Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Lời Tri Ân

Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II: Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V: Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học

Chương VI: Khối Hành Chánh

Chương VII: Khối Tâm Linh

Chương VIII: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX: Khối Học Thuật

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III: Khối Học Vụ: Các Phân Khoa; Chương XI: Trường Sư Phạm

Chương XII: Trường Văn Khoa

Chương XIII: Trường Khoa Học

Chương XIV: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV: Trường Thần Học

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975
Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

1. Môi Trường Thiên Nhiên Cao Nguyên Lâm Viên 

Không ai không thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi của Đà Lạt trong một miền nhiệt đới gần xích đạo. Đến nỗi người ta hiện nay hầu như chỉ nói, chỉ nghĩ đến Đà Lạt như một thành phố du lịch nghỉ ngơi với khí hậu trong lành giữa trời xanh tươi với bao thắng cảnh mê hồn. Nhưng ít ai chú ý đến cải vẻ thanh thoát ấy của Đà Lạt lại giúp cho con người học hành rất thú vị, dễ hiểu dễ nhớ, và làm việc quên mệt vì nó giúp cho con người dễ đắm mình học hành, làm việc vào trong cảnh trí hữu tình trong mát. Vùng trời tĩnh mịch, êm ả và mát mẻ giúp cho con người có nhiều khả năng tập trung. Đúng là thiên nhiên đã ưu đãi con người nơi đấy, bằng cách tạo cho con người một môi trường quyến rũ lạ thường ở một đất nước có lúc nóng bức như thiêu. Người viết đã sang bên Baguio, một thành phố của Phi Luật Tân nằm trên vùng núi phía Bắc của đảo Luzon, hải đảo lớn nhất của đât nước quần đảo này. Baguio có cao độ tương tự như Đà Lạt của Việt Nam nhưng không hề duyên dáng, quảng đại xinh đẹp và dịu hiền bằng Đà Lạt. Đà lạt có một không gian đủ thoáng rộng với địa hình nhấp nhô vừa phải, chứ không quá dốc hẹp gắt mạnh như tại Baguio mát mẻ nhưng gồ ghề, tuy Baguio cũng có quân trường nổi tiếng.

Môi trường tự nhiên đặc biệt đó không chỉ ở cao độ trung bình 1.500mét cao hơn mặt biển mà còn có những rừng thông, cỏ cây hoa lá cả ôn đới với đồi núi và hồ suối tự nhiên rất nên thơ mà ít nơi có. Chính vì rừng thông Đà Lạt là bộ máy khổng lồ lọc không khí trong lành nhờ tính sát trùng của dầu thông. Tôi không muốn nói đến thiên nhiên Đà Lạt kiểu mổ tả địa lý, mà khơi lên những đặc điểm rất thực tế gần gũi mọi người đang cư trú tại đó. Đà Lạt là một vườn cảnh thu hẹp của thiên nhiên anh đào Tokyo Nhật Bản những ngày cuối tháng hai đầu tháng ba mỗi năm.  

2.Môi Trường Văn Hóa Cao Nguyên Lâm Viên. 

Nói đến đặc điểm lịch sử văn hóa vả nhân văn của Tây Nguyên, thì không thể không nói tới những người dân tộc sống hồn nhiên trong các buôn plei xa tít mãi trong rừng. Họ bảo lưu một kho tàng quí giá rất hiếm hoi mà các nhà dân tộc gọi là văn minh truyền miệng, đặc biệt là nhà dân tộc học Dambo Jacques Dournes (1922-1993). Jacques Dournes vốn là một nhà truyền giáo nhiệt thành thuộc Hội Thừa Sai Paris, từng phục vụ cộng đồng dân tộc người Srê ở Lâm Đồng (1947-54) và công đồng dân tộc người Jơrai ở giáo phận Kontum  (1955-1970).

Tất cả các dụng cụ may mặc, trồng trọt, âm nhạc, điêu khắc, hội họa và xây dựng nhà cửa, mộ táng đều là sản phẩm từ thiên nhiên: cây tre, cây nứa, hòn đá, củi lửa, trường ca, tập tục như lễ đâm trâu, …. Trong cả vùng rừng thăm thẳm như thế, còn nằm yên không biết bao nhiêu kho tàng chôn vùi ở dưới đất, thâm chí người ta còn nói đến chiều dài và bề dầy lịch sử các đế quốc người Mạ cổ xưa, và dân tộc Churu. Những người này có bà con gần gũi với người Chàm cư trú từ duyên hải Phan Rang, Phan Rí cho đến Phan Thiết và đang cất giữ rất nhiều cổ tích văn hóa Chàm ở vùng núi và cao nguyên Phan Thiết giáp ranh với Lâm Đồng.

