Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Lời Tri Ân

Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II: Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V: Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học

Chương VI: Khối Hành Chánh

Chương VII: Khối Tâm Linh

Chương VIII: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX: Khối Học Thuật

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III: Khối Học Vụ: Các Phân Khoa; Chương XI: Trường Sư Phạm

Chương XII: Trường Văn Khoa

Chương XIII: Trường Khoa Học

Chương XIV: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV: Trường Thần Học

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975
Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

1. Quá Trình Hình Thành. 

Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng. 

Ban đầu chính TGM Ngô Đình Thục chủ động thiết lập “Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng[7]” ngay từ năm 1957, nhằm mục đích kinh tài yểm trợ cho các hoạt động phục vụ xây dựng Viện Đại Học Đà Lạt.

Có nhiều vận động yểm trợ từ Cơ quan Viện Trợ Công giáo Hoa Kỳ, qua các ông Đinh Văn Bài[8] và Công Chứng Viên Phạm Quang Lộc, khi đó là cố vấn cộng tác với LM phụ trách do HĐGMVN chỉ định[9]. Ông Bài, một nhân viên xã hội làm việc tại Cơ Quan đó, cho biết có nhiều bất động sản khởi đầu được dự tính trao cho Hội làm phương tiện kinh doanh.

Các lợi tức có được, dùng để tài trợ cho việc tạo mãi tài sản, thiết lập và duy trì liên tục công cuộc phát triển Viện Đại Học Đà Lạt. Khi đó, có cả những bất động sản như: khu rừng Cao su ở Củ Chi, Trảng Bàng, Bình Long, và Thủ Đức, do người Pháp trao trả hay bỏ lại. Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng dường như có vai trò hoạt động kinh tài song hành một thời gian nhất định yểm trợ cho việc thành lập Hội Đại Học Đà Lạt. Hội Đại Học này trở thành chính thức vào tháng 8/1957.

Công trình xây dựng. Nhờ tài trợ[10] của Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng, các bộ phận sau đây đã lần lượt được xây dựng trên khuôn viên VĐHĐL: các phòng thí nghiệm Lý Hóa, Thư Viện, văn phòng, giảng đường, xe hơi, sách vở, trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng đọc sách, nhà chơi, nhà y tế, sửa chữa, bài trì giảng đường, nhà cơm, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà bảo vệ, san bằng nền đất, thiết trí điện thoại, xây dựng nhà hội để cử hành lễ nghi tôn giáo (1958-61)

Yểm Trợ tài chánh ngắn hạn để sửa chữa bảo trì cơ sở vật chất, để trả lương giáo sư và nhân viên, để lập Quỹ Dự Trữ từ đầu tài khóa 1958 đến hết tháng 6/1961.

Yểm trợ tài chánh dài hạn để tạo mãi ba cở sở:

Bất động sản hạng nhất ngay trung tâm Sàigòn, ở góc Lê Lợi-Nguyễn Huệ (133 Nguyễn Huệ Sàigòn).

Bất Động Sản ở Đa Kao, ở góc Đinh Tiên Hoàng-Nguyễn Văn Giai

Bất Động sản ở Công Trường Lam Sơn. 

Các tài sản khác đã lận lượt được tạo mãi làm phương tiện phục vụ công ích của Hội Đại Học Đà Lạt 

Hội Đại Học Đà Lạt.  

Hội Đại Học Đà Lạt được tổ chức theo quy chế[11] đã được ấn định và có thể hình dung theo biểu đồ sau đây: 

Biểu Đồ 1: Cơ Cấu Tổ Chức Hội Đại Học Đà Lạt

 

Hội Đại Học Đà Lạt

 

 

Hội Đồng Quản Trị

 

 

Ủy Ban Thường Trực

 

 

Tổng Quản Lý

 

 

(Các Cơ Sở Kinh Doanh)

Thöông Xaù TAX

Thö Quaùn Xuaân Thu

Ngaân Haøng Noâng Thoân Ñöùc Troïng

Thöông Xaù Ñinh Tieân Hoaøng

Cao OÁc Lam Sôn

Ñoàn Ñieàn Ñaïi Nga

Cơ sở Viện Đại Học tại Đà Lạt

 

Ñoàn Ñieàn Di Linh

Chú thích: 1/Chức vụ Tổng Quản Lý có nhiệm vụ Quản Trị & Điều Hành các Cơ Sở Kinh Doanh của Hội Đại Học Đà Lại. Lợi Tức Thuần Tính (Net Income) do những Cơ Sở này mang lại, một phần lớn đượcc đưa vào Ngân Sách Chi tiêu của Viện Đại Học Đà Lạt. Từ 6/70-4/75, Các Cơ Sở Kinh Doanh do G.S Trần Long phụ trách)

