Những vấn đề vật chất liên hệ đến công ăn việc làm là một trong những ưu tư của mọi linh mục chủ chăn. Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, các sinh hoạt xã hội đã gắn liền với sự sinh tồn của Cộng Ðoàn. Ðọc lại lịch sử, chúng ta thấy ngay từ năm 1949, Liên đoàn Công giáo Việt nam tại Pháp đã có một Ủy viên trong Ban Trị Sự Trung Ương lo công tác xã hội. Cụ thể và nổi bật nhất là quán cơm xã hội với mục đích « giúp đỡ đồng bào Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên, không phân biệt tôn giáo ». Nhưng chỉ từ năm 1975, Công tác xã hội của Giáo Xứ mới đã được tổ chức một cách qui mô và có những sinh hoạt đúng với ý nghĩa của nó : giúp đồng bào Việt Nam, không phân biệt lương giáo, có điều kiện an cư lạc nghiệp và hội nhập vào xã hội Pháp mà vẫn giữ được tinh thần và văn hoá Việt Nam. Một phòng xã hội đã được thiết lập mà những sinh hoạt chính là đón tiếp và tiếp tế cấp thời những đồng bào việt nam mới đến Pháp ; Giúp họ làm giấy tờ và thủ tục ; giúp họ kiếm nhà ở và tìm công ăn việc làm ; Thăm viếng và ủy lạo những người đơn độc, cô đơn, buồn chán, đau ốm,.… để chia sẻ và giúp đỡ về tinh thần và vật chất ; Mở các lớp pháp văn để giúp đồng bào, nhất là người trẻ, vừa ra khỏi trại tiếp cư, học thêm tiếng pháp hầu có khả năng tiếp tục đi học, xin học nghề, tìm việc làm, vào đại học ; Tổ chức nghỉ hè cho các thiếu nhi của những gia đình mới đến Pháp ; Tổ chức Ngày Giáng Sinh cho những đồng bào mới đến Pháp ; Cho mượn địa chỉ, làm giúp giấy tờ, dẫn đi các cơ quan lo việc,…20 năm sau, từ những năm chín mươi, hai ngàn, những nhu cầu xã hội trên vẫn còn, nhưng nhẹ dần, vì đồng bào Việt nam đã ổn định về vật chất, đã an cư lạc nghiệp ; một nhu cầu mới xuất hiện, nhu cầu liên đới nghề nghiệp. Nhu cầu này đã từ từ được biểu lộ đưa đến việc chuẩn bị và chính thức thiết lập Liên đới Nghề nghiệp.
Ba sự việc đánh dấu những chuẩn bị cho việc thành lập Liên Ðới Nghề Nghiệp. Sự thành hình của Nhóm Thân hữu Taxi vào năm 1996 ; Chương trình chuẩn bị « Bác Ái năm 2000 » của Giáo Hội, khởi đầu từ 1997 và của Tổng Giáp Phận Paris từ 1998, đưa Ban Giám Ðốc Giáo Xứ lấy sáng kiến biên thơ ngỏ năm 1999 chuẩn bị lập Liên Ðới Nghề Nghiệp.Các Ngành Liên Ðới chuẩn bị từ cuối năm 1999, đầu năm 2000 bằng cách tổ chức các « Ngày gặp gỡ ».
21. Nhóm Thân Hữu Taxi đi bước tiên phong năm 1996
Trong cuốn Niên Giám « Liên Ðới Nghề Nghiệp » phát hành vào năm 2003 và số báo « Giáo Xứ Việt Nam », số 232, ngày 01.04.2007, ông Minh Dương, một nhóm viên đã kể như sau về Nhóm Liên Ðới Taxi : « Ðược thành lập ngày 01/12/1996 với sự khuyến khích và giúp đỡ của Cha Giuse Mai Ðức Vinh, Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam, Nhóm Thân Hữu Taxi (THTX) xuất quân với tinh thần trẻ trung hăng hái, đã tồ chức liền sau đó buổi họp mặt đầu tiên mừng năm mới Ðinh Sửu, vào ngày 25.01.1997 tại Giáo Xứ Việt Nam. Ðây là buổi họp đáng ghi nhớ, thân tình và ấm cúng. Tất cả anh em cùng với gia đình sốt sắng dâng thánh lễ tạ ơn đầu năm, chúc nhau sức khoẻ, nắm tay nhau cam kết xây dựng tình bạn đồng nghiệp , tương trợ với tinh thần Phúc Âm.
