Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Lời Tri Ân

Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II: Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V: Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học

Chương VI: Khối Hành Chánh

Chương VII: Khối Tâm Linh

Chương VIII: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX: Khối Học Thuật

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III: Khối Học Vụ: Các Phân Khoa; Chương XI: Trường Sư Phạm

Chương XII: Trường Văn Khoa

Chương XIII: Trường Khoa Học

Chương XIV: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV: Trường Thần Học

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975
Chương VII: Khối Tâm Linh

 1.Nguyện Đường:

Khu nguyện đường đi liền với sinh hoạt tâm linh này, năm 1970-1975, có một Lm tuyên úy sinh viên là Lm Lã Thanh Lịch cũng từ Gp Cần Thơ, gốc Gp Hà Nội lên phục vụ.

Nguyện đường Năng tĩnh là kiến trúc biểu trưng cao đẹp nhất của lý tưởng phục vụ của Viện Đại Học Đà Lạt. Ngôi thánh đường được xây dựng ở khu đất trang trọng, uy nghi, trên đỉnh đồi cao nhất khu A được san bằng. Thánh đường được thiết kế theo đồ hình tổng quát là tam giác, phù hợp với ngọn tháp tam giác cao vút lên trời xanh, biểu tượng huyền nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cao 38 mét.

Toàn thể cấu trúc ấy hiển nhiên nói lên quan hệ Trời Đất Người – Thiên Địa Nhân, trong tâm thức giao lưu của văn hóa Á Đông cổ truyền - triết lý Tam Tài. Trước Tòa Nhà Năng Tĩnh là một sân trải sỏi đất đỏ được vẫn dùng làm nơi tổ chức những buổi lế tiếp đón quan khách hay nghi lễ truyền thống, kỷ niệm như lễ quan thầy của Viện và lễ phát bằng tốt nghiệp hằng năm. Nguyện Đường này là nơi cử hành thành lễ hằng ngày của Linh Mục Viện Trưởng và các Linh Mục sinh hoạt trong Viện Đại Học phục vụ tại chỗ hay từ nơi khác đến. 

Hình ảnh một nguyện đường đại học

Ký ức sau này của một nữ sinh viên cho thấy cảnh tiêu điều của khu Năng Tĩnh đấy trang trọng tôn nghiêm bây giờ thế nào:

Đầu năm 1976, có ba GS ở Hà Nội được đưa vào tiếp nhận thay thế: GS Hiệu Trưởng Trần Thanh Minh, GS Phó Hiệu Trưởng Phạm Bá Phong và anh Nguyễn Hữu Mỹ. Ba người tìm đến anh Hương Bình, một sinh viên cũ của Viện, giúp chấn chính lại máy móc kỹ thuật trong Văn Phòng Viện. Rồi theo chỉ đạo của Ban Giám Hiệu mới, Hương Bình phải làm một ngôi sao năm cánh, lắp trên tháp Năng Tĩnh, bao phủ mà không đập bỏ cây Thánh Giá một cách phũ phàng, kịp ngày khai giảng niên khóa1976-77.

Ở thời điểm ấy, đưa ngôi sao lên đỉnh tháp cao 38m không phải là chuyện đơn giản, nên anh Hương Bình yêu cầu có chừng hai mươi người phụ giúp. Trong số đó có ba người leo lên tháp là GS Nguyễn Hồng Giáp, anh Trần Tưng và Nguyễn Vinh Quang cùng với Hương Bình lấy bù long xiết chặt các cánh ngôi sao ôm chặt cây thánh giá.

Cho đến ngày hôm nay, cây Thánh Giá, biểu tượng cho tinh thần Công giáo Thụ Nhân, vẫn sừng sững vững vàng trong lòng ngôi sao, như đang giang đôi cánh tay đỡ ngôi sao đứng ngạo nghễ giữa Khung Trời Đại Học[50]. Hình ảnh ấy phải chăng ám chỉ đã đến thời người Cộng Sản phải xây dựng chủ nghĩa trên nền tảng Công Giáo lấy tình thương thay cho hận thù giai cấp chồng cao ngất trời!?

Nhưng dưới con mắt của nhiều cựu sinh viên khác, những cảm nhận được biểu lộ khác, có phần cay đắng, buồn tủi, pha lẫn bàng hoàng, ngỡ ngàng như tình cảm và niềm tin linh thiêng nhất của mình bị những con người có hành động bạo tàn xúc phạm:

“Những bước chân vô thức dẫn tôi dần trở lên khu Năng Tĩnh tự lúc nào. Tôi ngước nhìn ngọn tháp Năng Tĩnh, biểu tượng tôn giáo đã được thay thế, một nỗi buồn ùa đến trong tôi trước cảnh vắng ngắt của sân Năng Tĩnh, nơi cách đây không lâu chúng tôi đã nhộn nhịp dự lễ phát bằng ra trường…

