Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

MARIA, MẸ VIỆT NAM

Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
MARIA, MẸ VIỆT NAM

LỜI GIỚI THIỆU

Trong cuộc hành hương Lộ Đức sau khi đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, Ba Lan, nơi sinh trưởng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thánh nữ Faustina, sau đó tôi đến viếng linh địa Lộ Đức. Tại đây, tôi đã liên kết các nơi mà Đức Mẹ đã hiển linh tại Việt Nam như La Vang, Trà Kiệu, La Mã Bến Tre, Măng Đen và Tà Pao dưới tước hiệu Mẹ Việt Nam.

Để sửa soạn cho việc kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, chúng tôi là Đức Giám Mục Mai Thanh Lương và Tiến sỹ Trần Mỹ Duyệt đã cùng góp sức để biên soạn, và phổ biến cuốn sách này và đặt tên là MARIA, MẸ VIỆT NAM.

Với danh xưng Mẹ Việt Nam, chúng con cùng ước mong thuộc về Mẹ cách rất đặc biệt. Trước hết, xin Mẹ hãy nhận làm Mẹ của mỗi anh em chúng con.  

Chúng con cũng nhận thức rằng cuốn sách nhỏ này không phải là lịch sử về những nơi Mẹ đã ban muôn hồng ân cho các con cái Việt Nam - trong và ngoài Công Giáo. Vì thế nội dung của nó sẽ chỉ đề cao tước hiệu và sứ điệp của mỗi nơi mang dấu tích hiển linh của Mẹ.

Chúng con xin Mẹ chúc lành trước hết trên chúng con, cùng mọi người dùng sách này như là sách gối đầu giường của mỗi người, để từng giây, từng phút chúng con đều đồng thanh ca rao Mẹ là Mẹ riêng của mỗi người, và của mọi con dân nước Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà.

Xin Mẹ chúc lành cho cuốn sách này, để bất cứ ai dùng nó cũng gợi lên lòng tôn sùng Mẹ cách chân thành, và nhờ đó nhận được muôn ơn phúc lành của Mẹ.

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

7 tháng 10 năm 2016

+ Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương

Nguyên Giám mục Phụ tá

Giáo Phận Orange, California

Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission

LỜI GIỚI THIỆU 

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tập giáo lý về đời sống gia đình này, được soạn thảo do Tổng Giáo Phận Philadelphia và Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, trong việc chuẩn bị cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Philadelphia từ ngày 22 đến 27 tháng 9 năm 2015.

Tài liệu giáo lý này giải thích tổng quát giáo huấn của Giáo Hội về tính dục, hôn nhân, và gia đình bắt nguồn từ niềm tin căn bản về Chúa Giêsu. Những giáo lý này giới thiệu một tường thuật ban đầu với việc tạo dựng của chúng ta, ghi chú một cách mờ nhạt về sự sa ngã của chúng ta và những thách đố chúng ta đối diện, nhưng nhấn mạnh đến dự án cứu độ của Thiên Chúa. Tình yêu là sứ vụ của chúng ta, và vì yêu Chúa và tha nhân mà chúng ta sẽ sống một đời sống trọn vẹn.

Công Đồng Vaticanô II dậy rằng mỗi một gia đình là một “Giáo Hội tại gia”, một tế bào nhỏ bé của Giáo Hội hoàn vũ rộng lớn. Tập giáo lý này nhằm giải thích ý nghĩa lời dậy đó là gì. Chúng tôi khuyến khích mọi người học hỏi giáo lý này, thảo luận với nhau, một cách đặc biệt trong các giáo xứ, và cầu xin để làm cách nào Giáo Hội có thể phục vụ các gia đình, và các gia đình có thể phục vụ Giáo Hội. Giáo Hội và Gia Đình tùy thuộc song phương vào nhau.

Trong tập giáo lý này, chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu giáo huấn Giáo Hội bằng một cách thế mới mẻ, ý nghĩa, và dễ hiểu cho các giáo hữu đương thời và những tâm hồn thiện chí. Qua một chú giải, Thánh Augustine đã viết trong tác phẩm Tự Thú của ngài, Thiên Chúa mãi mãi cổ xưa, mãi mãi mới mẻ. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu giáo lý mới này xác định với các bạn giáo huấn sáng sủa và dễ hiểu của Giáo Hội, một giáo huấn tuyệt vời và khôn ngoan đáng kính, và là nguồn chân thật cho việc đổi mới mọi thời đại, bao gồm thời đại của chúng ta.

Chúng tôi mong được đón tiếp mọi người từ muôn phương sẽ đổ về Philadelphia. Để chuẩn bị cho biến cố này, chúng tôi van xin lời chuyển cầu của Đức Maria, Thánh Giuse, cha mẹ của Gia Đình Thánh Gia và là quan thầy của mọi gia đình.

Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap.