2/ Cơ sở xây dựng Viện Đại Học Đà Lạt gồm ba khu đồi A, B, C.  Diện tích khuôn viên khu A xây dựng trường sở gồm chừng 38-40 ha 

Hội Đồng Quản Trị Hội Đại Học Đà Lạt hoạt động khởi đầu theo Qui Chế ấy, được đính kèm Nghị Định số 67-BNV/NA/P5 ngày 8/8/1957. Hội Đồng Quản Trị cho năm 1961 gồm có TGM Ngô Đình Thục, Chưởng Ấn quản trị viên, và ba Giám Mục quản trị viên là Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Hiền và P. Piquet[12]. Vào thời gian đầu ấy, Ông Phạm Quang Lộc, công chứng viên tại Sàigòn được chọn làm cố vấn pháp lý và tài chánh cho Hội Đồng. 

Hội Đồng Quản Trị về sau được thành lập gồm: Chủ Tịch (GM Nguyễn Văn Hiền, GM Đà Lạt), Hội Viên 1 (GM Phạm Ngọc Chi, GM Đà Nẵng), Hội viên 2, Chưởng Ấn VĐHĐL (Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang, Gp Cần Thơ)[13]. HĐQT cử nhiệm một Ủy Ban Thường Trực để điều hành công việc.

Ủy Ban Thường Trực cuối cùng gồm Chủ tịch (linh mục Viện Trưởng Lê Văn lý), một ủy viên tổng quản lý (GS Trần Long) và một ủy viên tổng kiểm soát (Ông Trần Văn Bốt). Trong một thời gian lâu dài, chính LM Nguyễn Văn Thạnh làm Quản lý của GP Sàigòn kiêm nhiệm quản lý Hội Đại Học Đà lạt. LM Nguyễn Hữu Trọng[14] làm kiểm soát viên. Ông Đỗ Văn Thành coi nhà sách Xuân Thu, kiêm thư ký phụ trách Chánh Văn Phòng Liên Lạc của Viện Đại Học Đà Lạt tại Sàigòn.

Khi Linh Mục hồi hưu, thì người được cử nhiệm làm Tổng Quản Lý là GS Trần Long.                                                                  

Theo Hồi Ký của GS Trần Long, thì “tháng 7/1970, tôi được bổ nhiệm làm Tổng Quản Lý Hội Đại Học Đà Lạt (Dalat University Foundation), và về Sàigòn để cai quản những cơ sở sinh lợi của Hội. Đầu năm 1971, khi tôi dọn vào căn phòng mới lầu hai Catinat Building ở trung tâm Sàigòn”[15], có ông Vũ Anh Tuấn đặc trách hành chánh địa ốc..
 
2. Những Vấn Đề Của Hội Đại Học Đà Lạt

Theo LM Viện Trưởng tiết lộ cho người viết [16], trước khi cha đi Pháp năm 1980. Theo đó, ít tháng trước biến cố 30/4/1975, GS Trần Long làm Tổng Quản Lý có yêu cầu với LM Viện Trưởng là được hoàn toàn đứng tên một mình, chứ không phải hai người, trên các chứng từ hành chánh và tài chánh. Dó là thông lệ vẫn áp dụng cho những chữ ký quan trọng (chi tiêu, thu nhập) trên các chứng từ hành chính và tài chính của Hội Đại Học Đà Lạt, theo luật pháp chung của quốc gia cũng như quốc tế đối với người đại diện một Hiệp Hội có pháp nhân. Lý do GS Trần Long nêu ra là uy tín cụ thể của GS ở cương vị một Tổng Quản Lý của Hội Đại Học Đà Lạt trong Giáo Hội Công Giáo. Nếu không, trong bối cảnh đang diễn ra ở miền Nam (VNCH), GS không thể làm việc được. LM VT đứng trước nhiều áp lực do tình hình, trong đó có việc Linh Mục Nguyễn Hữu Trọng xin nghỉ hưu, đã nhượng bộ.