Sống Phúc Âm không những với bạn bè, người thân, nhưng còn với tất cả mọi người, nhất là trong môi trường nghề nghiệp, nơi mà lương tâm và tinh thần phục vụ chân thật phải được thể hiện thường xuyên. Noi gương thánh quan thầy của nhóm là Thánh Christophe, vị thánh tử đạo vùng Syrie với cánh tay nhân ái « ẵm Chúa Giêsu ôm quả địa cầu trong tay » như là biểu tượng của lòng bác ái mà cả cuộc đời Ngài đã giúp nhiều người qua suối, qua sông.
Ban đại diện nhóm THTX được luôn phiên chuyển đổi, cũng như người lái xe đã nhiều ngày làm việc, nhường tay lái cho anh em khác trẻ trung hơn, năng nổ hơn. Ban đại diện hiện thời của nhóm là các anh Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Bá Lạc, Nguyễn văn Mẫn. Bộ ba nhiệt tình hăng hái, vững chắc như kiềng ba chân, nhờ vậy mà nhóm THTX luôn duy trì được sự đoàn kết, tình huynh đệ, thể hiện tinh thần liên đới, để cùng nhau, chẳng những luôn thăng tiến trong nghề nghiệp, nâng đỡ nhau mỗi khi gặp khó khăn, động viên nhau giũ sự quân bình trong cuộc sống, mà còn cùng nhau xây dựng đời sống đức tin vững vàng, có ý thức hơn với gia đình và Giáo Hội.
Những năm đầu, nhóm THTX thường gặp nhau mỗi năm hai lần, lần đầu mừng năm mới, lần thứ hai kính thánh quan thầy Saint Christophe, ngày 25/07. Có thánh lễ và bữa cơm chung của gia đình Taxi tại Giáo xứ. Sau này, vì nhu cầu công việc, an hem thường hện nhau vào buổi trưa, giờ nghỉ, nơi các nhà thờ trong Paris để viếng Chúa và dùng cơm trưa với nhau.
Nhờ có phương tiện di chuyển trong tay và giờ giấc làm việc tự do, nên thỉnh thoz3ng anh em trong THTX đã tình nguyện đưa đón các cha, các tu sĩ, các nhóm trẻ khi có công tác đến Paris, hoặc giúp chuyên chở các người gì yếu đi bệnh viện. Ngoài ra nh1m THTX còn có một sinh hoạt khá đạc biệt. Ðó là « bữa cơm thân hữu mừng năm mới », đã được tổ chức à đầu tiên từ năm 1998, tại nhà hành Asia Palace, Paris 13ème, và cho đến nay, hàng năm vẫn duy trì với thành quả rất khả quan, mỗi năm có từ 300 đến 500 người tham dụ. Ðây là dịp gặp gỡ đầy ý nghĩa, thân mật, chan chứa niềm vui cho các gia đình taxi và bạn đồng nghiệp thuộc cộng đoàn Việt, Miên, Lào, Trung Hoa, Pháp, tất cả thân tình như trong một đại gia đình ».
22. Thư ngỏ của Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ về Liên Ðới Nghề Nghiệp ngày 01.03.1999
Theo hướng thông điệp « Ðệ tam thiên niên sắp tới », do Ðức Giáo Hoàng công bố vào ngày 10.11.1994 cho toàn Giáo Hội, ngày 16.01.1998, ÐHY Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Paris đã công bố một chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI. Một Ủy Ban « Bác Ái năm 2000 » đã được thành lập. Cả một chương trình học hỏi và trao đổi đã được đưa ra, khởi đầu từ chủ nhật 15.11.1998 với chủ đề « Ðức Bác Ái thúc bách chúng tôi » (2Cor 5, 14) và kết thúc vào Lễ Hiển Linh 01.01.2001. Cả một kế hoạch dự trù, từ việc phát hành tập hướng dẫn về « Bác Ái năm 2000 », qua các triển lãm, Hoà nhạc, đến các bích chương quảng cáo,… Cả một sổ liệt kê những công tác do các tiểu ban tổ chức : chăm sóc người cao niên, giúp người gặp khó khăn, kèm học sinh, thăm viếng bệnh nhân, nâng đỡ học sinh và giới trẻ, học hỏi Thánh Kinh, các công việc xã hội khác, như kiếm việc, tiếp đón.
