Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Lời Tri Ân

Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II: Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V: Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học

Chương VI: Khối Hành Chánh

Chương VII: Khối Tâm Linh

Chương VIII: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX: Khối Học Thuật

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III: Khối Học Vụ: Các Phân Khoa; Chương XI: Trường Sư Phạm

Chương XII: Trường Văn Khoa

Chương XIII: Trường Khoa Học

Chương XIV: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV: Trường Thần Học

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975
Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

1.Việc Thành Lập Theo Luật Pháp

Về pháp lý dân sự, Hội Đại Học Đà Lạt được giấy phép hoạt động chính thức theo Nghị Định số 67/BNV/NA/P5 của Bội Nội Vụ ký ngày 8/8/1957[1] và bắt đầu từ niên khóa 1957-58. Nhưng trong thực tế chính nhiều người có trách nhiệm của Viện Đại Học Đà Lạt lại nói Viện này được thành lập vào những thời điểm khác nhau. Như vậy thực sự Căn bản pháp lý của Hội Đại Học Dà Lạt đã có từ ngày 8 tháng 8 năm 1957.

Và để tạo điểu kiện cho Hội ĐHĐL hoạt động thì nhà nước gửi sinh viên của chính phủ lên thụ huấn bởi chính những giáo sư từ Sàigòn đến Viện Đại Học Đà Lạt giai đoạn ban đầu, ít nhất là ba năm từ các niên khóa 1958-1959 đến 1961. Đây là năm có khóa tốt nghiệp đầu tiên của ba năm thụ huấn tại Đà Lạt của sinh viên ban Triết Học và Pháp Văn, do nhà nước gửi tới.  

Văn kiện thứ hai là Sắc Lệnh số 232/NV do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hỏa ký ngày 9/9/1959[2] công nhận Hội Đại Học Đà Lạt là một hội công ích và công nhận Hội Đồng Quản Trị của Hội này là một tổ chức pháp nhân[3]. Căn bản đó giúp Hội Đại Học có đầy đủ tư cách pháp nhân để tạo mãi tài sản hợp pháp, được hưởng nhiều thứ quyền lợi về kinh doanh, nhất là xuất nhập cảng, với nhiều ưu tiên khác, như không phải đóng thuế vì hoạt động công ích. 

Đây là hai văn kiện pháp lý đầu tiên giúp Hội Đại Học Đà Lạt có điều kiện để hoạt động kinh tài xây dựng Viện Đại Học. Vì thế việc tạo mãi đầu tiên mà Hội Đại Học Đà Lạt đã thực hiện do việc thành lập một Nhóm Cố Vấn Pháp Lý[4] để thi hành các thủ tục và thương thuyết với Chính Phủ. Chỉ đến tháng Ba năm 1960, Chính Phủ Việt Nam mới chấp nhận yêu cầu của Hội. Chính Phủ đã dành cho Đai Học Đà Lạt quyền chiếm hữu khuôn viên hiện có trong thời gian vô hạn định.

Như thế theo thủ tục pháp lý, Hội đã mua hẳn cở sở Trường Thiếu sinh quân mà nhà nước Việt Nam tiếp quản từ quân đội Pháp với giá tương trưng là 1 đồng bạc Việt Nam. Với lợi tức phát triển dần dần, Hội Đại Học đã mua hẳn những tài sản kinh doanh để tài trợ cho các hoạt động giáo dục lâu dài, ổn định của Viện Đại Học

Những văn kiện tiếp theo chỉ có tính cách bổ sung về các phương diện học vụ củng cố cho việc phát triển của Viện Đại Học Đà Lạt ở những giai đoạn khác nhau về sau. Những văn kiện đó sẽ được khai triển trong quá trình cấu trúc thích hợp của nghiên cứu này.  

2. Những Cảm Nhận Và Chứng Từ Thực Tế Khác 

Chính hai thời điểm của văn kiện pháp lý đó và những cuộc thương lượng gay go có liên quan đã giải thích những cảm nhận khác nhau về quá trình hình thành Viện Đại Học Đà Lạt sau này. Theo Niên Giám 2005 của HĐGMVN trang 777, Viện Đại Học Công giáo được thành lập vào tháng 8 năm 1957[5] tại Đà Lạt, thuộc quyền sở hữu của Hội Đại Học Đà Lạt, mà hội viên là toàn thể các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Viện có mục đích phát huy văn hóa dân tộc, bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, kết hợp hài hòa với luồng văn hóa quốc tế, phù hợp với tinh thần Tin Mừng Công giáo và góp phần vào giáo dục các thế hệ để phát triển đất nước và dân tộc. Trong bối cảnh xã hội tại Việt Nam, thiết tưởng nên phân tích thêm một số mặt để làm rõ mục tiêu tôn chỉ[6] này như trên. 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!