Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

TA BIẾT CHIÊN TA VÀ CHIÊN CỦA TA BIẾT TA
Chúa Nhật IV Phục Sinh, theo truyền thống, được gọi là Chúa Nhật Mục Tử Nhân Lành, bởi lẽ Phụng Vụ luôn luôn đề nghị đoạn Phúc Âm trong đó Chúa Giêsu được trình diện với các hình ảnh  như là người mục tử. Cũng chính vì lý do đó, đây cũng là ngày Chúa Nhật được chọn như là ngày cầu nguyện cho ơn kêu gọi: với niềm tin cậy và với lòng tin cậy , chúng ta cầu xin Chúa Giêsu, Vị Mục Tử chăn dắt đoàn chiên Chúa, trợ lực và ban ơn sủng cho các vị trong dòng lịch sử, được Chúa gọi để tiếp tục công cuộc mục tử của Người. 

ƯU TIÊN CỦA CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA ( Act 6, 1-7).
Như vậy, hai thực thể phải sống trong Giáo Hội - loan bao Lời Chúa, ưu tiên một thuộc về Chúa và bác ái thực hữu, công lý - hai thực thể đó đang tạo nên những khó khăn, bởi phải tìm được phương thế giải quyết, để cho cả hai đều có chỗ đứng, mối liên hệ cần thiết với nhau.

CHÚA GIÊSU NGỒI ĐỒNG BÀN VÀ GIẢI THÍCH THÁNH KINH
Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Lc 24, 35-48) là phần thứ ba của chương 24  Phúc Âm Thánh Luca, thuật lại biến cố Chúa Giêsu hiện ra lần thứ hai cho các môn đệ Người  ở Giêrusalem, là phần tường thuật tuyệt  đỉnh ( climax) chương Phúc Âm cuối cùng của Thánh Luca.

NGƯỜI TÍN HỮU CHÚA KITÔ DẤN THÂN TRONG CHÍNH TRỊ (2)
Giáo Hội, tự bản tính phận vụ tôn giáo của mình, không dấn thân, không đồng hoá mình, không hoà lẫn mình với chính trị, không có liên hệ với một hệ thống hay một đảng phái chính trị nào. Giáo Hội tôn trọng và phát huy đặc tính trần thế lành mạnh và chính đáng của tổ chức Quốc Gia...

HIỆP NHỨT VÀ THEO THÁNH Ý CHÚA, CẦU NGUYỆN TRONG SÁCH TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ.
Trong lần yết kiến trước Tuần Thánh, chúng ta đã dừng lại trên diện mạo Đức Trinh Nữ Maria, hiện diện giữa các Tông Đồ đang cầu nguyện trong lúc các Vị mong đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Một bầu không khí cầu nguyện đồng hành với những bước đi đầu tiên của Giáo Hội. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống không phải là biến cố đơn độc, bởi vì sự hiện diện và động tác của Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn và năng động hoá cộng đồng Kitô hữu.

NGƯỜI TÍN HỮU CHÚA KITÔ DẤN THÂN TRONG CHÍNH TRỊ.
* Các mối liên hệ giữa chính trị và người tín hữu Chúa Kitô, giữa tổ chức cơ chế Quốc Gia và Giáo Hội, qua các thế kỷ và trong các Quốc Gia khác nhau, đã gặp phải những biến chuyển phức tạp trên lãnh vực nguyên tắc, cũng như trong các lãnh vực thực hành cụ thể. * Phương thức quan niệm và thực hành các mối tương quan đó cần phải lưu tâm đến các bối cảnh lịch sử, xã hội và tôn giáo khác nhau. * Những dòng suy tư dưới đây đặc biệt được dựa trên các tài liệu của Giáo Hội trong 50 năm cuối cùng vừa qua, nhứt là trên  - Hiến Chế Gaudium et Spes,  - Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo,  - Bộ Giáo Luật,    -  Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. 

" BÌNH AN CHO ANH EM ".
Động từ "đứng giữa " ( Hy Lạp, hístemi ) có một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì là từ ngữ cấu trúc bằng động từ " chỗi dậy " ( anístemi) và danh từ " anástasis " ( sống lại ). Như vậy ý nghĩa của động từ " đứng giữa " ( hístemi ) có nghĩa là trạng thái đứng thẳng người lên, trạng thái cá biệt của người sống. Vã lại động từ trên được dùng ở thể " aoriste " ( Hy Lạp) với ý nghĩa là động tác khởi đầu bất ngờ.