Tham dự tích cực chương trình «Bác Ái Năm 2000», Ban Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam đã chọn tiểu ban cuối cùng và đã đưa ra một sáng kiến rất độc đáo « sống bác ái qua liên đới nghề nghiệp ». Một lá thư ngỏ đã được phổ biến trong các thánh lễ chủ nhật trong các thánh hai và ba năm 1999 và được phổ biến rộng rãi qua báo Giáo Xứ Việt Nam, số 151, ngày 01.03.1999. Lá thư đã được viết như sau :
« Quí ông bà và anh chị em thân mến,
Thay mặt Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ, chúng tôi hân hạnh gửi đến Quí Ông Bà và Anh Chị Em lá thư nhỏ này để trình bày về sinh hoạt mục vụ đặc biệt của Giáo Xứ chúng ta ngay trong năm 1999 : « LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIEP ». Lá thư gồm ba phần.
I. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG
Chúng ta đã bắt đầu năm cuối cùng của thế kỷ 20 và đang chuẩn bị gần đi vào năm đầu của thế kỷ 21. Chiếc đồng hồ trên tháp Eiffel cứ 24 giờ thu lại một ngày.
Cả thế giới, không riêng gì giáo hội Công giáo, mà mọi giáo hội, mọi phạm vi hoạt động của con người, từ chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, từ cao niên đến tuổi trẻ …muốn hay không muốn, đều đang ở trong dòng suối tuôn chảy về « biến cố năm 2000 ».
Trong khuôn khổ mục vụ, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Paris đặt tên cho năm 1999 này là năm Bác Ái, « l’Année de Charité » và mời gọi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn, mỗi dòng tu, mỗi hội nhóm,…trong Tổng Giáo Phận đưa ra sáng kiến thực thi « tinh thần bác ái Phúc Âm trong cộng đoàn » để thêm hành trang đi vào năm 2000, để chuẩn bị tâm hồn mừng Năm Ðại Thánh « 2000 năm Ơn Cứu Chuộc ».
Ðể hưởng ứng tích cực chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận, để góp phần hoạt động với các Giáo Xứ Paris, để chuẩn bị hành trang,…Giáo Xứ chúng ta sẽ cùng nhau thể hiện một sinh hoạt mang tên là « LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP » (Solidarité Professionnelle)
II. NHỮNG LY DO SÂU ÐẬM
Tại sao chúng ta chọn sinh hoạt « Liên Ðới Nghề Nghiệp » ? –Xin thưa :
1- Sau nhiều năm sống tại Pháp, nhờ ơn Chúa và với sự cố gắng riêng, chúng ta đã an cư lạc nghiệp. Nghĩa là mỗi người có một công ăn việc làm, nói khác đã có « một nghề ».
2- Chúng ta làm nhiều ngành nghề khác nhau và dĩ nhiên nghề nào cũng cao qúy, vì «nhất nghệ tinh, nhất thân vinh».
3- Trong phạm vi nghề nghiệp, chúng ta mới chỉ biết nhau cách lẻ tẻ, thân quen riêng, chứ chưa có dịp để gặp gỡ theo khuôn khổ và tinh thần cộng đoàn, để biết nhau hơn, thân nhau hơn và chia sẻ với nhau về nghề nghiệp.
4- Đang khi đó ai cũng biết tại xứ người mọi khía cạnh đều phức tạp : ngôn ngữ, tâm lý, kỹ thuật, luật xã hội, tương quan với chủ nhân, với bạn đồng nghiệp...
5- Hơn thế, là người công giáo, người giáo dân có thể nhiều hay ít, thường xuyên hay thỉnh thỏang, gặp những vấn đề trực tiếp hay liên hệ đến đức tin và đến lương tâm kitô giáo trong ngành nghề.
