Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Nhu Cầu  Xã Hội

Giám Mục Lambert de la Motte bắt đầu chọn bốn thiếu nữ trong làng có vẻ thích hợp nhất với đời sống tu hành và bắt đầu đào tạo họ. Dần dần nhiều thiếu nữ khác theo họ và năm 1672, tức là hai năm sau khi ngài đến thì GM Lambert tiếp nhận lời khấn đầu tiên của hai trong số các thiếu nữ. Ngài chọn tên Nữ tu Mến Thánh Giá cho họ và tên này đã không bao giờ thay đổi từ đó, từ ba thế kỷ nay. Thủơ xưa người ta thường gọi các nữ tu Mến Thanh Giá đầu tiến là các bà mụ. Ngay thế kỷ XX, ở đồng bằng Bắc Kỳ, người ta còn nghe thứ danh xưng có tính cách thôn quê này.

Lúc ban đầu thành lập, theo những lời khấn của GM Lambert, có hai loại lời khấn, chắc chắn một số nào đó, được khấn hứa đặc biệt vào việc duy trì nỗ lực truyền giáo bằng cầu nguyện, là bán - tu, nghĩa là các chị gắn bó nhiều hơn vào nhà dòng, mà vẫn tham gia vào việc tông đồ đến mức nào đó chung quanh. Những nữ tu khác, các người tích cực hơn, tháp tùng các thừa sai trên thực địa và trong mọi phạm vi đời sống tông đồ, đặc biết là giữa những người nghèo.

Các nữ tu xuất thân từ khắp nơi, trong thành thị cũng như làng quê sống trong các nhà ổ chuột giữa dân chúng với những người dân quê, người thất học, trong khi luôn gắng dùng các nguồn lợi trong xứ, dùng dược thảo, vi lượng, châm cứu, bố thí cho người nghèo và phát thuốc cho dân chúng

Các nữ tu dạy trẻ em đọc, do đó các nữ tu mở các vưòn trẻ, các chỗ giữ trẻ em. Nói tóm lại các nữ tu luôn sống gần gũi, thân thiện người nghèo và môi trường bình dân. Dù vậy, đặc biệt ngày nay một số nữ tu cũng là giáo sư đại học. Nhưng đặc điểm đáng chú ý của họ vẩn là sống giữa dân chúng và duy trì một sứ vụ tông đồ hướng về người nghèo

 

Khung Cảnh Lịch Sử 

Lịch sữ Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam trùng hợp phần lớn với lịch sử các thừa sai Ba Lê. Khi một linh mục mở một giáo xứ truyền giáo trong một làng mới, thì các nữ tu này có mặt tại đó, lo việc tông đồ giữa các phụ nữ, lo dậy giáo lý, coi sóc nhà thờ và các nhà cửa của giáo xứ, tiếp đón các khách khứa khi các thừa sai đi chỗ khác

Việc giúp đỡ của các nữ tu đặc biệt quí giá trong thời cấm đạo. Vì các thừa sai là người ngoại quốc, các ngài dễ bị phát hiện, khi đi ra chỗ công cộng. Các ngài chỉ có thể di chuyển ban đêm, khi có người che dấu họ khỏi nguy hiểm.Các ngài cũng không thể liên lạc thông tin giữa họ với nhau. Nhưng các nữ tu có mặt ở đó. Các nữ tu đi tới đi lui, mà không ai thèm để ý, vì các chị là những người đàn bà trong nước. Các chị len lỏi giữa dân chúng, ăn mặc như mọi người và nói tiếng nói như bất kỳ ai trong xứ.

Một trong những sứ vụ quan trọng nhất là cần chuyển tin khẩn các thừa sai muốn thông báo cho một  thừa sai khác. Các nữ tu di chuyển dễ dàng từ làng này sang làng khác như đi chợ. Các bà đưa tin chuyển cho người này đến ngưới khác, cho đến khi tin chuyển đến người nhận tin cuối cùng.

 Chị Têrêxa chú thêm :

« Đó là công việc lâu dài, tinh tế và nguy hiểm, Hãy nhớ là mọi người phải đi bộ. Không ai nói với ai giữa đường, vi có thể bị lộ và bị tố giác. Nhiều nữ tu Mến Thánh Giá chết vì thi hành những sứ vụ này. »

Khi làm việc tông đồ, các nữ tu Mến Thánh giá luôn gắn bó với các thừa sai Paris. Vì thế mà các ngài đã muốn lập ra dòng này. Các nữ tu  qui tụ với các thừa sai khác nào như bầy ong, rộng khắp đất nước Việt Nam. Ngày nay họ có mặt hầu như trong tất cả các giáo phận. Chính vì thế mà tu hội các nữ tu Mến Thánh Giá có một đặc điểm rất Việt Nam, đến nỗi ở trong nước và ngay ở cả ngoại quốc, nữ tu Têrêxa biết không một nữ tu nào không sinh ra từ gốc gác một gia đình Việt Nam.

