Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Fr. Huynhquảng

PHÊ BÌNH
Mỗi lần hội họp, mỗi lần làm việc chung trong cộng đoàn, có thể nói hành trang thiết yếu nhất mà mình cần mang theo chính là sự khiêm tốn. Kiến thức, kinh nghiệm là điều cần thiết nhưng nó chỉ hữu ích để làm “được việc”, nhưng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta làm “đúng việc.”

Ba Hạng Vé
Xây dựng sự hiệp nhất là một công trình của mọi người chứ không dành riêng cho một ai. Xây dựng sự hiệp nhất được ví như là xây dựng một tòa nhà mà trong trong đó, mỗi thành viên được ví như là một viên gạnh. Giá trị của mỗi viên gạch được biểu hiện trọn vẹn khi nó chấp nhận đứng chung với những viên gạch khác trong một bức tường, nhưng nếu chúng tự tách mình ra, mỗi viên gạch sẽ trở nên vô dụng, lẻ loi và không được dùng vào đúng chức năng của nó. Hôm nay, Sống Sao Cho Đẹp xin tiếp tục bàn đến chủ đề Xây dựng Hiệp nhất qua câu chuyện sau đây.

Một Đàn Chim
Khi chúng ta nhìn nhận xây dựng sự hiệp nhất là mối ưu tiên hàng đầu cho tập thể thì chúng ta mới nhận ra rằng: Tập thể thì quan trọng hơn cá nhân của mình; sự hiện diện và tồn tại của mình là nhờ vào tập thể, chứ không phải mình làm cho tập thể tồn tại. Trong tập thể, mình lớn lên, mình trưởng thành; vì thế sự đóng góp sức lực, khả năng của mình cho tập thể là cách để mình trả ơn cho tập thể, và thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình với tập thể.

Ngôi Làng Hoàn Hảo

Các bài cũ Sống Sao Cho Đẹp được lưu tại:

Audio: www.gdthanhgiusetampa.org

Đọc: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=19

Hiệp Nhất Trong Gia Đình
Xây dựng hiệp nhất trước hết chính là xây dựng sự hiệp nhất từ ngay trong gia đình. Quả vậy, gia đình là nơi mà sự biểu hiện sự hiệp nhất, tương trợ được biểu hiện rõ nét hơn bất cứ nơi nào khác. Gia đình là một tế bào mà trong đó người nam và người nữ tự nguyện và cam kết sống chung với nhau để cùng nhau xây dựng một tổ ấm hiệp nhất. Và chính sự hiệp nhất mật thiết này, mà họ đã trao tặng cho đời những người con của họ. Chính vì điều đó, gia đình trở thành cái nôi và cội nguồn của sự hiệp nhất cho các mối hiệp nhất khác trong xã hội. Sự hiệp nhất trong gia đình sẽ góp phần rất lớn trong việc xây dựng sự hiệp nhất cho cộng đoàn, cho xã hội. Vì thực ra, mọi mối hiệp nhất khác bên ngoài xã hội cũng cần phải dựa trên sự hiệp nhất của gia đình.

Tha Thứ Sẽ Giải Thoát Chúng Ta
Vào năm 1995, chị Cẩm Lai đã cho người bạn thân của mình là chị Thu Vi mượn 10,000 dollar. Sở dĩ có sự vay mượn này là vì tình bạn thắm thiết và sự hoàn toàn tin tưởng vào nhau. Năm 2001, do hoàn cảnh làm ăn, chị Cẩm Lai phải di dời về Florida sinh sống. Trước khi đi 6 tháng, chị Cẩm Lai đã nhắc bạn Thu Vi trả lại số tiền mà mình cho mượn. Nếu không có đủ thì Thu Vi có thể trả dần dần, vì chị Cẩm Lai cần tiền sinh hoạt cho những tháng đầu tiên tại tiểu bang mới. Chị Thu Vi đã không những không trả tiền nợ mà còn thách đố rằng, “Tôi không trả, chị làm được gì tôi!” Nếu bạn là chị Cẩm Lai, bạn sẽ nghĩ gì, bạn sẽ hành động ra sao?

Tha Thứ Là Một Bổn Phận
Con người có lý trí và biết dùng lý trí cho đúng thì sẽ làm cho giá trị con người mình thêm đẹp và hoàn hảo. Người không ngoan là người biết nhìn ra sự thật của cuộc đời và hành xử nó theo tiêu chuẩn vĩnh cửu. Họ biết rằng, những ghen ghét, giận hờn chẳng qua cũng chỉ là những cách cư xử của những người chưa trưởng thành. Còn người trưởng thành nhận ra rằng, tha thứ là một bổn phận mà mình phải thực hiện để tiến trình làm người của mình được trọn vẹn hơn và hoàn mỹ hơn.