6- Tại Pháp, không kể các Nghiệp Ðoàn thuần yúy xã hội và chính trị (CGT, CFDT, FTC,…), trong Giáo Hội đã có từ lâu những hội đoàn, những tổ chức nhằm mục đích « liên đới nghề nghiệ » theo tinh thần kitô giáo, như CGE (Chrétiens en Grandes Ecoles), JOC (Jeunes ouvriers chrétiens), JAC (Jeunes agriculteurs chrétiens), MRJC (Mouvement rural de la jeunesse chrétienne), ACMEC (Action catholique des membres de l’enseignement chrétien), MCC (Mouvements des cadres et dirigeants chrétiens), CFPC (Centre chrétien des patrons et dirigeants d’entreprises français),…
7- Một dịp để nói lên sức sống và tinh thần hiệp nhất, tương trợ huynh đệ của Giáo Xứ chúng ta. Chính Thánh Kinh đã dậy chúng ta : « Ôi, tôi sung sướng, các bạn là anh chị em của tôi, là cốt nhục của tôi, chúng ta là anh chị em với nhau » (2Sm 19, 13) ; « Các bạn hãy tiến lên đàng trước mà giúp đỡ anh chị em khác » (Js 1, 4) ; « Vì một người đau, mọi người khác cùng đau » (1Cr 12, 21) ; Chúng ta có thể nói theo ca dao tục ngữ : « Nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm trong một hãng hãy thương nhau cùng ». « Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác tuổi nhưng chung một nghề » ; « Hợp quần gây sức mạnh » ; « Ðoàn kết là lẽ sống ».
III. HÌNH THỨC ÐƠN GIẢN
Bầu khí sôi động tiến về « tam thiên niên kỷ » hiện nay của Giáo Hội và Xã Hội, hoàn vũ và địa phương, cũng như những lý do chính yếu vừa trình bày ở trên, mờo gọi và thúc đẩy chúng ta phải thực hiện chương trình mục vụ « Liên Ðới Nghề Nghiệp » của Giáo Xứ trong năm 1999 này. Hình thức tổ chức cần hiệu lực và đơn giản, nhẹ nhàng. Chúng tôi xin đề nghị :
1. Phân chia ngành nghề.
I. Xây dựng (Techniciens de bâtiment, de construction) : 1- Chuyên viên ngành chỉnh trang (rénovateur), 2- Chuyên viên ngành điện (électricien), 3-Chuyên viên ngành khóa cửa (serrurier), chuyên viên ngành nước-sưởi (plombier), 5- Chuyên viên ngành mộc (menuisier), chuyên viên ngành sơn (peintre),..
II. Doanh thương (Entrepreneur) : 1- Nhà hàng (restaurant, plats à emporter, traiteur), 2- Tiệm may (Confection), Tiệm sửa quần áo (Retouche), 3- Giặt ủi (laverie), 4- Quán cà phê (caféteria), 5- Cây xăng (Station d’essence), 6- Hãng sửa xe (garage), 7- Cửa tiệm (Petit magasin).
III. Dịch. Dịch Vụ (Salariés du secteur tertiaire) : 1- Chuyên viên Ngân Hàng (banquier), 2- Chuyên viên Vi Tính (informaticien), 3- Chuyên vien Điện Tử (électronicien), 4- Chuyên viên Kế Toán (comptable), 5- Chuyên viên Cơ Khí (mécanicien), 6- Thủ Kho (magasinier), 7- Bán Hàng (vendeur), 8- Thu Ngân (caissière), 9- Thợ May (couturier), 10- Thư Ký (secrétaire), 11- Công Chức (fonctionnaire), 12- Y Tá (infirmier)
IV. Chuyên Gia (expert) : Kỹ Sư ingénieur), Bác Sĩ (médecin), Nha Sĩ (dentiste), Dược Sĩ (pharmacien), Luật Gia (juriste), Tư Vấn (consultant),…
2. Tổ chức sinh hoạt
I. Ban Ðồng Hành (Comité d’Accompagnement). Ðể việc tổ chức được phong phú và hữu hiệu, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ tự phân công thành Ban Ðồng Hành với mỗi Ngành Nghề như sau : 1- Ngành xây dựng : Cha Mai Ðức Vinh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ông Nguyễn Khắc Ðạt ; 2- Ng)nh Doanh Thương : Cha Nguyễn Văn Cẩn, Thầy Phạm Bá Nha, Ông Ngô Triệu Hùng ; Ngành Dỉch Vụ : Cha Trần Anh Dũng, Chị Nguyễn Mỹ Phước, Anh Bùi Văn Triển, Chị Phạm Mai Hương ; Ngành Chuyên Gia : Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, Thầy Nguyễn Văn Thạch, Ông Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Ông Lê Ðình Thông.
II. Ban Ðại Diện. Trách nhiệm của « Ban Ðồng Hành » là : 1- qui tụ các thành viên thuộc ngành nghề của mình ; 2-. lập ban đại diện ; 3- cố vấn các hoạt động của ban đại diện.
