Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

BACOLOD, PHILIPPINES - ĐÁNH DẤU SỰ HIỆN DIỆN CỦA DÒNG GIOAN TẨY GIẢ
Dòng Gioan Tẩy Giả miền Bacolod, Philippines kỷ niệm lễ Thánh Gioan bị trảm quyết trong tâm tình tri ân và ngợi khen tình yêu Thiên Chúa. Bởi hôm nay, sau bao nhiêu năm vất vả và lao nhọc để khai phá miền đất mới của hội Dòng nói chung và cách riêng của Cha Stanislaus Su (Phó tổng quyền), Cha Thomas Sung, sáu anh em ứng sinh chính thức vào Tập Viện. Điều đặc biệt là trong số sáu anh em, có đến 5 anh em là người Philippines- niềm hy vọng, quà tặng của Thiên Chúa cho tương lai của toàn thể hội Dòng.

Lời đem lại sự sống
Trong cuộc sống nhân sinh, có một thực tế cho thấy rằng, con người một mặt rất quý trọng chân lý, không ngừng truy tầm chân lý; nhưng mặt khác, khi đối diện với chân lý, khi chân lý nằm trong tầm tay, họ lại có thái độ coi thường ra mặt. Thật thế, ở những Chúa nhật trước, chúng ta thấy   những lời chân lý được Chúa Giêsu công khai rao giảng về việc chính Người là Bánh từ trời xuống, đã bị đám đông dân chúng xầm xì thắc mắc lấy làm khó chịu và phản đối.

Chúa Giêsu - bánh bởi trời
Những dấu lạ hoá bánh ra nhiều của Chúa Giêsu cũng không gì khác hơn là muốn hướng họ đến một thứ lương thực trường tồn. Thế nhưng dân chúng vẫn không hiểu được ý nghĩa ấy. Họ chỉ biết rằng theo ông Giêsu thì được ăn bánh no nê và chỉ dừng lại ở đó. Điều Chúa Giêsu  muốn là họ cần phải tìm một thứ lương thực nuôi sống không chỉ cho thân xác vốn mỏng giòn chóng qua mà còn để nuôi sống linh hồn họ nữa. Chúa Giêsu  nhắc đến thân mình Người chính là của ăn quý giá ấy. “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây”(c.51).

Chúa Giêsu - bánh bởi trời
Những dấu lạ hoá bánh ra nhiều của Chúa Giêsu cũng không gì khác hơn là muốn hướng họ đến một thứ lương thực trường tồn. Thế nhưng dân chúng vẫn không hiểu được ý nghĩa ấy. Họ chỉ biết rằng theo ông Giêsu thì được ăn bánh no nê và chỉ dừng lại ở đó. Điều Chúa Giêsu  muốn là họ cần phải tìm một thứ lương thực nuôi sống không chỉ cho thân xác vốn mỏng giòn chóng qua mà còn để nuôi sống linh hồn họ nữa. Chúa Giêsu  nhắc đến thân mình Người chính là của ăn quý giá ấy. “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây”(c.51).

Bánh Trường Sinh
“Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”. Người Dothái và cả chúng ta nữa vẫn hằng cầu xin và ước ao “thứ bánh kỳ diệu” ấy. Thật sự, thứ bánh kỳ diệu ấy đang ở rất gần trong tầm tay của chúng ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có thực sự muốn hay không mà thôi.

“Cá cược” cuộc đời vào tay Chúa

Khát khao chân lý vẹn toàn
Tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống nhân sinh thật quan trọng. Vì nếu không, con người dễ dàng bị bao cám dỗ trần thế bủa vây giam hãm, khiến họ quên mất ý nghĩa đích thực. Tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống nhân sinh, chính là chìa khoá, là kim chỉ nam dẫn lối đưa đường giúp ta tiến bước trên đường chân lý, giúp ta tìm về những giá trị tinh thần hầu có thể hoá giải những vấn nạn của thời đại.

Vấp ngã vì Chúa, tại sao?
Khi đánh giá và nhận định về một ai đó, dường như có một quan niệm “bất thành văn” đã, đang và sẽ còn tồn tại trong tâm trí con người. Đó là nhìn họ ở dáng vẻ bên ngoài hay lưu ý đến bảng khai lý lịch, thân thế và sự nghiệp hơn là nhìn ra bản chất bên trong của họ. Quan niệm “thâm căn cố đế” này, bằng nhiều cách, đi sâu vào trong từng quốc gia, từng phong tục tập quán của mỗi dân tộc và không buông tha bất cứ người nào...