Chỉ từ những năm 70 các nữ tu trẻ đã được gửi ra nước ngoài để học. Nhưng cánh cửa mở thực sự ra nuớc ngoài hoàn tất sau năm 1975, nghĩa là sau khi người CS chiếm Sàigòn. Họ vẫn ở trong gia đình họ, và khi gia đình họ vượt biên như những thuyền nhân, thì họ cũng buộc phải theo. Và chính vì thế chẳng bao lâu hầu như khắp nơi người ta đều thấy họ, nhất là trong các nước châu Á.: Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Nhật Bản. Thế rồi bất chợt có chiếc tàu nào vớt họ đang lênh đênh trên biển, thì họ tá túc ở khắp nơi, như Pháp, Ý, Đức, Thụy sĩ, và cá Na Uy, và nhất là Hoa Kỳ

 

Một Tổ Chức Uyển Chuyển 

Giám Mục Lambert đã muốn lập các nữ tu trước hết thích ứng với việc tông đồ trên thực địa truyền giáo. Ngài muốn các nữ tu sinh hoạt trong một tổ chức rất uyển chuyển. Trước hết họ được tổ chức thành những tu hội địa phận, liên quan trực tiếp với giám mục địa phận.

Theo phúc trình năm 1795, địa phận (Tây Đàng Ngoài) gồm có 2 Giám Mục, 9 thừa sai, 44 linh mục Việt, 130 thầy giảng và 25 nhà dòng Mến Thánh Giá, số giáo dân trên 100.000.  (http://www.nguoitinhuu.com/martyrs/tudao15.html)

Trong mỗi giáo phận có một bề trên tổng quát có toàn quyền trên các cộng đoàn trong giáo phận, nhưng không có quyền trên những cộng đoàn ở các giáo phận khác. Họ sống trong những cộng đoàn độc lập gốm mấy ngưới, ăn mặc như mọi người thường. Diều đó giúp họ dễ dàng đi khắp nơi, tiếp xúc với mọi môi trường mà không có vấn đề. Trên khắp Việt Nam, số nữ tu gồm chừng trên bốn ngàn chị luôn rảo bước phục vụ.

Sàigòn là một trường hợp riêng. Vì cuộc di cử khỏi đất Bắc vào Nam năm 1954, nên trong thành phố có các nữ tu gốc từ 7 địa phận khác nhau. Như thế với 7 bề trên tổng quyền khác nhau và họ được chỉ định theo khu phố mà họ ở ; như chị Têrêxa là Bề Trên Tồng Quyền của các nữ tu xuất xứ từ Hà Nội, gọi là các nữ tu Khiết Tâm, khu Sàigòn mà họ ở. Họ hiện gồm 230 chị đã khấn, chưa kể các chị tập sinh.

Làm sao có thể điều hành một tập thể di biệt lớn lao như thế. Tại Sàigòn, có một Nhóm người thường trực bàn tính biên soạn một Hiến Chương chung, một nội quy chung, cải tiến phương pháp điều hành và làm việc. Mỗi năm một lần, với chính quyền cho phép, một phiên họp kéo dài chừng mười ngày, qui tụ các bề trên, các vị hữu trách về đào tạo, quản lý viên. Tất cả hội nghị có ít nhất 250 nữ tu, đến từ tất cả các cộng đoàn tại Việt Nam. Điều đó giúp mọi người biết nhau, so sánh và mở rộng tầm hiểu biết qua các diễn văn thuyết trình về Phụng Vụ, Giáo Luật, và nhiều đề tài tông đồ truyền giáo.

Xã hội VN thay đổi liên tục bắt buộc phải không ngừng có gắng tìm ra những chiều hướng mới, thích hợp, nhất là trong lành vực xã hội. Việt Nam ngày càng mở rồng với nền kinh tế của khắp thế giới bên ngoài. Nhiều xí nghiệp ngoại quốc được lập thêm trong nước, tạo cơ hội có thể làm các thanh niên hư đốn. Nhiều ngàn thanh niên đến từ các làng sâu làng xa, đến tạm ngụ trong những nhà trọ, đột ngột bị cắt đứt rễ với gia đình thân m1ên , hàng xóm  quen thuộc, phải lúng túng ứng phó với một hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ đối với họ. Đấy lại trở thành một môi trường tông đồ đang co xu hướng phát triển mạnh mẽ cho các giới có quan tâm, nhất là các nữ tu Mến Thánh Giá.

