Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gioan Lê Quang Vinh

CƠN THỬ THÁCH VÀ SỰ THÁNH THIỆN
Từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, với lời thách thức ngạo mạn “Giáo Hoàng có được bao nhiêu binh đoàn?”, với cách hành xử với Hội Thánh ở những nước xã hội chủ nghĩa, với sự chia rẽ trong các quan điểm… Hội Thánh dưới con mắt của nhiều người, cũng sẽ tan đi như khói thuốc phiện mê hoặc con người. Thế nhưng, điều kỳ diệu là cứ sau mỗi biến cố tưởng như vùi dập tất cả, thì Hội Thánh lại vươn mình lên cao, không ngạo nghễ, không kiêu căng, nhưng hãnh diện với tất cả vẻ huy hoàng của ngày Phục Sinh.

THẬT MAY MẮN

CON XIN CHA ĐỪNG ĐI
Kính dâng Đức Tổng Giám Mục Giuse

AI LÀ NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN DŨNG?
Tôi thích cách dịch từ ngữ Kinh Thánh của linh mục Giuse Đinh Xuân Long: người mục tử nhân dũng, thay vì chỉ là nhân lành. Quả thật, người mục tử tốt lành không chỉ nhân hậu mà còn can trường, vì cả hai đặc tính này đi chung mới giúp chủ chăn sống chết cho đoàn chiên.

CHA VÀ CỐ
Nhưng cũng đúng là có những ông linh mục làm cho thiên hạ không muốn gọi là cha. Chẳng hạn có ai gọi con két là cha bao giờ. Một anh bạn tôi là bác sĩ, sống đạo rất tốt, vẫn thường nói: “Gặp ông linh mục đàn két quốc doanh, mình kêu ông xưng tôi chứ chả cha con gì sất”.

BÀI KIỂM TRA GIÁO LÝ
Mùa hè sắp đến, các lớp giáo lý đang chuẩn bị bế giảng. Kiểm tra giáo lý và thi giáo lý là những hoạt động cần thiết trong tiến trình giảng dạy giáo lý, nhất là trước khi vào hè. Thế nhưng việc kiểm tra giáo lý dường như chưa được quan tâm đúng mức, đề kiểm tra còn nhiều vấn đề cần bàn. Và đối với nhiều giáo lý viên, việc ra đề thi hay kiểm tra là gánh nặng, đối với người khác, việc ra đề thi có thể là qua loa chiếu lệ. Đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại một lần về mục đích và phương pháp ra đề thi hay kiểm tra giáo lý.

Ai thay nổi người Cha vĩ đại?

ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG VINH QUANG
Hội Thánh được thành lập khi nào? Cha Bùi Đức Sinh O.P., trong tác phẩm Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, đã viết: “Nếu Giáo hội Công giáo định nghĩa là một khối tín hữu vây quanh Chúa Cứu Thế và vâng lời Người, thì Giáo hội đã có từ khi bốn dân chài: Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan, đáp lời mời của Chúa Giêsu bỏ thuyền lưới tại hồ Galilêa, để trở thành những“ngư ông câu người” (Mt. 4, 18-22).

PHẬN LƯU ĐÀY

CÓ MỘT ĐỒNG XANH GIỮA PHỐ THỊ
Buổi sáng ngày 28/2/2010, hơn 20 anh chị em viết văn thuộc Câu Lạc Bộ đã họp mặt cùng với sự hiện diện rất đáng quí của linh mục nhạc sĩ Kim Long, linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc và một số linh mục tu sĩ quan tâm đến hoạt động văn chương như cha Luy Nguyễn Anh Tuấn, trưởng ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình của giáo phận, các cha giáo xứ Nam Hoà và An Lạc.

MỨT ĐẮNG

NGÀY XUÂN TẢN MẠN CHUYỆN CÚI ĐẦU
Xin bắt đầu bằng việc nói chuyện xưa một chút. Năm tốt nghiệp đại học tôi thất nghiệp, nhưng nhờ mấy truyện ngắn đăng báo, tôi được mời đi dự trại sáng tác Hội Nhà văn thành phố. Trong trại sáng tác năm ấy, tôi chỉ còn nhớ mỗi bài nói chuyện của tác giả Hương Rừng Cà Mau, nhà văn Sơn Nam. Ông bảo: “Văn hoá chúng ta ảnh hưởng Kytô giáo rất nhiều. Đan cử cái ghế dựa. Người Á đông ngồi trước mặt vua quan thì phải ngồi thẳng lưng nên ghế không có dựa. Kytô giáo dạy con người bình đẳng, cho nên đã ngồi ghế thì dựa người ra, không phải dựa thẳng đứng mà là ngã người ra sau”. Tôi nhớ Sơn Nam nhiều là vì thế. Mà Sơn Nam đã nói về văn hoá thì có ai dám phản đối.

ĐỪNG SỢ LÀM NHÂN CHỨNG CHO PHẨM GIÁ CỦA MỖI CON NGƯỜI (*)
Vì sợ hãi, người ta có khi không dám đứng về phía kẻ yếu thế, cô thân. Lịch sử Hội Thánh minh chứng rằng dù có những lúc nhiều giáo sĩ đi với cường quyền, nhưng Hội Thánh xét như toàn thể thì luôn đứng về phía người nghèo, người bị áp bức, vì đó là sứ mệnh thuộc bản chất Hội Thánh.