Tôi bước lên cổng chính Năng Tĩnh và thực sự cảm thấy kinh hoàng và bị xúc phạm đến lòng tin trôn giáo của mình, khi đập vào mắt tôi là hình ảnh những chiếc nồi, xoong chảo quánh, đen thui, treo lủng lẳng trên bức tường chính của gian giữa, nơi có bàn thờ, mà tôi đã từng dự thánh lễ. Bàn thờ xưa giờ là chiếc bàn đá trơ trụi, đã biến thành bếp tập thể, rất lộn xộn dơ bẩn. Quanh Năng Tĩnh, các phòng nghỉ của Giáo sư từ các nơi lên Đà Lạt lưu lại trong thời gian giảng dậy tại đây ngày xưa, nay đã biến thành nhà ở tập thể, các dẫy ghế ngồi trong gian chính chỉ còn mấy chiếc, không nguyên vẹn, chiếc thì chỏng gọng, chiếc thì mất chân. Thật là một cảnh tượng xé lòng”[51].

Ôi! một cuộc đổi đời “hạnh phúc (!?)” mà biết bao người đã “đón nhận” bằng cách chạy trốn, kể cả hiểm nguy đến sinh mạnh của mình! 

2. Tuyên Úy Vụ 

a. Linh Mục Tuyên Úy được thành lập từ năm 1959 cho một tập thể sinh viên nhỏ bé ban đầu. Nhiệm vụ chính của Tuyên úy là “phát huy văn hóa Việt Nam trong khía cạnh nhân bản, dân tộc v àkhoa học, dung hòa các giá trị cổ truyền quốc gia với mọi tư tưởng quốc tế, nhất là tinh thần Phúc Âm Công Giáo[52]”. Phòng Tuyên úy còn giúp đỡ các sinh viên ngoài Công giáo muốn tìm hiểu đức tin Kitô.  Khi sinh viên Công giáo đông hơn, thì các sinh viên được qui tụ và tổ chức thành Đoàn Sinh Viên, rồi Liên Đoàn Sinh Viên Công giáo, do các trường hay phân khoa hợp thành. LĐSVCG được các vị LM tuyên úy sau đây lần lượt hướng dẫn:

Palacios, SJ

Phạm Văn Nhượng, gốc giáo phận Thanh Hóa

Trịnh Việt Yên, gốc giáo phận Thanh Hóa 

Từ năm 1971, Lm Lã Thanh Lịch, gốc giáo phận Hà Nội, sát nhập giáo phận Cần Thơ, được cử nhiệm làm tuyên úy[53].  

b. Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đà Lạt. Tập thể sinh viên Công Giáo Đà Lạt có tỷ lệ trung bình là khoảng 41% (sau Phật giáo là khoảng 45%) theo thống kê tháng 4/1973 trong sĩ số sinh viên ghi danh thụ huấn ở các khoa trong Viện. Đó là một số liệu thanh niên Công giáo tương đối cao trong một nước mà đa số không phải là Công Giáo

LĐSVCGĐL qui tụ các đoàn sinh viên thuộc các đại học xá: Bình Minh, Kiêm Ái, Trương Vĩnh Ký, Trinh Vương và sinh viên ngoại trú. Ban Chấp Hành LD gồm các chức vụ Chủ Tịch, Tổng Thư Ký và hai Ủy Viên Nội và Ngoại Vụ, làm việc chặt chẽ với Ban Chấp Hành các đoàn hội viên.

Các hoạt động SVCG được các Phòng chuyên biệt phụ trách. Phòng Cố Vấn và Nội Vụ lo Ca Đoàn Thụ Nhân, ca đoàn Phụng vụ, Tĩnh Tâm, Giáo Lý và Truyền bá Phúc Âm. Sau cùng, Phòng Nội vụ cũng hợp tác với Đoàn Thanh Niên Công Giáo Đại Học (JUC) tổ chức thuyết trình và ấn hành nội san Năng Tĩnh để thông tin và huấn luyện. Phòng Ngoại vụ cùng Ban Chấp Hành mỗi đoàn lo các hoạt động đối ngoại và xã hội, quốc nội cũng như quốc tế

LĐSVCG Đà Lạt cũng giao lưu sinh hoạt với LĐSVCG các nơi như Sàigòn, Huế và sau này Cần Thơ lập nên một Tổng Liên Đoàn SVCGTQ, từ sau chính biến 1/11/1963.

Ba phái đoàn sinh viên Công Giáo Sài gòn, Đà Lạt và Huế gặp nhau tại Trung Tâm Phục Sinh ở Sàigòn vào đúng ngày 1/11/1963. Ngày thảo luận về qui chế tổ chức và hoạt động của giới sinh viên Công giáo toàn quốc lại là ngày đất nước Việt Nam đi vào một chiều hướng chính trị mới. Ngày 2/11/1963, các thành viên của ba phái đoàn sinh viên vẫn lặng lẽ kiên trì làm việc cẩn trọng.

Kể từ khi thành lập TLĐ/SVCGVN thì TLĐ trực thuộc hệ thống Phong Trào SVCG Quốc Tế Pax Romana (MIEC). TLĐ/SVCGVN được điều hành bởi Văn Phòng Tổng Thư Ký, TLĐ/SVCGVN, gồm có Tổng Thư Ký, Phó TTK Nội Vụ, Phó TTK Ngoại Vụ và Thủ Quĩ.