Sau 30/4/1975, một hôm, LM Lê Văn Lý nói với người viết là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có hỏi ngài về tình hình các bất động sản và tài khoản của Hội Đại Học Đà Lạt hiện ra sao, thì ngài trả lời là bất động sản và tài khoản (tiền mặt, ngân chi phiếu, chứng thư, chứng từ tài chánh…) đều do nhà nước mới quản lý và phong tỏa các trương mục có thể kiểm soát được.                                                                   

Như vậy số phận các tài sản - nhất là ngân quỹ chung của Giáo Hội do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam quản nhiệm cao nhất - trong các trương mục ở trong nước hay ở nước ngoài mang danh nghĩa Hội Đại Học Đà Lạt như thế nào khi Cộng Sản chiếm toàn miền Nam từ ngay trước và sau 30/4/1975 đến nay? 

3. Các Tài Sản Của Hội.  

Thực sự về sau, vì nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau, Hội Đại Học Đà Lạt chỉ còn sở hữu và quản lý các cơ sở ở vùng Sàigòn và Bảo Lộc, Đà Lạt như:   

Thương Xá Tax (Ô. Thái Văn Phải giám thị).

Thương Xá Đinh Tiên Hoàng Đa Kao (Ô. Âu Văn Kiệt khán thủ).

Cao Ốc Lam Sơn (Ô. Nguyễn Văn Thành làm giám thị).

Nhà sách Xuân Thu (tiếp quản từ nhà sách Portail do người Pháp trao lại. Bà Ánh Nguyệt tức Bà Trần Long  làm giám đốc).

Các cơ sở trực thuộc VĐHĐL tại Sàigòn, do LM Nguyễn Hữu Trọng, Đại Diện VT điều hành với ông Đỗ Văn Thành làm Tổng Thư Ký phụ trách gồm ba bộ phận:

Phòng Liên Lạc (Ô. Nguyễn Hữu Phước và Ô. Đoàn Văn Gấm),

Phòng đại diện sinh viên vụ (Ô. Dương Hiệp Nghĩa, cô Lê Hòa Ánh), và

            Ban Cao Học Trường Chánh Trị Kinh Doanh. Ngoài GS PBL làm Khoa Trưởng, có các GS Nguyễn Lâu, Pt Khoa Trưởng, GS Nguyễn Chánh Đoan, GS Nguyễn Đình Quế làm GS đặc vụ, Ông Đỗ Văn Thành làm CVP, với một số nhân viên (Bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Cảnh, Cô Phạm Thị Chính, Ông Nguyễn Tri Lương, Ông Võ Lang, và ông Nguyễn Văn Yến)

Đồn Điền Đại Nga (cơ sở ở Lâm Đồng, trồng trà và nhiều loại cây ăn trái, do Tu Huynh Đinh Quang Trí, CSC, trông coi).

Đồn Điền Di Linh Djirato (do Tu huynh Bùi Chu Tràng, CSC, trông coi)

Ngân Hàng Tín Dụng Nông Thôn Đức Trọng (Lm Nguyễn Hữu Trọng đặc trách, dường như một thời gian có GS Lương Hữu Định làm Giám Đốc)

Ba Khu Đồi xây dựng làm cơ sở Viện Đại Học tại thị xã Đàlạt.   

4. Các Nguồn Tài Trợ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển Viện Đại Học Đà Lạt, phục vụ ngày càng đông sinh viên, các quản trị viên không chỉ trông nhờ vào nguồn tài trợ giới hạn từ các cơ sở của mình mà cần có tài trợ của các nguồn khác, như:

Các mục thu: 

a. Nguồn thu học phí của sinh viên.  

b. Trợ cấp của chính phủ Việt Nam.

Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Bộ Trưởng Trần Hữu Thế, Nguyễn Quang Trình), nhất là Viện Đại Học Sàigòn và Trường Văn Khoa, Trường Sư Phạm, Trường Khoa Học[17]

Bộ Tài Chánh (thời Viện Trưởng Lê Văn Lý) 

c. Trợ cấp của chính phủ hay tổ chức kinh doanh, thiện nguyện, tôn giáo, văn hóa giáo dục. quốc tế, như

Hội Việt Nam Viện Trợ Cao Đẳng Giáo Dục

Cơ Quan Catholic World Service, CWS 

US Catholic Relief Service, CRS 

World University Service, WUS.

Canada và Pháp (giúp tài trợ và cử nhiệm giáo sư sang giảng dậy tại VĐH Đà Lạt

Cơ Quan Văn Hóa Á Châu (The Asia Foundation).

Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ (The USAID Mission)

Đức Phao Lô VI

Hồng Y Spellman

Khâm Sứ Tòa Thánh

Chính GM Ngô Đình Thục

Hội Đồng GMCHLBTây Đức, nhất là Tòa Giám Mục Koln giúp 10.000 Đức Mác mua sách)

Trường Đại Học Công Giáo George Mason University (4400 University Drive, Fairfax, VA 22030) bảo trợ. 

d. Trợ cấp nói chung của các tổ chức hay cá nhân ân nhân khác, … 

Tất cả những nguồn tài trợ đó chi cho các mục, như:

Lương, vận phí các giáo sư và nhân viên công tác

Chi Phí Xây Cất Mới, Trang Thiết Bị, Phòng Thí Nghiệm và Bảo Trì các Cơ Sở

Dự Trữ Tiếp Tân và các hoạt động an toàn xã hội tối thiểu

Học Bổng, Hoạt Động Sinh Viên

Biểu Đồ 2. Tổ Chức Tổng Quát Hội và Viện Đại Học Đà Lạt[18]

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Viện Đại Học Đà Lạt

 

Hội Đại Học Đà Lạt

Chưởng Ấn

Hội Đồng Quản Trị

Hội Đồng Viện –VT-UỳBPhTr&KếH - UBHVụ

 

Uỷ Ban Thường Trực

 

 

 

 

Tổng Quản Lý 

Văn Phòng Viện

Đại Diện VT/Sàigòn

Cơ Sở Kinh Doanh

1.GĐ/ĐHX(TVKý,Kiêm Ái,Bminh)

1.Văn Phòng Liên Lạc

1.Thương Xá Tax

2.GĐ/Sinh Viên Vụ

2.TrCTKD/Ban Cao Hoc

2.Cao Ốc Lam Sơn

3.TU/Tuyên Úy Vụ

3.VP Dại Diện Sinh Viên

3.Thương Xá ĐTHoàng

4.GĐ/Tu Thư & Báo Chí

 

5.Thư Quán Xuân Thu

5.GĐ/Thư Viện

6.Đồn Điền Đại Nga

6.QL/Phòng Quản Lý

7.Đồn Điền Di Linh

7.KT/TrCTKDoanh/Ban Cử Nhân

8.Ngân Hàng NT Đức Trọng

8.KT/TrĐH Khoa Học

 

9.KT/TrĐH Sư Phạm

10.KT/TrĐH Văn Khoa

11.KT/TrĐH Thần Học

TC: (11) bộ phận

(3) bộ phận

(8) bộ phận

Chú thích: Biểu đồ này cho thấy tương quan giữa các bộ phận của Hội Và Viện Đại Học Đà Lạt

     
5.Cơ Sở Viện Đại Học tại Đà Lạt.  

Cơ sở bất động sản khu đồi chính dùng để xây dựng, phát triển tiện nghi sinh hoạt quản trị, giảng huấn, cư trú của Viện Đại Học Đà Lạt được tiếp quản từ cơ sở cũ của Trường Thiếu Sinh Quân do người Pháp để lại. Ngay thời điểm trước 30/4/1975, bất động sản này gồm có ba Khu:  

Khu A: Khu đồi chính ở đường Phù Đổng Thiên Vương cuối Đồi Cù phía Tây thành phố Đà Lạt; Diện tích chừng 40 ha, cách Trung Tâm Thành phố Đàlạt 1 km 5 Khuôn viên Đại Học Đà Lạt Khu A khởi đầu chỉ có chừng hơn mười tòa nhà, với các đường đi lối lại được trải đá dăm. 

Khu B:  Khu đồi Minh Hòa, nơi lúc đó có cư xá sinh viên Rạng Đông và Chủng viện Minh Hòa thuộc GP Đà Lạt, ở đường Thông Thiên Học.  

Khu C: Khu C ở đường Vạn Kiếp và đường Trần Hưng Đạo có chừng 38 biệt thự sẵn sàng dùng làm Cư Xá Nhân Viên Giảng Huấn[19].  

Cả ba khu đang có kế hoạch mở mang theo đúng chức năng được hoạch định. Chính Linh Mục Viện Trưởng, ủy nhiệm cho GS phụ tá hành chánh vai trò chuẩn bị với sự trợ giúp của Tòa Tỉnh Trưởng Đà Lạt, thu xếp một chuyến máy bay trực thăng từ Nha Trang lên, và đã bay ở cao độ 300 m để chuyên viên nhiếp ảnh (nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngà của Photo Hồng Châu, Khu Chợ Hòa Bình Đà Lạt) có thể chụp các không ảnh cả ba khu ABC của Viện Đại Học Đà Lạt. Chính nhờ những không ảnh này mà các chuyên viên kỹ thuật tùng sự tại Trường Chiến tranh chính trị Đà lạt có thể giúp thiết lập một mô hình (sa bàn) thu nhỏ toàn bộ Khu A của Viện Đại Học Đà Lạt. Mô hình này cũng được dùng để triển lãm tại Trung Tâm Công giáo ở số 72/12 Đường Nguyễn Đình Chiểu Tân Định Sàigòn nhân kỷ niệm 350 năm truyền giáo ở Việt Nam vào thời điểm 1972 trước khi được trưng bày ở Trung Tâm Sinh Viên VĐH Đà Lạt.