Kho tàng quan trọng khác là các ngôn ngữ và tập tục mà chúng ta cần nghiên cứu học hỏi. Họ, các cộng đồng dân tộc ìt người hiện nay, chính là là hình ảnh thơ ấu của cộng đồng dân tộc người Kinh ngày nay. Thường chỉ có tâm hồn đơn sơ yêu mến thiên nhiên mới muốn tìm thấy đến họ và chia sẻ với họ. Họ có một lịch sử của chính họ, dù mong manh theo cách riêng của họ. Họ dậy chúng ta hiểu thế nào là lịch sử truyền miệng mà các nhà sử học dân tộc học hiện nay rất coi trọng. Đó là nghiên cứu lịch sử cách sống của những cộng đồng người làm sao tồn tại được khi họ buộc phải sống len lỏi giữa chốn núi rừng tự do nhưng thật khắc nghiệt. Họ vẫn tồn tại giữa miền nhiệt đới pha tạp với các thảm thực động vật và khí hậu thuộc ôn đới ở các cao độ khác nhau, xa các nơi có nếp sống tiến tiến hơn ở vùng đồng bằng

Tôi chưa chú ý đển những địa thế và nguồn nước khiến cho người ta có thể khai thác được thủy điện, hay nhiều khoáng loại đặc biệt như quặng bauxít, thậm chí quặng uranium và nhiều thứ thạch anh mà một thời nhiều nhà địa chất người Pháp đã từng miệt mài thám quật như Henri Fontaine, Éienne Saurin làm việc với Trường Khoa học ở Sàigòn. Ít ai nghĩ đến việc hợp tác với người Mỹ, như Wilhelm Solheim II, giảng dậy tại Trường Đại Học Hạ Uy Di, để khai thác nhiều di chỉ của khảo cổ ở miền Tây Nguyên, để học được nơi các chuyên gia khảo cổ kinh nghiệm, kỹ năng trổi vượt của họ và những khoản tài trợ cần thiết hữu ích của họ trong lúc đất nước chúng ta còn thiếu thốn, vừa thoát cảnh đô hộ. Người Mỹ cũng rất nhiều chuyên gia ngữ học và dân tộc học chú trọng tới các ngôn ngữ, tập tục độc đáo của nhiều cộng đồng ngữ tộc ở Tây Nguyên. Người ta không thế không biết trân trọng nhiều công trình ngữ học công phu của nhiều học giả Viện Chuyên Cứu Ngữ Học Mùa Hè (SIL- Summer Institute of Linguistics, Inc.) thuộc Trường Đại Học North Dakota. Tôi thầm ước ao có rất nhiều sáng kiến từ tập thể đại học Đà Lạt dấn thân năng động vào các dự án tìm hiểu vùng đất này về các mặt địa lý, địa chất, nhân văn, kể cả chánh trị kinh doanh, sư phạm và văn chương. Những nghệ sĩ tuyệt vời như Siu Black đã từng làm nổ tung Cao Nguyên với tiếng hát đầy nhựa sống,..

Sau cùng người ta không thể không biết đến rất nhiều nỗ lực và hy sinh của các nhà truyền giáo Công giáo và Tin Lành đang có mặt, chen vai thích cánh ở địa bàn Cao Nguyên miền Trung Việt Nam.

Dường như họ cạnh tranh hay đối đầu quyết liệt với nhiều hoạt động của các nhà chánh trị thuộc nhiều xu hướng và phe phái quyền lợi khác nhau như Cộng Sản, không Cộng Sản trên đất nước Việt Nam. Sâu xa hơn là tác động của những thành phần chánh trị của người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả Kampuchia, Thái Lan, Mã Lai, Lào còn tham vọng đối với các dân tộc và nguồn lợi ở Cao Nguyên miền Trung sát vùng Tam Biên Việt-Miên-Lào truyền kiếp này.

Nhìn vào lịch sử Phi Luật Tân, Mã Lai, hay Nam Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung, thì nếu số phận người dân tộc thiểu số, vốn cùng chung gốc với nhiều dân tộc trong vùng, được chính quyền liên hệ ở Việt Nam quan tâm hơn, thì họ sẽ phát triển khởi sắc không thua kèm nhiều dân tộc làm thành các quốc gia có phần tiến bộ như ở các quốc gia vừa kể,… 

3. Việt Nam Vào Thời Điểm 1954-1957

Thời gian mấy năm sau cuộc đại di cư tiếp theo sau Hiệp Định Genève 1954 cho ta thấy một tình hình có nhiều sắc thái đặc biệt thúc đẩy cho hoạt động văn hóa giáo dục như dự án thành lập Viện Đại Học Đà Lạt.