Ngoài các vấn đề cá nhân, con người còn có lý ường, ban bè và cuộc sống xã hội như ăn uống, ngủ nghỉ, tắm rửa, bệnh tật, nhà thờ, nhà chùa, tôn giáo, … 

Tính đến ngày 30/4/2008, Dòng Mến Thanh Giá Việt Nam trải qua được 338 năm, một thời gian đáng kể đối với chiều dái lịch sử giáo hội Việt Nam, một quá trình nửa thiên niên kỷ, đúng ra là (2008-1553 = 455 năm, nếu tính thời điểm 1553, nhà truyền giáo Inikhu được nói đến trong Việt Nam Thông Giám Cương Mục (quyển XXXIII, tờ 6a và 6b) đến vùng Trà Lũ, Ninh Cường, Quấn Anh thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Nếu lấy thời điểm các linh mục dòng Tên đến ngày 18/1/1615 sau này, thì quá trình Đạo Chúa đến Việt Nam cũng là 2008-1615 = 363 năm. Trong những năm đó dòng Mến Thánh Giá hoàn toàn chia sẻ những khó khăn, trắc trở, yếu đuối, nghi nan, bách haị, xuyên tạc, hiểu lầm, vu vạ, cáo gian…

 

Những Chặng Đường Có Ý Nghĩa Đáng Chú Ý  

1/. Giai Đoạn 1867-1954 

Từ năm 1867, các nữ tu Mến Thánh Giá mang tu phục và tham gia sâu xa hơn vào việc truyền giáo với các linh mục thừa sai và bản quốc, như dậy học, dậy giáo lý, hướng dẫn hạnh kiểm sống đạo.

Từ thời điểm đó đến 1954, theo lịch sử ghi lại, chính các nữ tu Mến Thánh Giá là những người nữ Việt Nam đầu tiên biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và truyền bá thứ chữ này qua việc dậy học, dậy giáo lý. Các nữ tu còn ấn hành các sách báo bằng Chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Các nữ tu còn chuẩn bị các đồ lễ phục, hướng dẫn các em lễ sinh và tham gia các ca đoàn.

3/. Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, các nữ tu tùy hoàn cảnh, từng bước dấn thân tham gia các hoạt động thuộc môi trường văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, luân lý và đức tin . Nhiều cộng đoàn nữ tu tham gia đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

Có thể nói, chỉ từ sau ngày Bộ Giáo Luật được ĐGH Bênêđitô XV ban hành vào năm 1917, Dòng MTG Việt-nam mới bắt đầu có được một vị trí xứng hợp, khi các chị em được chính thức công nhận là nữ tu mặc dầu chỉ có lời khấn đơn và sống giữa lòng xã hội, vì trước đó họ chỉ được coi là những phụ nữ thuộc hội đạo đức mà thôi.

Rồi trải qua những cải tổ, cải cách – đặc biệt là cuộc cải tổ được Đức Cha Louis de Cooman (Hành) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Phát-Diệm dẫn đến việc 61 chị em Mến Thánh Giá đầu tiên được tuyên khấn tạm, ngày 02/02/1925 với ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục; hay cuộc cải tổ do Đức Cha François Chaize (Thịnh) cho thực hiện với Hội Dòng MTG Hà-nội từ năm 1938, dẫn đến lớp khấn đầu tiên vào ngày 02/02/1941 – Dòng MTG Việt-nam dần dần đi vào nề nếp qui củ. Nhiều Hội Dòng MTG được chính thức thành lập trên cả 3 miền đất nước, nghĩa là qua những cuộc cải tổ để có nghi thức khấn tạm và vĩnh viễn cũng như có qui định về tu phục. 

Trước 1954, tại miền Nam chỉ có các cộng đoàn Thủ Thiêm, Cái Mơn, Cái Nhum, Chơ Quán, và tại miền Trung có các cộng đoàn Mến Thành Giá Huế, Quy Nhơn ngày càng có những hoạt động từ nông thôn mở rộng sang các thành thị. 

2/. Giai Đoạn 1954-1975  

Từ 1954 đến 1975, đây là giai đoạn phát triển về nhân sự và lãnh vực hoạt động của Dòng Mến Thánh Giá. Cuốc di cư từ miền Bắc vào miền Nam khiến số Hội Dòng, các nũ tu Mến Thánh Giá lên đến 14 cộng đoàn hội dòng trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là ở vùng Sàigòn

Ngoài các sinh hoạt xã hội truyền thống, nhiều nữ tu tham gia việc mở trường, xây dựng và điều khiển các cô, ký nhi viện, bệnh xá, vườn trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học đệ nhất và đệ nhị cấp.

