Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (2)
Tất cả những vấn đề thuọc về hôn nhân đều có nền tảng xã hội của thời đại chúng ta. Đây là lý do tại sao, như chúng ta đã lưu ý, những vấn đề của hàng ngàn, hàng vạn người đàn ông cũng như đàn bà đều giống nhau...

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN
 “Nhân Vô Thập Toàn.” “Con người là bất toàn.” Đây cũng là chủ trương của Alfred Adler và trường phái của ông. Con người không phải là thần thánh nên vẫn còn có rất nhiều thiếu sót, lỗi lầm mà dẫu cho con người có muốn xa tránh cũng không thể tránh khỏi. Vì thế, trong cuộc sống chung của đời sống hôn nhân, con người không thể nào thoát khỏi những xung đột rắc rối xảy ra trong đời sống gia đình.

CON NGƯỜI LÀ BẤT TOÀN
Ở đây chúng ta thấy rõ vai trò ngôn sứ của tiên tri Nathan. Ngài thật sự là một con người can đảm. Ai cũng biết rằng xúc phạm đến nhà vua là “mất đầu.” Nhưng không phải vì thế mà ngài không dám lên tiếng. Ngài không tìm lý do để khước từ. Ngài không tìm cách thế để ngụy biện, nhưng ngài đã tìm cách để gióng lên tiếng nói, để cảnh báo cho vua Đavít biết lỗi lầm của mình. Và Đavít đã nhận lỗi và sửa lỗi. Gióng lên tiếng nói để giúp người khác, ngay cả những vị lãnh đạo trong giáo hội nhận biết lỗi lầm của họ, không phải là chống đối họ và chống đối giáo hội, cũng không phải là ghét họ và ghét giáo hội, nhưng trái lại là thương họ và thương giáo hội, vì chúng ta còn biết quan tâm đến họ và quan tâm đến giáo hội.

GHEN (4)
 Đối với một người bình thường rất quan trọng để biết: chúng ta có thể làm được gì cho sự thích nghi riêng của chúng ta nếu một người đau khổ từ khuynh hướng ghen tương. Thấu hiểu triệt để những khuynh hướng riêng của chúng ta, có thể giúp chúng ta rất nhiều. Chắc hẳn khi cảm xúc xen vào, sự thấu hiểu thì khó khăn và sự thay đổi cũng như vậy. Bao lâu chúng ta biện minh cho hành vi chúng ta dựa trên căn bản cảm giác và cảm xúc, chúng ta loại trừ lý trí như một yếu tố đủ. Cảm xúc củng cố thái độ một cách mạnh mẽ đến nỗi không có một ảnh hưởng nào khác xem ra thành công. Đó là lý do tại sao khó để khắc phục sự ghen tương trong chính chúng ta.

GHEN (3)
Cần thiết để hiểu tâm lý của người ghen, nếu không, chúng ta đui mù với những nguyên nhân hiện hành.Thông tin về tâm lý phải được nắm giữ kỹ lưỡng và nếu thấy tai hại có thể xảy ra, tốt hơn phải nên tránh, phải ngưng trong một lúc để xem đâu là giá trị cần làm. Người ghen không thể nhìn thấy rõ mình vì đầy cảm xúc.

GHEN (bài 2)
Vì cảm xúc của chúng ta gây cho chúng ta một ấn tượng mạnh rằng chúng ta đúng và người kia sai, chúng ta cảm thấy khó chấp nhận một sự cắt nghĩa tâm lý về sự ghen tương của chúng ta. Sự ghen tương có thể có những ý nghĩa khác nhau, tất cả tuỳ vào mục đích mà sự ghen tương được dùng. Cảm xúc ghen chỉ được nhìn thấy nhờ hành vi rối loạn xã hội. Hành vi như thế thường được hướng về một trong 4 chiều hướng sau đây:

GIÁO HỘI CỦA ĐỨC KYTÔ TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH LÀ GIÁO HỘI CỦA NGƯỜI NGHÈO
Chúng ta cũng  thường hay nghe nói: “Giáo hội Ở GIỮA lòng dân tộc và giáo hội luôn ĐỒNG HÀNH với dân tộc”. Những từ ngữ nghe ra thật tuyệt vời và đánh động biết bao, nhưng thật ra giáo hội có đồng hành với dân tôc mình không? Vì ĐỒNG HÀNH có nghĩa là gì nếu không phải là cùng đi, cùng sống, cùng cảm nghiệm, cùng băn khoăn, cùng khoắc khoải, cùng ưu tư, cùng lo lắng, cùng chia xẻ nỗi vui, nỗi buồn với người cùng sống. ĐỒNG HÀNH không có nghĩa là đường anh, anh đi, và đường tôi, tôi đi. Hai người cùng đi nhưng không bao giờ gặp nhau, giống như hai đường song song không bao giờ gặp nhau.