III. Sinh hoạt. Tùy theo sáng kiến và điều kiện về thời gian, về các yếu tố chuyên biệt, mỗi ngành nghề sẽ tự đưa ra một hình thức sinh hoạt thích hợp. Dĩ nhiên, luôn nằm trong tiêu chuẩn mục vụ của năm « Bác Ái 2000 » của TGP Paris.
IV. Phối Hợp các ban. Tùy theo nhu cầu, Ban Ðồng Hành và Ban Ðại Diện của mỗi ngành nghề sẽ có những buổi hội chia sẻ kinh nghiệm và góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung.
3. Tiêu chuẩn đạt tới
I. Ước ao là năm nay 1999, mỗi ngành nghề ít ra có một « Ngày gặp gỡ »
II. Mục đích của « Ngày gặp gỡ » : biết nhau, làm quen, trao đổi, tương trợ, cầu nguyện chung.
Quí Ông bà và Anh Chị Em thân mến,
Trên đây là những suy nghĩ và đề nghị của chúng tôi về chương trình mục vụ « Liên Ðới Nghề Nghiệp » của Giáo Xứ chúng ta trong « Năm Bác Ái 2000 » của Tổng Giáo Phận Paris. Chúng tôi rất mong được những ý kiến bổ túc đến từ mọi phía. Xin Chúa và Mẹ chúc lành cho thiện chí của mỗi người chúng ta, cũng là cho sinh hoạt chung của Giáo Xứ. Thân ái.
Thay mặt Ban Thường Vụ Thay mặt Ban Giám Ðốc
Bs NGUYỄN NGỌC ÐỈNH Lm MAI ÐỨC VINH
23. Các Ngành tổ chức các « Ngày gặp gỡ » vào cuối năm 1999, đầu năm 2000
Hưởng ứng lời mời của Ban Giám Ðốc và Ban thường vụ, các ngành nghề lần lượt tổ chức những « Ngày gặp gỡ » để chuẩn bị thành lập Liên Ðới Nghề Nghiệp.
Nhóm Chuyên gia. Theo lời hô hào và mời gọi của Ban đồng Hành, mà đứng đầu là cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, các chuyên gia đã nhiều lần đến gặp nhau để chuẩn bị thành lập Liên đới Chuyên gia, hầu đi tới việc thành lập Liên Ðới Nghề Nghiệp. Theo sổ ghi chú riêng của tôi, tất cả đếm được 11 cuộc họp : 17.10.99, 21.11.99, 05.12.99, 19.12.99, 09.01.00, 16.01.00, 05.03.00, 11.03.00, 19.03.00, 02.04.00, 08.04.00. Bồn cuộc họp 17.10.99, 19.12.99, 16.01.00 và 01.04.00 là quan trọng. Những cuộc họp khác là chuẩn bị hoặc tổng kết của 4 cuộc họp trên.
Ngày 17.10.1999, lần đầu tiên, 17 anh chị em chuyên gia đã đáp lời mời của Cha Sách, đến Giáo Xứ họp mặt. Qua phần giới thiệu để anh em biết nhau, ai nấy đều cởi mở đưa ra những đề nghị mà các chuyên gia cần và có thể làm. Khoảng 20 đề nghị đã được đưa ra. Và, để chuẩn bị cho một chương trình làm việc, hai quyết định đã được mọi người chấp nhận : 1- bầu một Ban Ðại Diện để lo công việc. Trưởng Ban : A. Lương Công Bình, Phó trưởng Ban : A. Võ Thành Nhơn, Thư ký : C. Lê Xuân Phương, Thủ Quĩ : A. Nguyễn quốc Tuấn, Tiếp tân : C. Võ Ngọc Nga, Phụng vụ : A. Vũ thiện Tiến và 2- gặp nhau lại vào ngày 19.12.99 để cùng nhau chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh, và chuẩn bị « Ngày Ra mắt Liên Ðới Chuyên gia », dự trù vào chủ nhật 16.01.00.