Tổng Giáo Mục Philadelphia

 

Giám Mục Vincenzo Paglia

Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình

Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
Nhân loại đang chứng kiến những chia rẽ, xung đột, căng thẳng có thể đưa đến thế chiến thứ ba, trong đó có cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas, cũng như sự đối đầu giữa Israel và Iran. Ngoài ra, tình hình eo biển Đài Loan, những tranh chấp tại Biển Đông… Tất cả đang như lò lửa chỉ chực bùng nổ và thiêu rụi trái đất.

CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
Chúa Giêsu, qua trích đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan (15:1-8) đã diễn tả về mối tương quan giữa Ngài và các môn đệ qua hình ảnh quen thuộc mà mọi người Do Thái đều biết, đó là hình ảnh cây nho. Ngài là cây nho và chúng ta là cành.

GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
Trong câu truyện trao đổi về tuổi trẻ và những khó khăn của các bậc phụ huynh trong lãnh vực  giáo dục con cái ở thời điểm hiện tại, một người bạn đã hỏi tôi: “Điều gì quan trọng nhất mà những người làm cha mẹ phải dạy cho con mình?” Trong khi tôi còn đang suy nghĩ chưa biết phải nói gì, thì anh đã tự đưa ra câu trả lời: “Có tư tưởng cho rằng là dạy cho đứa trẻ khả năng để biết về những giá trị của tự lập và tự tồn tại”. Và anh đưa ra một dẫn chứng:

LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
Câu truyện truyền tin của Đức Maria đã được Thánh sử Luca (1:26-38) ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ. Trong biến cố này Đức Maria đã trở nên một gương mẫu đức tin cho chúng ta. Người cho chúng ta thấy rằng đức tin không chỉ là hành động chấp nhận, nhưng còn là sự tín thác, trung tín, vâng lời, và phục tùng nữa.

GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
Chu kỳ sống của loài ve từ 2-17 năm ngoài hoang dã. Hầu hết cuộc đời của chúng sống như những ấu trùng dưới lòng đất tùy mỗi loại khác nhau. Khi tới thời hạn, chúng bò lên mặt đất, bám vào các thân cây dưới hình dạng một con kén, sau đó trút bỏ cái vỏ kén và trở thành con ve với đôi cánh có thể bay từ cành này qua cành khác, từ cây nọ sang cây kia. 

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và cùng đích, và là Đấng hằng sống. Ta đã chết, và nay ta đang sống tới muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18).

30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
Trong những ngày trước cuộc khổ nạn, một biến cố mà cả 4 thánh sử đều thuật lại, đó là Chúa Giêsu được một phụ nữ đã xức dầu thơm trên đầu và chân Ngài (Mátthêu 26:6-13; Marcô 14:3-9; Luca 7:36-50; Gioan 12:1-8). Chi tiết hơn thì việc Chúa được xức dầu thơm trên đầu do Thánh Marcô 14:3 và Thánh Mátthêu 26:6 tường thuật. Và việc Ngài được xức chân và người phụ nữ đó dùng tóc mình mà lau là do Thánh Luca 7:38 và Thánh Gioan 12:3 thuật lại. Vậy người phụ nữ ấy là ai?

CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
Thánh Kinh ghi rõ, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên đồi Golgotha vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Ngài đã chết, đã được các môn đệ an táng trong mộ đá, và ngày thứ ba Ngài đã phục sinh. Biến cố quan trọng này đã được cả bốn Thánh Ký ghi lại: 

CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
Mỗi lần Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Giáo Hội lại cho đọc những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Thành Thánh Giêrusalem. Gọi là cuộc khải hoàn, nhưng đúng hơn, đây là hình ảnh của việc chiếm ngự tâm linh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện khi ngài chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Một hình ảnh của cuộc chiến thắng tinh thần. Cả người chiến thắng và những người tham dự vào cuộc chiến thắng này rất đơn sơ, khiêm tốn, hiền lành, và nhẫn nhục. 

CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
“Khi đến gần làng Bethphage, bên triền núi gọi là Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó!” Hai người được sai ấy ra đi và thấy y như Người đã nói. Các ông đang tháo dây lừa, thì những người chủ con lừa nói với các ông: “Tại sao các anh lại tháo con lừa ra?” Hai ông đáp: “Chúa cần đến nó” (Luca 19:29-34).

THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
Thánh Giuse là một vị thánh cao cả và vỹ đại nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Hình ảnh của ngài luôn gắn liền với hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, sự cao cả và vỹ đại của Ngài không được những tài liệu, sách báo do con người ghi chép, nhưng tiềm ẩn trong Thánh Kinh Tân và Cựu Ước. 

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề

Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.”