GHEN
Ghen tương là cơn bệnh rất thông thường mà chúng ta thường hay gặp phải trong hôn nhân. Nó ám chỉ sự chiếm hữu và sự trung thành với nhau trong quan hệ hôn nhân, nhưng thường mang đến một sự quấy rầy và rối loạn hơn là sự cảm thông và hòa hợp. Sự ghen tương không phải chỉ xảy ra giữa nam và nữ, mà còn nam với nam và nữ với nữ sự ghen tương càng xảy ra ác liệt hơn, vì sự nghiên cứu về vấn đề nầy đã cống hiến nhiều cơ hội để thám hiểm nhiều nền tảng của những xung khắc trong hôn nhân, cũng như những khác biệt giữa sự đồng ý của họ về lý trí và tâm lý rất thuận lợi để dùng đề tài nầy như sự khởi đầu phân tích những vấn đề cụ thể.

CHUNG SỐNG (3)
Thật là vô ích để có những lời khuyên đặc biệt cho cuộc sống hạnh phúc vì đã có rất nhiều sách khuyên phải làm gì và không nên làm gì, và nhiều cuốn phải nói là tuyệt vời. Điều đáng buồn là những đề nghị đó có giúp ích gì cho chúng ta không? Một người can đảm với sự thích thú đầy đủ về mặt xã hội không cần nhiều lời khuyên. Một người sợ hãi, lòng đầy thù hận thì sẽ không để ý gì đến những lời khuyên đó cho dẫu đó là những lời hay ho quí báu nhất. Vì thế, chúng ta tin rằng thái độ nền tảng thì tốt hơn là kỷ thuật.

CHUNG SỐNG (2)
Bất cứ cái gì xảy ra giữa 2 người đều cho thấy sự liên hệ giữa họ với nhau. Không sự kiện nào xảy ra như gây khó chịu hay làm vừa lòng nhau có thể được đỗ lỗi chỉ cho một bên thôi. Cả hai bên tiếp tay nhau không kể người nầy là chủ động và người kia xem ra là thụ động. Cả người đày đọa và người bị đày đọa đều có lỗi vì người bị đày đọa đã cho phép sự ác tiếp tục xảy ra. Sự bạo chúa trong hôn nhân không thể được duy trì mà không có sự tùng phục của bên kia. Sự can đảm và tự trọng là khí giới hữu hiệu nhất trong việc đối đầu và ngăn chặn với bạo chúa.  

CHUNG SỐNG
Trước năm 1975 tôi đã có dịp học và sống ở Huế 3 năm. Tôi đã từng thấy nhiều gia đình ở Xóm Đò sống trên những chiếc thuyền. Mái ấm gia đình của họ là một chiếc thuyền nho nhỏ với tất cả mọi thứ được chất chứa trong đó. Để có thịt gà ăn, họ cố gắng nuôi một vài con gà. Vì không có đủ chỗ, nên họ cho gà con vào ống tre hoặc trái bầu treo vào mái thuyền để nuôi, đầu gà thò ra ngoài để ăn uống, còn thân mình nằm bên trong. Khi lớn lên, những con gà trong ống thì dài ra theo hình thể của ống, còn những con gà trong bầu thì tròn trịa. Đó là những chuyện đặc biệt ở Huế. Có lẽ vì thế nên ta có câu: “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài.” Nhưng câu nầy cũng có nghĩa là: “Xã hội nào cũng tạo nên những con người mang nhiều đặc nét của xã hội đó.” Xã hội cộng sản tạo nên những người cộng sản và xã hội tư bản tạo nên những con người tư bản. Những người cộng sản dễ dàng sống chung với những người cộng sản và những nhà tư bản dễ chung sống với những người tư bản hơn cộng sản. Xã hội góp phần trong việc làm nên cá tính con người. Alfred Adler là người đầu tiên đã khám phá ra xã hội tính của mỗi người có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài hòa và hạnh phúc của cuộc đời chung sống trong đời sống hôn nhân của họ.

MỘT LỄ GIÁNG SINH TUYỆT VỜI NƠI XỨ TRUYỀN GIÁO
Chúng tôi phải cố gắng tận dụng những gì chúng tôi đang có và chúng tôi tận tâm làm việc. Chúng tôi làm với tất cả tấm lòng, tất cả con tim để phục vụ Thiên Chúa và con người. Không có người lớn, chúng tôi nhờ đến  những trẻ thơ. Chính sự hồn nhiên, ngây thơ thánh thiện, và vẻ đẹp đơn sơ của chúng có thể đánh động được lòng người, có thể khiến những tâm hồn chai đá cũng biết rung động để lòng mình chấp cánh bay cao và tiếp cận với Thiên Chúa, và đó chính là ý nghĩa của phụng vụ.

