Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)

“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

 Hoàn Cảnh Ơn Gọi Nẩy Sinh 

Tại Việt Nam, nhiều người đã nghe nói đến các nữ tu Mến Thánh Giá. Đó là một dòng tu đông đảo nhất, bình dân nhất và có lâu đời nhất trong các dòng tu ở đất nước và giáo hội Việt Nam. Một thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Ngoại Quốc Paris, Giám Mục Lambert de la Motte, vị Đại Diện Tông tòa đầu tiên tại Việt Nam, thiết lập dòng này năm 1670.

Theo một nguồn thống kê mới nhất khác năm 2002, toàn thể Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam có tới 4822 nữ tu (so với tổng số 3059 nữ tu khấn trọn + 1391 khấn tạm + 275 tập sinh I + 273 tập sinh II = 4998, Niên Giám 2005, tr. 393. Bảng Thống Kê Nhân Sự của Các Hội Dòng MTG ở Việt Nam). Trong khoảng thời gian lâu dài, các nữ tu Mến Thánh Giá thường được biết chỉ có mặt tại Việt Nam, nhưng từ ít năm nay, các nữ tu hội dòng này đã phát triển tại một số quốc gia khác trên thế giới. Thực ra Hội Dòng này đã phát triển trên một qui mô nhỏ hơn tại Xiêm La (1672), rồi Cao Mên (1772), Nhật Bản (1878), Lào (1887). (Niên Giám 2005, tr. 338).

Một trong các nữ tu này là chị Têrêsa Nguyễn Thị Đáng, một thành viên trong mấy nghìn nữ tu Mến Thánh Giá Việt Nam. Thay vì mô tả tiến trình lý thuyết và trừu tương một tiến trình phát sinh và phát triển ơn gọi Mến Thánh Giá, chúng ta thử nêu ra một trường hợp cụ thể.

Lịch sử ơn gọi của chị liên hệ sống động với một giai đoạn lịch sử Việt Nam. Đó là thời kỳ chiến tranh và những năm đầu thời kỳ Việt Nam giành độc lập. Cô Đáng sinh tại Hà Nội năm 1954, đúng lúc binh đội Liên Hiệp Pháp đồn trú tại căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ. Tiếp theo đó là hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17 ra đời. Nhiều tín đồ Công giáo, có khi cả một giáo xứ, bỏ hết của cải, làng mạc di cư vào Nam.

Cô lúc đó mới được hai tuổi. Cô theo toàn thể gia đình bỏ Hà Nội đi tản cư vào Sàigòn. Năm 1955, Ông Ngô Đình Diệm tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa ở nửa lãnh thổ phía Nam Việt Nam. Nhưng khoảng đầu năm 1960, chiến tranh tái diễn, và rồi TT Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963.

Cuộc chiến kéo dài đến khi Hiệp Định Paris được ký kết năm 1973. Nhưng đó chỉ là một thời gian tạm ngưng chiến. Cuộc chiến tranh tái diễn nhanh chóng và khốc liệt, rồi nhanh chóng chấm dứt chế độ Sàigòn ngày 30/4/1975. Lịch sử Việt Nam sang một trang mới, có nhiều đau khổ hơn, thay vì thanh bình, tu do hạnh phúc, khi toàn dân cả nước đã giành được độc lập đi đến thống nhất lãnh thổ mà nhân tâm còn ly tán. Năm sau, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất ra đời. 

Chính cô Đáng đã trải qua thời niên thiếu suốt giai đoạn rối ren này. Cô nhớ hoàn cảnh nào đã khiến cô nhận ra ơn gọi của cô. Cô bảo :

« Khi tôi còn bé, mổi sáng tôi đi lễ với bà tôi và một hôm tôi để ý ớ cuối nhà thờ có một bà nghèo ốm, đầy máu me, đang ẵm trong tay một cháu bé gầy gò khiếp sợ ».

Chị tự nhủ không có ai săn sóc mẹ con bà ấy:

« Mẹ con bà ốm yếu, thế mà bà vẫn cố đi lễ. Và vì bệnh tật, vì thiếu thốn, rõ ràng bà không có gì để chăm sóc con bà. Chính hôm đó ơn gọi nẩy nở trong tôi. Tôi quyết định khi lớn lên, tôi sẽ làm một nữ tu, hiến mình giúp đỡ người nghèo »  

« Con Sẽ Làm Nữ Tu Mến Thánh Giá»

Thế là cô mau chóng báo cho bà nội, cha mẹ, biết rằng về sau cô sẽ làm một nữ tu ! Nhưng cha mẹ cô lại không muốn.Cô là con gái út trong gia đình có bảy người con, và một trong các chị em gái cô đã là một nữ tu rồi. Cô kiên trỉ chờ đợi  ý tưởng đó thành hiện thực.