LỄ CHÚA PHỤC SINH
Sau những cuộc trọng thể cử hành Phục Sinh, buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay tràn đầy niềm vui thiêng liêng, mặc dầu bầu trời đang màu xám, chúng ta đang mang trong tâm hồn niềm vui Phục Sinh, lòng xác tín sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã vĩnh viễn toàn thắng trên sự chết. Trước hết tôi xin lập lại cho mỗi người trong Anh Chị Em lời thân tình chúc mừng phục sinh: ước gì trong mọi tâm hồn và trong mọi gia thất đều trỗi dậy lời loan báo vui tươi Phục Sinh Chúa Kitô, như vậy làm tái sinh lại niềm hy vọng.

ÔNG ĐÃ THẤY VÀ TIN.
Tất cả bốn quyển Phúc Âm, không có Phúc Âm nào tường thuật lại biến cố Phục Sinh, mà chỉ kể lại biến cố gặp gỡ với Chúa Phục Sinh và nhứt là chứng kiến được dấu vết của biến mất thân xác của Chúa Giêsu. Việc đề câp một cách trung thực đến các yếu tố đó rất là quan trọng đối với kinh nghiệm các Tông Đồ. Các Tông Đồ không được thấy biến cố Chúa Ki Tô sống lại. Các vị chỉ thấy ngôi mộ trống và đã gặp được Chúa Kitô sau Lễ Phục Sinh và các vị kể lại cho chúng ta những điều đó.  

PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (3).
Chúng ta có thể nói rằng nền thần học xã hội hay những hiểu biết có chuẩn định về kinh nghiệm xã hội, dưới ánh sáng đức tin, không thể không lưu tâm đến truyền thống giáo hội và như vậy đến những chỉ dẫn của quyền huấn dạy của Giáo Hội trong Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Phận vụ của nền thần học xã hội là phận vụ, trong việc quan sát và chuẩn định những thực tại xã hội, nhắc nhở lại chân lý về con người trong nguyên cội của mình. Đó là sự thật về con người trước mặt Thiên Chúa và dưới đôi mắt của Thiên Chúa, chân lý về con người có được trong cuộc hội ngộ với Thiên Chúa. Chúng ta đừng quên rằng Ki Tô hữu là người nhờ đức tin, được tham dự vào mầu nhiệm Chúa Ki Tô và trung tâm điểm của mầu nhiệm nầy là mối tương quan sống, trong một đời sống gương mẫu cho mọi đời sống, của cái chết và phục sinh của Chúa Kitô.

VIÊN ĐỘI TRƯỞNG NHẬN BIẾT
Điều đặc biệt mà chúng ta muốn chú ý đó là câu tuyên bố của viên đội trưởng, đứng dưới Thánh Giá Chúa Giêsu, khi Ngài tắt thở: - " Viên đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: " Quả thật người nầy là Con Thiên Chúa" ( Mc 15, 39). Đọc Phúc Âm, chúng ta có nhiều cách để định hướng suy ngắm. Nhưng có lẽ một trong những định hướng then chốt để hiểu Phúc Âm Thánh Marco, đó là tư tuởng " Con Thiên Chúa" hay " Con yêu dấu của Ta" ( ho hyios mou agapetos).

PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
ĐTC Gioan XXIII cho biết rõ rằng con người và tổ chức sống trong xã hội luôn luôn liên hệ với nhau và các mối tương quan con người được hướng dẫn bằng một mạng lưới rất phức tạp ( Mater et magistra MM) n. 63-64).

ĐÃ ĐẾN GIỜ CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN VINH
Phúc Âm của Thánh Gioan được viết ra để nói lên xác tín và chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa và chứng minh rằng ơn cứu rổi của chúng ta được chính Thiên Chúa, do lòng yêu thương nhưn không của Ngài, đứng ra thực hiện trong lịch sử nhân loại của chúng ta. Đó là điều mà Thánh Gioan đã xác nhận ngay ở Lời Tựa ( Jn 1, 1-18) của Phúc Âm Ngài và Ngài không ngừng lập lại mỗi khi có cơ hội trong suốt các trang Phúc Âm:

CẦU NGUYẸN TRONG SÁCH TÔNG ĐỒ CÔNG VỤ VÀ TRONG CÁC THƯ THÁNH PHAOLỒ.
Với bài giáo lý hôm nay, tôi muốn được bắt đầu nói về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ ( Act.) và trong các Thư của Thánh Phaolồ. Thánh Luca đã để lại cho chúng ta, như chúng ta biết, một trong bốn sách Phúc Âm, dành riêng nói về cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu , nhưng ngài cũng để lại cho chúng ta quyển được định nghĩa là quyển sách đầu tiên về lịch sử Giáo Hội, tức là Sách Tông Đồ Công Vụ.  Trong cả hai Quyển Sách vừa kể, một trong những yếu tố thường được gặp đó chính là cầu nguyện, từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đến cầu nguyện của Mẹ Maria, của các môn đệ, của các người phụ nữ và của cộng đồng Ki Tô giáo.