Ngày 16.01.2000 là « buổi gặp gỡ đầu tiên của NHÓM CHUYÊN GIA », với đề tài « Hãy đến mà xem », đã được nhóm chuyên gia trẻ chuẩn bị từ ba tháng nay. 78 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau đã đáp lời mời « đến » gặp nhau, làm quen, trao đổi và cùng nhau « xem » lễ tại nguyện đường. Trong phần thảo luận, các chuyên gia đã trao đổi ý kiến qua cái khung ba cột là « Giáo xứ, Việt nam, cho nhau » và hai hàng là « tôn giáo, nghề nghiệp » trong 5 nhóm khác nhau. Tổng kết các đề nghị, 78 hội thảo viên đề nghị hướng các hoạt động của Ban Chuyên Gia vào ba lãnh vực : 1- làm bác ái nghề nghiệp, 2- thành lập nhóm công tác Internet, 3- Thành lập nhóm thảo luận chuyên đề. Sau phần hội học thảo luận là Thánh Lễ, rồi tiệc tân niên với bánh chưng xanh và tôm khô củ kiệu do chuyên gia Luơng Kiều Hạnh với thức uống do chuyên gia Nguyễn Năng Ðịnh khoản đãi. Ba buổi họp tháng ba 2000 đều nhằm chi tiết công việc của ba tiểu ban, tiền thân của ba sinh hoạt chính hiện nay của NHÓM CHUYÊN GIA, là Tìm việc, Internet GXVN và thảo luận tư vấn. Hai buổi họp 02 và 08.04.2000 là để chuẩn bị buổi họp liên ngành 01.05.2000.
Nhóm Xây Dựng. Ngày 07.11.1999, Hai mươi người, hầu hết là trẻ tuổi, thuộc ngành xây cất, điện, ống nước, sưởi, sơn, âm thanh, đã đáp lời mời của Ðức Ông Mai Ðức Vinh về dự phiên họp đầu tiên của LIÊN ÐỚI XÂY DỰNG. Anh em quen biết bằng cách tự giới thiệu. Ða số cho biết mặc dầu ban đầu khi mới tới Pháp, đều gặp khó khăn. Nhưng với kiên tâm học hỏi, nay anh em đã có việc làm tương đối ổn định. Anh em quyết định sơ khởi mỗi người giúp giáo xứ một ngày công, để tu sửa lại hệ thống điện « còn lôi thôi lắm ». Trước mắt, ngày lễ nghỉ 11.11.1999, anh Sơn và vài người khác xung phong đến thay đổi hệ thống bóng đèn « cho bớt tốn điện hơn » ở trần nhà thờ cho kịp lễ Các Thánh Tử Ðạo vào ngày 14.11.1999. Anh em đã bỏ phiếu tín nhiệm ba anh dưới đây vào Ban Ðại Diện Nhóm Xây Dựng, nhiệm kỳ 2 năm : Trưởng Ban : A. Ðặng Thái Sơn, Phó Trưởng Ban : A. Nguyễn văn Nam, Thư ký : A. Phan Quốc Minh.
Nhóm Doanh Thương. Ngày 05.12.1999, 20 anh chị em chủ hiệu đã đáp lời mời của Cha Cẩn và Thầy Nha về Giáo Xứ cùng họp mặt, nhận biết nhau, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và cầu nguyện với nhau. Trong một phiên họp khác vào đầu năm 2000, các anh chị em đã bầu được Ban Ðại Diện gồm : Ðại diện : Anh Đỗ Văn Hoà, Phó đại diện: chị Kim Hạnh, Thư ký: Anh Nguyễn Văn Sáng, Thủ qũy: Chị Phạm Sơn Hải.
Nhóm Dịch Vụ. Nhóm Dịch vụ đã xúc tiến việc lập danh sách các thành viên, mà chưa lập được nhóm. (Nhóm đã được hình thành qua nhiều cuộc họp trong các tháng giêng, hai, ba và tư năm 2001.)
Nhóm Thân Hữu Taxi. Ðược thành lập từ năm 1996, nhóm qui tụ khoảng 42 anh chị nhóm viên hành nghề taxi. Nhóm đã có Ban Ðại Diện là quí anh : Nguyễn Minh Dương, Trần Văn Lâm, Trần Văn Tùng, Nguyễn Ðình Chiểu, Trần văn Tá, Nguyễn Ngọc Cương và anh Hoàng Thanh. Từ 1998, nhóm đã tổ chức Bữa cơm thân hữu xuân gây quĩ giúp việc xây dụng thanh địa Lavang (1998), giúp trại cùi Kontum và Nghệ An (1999), giúp các trại cùi Nha Trang, Pleiku, Cái Sắn, Ban Mê Thuật và Nghệ An (2000)
Paris, ngày 28.06.2007
Trần Văn Cảnh