Khi được 10 tuổi, cha cô cho lên Đà Lạt. Thành phố miền Cao Nguyên này có khí hậu mát mẻ trong lành, có thể giúp người ta tu hành thuận lợi. Rồi cô đến lưu trú trong nhà các « Chị Dòng Chim »; tên thơ mộng ấy chính là tên người ta đặt cho « Các Nữ Kinh Sĩ Dòng Thánh Augustin », các nữ tu sĩ hiến mình chuyên lo việc giáo dục, và các chị còn là được nhiều người biết là đang điều khiển nhiều trường học danh tiếng tại Việt Nam.

Cô thanh nữ Đáng không quên ơn gọi của cô: làm nữ tu chăm sóc những người ốm. Như vậy, cạnh lưu xá mà cô theo học, còn có một « Nhà Mẹ của Các Nữ Tu Mến Thánh Giá » tại Đà Lạt. Cô tiếp tục học cho đến lớp cuối, và cha cô cho phép cô gặp nữ tu phụ trách các thỉnh sinh. Nữ tu khuyến khích cô nên theo đuổi ơn gọi của cô. Trong tuần cô thích nhất là buồi sau trưa ngày thứ năm.

Buổi đó hoàn toàn dành để làm các việc thường là về xã hội, như thăm viếng người nghèo và người ốm trong các làng mạc, khi cần săn sóc họ và giúp chở họ đến bệnh viện, hay giúp họ làm những việc họ cần, dậy tiếng Việt cho người Thượng, giúp các trẻ em theo học chương trình học trong trường,…

Chị Đáng nói:

Tất cả những hoạt động đó thích đáng với những điều nữ tu Mến Thánh Giá vẫn làm và phù hợp với linh đạo mà Giám mục Lambert de la Motte, Đấng sáng lập, đã vạch ra, Tôi coi đó là công việc chuẩn bị thật tuyệt vời cho tôi đi dần vào đời sống tu hành.”

Chị theo học hai năm tại Viện Đại Học Đà Lạt. Rồi năm 1972, chị bắt đầu vào nhà tập. Nhưng lúc đó Cộng Sản chiếm miền Nam khiến chị không thế đọc lời tuyên khấn ban đầu. Năm 1975, khi Cộng Sản tràn tới, chị cùng với gia đình chị kẹt ở Sàigòn.

« Từ năm 1975, Cộng sản đã trưng thu tất cả các trường học, bệnh viện, chúng tôi không còn quyền làm việc ở đó. Lúc đó, muốn sống, chúng tôi đã phải làm tất cả mọi việc; bắt đầu, chúng tôi phải làm việc ngoài đồng áng. Thật là cưc khổ, vì chúng tôi không quen làm, rồi chúng tôi phải đan chiếu, may vá, thêu thùa, làm đồ xuất khẩu. 

 Những năm sau, nhà chức trách yêu cầu chúng tôi dậy lại ở trường học, giữ trẻ và làm việc lại trong các bệnh viện. Năm 1985, tôi làm lại nghề cũ của tôi là làm y tá trong năm năm, cho đến khi tôi qua Pháp làm y tá cho Hội Thừa sai, Phố du Bac. Tôi trở lại Việt Nam khi được chọn làm Bề Trên Tổng quyền của tu hội tôi »

Hình ảnh một tiến trình ơn gọi Mến Thánh Giá cho thấy ơn gọi bắt đầu một cách đơn sơ, nhưng trong khung cảnh đạo đức hằng ngày gần gũi thánh đường, gần Chúa. Ơn gọi Mến Thánh Giá phát triển trong thử thách và biết vượt qua các thử thách để đi theo con đường lý tưởng tận hiến hy sinh bản thân phục vụ người khác, nhất là những người đau yếu, nghèo khổ, bị xã hội hắt hủi, … “ Hãy bỏ mình, vác Thánh Giá mọi ngày mà theo Thầy Chí Thánh” 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!