Niềm tin quyết định tất cả
Có ở trong trường hợp của người đàn bà bị băng huyết cũng như của ông trưởng hội đường Dothái Giaia, chúng ta mới cảm nghiệm hết thế nào là niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Niềm tin, tự nó là một sức mạnh tinh thần vô hình khiến chúng ta vượt thắng mọi nổi sợ hãi, vượt qua những cản trở do luật lệ quy định, vượt qua những định kiến, những hồ nghi để can đảm tín thác mọi sự vào bàn tay quyền năng của Thiên Chúa. Niềm tin của người Kytô chúng ta có đối tượng, có nguồn gốc rõ ràng chứ không phải là niềm tin mù quáng, nhất thời. Đối tượng là Thiên Chúa và nguồn gốc xuất khởi từ quyền năng vô biên của Người.

Lạy Chúa, Ngài vẫn ngủ sao?
Cuộc sống trần gian, tự nó đã là một gian nan khốn khó; bước theo Chúa Kytô, vâng lệnh Người, nhổ neo cuộc đời ra khơi, lại càng không ít những khó khăn thử thách. Thế nhưng Tin mừng hôm nay làm chúng ta an tâm. An tâm, bởi con thuyền cuộc đời chúng ta ra khơi, giữa phong ba bão táp, giữa những thử thách gian truân vẫn luôn có Chúa là viên thuyền trưởng, hướng dẫn con thuyền vượt sóng. An tâm, bởi Chúa luôn xuất hiện đúng lúc đúng thời để ra tay nâng đỡ chúng ta trước những khó khăn. An tâm, bởi chúng ta biết chúng ta tin vào Đấng chiến thắng mọi thế lực ác thần và sự chết. An tâm, bởi từ nay, cuộc đời chúng ta đã trao vào tay Chúa, tín thác mọi sự trong sự quan phòng của Thiên Chúa, vì như thánh Phaolô, “tôi biết tôi tin vào ai” (2 Tm 1, 12).

Này là Mình Thầy” (Hoc est corpus meum)
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị trong Năm Thánh Mân Côi (năm 2003) đã suy tư, chiêm niệm và dọn cho gia đình Giáo hội một bữa tiệc tinh thần thịnh soạn, đó là công bố mầu nhiệm Năm Sự Sáng, để từ đó, đời sống tinh thần của Giáo hội thêm phong phú nhờ hằng suy niệm những mầu nhiệm cực thánh này. Sở dĩ nói đến mầu nhiệm Mân Côi này là bởi vì trong đó, mầu nhiệm cuối nói đến việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể- mầu nhiệm Mình và Máu Chúa mà toàn thể Giáo hội mừng kính hôm nay. Chúng ta cùng nhau suy chiêm mầu nhiệm cực trọng này.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Chính Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong lòng Giáo hội như là bảo chứng của tình yêu để rồi thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, không ngừng vinh danh và tụng ca tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa cho thế giới này. Mặt khác, đó còn là sự hiện hiện cách đặc biệt của Chúa Kytô Phục Sinh như Người đã hứa.“Thầy sẽ ở cùng anh em cho đến ngày tận thế”. Lời hứa đó đảm bảo một sự hiện diện mãi mãi của Chúa trong lòng Giáo hội, hỗ trợ đắc lực cho Giáo hội, giúp Giáo hội chu toàn sứ vụ được trao ban cho đến tận thế. 

Lên trời là lên đường
Chúa lên trời, cũng có nghĩa là từ nay Người không còn hiện diện cách hữu hình, cách khả giác nữa mà là một sự hiện diện khác – hiện diện bằng chính quyền năng của Chúa Thánh Thần, hiện diện qua chính Giáo hội. Hiểu được như thế chúng ta sẽ thấy rằng, việc Chúa lên trời quả là một niềm vui cho chúng ta. Vì nhờ đó, chúng ta cũng sẽ hướng về quê trời – nơi chúng ta sẽ được hưởng sự sống Thần linh với Ba Ngôi Thiên Chúa.

Để thuộc về Chúa, hãy yêu nhau
Thực thi giới răn yêu thương – điều ước mong của Chúa Giêsu, không phải là điều dễ dàng, đôi khi đó là một thách đố với đời sống đức tin của người Kytô. Thế nhưng, chỉ có cách thế này, chúng ta mới trở nên bạn hữu với Chúa và được Chúa yêu thương. Xin cho Lời Chúa hôm nay thêm sức mạnh cho chúng ta, để, tuỳ vào khả năng, tuỳ vào bậc sống của mỗi người, Chúa cho chúng ta có những phương cách để làm bạn với Chúa thông qua con đường Tình yêu. Lý do là vì chỉ nhờ con đường này, chúng ta mới thuộc trọn về Chúa mà thôi.