Hội nghị bầu cử một Ban Chấp Hành Lâm Thời, gồm các thành phần sau đây:

Chủ Tịch: Đào Duy (Đại Học Sàigòn)

Phó Chủ Tịch: Lê Thị Thiện (Đại Học Đà Lạt)

Tổng Thư Ký kiêm Thủ Quỹ: Nguyễn Văn Đương (Đại Học Huế)

Ban Tuyên Úy của TLĐ gồm có các Lm Nguyễn Huy Lịch (Sàigòn), Nguyễn Hòa Nhã (Đà Lạt) và Nguyễn Văn Trinh (Huế).

 Tổ chức TLĐSVCGVN được tài trợ từ TGM Nguyễn Văn Bình (1000$ làm quỹ hoạt động ban đầu), và Lm Nguyễn Văn Lập, Viện Trưởng Viện Đại Học Đà lạt.

Chính vào khoảng năm 1966, LĐSVCGSG, Đoàn SVCG Huế, Đoàn SVCG Đàlạt (năm sau mới có Đoàn SVCG Cần Thơ) họp tại Sàigòn, đồng ý tiếp tục xúc tiến tổ chức Tổng Liên Đoàn SVCGVN, đặt trụ sở và BCH tại Sàigòn.

Phái đoàn Đà Lạt gồm có:

Nguyễn Sĩ Bạch (VK), Chủ Tịch (nay là Thầy Sáu, Houston, TX),

Nguyễn Chương (CTKD), Phó Chủ Tịch (nay Thầy Sáu, Houston, TX)

Đặng Đình Soạn (hiện ở Houston, TX).

Năm 1969, Tổng Liên Đoàn SVCG được tổ chức ở Huế, đại diện cho Viện Đại Học Đà Lạt là Nguyễn Sĩ Bạch là Chủ Tịch Đoàn SVCG Đà Lạt[54]. 

Về phương diện tôn giáo, ngày 16/4/1973, Viện cũng thống kê tình hình tín ngưỡng tôn giáo cho tập thể sinh viên là 3475 người, không kể sinh viên Ban Cao Học CTKD ở Sàigòn. Đây là một bức tranh liên tôn đẹp đẽ hiếm có trong tập thể sinh viên thuộc nhiều xu hương tín niệm khác nhau cùng chưng vai sát cảnh thi nhau học tập để trở nên người hữu ích cho xã hội. Thụ nhân để thành nhân chắn hẳn là một mẫu số chung hay một sợi chỉ xuyên suốt những tấm lòng các tầng lớp thanh niên ưu tuyển trong xã hội Việt Nam khi đó.

Dù đất nước đang bị chiến tranh xâu xé, họ vẫn tiến lên để giành một vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng xứ sở thân yêu nhưng đau khổ này. Điều có nhiều ý nghĩa là không phải càng trở nên tri thức thì người ta càng xa tôn giáo và tín ngưỡng mà trái lại những tín niệm ấy trở nên cần thiết, trưởng thành và sâu sắc hơn. Con người có niềm tin tôn giáo chân chính và thuần thành càng sống nhân bản và vị tha hơn. Điều n ày cũng chứng minh một chân lý khác là con người càng nhân bản thì càng gần gũi với tôn giáo, chứ không phải ngược lại như một số chủ trương nào đó.  

Biểu đồ 7. Tình hình tôn giáo sinh viên VĐHĐL tháng 4/1973[55] 

PhânKhoa

 

 

 

Ch.Trị

K. Doanh

Khoa Học

Sư Phạm

Văn Khoa

Tổng Số Liệu

 

Toàn Viện

Tỷ Lệ

%

 Tín Niệm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Phật Giáo

597

229

151

331

1308

45,45%

Tin Lành

014

003

011

019

0047

01,63%

Cao Đài

019

000

002

003

0024

00.83%

Hòa Hảo

000

000

000

001

0001

00.34%

Khổng giáo

069

021

025

038

0153

05,3%

Gia Tiên

008

007

002

023

0040

01,39%

Công Giáo

344

151

231

445

1181

41,11%

Không TG

311

045

035

059

0450

15,63%

Không rõ

000

88

111

072

0271

07,29%

Tổng Cộng

1362

544

568

991

3475

 

Chú thích: Tỷ lệ đáng chú ý nhất là Phật Giáo, rồi Công giáo, và không Tôn giáo trong một Viện Đại Học Công giáo ở Việt Nam. Nền tảng tín người cổ truyền như Khổng giáo và Thờ Cúng gia tiên không mấy quan trọng trong thực trạng này. Thống kê này cũng toát lên tinh thần liên tôn và dung hợp rất đậm đà nhân bản, dù có hay không có tôn giáo.

Có dự kiến hoạt động tâm linh này phát triển thành một Phòng Tuyên Úy qui mô hơn trong tương lai, đáp ứng cho khát vọng và niềm tin của thanh niên trí thức ưu tú của quê hương và dân tộc Việt Nam.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!