Nhiều nữ tu cũng được gửi đi học các ngành đại học, nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ trong cũng như ngoài nước như Phi Luật Tân, Pháp, Ý, Hoa Kỳ

Trong các lĩnh vực hoạt động tong đồ xã hội, các nữ tu Mến Thánh Giá cũng tham gia hiện diện tích cực trong các cơ quan như báo chí, Caritas, Catholic Relief, trong các loại dịch vụ cho thiếu, than niên nam nữ.

Đặc biệt năm 1970, các nữ tu Mến Thánh Giá tổ chức lễ mừng 300 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá (1670-1970). Nhân dịp này, Hội dòng có nhiều ân điển mới: đổi mới tinh thần, vật chất, tổ chức, kiện toàn và thi  hành một Hiến Chương và Học Viện Liên Dòng chung cho tất cả các cộng đòn.

3/. Giai Đoạn 1975 Đến Nay (2008) 

Từ 1975 đến 1985, Lịch sử đất nước sang trang, Dòng Mến Thánh Giá cũng chuyển mình the bối cảnh chung của đất nước và giáo hội. Các trường sở giáo xứ dùng cho giáo dục và xã hội y tế đều được đặt chung dưới quyền quản lý của nhà nước. Một số nữ tu tiếp tục phục vụ hạn chế tại các cơ sở, trong khi nhiều người khác tham gia lao động, chuyển đến các vùng thôn quê, vùng sau vùng xa, để hoạt động truyền giáo gần như hoàn cảnh ban đầu thế kỷ XVI –XIX. Các nữ tu hiện diện giữa quần chúng mang lại nhiều an ủi cho các tâm hồn. 

Từ 1985 đến 1990 trở về sau, các nữ tu dấn thân nhiều hơn trong các phạm vi văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, luân lý và đức tin, như tham gia trường vườn trẻ, mẫu giáo, lớp học tình thường, giúp người cơ nhỡ lang thang, như phụ nữ bán dâm hoàn lương, hay các thôn nữ lấy chống nước ngoài, chăm lo cho người mắc bệnh HIV/AIDS. 

Phong Trào “Trở Về Nguồn”. Theo sáng kiến của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Nhóm Nghiên Cứu Linh Đạo Mến Thánh Giá đã thành hình. Dưới hướng dẫn của Linh Mục Vương Đình Khởi, Nhóm này đã thực hiện một số công trình:

Biên soạn và ấn hành tập Tiểu Sử, Bút Tích Và Linh Đạo của Đấng Sáng Lập (1985-1987)

Biên soạn và ấn hành Quyển “Hiến Chương” dòng Mến Thánh Giá, được thử nghiệm và phê chuẩn năm 1990-2000 cho 7 hội dòng thuộc TGP Sàigòn (1987-1990).

   Tổng kết, biên soạn Hiến Chương Canh Tân, sau khi thu nhặt các góp ý. Ngày 2/2/2000, Hiến Chương mới cho Bảy Hội dòng Mến Thánh Giá tuộc TGP Sàigòn được TGM GB Phạm Minh Mẫn phê chuẩn vĩnh viễn. Sau đó hầu hết các hội dòng Mến Thánh Giá của cả nước đều được các vị giám mục bản quyền cho áp dụng tinh thần Hiến Chương Mới này, kể cả Hội Dòng Mến Thành Giá Los Angeles 

Dòng Mến Thánh Giá Hiện Nay (2008) 

Thống kê năm 2003 cho thấy: 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam, một Hội Dòng Mến Thánh Giá gốc Việt tại Hoa Kỳ, ba Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan và một Hội Dòng Mến Thánh Giá Lào có tổng số thành viên khoảng 5.500 nữ tu, gồm các Tập Sinh và Khấn Sinh, trong đó số nữ tu người Việt nam chiếm đa số.

Hiện nay, trên toàn cõi Việt-nam, có 23 Hội Dòng, phục vụ trong 16 giáo phận trong tống số 26 giáo phận. Các giáo phận không có Dòng Mến Thánh Giá là Bắc-ninh, Lạng-sơn, Hải-phòng và Thái-bình trong Tổng giáo phận Hà-nội; Kon-tum, Đà-nẵng và BanMêThuột trong Tổng giáo phận Huế; Long-xuyên, Phú-cườngBà Rịa Vũng Tàu trong Tổng giáo phận Tp.HCM.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!