(Ngập Ngừng. Hồ Dzếnh) 

Chưa bao giờ hai câu thơ nghe như “dở hơi” của thi sỹ Hồ Dzếnh lại ứng nghiệm một cách rõ ràng, đầy đủ và rộng rãi trong xã hội như lúc này. Khi mà tình yêu, hạnh phúc hôn nhân, đời sống gia đình đối với nhiều người được coi như trò đùa tình ái, như đóa phù dung “sớm nở, tối tài”. Trong tình trạng ấy, câu hỏi mà có lẽ nhiều bạn trẻ vẫn thường hỏi phụ huynh mỗi khi họ được nghe nhắc đến hai chữ hôn nhân là: “Lấy chồng làm gì? Lấy vợ làm gì? Tại sao lại phải lấy chồng, lấy vợ để rồi hậu quả là tình sẽ mất vui khi hai người đã về một nhà với nhau?” Tuổi trẻ quan niệm về hôn nhân, về hạnh phúc hôn nhân không chỉ dựa vào những thông tin lượm lặt trên internet, trên sách vở hoặc do bạn bè, mà còn chứng kiến tận mắt những gì cha mẹ họ đã đối xử với nhau, và với chính họ trong gia đình. 

NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
Cứ mỗi lần gặp một cặp vợ chồng đang trong thời gian thử thách để mong hàn gắn đổ vỡ, những câu nói thường xuyên mà tôi nghe, phần lớn là từ phía phụ nữ, đại khái: Chồng tôi/chồng em thuộc loại người trăng hoa, dễ bị say nắng, và có những liên hệ tình cảm với nhiều phụ nữ khác. Hoặc, đàn ông là thứ ham mới, nới cũ, thích của lạ, dễ bị hút hồn bởi những thiếu nữ, những đàn bà trẻ đẹp. Ngoài ra còn có những lý do khác như thiếu thông cảm, thiếu hiểu biết, gia trưởng, lười biếng, vô trách nhiệm, vũ phu, và tứ đổ tường… là những yếu tố được cho là những nguyên nhân gây ra khủng hoảng, và đổ vỡ trong hôn nhân.

CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
Thánh sử Marcô đã tả lại quang cảnh này bằng những từ ngữ rất gợi hình, truyền cảm: “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.” (3) Có Maisen và Êlia cùng xuất hiện đàm đạo với Chúa. Điều này khiến các ông vui sướng, và phản ứng lúc đó của Phêrô là muốn ở lại luôn trên núi với Thầy: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Maisen, và một cho ông Êlia.” (5) Nhất là thái độ bàng hoàng của các ông khi nghe tiếng phán từ trong đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” (8)

NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU

Chúa Giêsu sau khi chịu Phép Rửa trên sông Gordan, Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc, ở đó 40 ngày ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Để tìm hiểu những cám dỗ ấy của Ngài, cũng như chúng có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này. Sau đây là bài viết của cha Thomas G. Weinandy, OFM, Cap., một nhà thần học, một nhà trước tác và cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican, phổ biến trên The Catholic Thing, Feb. 18, 2024 qua đề tài “The Temptations of Jesus” (Những Cám Dỗ Của Đức Giêsu). Như tác giả đã nhấn mạnh, đây là một suy tư thần học, và do đó, mang ý nghĩa thần học về những cám dỗ mà Chúa Giêsu đã phải trải qua.  Để hiểu rõ mục đích của những cám dỗ này là gì và ý nghĩa của nó như thế nào, chúng ta hãy cùng đọc và suy gẫm bài viết qua phần dịch thuật dưới đây:

Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
Anh chị em thân mến!

Khi Thiên Chúa của chúng ta mặc khải Ngài chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn luôn nói đến tự do: “Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, người đã đem các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ” (Ex 20:2). Đây là những lời đầu tiên trong Mười Giới Luật mà Ngài đã ban cho Maisen trên núi Sinai. Ai nghe những lời này đều quen thuộc với lời Thiên Chúa đã phán trong cuộc xuất hành:  kinh nghiệm về tình trạng nô lệ của họ vẫn còn đè trên họ một cách nặng nề. Trong sa mạc, họ nhận được “Mười Giới Răn” như một con đường dẫn đến tự do.

GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
Vợ chồng xưng hô với nhau bằng Chồng ơi – Vợ ơi, Bố ơi – Mẹ ơi, Anh ơi – Em ơi, hoặc Mình ơi thì đến già vẫn yêu thương mặn nồng, kẻ thứ 3 khó có chỗ chen chân vào. 

NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
Ba cột trụ truyền thống của Mùa Chay là cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc bố thí. Nhờ thực hiện những việc này, chúng ta sẽ tiến tới mối tương quan gần gũi hơn với Thiên Chúa. Nhưng để đạt được sự gần gũi, thân mật ấy, con người cần phải Thống Hối và Trở Về với Ngài. Hai đòi hỏi cần thiết này không thể bỏ qua, vì được chính Thánh Kinh nhắc đến. Vậy tôi thống hối những gì và trở về với ai?

GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
Thống kê cho thấy, ngày nay rất nhiều phụ nữ chọn sống độc thân, không lấy chồng và sinh con. Lý do vì họ muốn được tự do theo đuổi những giấc mộng riêng tư, vì không muốn chịu ràng buộc với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Nhưng tự thâm tâm và bản năng, người phụ nữ luôn muốn có một người chồng và được làm mẹ.   

CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
Qua hai câu Thánh Kinh ngắn gọn, Thánh Ký Marcô đã vẽ ra hai khuôn mặt trái ngược nhau về Chúa Giêsu: “Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.” (3:20-21)

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/18]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!