Sức Mạnh Của Tha Thứ
Câu chuyện xảy ra tại nước Pháp vào thế kỷ 19. Giăng văn Giăng là một phạm nhân khổ sai vừa ra khỏi tù sau gần 20 năm thụ án vị tội ăn cắp một ổ bánh mì. Sau khi được tự do, Giăng văn Giăng vẫn thực hiện việc ăn cắp vì xã hội ruồng bỏ ông ta. Lần này, anh ta đã ăn cắp những chén đĩa bạc của vị ân nhân đã đãi anh ta một bữa ăn tối và cho ngủ qua đêm. Vị ân nhân ấy là giám mục Myriel. Hôm sau, Giăng văn Giăng bị bắt với bằng chứng trước mắt. Nhưng ngay tức thì, Giám mục Myriel đã nhanh nhẹn nói với cảnh sát rằng: những chén đĩa bằng bặc kia là quà tặng mà ngài tặng Giăng văn Giăng. Xúc động trước lòng đại lượng và cao thượng của giám mục Myriel, Giăng văn Giăng đã trở nên con người mới; ông đã thành công cả về mặt tinh thần và vật chất.

Ông Quan Tòa
Khi bàn đến tha thứ hay không tha thứ cho một ai đó, chúng ta thường hay nghĩ đến về vấn đề công bằng theo khái niệm của luật pháp. Khi ai đó xúc phạm hay nói xấu chúng ta… chúng ta dễ dàng trở thành một vị “quan tòa” xét xử người khác theo những khái niệm “qua lại, bù trừ, hơn thua.” Nếu càng để lâu những mối bất hòa trong lòng mình, thì những khái niệm của luật pháp càng dần dần lộ ra rõ hơn và mạnh hơn trong tâm trí của mình. Đáng buồn thay, những khái niệm này dần dần lớn lên theo tính chủ quan của mình – tức là xét xử người khác theo hướng có lợi cho mình. Mình là người vô tội.

Tha Thứ Vì Giá Trị Sự Sống
Làm thế nào ông Kelly lại dễ dàng bảo vợ mình là hãy tha thứ và cứu lấy tên cướp, dù tên này đã bắn hại chính mình. Có lẽ ông Kelly đã nói một cách dễ dàng như thế, là vì ông đã cảm nghiệm giá trị của cuộc sống. Với ông sự sống là một quà tặng mà tự chính ông không thể có được. Dù bị hại, nhưng ông vẫn nhìn thấy sự may mắn vì còn sống và phải biết nói lời cám ơn đối với kẻ hại mình, vì kẻ hại mình chưa giết mình. Lòng quảng đại của ông Kelly dường như là một điều vượt quá khả năng của chúng ta. Nhưng thực ra, vẫn có những con người đã thực hiện như thế.

Tha Thứ Vô Điều Kiện
Thưa quí vị, đâu là sự khác biệt của một người lính cộng sản và một vị thánh nhân tử đạo khi cả hai đều nằm xuống? Xét về mặt tự nhiên, một cách khách quan chúng ta thấy rằng: cả hai đều hy sinh mạng sống của mình cho một lý tưởng. Người lính cộng sản có thể chết đi vì họ bảo vệ lý tưởng cộng sản của họ, và thậm chí có người cầm súng chiến đấu vì bảo vệ quê hương, đất nước. Cũng vậy, khi một thánh nhân bị giết thì họ chết vì một lý tưởng và niềm tin mà họ muốn dùng mạng sống để bảo vệ lý tưởng niềm tin ấy. Nếu xét về những phương diện trên, chúng ta có thể nói rằng: cái chết của cả hai đều có giá trị gần như nhau, vì cùng mục đích là chết vì một lý tưởng mà mình theo đuổi. Nhưng thực ra, trong hoàn cảnh thực tế cho chúng ta thấy rằng. Cái chết của cả hai người hoàn toàn khác nhau, và giá trị cho mỗi lý tưởng cũng khác nhau.

Kỹ Thuật Tha Thứ
Xin mời quí vị nghe audio mục Sống Sao Cho Đẹp tại website:  www.gdthanhgiusetampa.org

Tha Thứ là Chiến Thắng Chính Mình
Thánh Clêmentê Hofbauer, nổi tiếng là một người nóng tính.

