|
|
Bài Viết Của Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY - CHƯƠNG 4 - CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SỰ THÁNH THIỆN TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
|
|
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY - CHƯƠNG 3 - TRONG ÁNH SÁNG CỦA VỊ THẦY
|
|
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY - CHƯƠNG 2 - HAI KẺ THÙ XẢO QUYỆT CỦA SỰ THÁNH THIỆN
|
|
TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
|
|
Bài Giáo Lý Thứ 15 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Các Nghi Thức Kết Lễ
“Chúng ta rời khỏi nhà thờ để ‘đi về bình an’ để mang phúc lành của Thiên Chúa vào các sinh hoạt hằng ngày”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười lăm của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 4 tháng 4, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC dạy về Các Nghi Thức Kết Lễ. Ngài giải thích: “Khi Thánh Lễ kết thúc, thì sự cam kết làm nhân chứng của Kitô hữu được mở ra. Các Kitô hữu không đi dự Thánh Lễ để chu toàn một nhiệm vụ hàng tuần và sau đó họ quên đi, không. Các Kitô hữu đi dự Thánh Lễ để tham dự Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa và sau đó sống nhiều hơn như các Kitô hữu… Từ việc cử hành đến đời sống, chúng ta hãy ý thức rằng Thánh Lễ được hoàn thành trong những lựa chọn cụ thể của những người có liên quan cá nhân với mầu nhiệm của Đức Kitô. Chúng ta đừng quên rằng mình cử hành Thánh Lễ để học cách trở thành những người nam nữ Thánh Thể”. |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Vượt Qua
“[Nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua] chúng ta đã được tái sinh như những thụ tạo mới: một thực tại đòi buộc phải trở nên một sự hiện hữu cụ thể từng ngày”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý của ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Vượt Qua, được ban hành ngày 28 tháng 3, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. ĐTC nói rằng ba ngày này “tạo thành một cuộc cử hành tưởng niệm về một mầu nhiệm cao cả: Cái Chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Tam Nhật Thánh bắt đầu vào ngày mai, với Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, và kết thúc với Kinh Chiều của Chúa Nhật Phục Sinh…. Tất cả mọi Kitô hữu được mời gọi sống ba Ngày Thánh này - Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy; và Chúa Nhật…. Có thể nói Ba Ngày Thánh này như “nguồn gốc” của đời sống cá nhân của họ, đời sống cộng đồng của họ, như anh chị em Do Thái của chúng ta đã sống Cuộc Xuất Hành từ Ai Cập”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 14 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể IV – Hiệp Lễ
“Được nuôi dưỡng bằng Bí Tích Thánh Thể nghĩa là để cho mình được thay đổi khi lãnh nhận [Mình Máu Chúa]”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười bốn của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 21 tháng 3, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về “việc Rước Lễ”. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúng ta cử hành Thánh Lễ là để nuôi dưỡng chính mình bằng Đức Kitô… Mỗi khi rước lễ, chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn,… càng ngày càng biến đổi nhiều hơn trong Chúa Giêsu… để thành một Thánh Thể sống động”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 12 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể II – Kinh Nguyện Thánh Thể
“Kinh nguyện trung tâm này của Thánh Lễ giáo dục chúng ta, từng chút một, để biến toàn thể cuộc sống mình thành một “Thánh Thể”, có nghĩa là, một hành động tạ ơn”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 3, 2018 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Nguyện Thánh Thể: Trong Thánh Thề, ” chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình Đức Kitô để, chúng ta, những kẻ ăn Mình Người, trở nên thân thể sống động của Người trong thế giới ngày nay”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 11 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể I – Dâng Của Lễ
“Việc các tín hữu dâng bánh và rượu cho linh mục … biểu thị của lễ thiêng liêng của Hội Thánh được gom lại ở đó cho Bí Tích Thánh Thể”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười một của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 28 tháng 2, 2018 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của việc Dâng Của Lễ: “Trong bánh và rượu, chúng ta hiến dâng Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi thành hy lễ của Đức Kitô và với Người trở nên một của lễ thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Chúa Cha". |
|
Bài Giáo Lý Thứ 10 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa III – Kinh Tin Kính và Lời Nguyện Tín Hữu
“Được toàn thể cộng đồng đọc, Tín Biểu bày tỏ lời đáp trả chung cho những gì đã nghe từ Lời Chúa…”Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Tin Kính là Lời Nguyện Tín Hữu trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tín Biểu… nhắc nhở chúng ta rằng các Bí Tích chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng đức tin của Hội Thánh…” và trong Lời Nguyện Tín Hữu: “dân chúng, thực thi chức tư tế khi rửa tội của họ, dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện cho việc cứu rỗi mọi người". |
|
Bài Giáo Lý Thứ 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa II - Tin Mừng và Bài Giảng
“Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của nó bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm”.Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Tin Mừng và bài giảng trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước… Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 8 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa
“Phụng vụ Lời Chúa là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tám của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 31 tháng 1, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về Phụng Vụ Lời Chúa: “Trong Hội Thánh khi Thánh Kinh được đọc, thì Chính Thiên Chúa nói với dân Ngài, và Đức Kitô, hiện diện trong Lời, công bố Tin Mừng… Chúng ta lắng nghe Lời ấy bằng tai của mình và chuyển Lời ấy sang tâm hồn mình; Lời ấy không ở lại trong tai, mà phải đi vào tâm hồn; và từ tâm hồn Lời ấy chuyền sang đôi tay, để làm việc lành.”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Kinh Vinh Danh và Lời Nguyện Nhập Lễ (The Collect).