AI HÀNH ĐỘNG THEO SỰ THẬT, THÌ ĐẾN CÙNG ÁNH SÁNG
Ơn cứu rổi của Thiên Chúa không phải là những gì thuộc về xác thịt, mà là ân sủng được Chúa ban cho. Do đó con người muốn được cứu rổi, sống trong ân sủng của Thiên Chúa, không thể có cách hành xử " trở vào lòng mẹ lần thứ hai…, sinh ra lại " theo xác thịt, mà là tin tưởng, phó thác, hội nhập vào ân sủng của Thánh Thần, " sinh ra bởi nước và Thánh Thần".

PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1).
Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( HDXHGH), với tư cách là yếu tố định hướng cho động tác xã hội của Giáo Hội trong lãnh vực lịch sử, xã hội và văn hoá, cung cấp cho nền thần học xã hội và cho tất cả các thành phần cộng đồng Ki Tô giáo - các định chuẩn  - và đường hướng nền tảng cho việc giáo dục, chuẩn định và trung gian điều giải ( mediazione) văn hoá.

CẦN CÓ THINH LẶNG ĐỂ LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Trong một loạt các bài giáo lý trước đây, tôi đã đề cập đến động tác cầu nguyện của Chúa Giêsu và tôi không muốn kết thúc sự suy niệm nầy mà không ngắn ngủi dừng lại trên chủ đề sự thinh lặng của Chúa Giêsu, rất quan trọng trong mối tưong quan với Thiên Chúa. Trong Huấn Dụ Tông Đồ Verbum Dei sau Thượng Hội Đồng, tôi đã đề cập đến vai trò của việc thinh lặng trong cuộc đời Chúa Giêsu, nhứt là trên đồi Golgota:

ĐỀN THỜ MỚI CHO CON NGƯỜI
Hành động của Chúa Giêsu trong Đền Thờ, là hành động để thanh tẩy Đền Thờ khỏi lối sống và phượng tự bất xứng. Các tiên tri cũng đã báo trước ý nghĩa của việc Người làm:  - " Chúa các đạo binh là Thiên Chúa của Israel phán: Hãy cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi nầy…Nếu các ngươi thực sự cải thiện lối sống và hành động của các ngươi, nếu các ngươi thật sự đối xử công bình với nhau, không ức hiếp người ngoại kiều hay cô nhi quả phụ, nếu các ngươi không đổ máu người vô tội, không đi theo các thần ngoại mà chuốc họa vào thân, thì Ta sẽ cho các ngươi lưu lại nơi nầy, trong phần đất Ta đã ban cho cha ông các ngươi đến muôn đời. Nhưng các ngươi ỷ lại vào những lời dối trá, vô giá trị. Trộm  cấp, giết người, ngoại tình, thề gian, đốt hương tế thần Baal, đi theo các thần các ngươi không biết rồi lại vào nhà nầy, nơi Danh Ta được kêu khẩn…" ( Ger 7, 3-11). 

BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI.
Trong nhãn quan của Giáo Hội, các quyền con người là những gì thể hiện, nói lên phẩm giá của mỗi con người:  - " Hỡi con người, anh hãy tạo cho mình có tâm hồn và nhận biết bản thể của mình ", Thánh Leo Cả viết lên như vậy ở thế kỷ thứ V (Omelia, XXVII, 6). Phẩm giá của con người được đặt trên nền tảng là - " con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa " (Gn 1, 26-27). Như vậy phương thức chắc chắn nhứt để tôn trọng các quyền của con người chính là kính trọng  Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, trong chuyến công du ở Thánh Địa, đã đặt lên câu hỏi làm thế nào mà thảm trạng hàng triệu người Do Thái bị giết chết có thể xảy ra (dưới thời Hitler) và ngài đã trả lời như sau:

CHÚA GIÊSU ĐƯỢC BIẾN DIỆN RA SÁNG LÁNG
Đỉnh núi là yếu tố quan trọng đối với phần lớn các tôn giáo, khi đề cập đến một yếu tố quan trọng, nơi cao vợi nói lên địa vị cao cả và tôn nghiêm của Đấng Tối Cao và lên được đỉnh núi cao cũng có ý nghĩa nói lên quan niệm con người tiến lại gần hơn tới Đấng Cao Cả. Văn chương bình dân Việt Nam chúng ta cũng thường đề cập đến " đỉnh núi Văn Vú", khi diễn tả uy dũng của thần sấm sét, lúc  ẩn lúc  hiện với những cơn sấm chớp ngập trời, mỗi khi giông tố đến. 

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [9/20]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!