CỨ ĐƯỢC TRƯNG THU LÀ LO CHO CÔNG ÍCH?
Trong mấy năm qua, nhiều biến cố đau buồn xảy đến cho Hội Thánh Việt Nam dồn dập hơn. Từ vị chủ chăn nhân hậu can trường cho đến người giáo dân hiền lành chất phác đã phải vác lấy thập giá đau thương trong cuộc đời để bảo vệ niềm tin của họ. Trước những bất công tràn lan, có người cho rằng cần phải hy sinh quyền tư hữu vì công ích. Nhưng như thế có đúng với lương tri phổ quát và phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh không? Chúng tôi thiết nghĩ cần điểm lại vài nét về công ích – một cách thật ngắn gọn - theo của Học thuyết Xã Hội Công Giáo, xem Hội Thánh minh định thế nào về công ích.

VỀ QUÊ ĂN TẾT
Tôi lại nghĩ đến Cồn Dầu. Trong bản nhạc “Quê Hương Tự Tình” (http://dcctvn.net/zzweb/99847tinh.html), Thiên Giang viết lời ca: “Đất này đất thánh người ơi, đừng nên để mất muôn đời ông cha”, “Sáng chiều chuông đổ ngân nga, luôn luôn nhắc nhớ chúng ta nguyện cầu”. Cồn Dầu đứng vững bao đời và còn muốn vững vàng đi tới để người dân hạnh phúc trong tình yêu quê hương và lời nguyện cầu ấy. Mất Cồn Dầu, giáo phận Đà nẵng và Giáo Hội Việt Nam sẽ mất mát nhiều lắm. Không thể phát triển và không làm cho lòng người an vui nếu nơi ăn chơi giải trí lại nằm ngay trên mảnh đất đã dùng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa.

BÓNG GHẾ

“NHƯNG VÂNG LỜI THẦY, CON SẼ THẢ LƯỚI”
Cách đây 60 năm, vào năm 1950, vị Giám Mục thứ sáu của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam và là vị Giám Mục Việt nam thứ nhì của giáo phận Bùi Chu được truyền chức, đó là Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Khẩu hiệu ngài chọn cho đời Giám Mục của mình chính là câu mà thánh bổn mạng của ngài đã thưa với Đức Giêsu trong Tin Mừng ngày Chúa Nhật thứ năm Quanh Năm C: “In Verbo Tuo, laxabo rete” (Vâng lời Thầy, con thả lưới).

CỒN DẦU ƠI, NGƯƠI NHỎ NHẤT…
Như Thái Hà, như Đồng Chiêm, như Loan Lý và nhiều xứ đạo hiền hoà khác, Cồn Dầu được đề cập đến trước hết như một vấn đề đất đai. Ở đây chúng tôi không nói lại chuyện này, chuyện mà chính Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn đã trả lời công khai là “gây ra nhiều bất công”. Còn hơn chuyện đất đai, đàng sau tất cả những chuyện ấy là niềm tin của người Kytô hữu. Không phải đơn thuần là chuyện đất đai, là bởi vì đàng sau Thái Hà là hình ảnh của Mẹ là Nữ Vương Công Lý, đàng sau chuyện Núi Thờ Đồng Chiêm là bóng Thánh Giá trên cuộc đời người dân lam lũ, và đàng sau chuyện Cồn Dầu là bóng giáo đường đã phủ xuống đã một thế kỷ nay. Chuyện lạ đầu tiên của Cồn Dầu chính là chuyện lạ của Công Lý và của niềm tin. 

ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG LOAN TIN VUI
Cũng không thể biện minh rằng nguyên sự hiện diện cũng là loan báo. Giữa một thế giới có quá nhiều âm thanh náo loạn và quá nhiều sự hiện diện của những khuôn mặt thù nghịch với Thánh Giá Đức Kytô, thì người loan báo không thể chỉ đến rồi đi, mà là lên tiếng, thậm chí còn phải gây tranh cãi gay gắt nữa, bởi vì sự hiện diện và loan báo công lý có thể gây bất hoà giữa cộng đoàn vì ở đâu cũng có người chống lại Lời hằng sống và công lý (xem Mt. 10,34-36).

NHƯ BẦY CÚ VỌ LÚC NỬA ĐÊM
Giáo xứ Đồng Chiêm là ánh sáng đang lan toả, nhưng lại bị kẻ gian ra sức lôi vào bóng tối. Đồng Chiêm ơi, xin đừng lo. Cả thế giới công chính đang đứng về phía các bạn. Đồng Chiêm đang bị dẫn đi trong bóng đêm, như Đức Giêsu bị quân dữ dẫn ra trước toà án Philatô. Đức Giêsu đã làm nên lịch sử. Và trong lịch sử ấy cũng có Philatô. Thậm chí trong kinh Tin Kính cũng có tên Philatô. Nhưng vị thế hai con người ấy hoàn toàn khác nhau. Đồng Chiêm rồi sẽ vinh quang cùng Đấng Phục Sinh. Nhưng kẻ ác sẽ bị ngàn đời nguyền rủa.

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [6/11]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!