy bước đi lên thuộc tầm tay và khả năng của mỗi người.

Chương hai gợi lại những giai đoạn thành hình của "Tâm Công" trong cuộc đời của Nguyễn Trãi, ở vào một giai đoạn lịch sử của Đất Nước bị quân Minh đô hộ.

Chương ba đề nghị mang vào cuộc sống hằng ngày "sách lược Tâm Công" của Nguyễn Trãi. Lúc bấy giờ mỗi người trong chúng ta sẽ tìm ra con đường hóa giải hận thù thành tình thương, trong quan hệ tiếp xúc, trao đổi với anh chị em đồng bào.

Chương bốn nhấn mạnh thêm rằng trong đời sống cá nhân của mỗi người, cũng như trên bình diện của toàn thể đất nước, khi một nhu cầu tình cảm bị "thương tổn" hay là "thiến hoạn", nghĩa là khi tình thương không được vun trồng chăm bón, khi tâm lòng không có mặt, không phải là động cơ thúc đẩy mọi hoạt động, tai họa giáng xuống trên cuộc đời bằng cách nầy hay cách khác. Tai họa ấy là "hai không, bốn họa" có nghĩa là mênh mông, dai dẳng.

Cho nên, trong từng hoàn cảnh, "Tâm Công" nhắn nhủ mỗi người: Hãy mang đến cho nhau một tấm lòng. Không có cách xây dựng đất nước nào hữu hiệu và cơ bản cho bằng cách trao cho nhau một tấm lòng đầy yêu thương và tha thứ.

Hẳn thực, khi có một vấn đề bế tắc hoặc xung đột, chúng ta đứng ở ngoài nhìn vào thường có xu thế qui lỗi cho người nầy và bênh vực người kia. Thực ra, cả hai người, hoặc hai phe đều có những hạn chế trong lề lối nhận thức. Họ đều là nạn nhân. Họ bị lèo lái như con múa rối. Thay vì ngồi lại, nói chuyện, trao đổi... họ lẫn tránh nhau. Thay vì tìm hiểu, họ tố cáo nhau.

Đến một lúc họ bị tràn ngập trong khổ đau, nghi kÿ, bất mãn, giận hờn ... Như nước vỡ bờ, họ bị xô đẩy vào con đường bạo động. Và khi tìm cách hủy diệt người khác, chúng ta tự hủy mình. Làm sao còn tư cách làm người, khi chúng ta không cho phép kẻ khác làm người ?

Bao nhiêu phân tích và nhận xét ấy, nhất là khi được áp dụng vào cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, sẽ cho chúng ta thấy rõ: Nguyễn Trãi đã cống hiến cho Đất Nước và anh chị em đồng bào một tấm lòng. Dù có bao la, trọng đại đến mức độ nào chăng nữa, tấm lòng của Nguyễn Trãi vẫn có những giới hạn, những tồn tại. Nguyễn Trãi đã thành tựu với Lê Lợi. Nhưng đã thất bại với Lê Thái Tổ.

Từ đó, chúng ta có thể rút tỉa và chắt lọc nhiều bài học và kinh nghiệm quí hóa cho bản thân và cuộc đời. Trong chiều hướng nầy, mọi thất bại hoặc sai lầm, cho dù ở đâu, với ai, thuộc hoàn cảnh và thời đại nào, đều có thể trở nên cho chúng ta những yếu tố hồi dưỡng, những của ăn bồi đắp, hàn gắn, điều hợp trên tiến trình làm người.

Một cách đặc biệt, những gì Nguyễn Trãi đã thất bại, chúng ta sẽ tôi luyện để thành công. Những gì Nguyễn Trãi đã bắt đầu, chúng ta tiếp nối, bổ túc và kiện toàn. Những gì làm nên bóng tối trong con người và cuộc đời Nguyễn Trãi, chúng ta sẽ học tập để ngày ngày thanh luyện và hóa giải. Chúng ta sẽ là những tia nắng báo hiệu một bình minh huy hoàng.

Trong phần kết luận mang tựa đề: "Một tấm lòng vạn xuân", tôi muốn ghi nhận bài học hay là lời nhắn gởi của Nguyễn Trãi: khi chúng ta mở ra một tấm lòng cho con cái và tất cả những ai tiếp xúc với chúng ta, chúng ta đang mở ra những con đường Vạn xuân, có nghĩa là bất diệt, bất tử. Với cách làm ấy, chúng ta xây dựng một đất nước vạn xuân và sống trên Đất Nước Vạn Xuân, trách nhiệm văn hóa của mỗi người là ngày ngày:

"Mở rộng cửa Nhân, chờ khách tới;

"Vun trồng cây Đức, cho con ăn!" 3

Mặc dù trong hiện tại, đất nước vẫn còn la:

"Góc thành Nam lều một gian,

"No nước uống, thiếu cơm ăn.

"Con đòi trốn, dễ ai quyến,

"Bà ngựa già thiếu kẻ chăn.

"Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá,

"Nhà quen xuế xóa ngại nuôi vằn.

"Triều quan chẳng phải,  ẩn chẳng phải,

"Gốc thành Nam lều một gian". 4



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!