LÀM SAO CHỌN NGƯỜI YÊU MÀ KHÔNG SỢ CHỌN LẦM? (2)
Lý trí đóng vai trò gì trong việc chọn lựa một người phối ngẫu? Vì cảm giác của chúng ta không bảo đảm đúng hướng, người ta có khuynh hướng thích cho lý trí làm căn bản cho hôn nhân. Tuy nhiên, lý trí không thể dùng nếu không được nâng đỡ bỡi cảm tính. Nếu sự chọn lựa đặt trên nền tảng những khuynh hướng xã hội và cộng tác, cảm tính sẽ theo sau. Cảm tính như thế sẽ không phải là trận bão có sức thuyết phục như một đam mê thu phục lương tri và mọi cản trở. Những cảm tính phù hợp với lý trí chúng ta thì thuộc một loại khác. Tình cảm âm thầm và sự yêu thích sâu xa xem ra là nền tảng đáng tin cậy hơn là sự cuồng nhiệt mảnh liệt. Nhưng nếu lý trí không được nâng đỡ bỡi một cảm giác nào thì không thể có lý vì nếu tính toán quá thì sẽ loại bỏ cá nhân con người. ..

LÀM SAO CHỌN NGƯỜI YÊU MÀ KHÔNG SỢ CHỌN LẦM?
Cách thế chúng ta chọn một người bạn đời cho thấy quan niệm của chúng ta về tình yêu và hôn nhân. Một người trưởng thành trên đường đời, họ rất đắn đo suy nghĩ để có một quyết định chọn lựa chín chắn trong vấn đề tình yêu, vì nếu chúng ta chọn lầm một người yêu, nó sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời của chúng ta, không những đối với ta mà còn đối với người bạn đó, đối với con cái, và cả gia đình hai bên nữa.

CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ GIỮA HAI PHÁI NAM VÀ NỮ (2)
Trận chiến khốc liệt nầy đã dẫn đến một tình trạng hỗn loạn hoàn toàn trong liên hệ giữa nam và nữ. Cho đến hôm nay, cả ông cũng như bà, không ai có thể thoát được qui luật nghiêm khắc nầy: bây giờ với sự sụp đổ của luật lệ cũ, mỗi ông cũng như mỗi bà phải thiết lập một vị thế cá nhân trong liên hệ với phái kia. Không một bà nào bị bắt buộc mình phải phục tùng, cũng không có ông nào còn có thể dựa trên phái tính để được hưởng những đặc quyền như ngày xa xưa nữa.

CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ GIỮA HAI PHÁI NAM VÀ NỮ
Mỗi khi gia đình có sự bất hòa, chúng ta thường hay nhắc đến lời nói danh tiếng của một nhân vật nào đó: “Người đàn ông có hai ngày hạnh phúc nhất trong đời. Một là ngày lấy vợ. Hai là ngày vợ chết”. Lý do? Vì không ai ham muốn chiến tranh. Cuôc chiến tranh lạnh kéo dài mãi khiến người ta cảm thấy cuộc đời bất hạnh và vì thế họ ao ước có hòa bình trong cuộc sống, khi người yêu của họ đã âm thầm ra đi.

HỘI ĐỒNG GIA ĐÌNH
Hội Đồng Gia Đình là một trong những phương cách quan trọng nhất trong việc đối phó với một số những vấn đề trong một cách thế dân chủ. Nó chính là cái mà danh xưng nó muốn nói – là một cuộc tập hợp của tất cả mọi phần tử trong gia đình trong đó những vấn đề rắc rối được bàn thảo để tìm những phương cách giải quyết. Mỗi tuần, ngày, và giờ được xác định cho mục đích nầy. Nó nên là một phần của thói quen trong gia đình. Giờ họp không nên được thay đổi mà không có sự đồng ý của toàn thể gia đình. Mỗi phần tử đều nên hiện diện. Mọi người phải tuân giữ sự quyết định của nhóm. Vì thế, mọi người nên hiện diện để nói lên ý kiến của mình. 

ĐỪNG ĐỂ Ý THÁI QUÁ (2)
Để giúp con trẻ nhận ra rằng nó có thể tìm được sự thõa mãn trong cuộc đời từ sự đóng góp tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh, chúng ta cần phải ngưng làm mọi cái sẵn cho chúng, và hãy giúp chúng gặt hái với những cố gắng của chúng tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh đòi hỏi. 

ĐỪNG ĐỂ Ý THÁI QUÁ

ĐỪNG QUÁ ĐỂ Ý ĐẾN NHỮNG THÓI XẤU CỦA CON TRẺ (2)
Chúng ta không thể mong đợi con trẻ hoàn toàn không có một tật xấu nào. Đây cũng là câu trả lời cho chúng ta nếu chúng ta cảm thấy chán nản vì sau những cố gắng sửa đổi về phía chúng ta, chúng ta vẫn thấy đứa trẻ vẫn tiếp tục như thế. Bấy giờ, chúng ta cũng như đứa trẻ có vẻ như tin rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt được cái thói xấu đó. Nhưng, hãy thử suy nghĩ lại: thật ra, bây giờ nó có còn mút ngón tay hay đái dầm ở vào tuổi học sinh trung học không?

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 [3/8]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!