“Nguyện xin phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ bảy của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 10 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Vinh Danh, và đặc biệt là về ý nghĩa của Lời Nguyện Nhập Lễ (The Collect) và giây phút im lặng trước Lời Nguyện này: “Với lời mời ‘Chúng ta hãy cầu nguyện’, vị linh mục khuyên nhủ dân chúng cùng hồi tâm với ngài trong một lúc im lặng để ý thức rằng mình đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa và mỗi người nói lên trong lòng mình những ý chỉ riêng mà với chúng họ tham dự Thánh Lễ…. Nếu không có phút im lặng này, chúng ta có nguy cơ bỏ qua việc hồi tâm của linh hồn”. Ngài kết luận rằng các Lời Nguyện này chứa đầy ý nghĩa, và chúng ta có thể suy niệm chúng ngoài Thánh Lễ để “học cách hướng về Thiên Chúa ra sao, cầu xin gì, sử dụng những lời nào” vá gọi phụng vụ là “trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 6 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Cử Chỉ Sám Hối
“Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chỉ có những ai có thể nhìn nhận các lỗi lầm và xin lỗi thì mới nhận được sự thông cảm và sự tha thứ của người khác”. Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ sáu của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 3 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của Cử Chỉ Sám Hối: Cử chỉ sám hối “củng cố thái độ mà với nó chúng ta dọn mình để xứng đáng cử hành các mầu nhiệm thánh, nghĩa là nhìn nhận các tội lỗi của mình trước mặt Thiên Chúa và anh chị em mình…. Tội lỗi cắt đứt: cắt đứt mối liên hệ với Thiên Chúa và cắt đứt mối liên hệ với anh chị em, mối liên hệ trong gia đình, ngoài xã hội và trong cộng đồng: Tội lỗi luôn cắt đứt, phân cách và chia rẽ”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 5 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Nghi Thức Đầu Lễ
Những cử chỉ này, … là những cử chỉ rất quan trọng bởi vì chúng diễn tả ngay từ ban đầu rằng Thánh Lễ là một cuộc gặp gỡ yêu thương với Đức Kitô.”Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ năm của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 20 tháng 12, 2017 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích về Nghi Thức Đầu Lễ: “Mục đích của chúng … là để đảm bảo ‘rằng các tín hữu đến với nhau, hợp thành một cộng đồng, và chuẩn bị chính mình để lắng nghe Lời Chúa với đức tin và cử hành Thánh Lễ một cách xứng đáng’”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 4 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Tại sao phải Tham Dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật
“Cuộc gặp gỡ Chúa vào ngày Chúa Nhật ban cho chúng ta sức mạnh để sống ngày hôm nay với niềm tin cậy và can đảm, và tiến bước với niềm hy vọng.”Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ tư của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 13 tháng 12, 2017 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican. Hôm nay ĐTC giải thích tại sao chúng ta phải tham dự Thánh Lễ vào ngày Chúa Nhật: “Chúng ta cần phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật bởi vì chỉ với ân sủng của Chúa Giêsu, với sự hiện diện sống động của Người trong chúng ta và giữa chúng ta, mà chúng ta mới có thể thực thi giáo huấn của Người, và như vậy là các nhân chứng đáng tin cậy của Người”. |
|
Bài Giáo Lý Thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô
“Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn. |
|
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Thánh Lễ là Kinh Nguyện
Thánh Lễ “là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu”.Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 15 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Ngài nói rằng “Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất, do đó chúng ta không được nói chuyện hay chụp hình trong Thánh Lễ, mà phải chú t6am vào cuộc gặp gỡ với Chúa để Người phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa.”. |
|
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Dẫn Nhập vào Thánh Lễ
Chúng ta… phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”.Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 8 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Loạt bài giáo lý này rất quan trọng vì Thánh Thể là “trái tim” của Hội Thánh. ĐTC nói rằng chúng ta “phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”; đồng thời “lớn lên trong sự hiểu biết … về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể”. |
|
Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô Gửi Các Tham Dự Viên Buổi Hội Thảo Quốc Tế về Việc Dạy Giáo Lý 2017
Dưới đây là bản phỏng dịch Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên Buổi Hội Thảo Quốc Tế về việc Dạy Giáo Lý 2017 được tổ chức tại Buenos Aires, từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 7 năm 2017. Trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “việc Dạy Giáo Lý không phải là một ‘công việc’ hoặc một nhiệm vụ ở ngoài con người của giáo lý viên, mà là ‘giáo lý viên’ và tất cả cuộc sống xoay quanh nhiệm vụ này”. Nguyên văn tiếng Ý được đăng tại http://w2.vatican.va/content/francesco/it/messages/pont-messages/2017/documents/papa-francesco_20170705_messaggio-simposiocatechesi-argentina.html |
|
[1]
1
2
3
4 5
6
7
8
9
10 [5/13] |
|