Việt Nam vừa bị chia cắt thực tế làm hai miền theo các điều khoản lịch sử của Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954. Miền Bắc theo chế độ Cộng sản từ vĩ tuyến 17 trở ra lấy tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa. Con sông Bến Hải là ranh giới tự nhiên tạm thời giữa hai miền. Miền Nam theo chế độ tự do lấy tên là Việt Nam Cộng Hòa, ở phía Nam vĩ tuyến 17.

Miền Nam phải đối phó với một cuộc di cư vĩ đại vượt quá tầm vóc của chính mình, nếu không có quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, giúp đỡ. Ngoài những khó khăn của một nước nghèo nàn lạc hậu, Miền Nam rất thiếu chuyên gia sau cuộc phân chia đó về mọi mặt, đồng thời phải xây dựng một chế độ miền Nam vững mạnh. Sau cuộc di cư miền Nam phải đối phó mời nhiều khó khăn. Mấy vấn đề cơ bản sau khi ổn định xong cuộc di cư mà miền Nam phải đối phó là:

Thứ nhất cần xúc tiến thống nhất quân đội, các đảng phái, các tôn giáo và dành lại chủ quyền độc lập dân tộc từ tay người Pháp và từ tham vọng bá chủ của người Mỹ.

Thứ hai là xây dựng các cộng đồng di dân theo một chiến lược định cư có kế hoạch đa diện để vừa xây dựng kinh tế, vừa bảo vệ an ninh lãnh thổ. Miền Nam phải canh chừng cuộc xâm nhập tình báo CS đủ loại cố nằm sâu trong các lực lượng quân dân cán chính toàn quốc ở miền Nam, nhất là trong các cộng đồng di dân, các dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên và các lực lượng cựu kháng chiến Việt Minh còn lại tại miền Nam.

Thứ ba là củng cố một chính quyển dân chủ vững mạnh, ngay trong tình hình phải đối phó với chính sách hiếu chiến đầy tham vọng vốn có của miền Bắc nhằm áp đặt chế độ độc tài lên cả nước. Miền Nam hy vọng có thể đứng vững và bảo vệ lãnh thổ và xây dựng chế độ xã hội độc lập dân tộc thực sự, và cùng thi đua phát triển với miền Bắc trong quá trình thương thảo tiến tới thống nhất bằng con đường hòa bình.

Không phải chỉ có GHCG mới đối phó với CS hữu hiệu nhất, nhưng nhiều hành vi của CS nhắm tập trung vào cộng đồng Công giáo mãnh liệt nhất ở bất cứ nơi nào có sự xâm nhập của chủ nghĩa CS trên thế giới. Chính ví thế người CG có một vai trò tích cực, nếu không phải là tiên phong trong mặt trận ứng phó vói chủ trương chuyên quyền xây dựng đất nước, và tiêu diệt tôn giáo một cách có hệ thống. 

Muốn thế cần phải tạo ra tài nguyên và huấn luyện nhân lực đủ tài đức. Trong khuôn khổ chế độ giáo dục toàn dân ở các cấp, nhất là cấp đại học quốc gia. GHVN qua HDGMVN, cũng ý thức được trách nhiệm đào tạo, góp phần vào công trình xây dựng tài nguyên nhân lực chung của đất nước trong tình huống đa đoan ấy.

Thực tế lịch sử diễn ra chỉ trong năm 1955 đến gần hết năm 1956 bộc lộ nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt: người Pháp tìm cách kéo dài quyển lợi thực dân của họ ở Đông Dương, bằng cách mua chuộc các chính đảng, các lực lượng quân sự tôn giáo có nền tảng từ nhiều giáo phái chống lại chính quyền do TT Ngô Đình Diệm cầm đầu, ngõ hầu phân hóa lực lượng quân sự, chính trị và tôn giáo trong nước.

Cuộc đối phó với ba tổ chức chính trị có nền tảng tôn giáo: Bình Xuyên, Hỏa Hảo, Cao Đài và lực lượng gắn bó với Pháp, vào thời điểm 1957-58 tương đối tạm lắng xuống, ít ra bề ngoài. Chính trong bối cảnh xã hội ấy, thì chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung sức lực vào xây dựng cơ chế vững vàng hơn. Hồng Y Spellman là một trong nhiều yếu tố xúc tác khá quan trọng lôi kéo quốc tế vào quá trình định cư và xây dựng ở miền Nam ở giai đoạn từ 1954 đến 1965. Cuộc xây dựng VDHDL chắc chắn đã có bàn tay của ngài, thể hiện trong tòa giảng đường nguy nga mang tên Spellman theo một tầm nhìn có tính chiến lược lâu dài và cơ bản.

Chính những tiền đề đó là bối cảnh cho việc GHVN đi đến thành lập một Hội Đại Học để xây dựng một Viện Đại Học Đà Lạt trên chốn cao nguyên này.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!