Ngài được cử làm bề trên một cô nhi viện. Một hôm trong nhà không còn lương thực, Clêmentê đã phải đích thân đi xin ăn. Ngài vào nhà một người giàu có đang tổ chức một sòng bạc. Người chủ nhà vừa gặp cơn đen lại vừa bị người hành khất quấy rầy. Ông không kiềm nỗi cơn bực bội nên đã nhổ tung nước bọt vào mặt thánh nhân. Nếu bình thường có lẽ Clêmentê đã có phản ứng mạnh. Nhưng vốn luyện tập nhẫn nại và khiêm tốn, nên ngài đã đứng lên lau mặt rồi vui vẻ nói với người đã phỉ nhổ mình: "Ðó là qùa ông dành cho tôi, xin cảm ơn ông. Thế còn qùa của các trẻ mồ côi đâu?" Bị đánh động bởi cử chỉ điềm nhiên vui vẻ của thánh nhân, người chủ nhà đành phải lấy tiền trao cho ngài để giúp đỡ các em mồ côi.

Tha Thứ Cho Chính Mình
Mục “Sống Sao Cho Đẹp” xin gởi đến quí vị đề tài: Tha Thứ- Hòa Giải. Trong buổi phát sóng hôm nay. Sống Sao Cho Đẹp xin bàn tới chủ đề: Học Biết Tha Thứ Cho Chính Mình.

Nhìn Sâu Hơn Để Cảm Thông Hơn
Kính thưa quí thính giả, một trong những nguyên nhân dễ dàng dẫn tới sự bất hòa trong gia đình và xã hội chính là thái độ chủ quan khi xét đoán về người khác. Mục Sống Sao Cho Đẹp hôm nay tiếp tục bàn về sự tha thứ với chủ đề: Học biết cách nhìn đằng sau của sự kiện để có cái nhìn bao dung hơn và dễ tha thứ hơn. Ông Steve Covey là tác giả cuốn sách nổi tiếng, Bảy Thói Quen của Người Thành Đạt, đã kể một câu chuyện mà làm cho những ai khi nghe câu chuyện có thể phần nào giúp họ cẩn trọng hơn trong việc xét đoán, nhưng cũng nhạy bén hơn trong cái nhìn bao dung và sâu rộng hơn.

Binh Pháp Của Chúa Thánh Thần
Lm Lý: Ông dùng binh pháp của ông ư! Ông biết tôi dùng binh pháp của ai không?! Binh pháp của tôi là Chúa-Thánh-Thần. Rồi để coi binh pháp của ai hơn ai. Ông hãy về đi. Và hãy nói với cấp trên rằng,  các ông đừng coi tôi là đứa con nít mà dùng trung gian đàm phán. Tôi chỉ có Chúa Thánh Thần thôi. Còn các ông có giỏi thì cứ mời từ Ông Bí Thư cho đến Chủ Tịch tỉnh đến đây mà nói chuyện binh pháp với tôi.

Tiếng Kêu Trong Hoang Địa
Nhân Năm Linh Mục, kính tặng Cha Tadeo Nguyễn Văn Lý, với tấm thân liệt lết về phòng biệt giam.

Tôi Đi Đâu…Đâu Tôi Đi
Để đến nơi mà mình muốn, bạn cần phải có sự chuẩn bị và kiểm tra dọc theo lộ trình của bạn. Không có sự chuẩn bị, bạn sẽ không biết phương cách để đi tới đích. Không có sự kiểm tra, quan sát, có lẽ bạn cũng sẽ không bao giờ đến nơi bạn đã hoạch định. Bạn thân mến, dù chỉ là một cuộc “đi ăn cho vui” mà bạn cũng sẵn sàng đầu tư vào việc ấy một cách chu đáo, phương chi một hành trình cho đời của bạn mà bạn lại không đầu tư vào hành trình ấy một cách cẩn trọng sao?

IX. Môi Trường, Cộng Đồng Quốc Tế, và thực hành HTXH (311- 369) (Học Thuyết Xã Hội Bài X - Bài cuối)
Lời cám ơn Xin Chúa chúc lành cho những tâm hồn đang thao thức sống HTXH mà phải trả giá bằng mạng sống, lao tù, ngược đãi. Ước chi những hạt giống ấy sẽ góp phần nở thêm hoa công bằng và bái ái cho Việt Nam. 

VIII. Nạn Nghèo Đói và Lòng Từ Thiện (287-310) (Học Thuyết Xã Hội Bài IX)
VIII. Nạn Nghèo Đói và Lòng Từ Thiện (287-310)  
Theo thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, ngoài sự nghèo đói về thể chất, thế giới hôm này đang trải qua những nạn đói nguy hiểm khác. Cụ thể, đó là sự tước đoạt hay giới hạn quyền của con người: như quyền tự do tôn giáo, quyền tham gia chia sẻ trách nhiệm xây dựng xã hội, quyền tự do thành lập các hiệp hội tổ chức cũng như quyền phát kiến trong các lãnh vực kinh tế. Tước đoạt hay giới hạn những quyền này phải chăng đó là một hình thức tồi tệ hơn sự tước đoạt tài sản vật chất (cf. Sollicitudo Rei Socialis #15)?

[1] 1 2 3 4 5 6 [5/6]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!