Gốc nho này, Chúa bứng từ Aicập
Chúa Giêsu chính là thân nho nơi ngập tràn nhựa sống Thần linh. Nhựa sống Thần linh ấy chính là Mình và Máu Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta là những cành nho mong được tiếp nhận nhựa sống Thần linh ấy để sinh nhiều hoa trái. Muốn vậy, chúng ta hãy mau mắn đến với Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể để kín múc nhựa sống Thần linh ấy; đồng thời hãy để cho Lời Chúa “cắt tỉa” và “rửa sạch” những gì là sum xuê, là tươi tốt của những cành nho không sinh lợi, đó là những đam mê, những dục vọng, những đố kỵ, ghen tương,…

Chúa là mục tử chăn dắt tôi…
Chúng ta tự hỏi nếu một vị mục tử hội đủ những điều kiện mà Chúa Giêsu đưa ra – đích thực, yêu mến và hy sinh- vậy có thể nói vị mục tử đó đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình hay còn thiếu một chút gì đó chưa thật hoàn mỹ? Thật ra nếu nghĩ như vậy, chúng ta sẽ thấy vị mục tử đó dễ bị “ru ngủ” trong ánh hào quang và tự mãn. Chúa Giêsu không muốn các vị mục tử chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta thấy Chúa Giêsu tuy chăm lo cho đàn chiên này nhưng vẫn không quên hướng đến những đàn chiên khác.

Rao giảng tin vui Phục Sinh
Cũng như các môn đệ, có lẽ chúng ta vẫn còn đang sống trong tâm trạng của những kẻ hoài nghi hoặc mất dần niềm tin vào Chúa Kytô, vào Giáo hội. Thế nên chúng ta cần biết bao đến sự trợ giúp của Chúa để củng cố niềm tin còn non yếu này. Tuy là những con người bất toàn, đầy khiếm khuyết, các môn đệ đã được Chúa tin tưởng trao phó sứ mệnh quan trọng là làm chứng cho Chúa giữa lòng trần thế. Mỗi người chúng ta cũng không ra ngoài quỹ đạo này. Xin Chúa Phục Sinh thêm niềm tin và sức mạnh để chúng ta biết làm chứng cho Chúa Kytô Phục Sinh trong môi trường của mình, làm chứng cho Chúa trong mọi công việc hầu giới thiệu tin vui Phục sinh cho hết mọi người.

Shalom và ra đi…
Chúa Phục Sinh kết thúc bằng một lời hứa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đây chính là lời hứa cho các môn đệ tương lai trong đó có chúng ta. Như thế, bước theo Chúa Kytô Phục Sinh, loan báo tin mừng Phục Sinh cho hết mọi người, đó còn là sứ mệnh của tất cả chúng ta – những người “không thấy mà tin”. Một sự bước đi trong niềm tin, trong lời hứa của Chúa Phục sinh đã được thánh Phêrô diễn tả rất tuyệt vời : “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang” (1 Pr 1, 8). Chúng ta còn sợ gì để ngại bước dấn thân?

Phía sau tảng đá được lăn ra…
Nếu giả thiết rằng Chúa Giêsu bị người ta lấy trộm xác là có thật, thì phải giải thích sao đây về việc những đồ liệm xác như các băng vải, khăn che đầu còn y nguyên và lại còn xếp rất cẩn thận? Nói như thánh Gioan Kim khẩu, nếu kẻ trộm lấy xác Chúa thì chúng chẳng tội gì lấy riêng từng thứ vải liệm xếp riêng ra và để một nơi cẩn thận cả!

Xin làm tiếng gà gáy để ủi an
Chúng ta biết Phêrô là môn đệ được Chúa Giêsu hết sức tín nhiệm, được tham dự hầu hết các biến cố quan trọng trong cuộc đời của Thầy. Trước khi Thầy bị bắt không lâu, ông còn hùng hổ trước mặt Thầy và anh em : “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”. Vậy mà trước lời nói vô thưởng vô phạt của tên tớ gái, ông đã quên mất lời hứa với Thầy, chối đây đẩy rằng : “Tôi thề là không biết người đó”! Thế mới biết, cậy vào sức riêng mình thật nguy hiểm. Bởi đôi khi gặp phải một “cú hích” nhẹ dù chẳng đáng là gì cũng đủ đánh gục kẻ dựa vào sức riêng mình.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [4/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!