Các bất động sản thuộc cả ba khu A, B và C nói trên, theo người viết được biết, đã được Đại Diện của HĐGMVN cho nhà nước mới mượn theo một hợp đồng được ký kết sau 30/4/1975, giữa đại diện hai phía Giáo Hội và Nhà Nước Việt Nam.  

6. Cảnh Quan Khuôn Viên Viện Đại Học 

Nói đến Viện Đại Học Đà Lạt mà không nói đến cảnh quan tuyệt diệu yêu kiều, đầy mộng mơ, là một thiếu xót khó chấp nhận, như chưa biết ngỏ lời khen tặng một bông hồng đẹp đẽ duyên dáng trong dòng đời thanh xuân. Thay cho một mô tả khô khan, thiết tưởng nên dõi theo dòng suối ấn tượng của những đôi mắt nam nữ sinh viên ghi lại những cảm nhận rất chân thành hồn nhiên của mình:

“ Sau buỗi cơm chiều, tôi thường đi dạo sân trường, thơ thẩn thưởng thức Khung Trời Đại Học, nhớ lời một vị Giáo Sư: “Viện Đại Học Đà Lạt là một trường đại học đẹp nhất Đông Nam Á, dù quy mô không phải là lớn nhất.”… Nét đẹp thơ mộng lãng mạng, và rất thiên nhiên. Từng con đường ngọn cỏ in dấu bước chân học trò, in dấu trong ký ức tôi cho đến hôm nay và có lẽ mãi mãi…

Con dốc Kiêm Ái đây, nhưng sao không đưa tôi về những dãy phòng trọ, nơi tôi có nhiều niềm buồn vui với bạn bè, với tiếng cười rộn rã vô tư, với những đêm thức học bài, xúm nhau nấu mì gói ăn khuya. Nhớ nhiều buổi trốn học, tôi đi phố mua dâu tây, về học xá lặt rửa sạch sẽ, trộn đường cho lên men thành rượu, dành khi về Sàigòn tặng Má…”[20]

Hay

“Viện Đại Học Đà Lạt rộng, cổ kính và quí phái, bốn mùa thắm sắc những loài hoa, Mùa Đông hoa anh đà nhuộm hồng phố xá, trên những lối nhỏ dẫn đến giảng đường, dọc bờ Hồ Xuân Hương, thắm thềm bướm trắng…”[21]

Nhưng có những bạn nam sinh viên biểu tả vẻ đẹp của Viện Đại Học Đà Lạt dưới ngòi bút “hoa không thua thắm, liễu hờn kém xanh!” thế này:

“Phong trào sinh viên học sinh bãi khóa biểu tình chống chính quyền dữ quá, nên tôi quyết định về quê và xin phép gia đình đi học trường Chánh Trị Kinh Doanh. Đây là quyết định quan trọng đầu đời của tôi, may sao lại là quyết định hoàn toàn đúng. Trường Chánh Trị Kinh Doanh có cuốn hút diệu kì bao hoài bão và ước mơ bay bổng của tôi.

Hơn nữa Đà Lạt là thành phố đẹp nhất mà tôi từng được biết. Vì vậy bốn năm học ở Đà Lạt là thời tuổi trẻ tươi đẹp mà tôi chẳng thể nào quên. Buổi sáng tinh sương đi học, hòa vào dòng người bước chân đến trường mới tuyệt làm sao. Con dốc dưới chân đồi leo lên cổng viện, một bên có hàng mimosa nở hoa trắng xóa, từ nhóm bạn bè đi bên nhau nói cười vui vẻ, mưa bụi li ti bám trên tóc, trên vai, trên mặt các bạn nữ má đỏ môi hồng, nên thơ và đẹp đẽ làm sao… Ở trường CTKD có những môn học hồi đó đối với tôi hay đến lạ: “điển cứu”, “tu từ văn thể”, “quảng cáo tiếp thị”, “xác xuất thống kê”, v.v…”[22] 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!