Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
Qua hai câu chuyện của bài Phúc Âm hôm nay nói về người đàn bà và em bé gái con của người trưởng hội đường, chúng ta học được một  bài học quan trọng vệ sự tin tưởng vào lòng thương xót, ân sủng, và uy quyền của Thiên Chúa. Chúng ta có thể đoán được là người đàn bà đã mang căn bịnh trong mình từ nhiều năm nay, có thể cũng bằng như số tuổi đời của em bé trong bài Phúc Âm.  Cả bà ta và ông bố của cô bé gái đã nuôi hy vọng rằng sẽ có một ai đó nghe được và đáp trả lại lời kêu cứu khẩn thiết của họ.  Một ai đó chính là Chúa GIêsu ở làng Na-da-rét.  Qua bài Phúc Âm thánh sử Mát-Cô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu điễn tả việc săn sóc của Thiên Chúa dành cho những người nghèo khổ qua việc chữa lành căn bệnh lâu năm của người đàn bà và nâng dậy từ cỏi chết đứa con gái bé nhỏ của người trưởng hội đường

“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
 Trong đời sống Đạo, đời sống tâm linh có những giai đoạn được gọi là: “Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa.”  “Thấy” và “Gặp” là hai giai đoạn đầu tiên mà hầu như ai trong chúng ta cũng gặp và tiếp xúc; thí dụ như: Mỗi sáng Khi đi làm hay đi chợ chúng ta thường thấy anh A, gặp chị B.  Nếu chúng ta dừng lại ở gian đoạn “thấy và “gặp”mà thôi thì chúng ta chỉ biết họ như bao nhiêu người chúng ta gặp ngoài đường phố mỗi ngày. Nó chỉ là những “thấy và gặp” ở bên ngoài chứ chưa thực sự “biết và hiểu” nhiều về anh A và chị B; họ là ai và sinh sống như thế nào!!!...

Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Nhân dịp chúng ta cử hành Lễ Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, xin được chia sẻ mộ vài nhận xét về việc đón nhận Mình Thánh Chúa của người Công Giáo chúng ta.

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
 Mỗi khi chúng ta làm dấu Thánh Giá trên người và đọc rằng: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”; là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.  Đạo Công Giáo có nhiều mầu nhiệm và mỗi mầu nhiệm đều có những ân sủng, khúc mắc, khó hiểu và lối giải thích riêng tư của nó.  Một trong những mầu nhiệm này là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng kính vào Chúa Nhật hôm nay. Mỗi lần nghe nói đến mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, chúng ta thường hay chú ý đến những câu hỏi có tích cách lo-gíc thí dụ như: Làm sao ba mà lại là một được?  Một Chúa mà có ba ngôi là như thế nào? Chúng ta có thể nghĩ đến cách giải thích của Thánh Partick về điều này qua cái lá “tam điệp” (shamrock) rằng đây chỉ là một cái lá có ba nhánh nhỏ. Có ba nhánh nhỏ nhưng chỉ là một lá cây mà thôi. Thật ra, có thể nói là không có một hình ảnh nào có thể diễn tả được sự huyền bí, khúc mắc, nhưng rất tuyệt vời của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
 Đối với người Công Giáo Việt Nam, có lẽ Ngôi Hai Thiên Chúa và Mẹ Maria là quen thuộc và được nhắc nhớ đến nhiều nhất qua các lời kinh, các bài hát và các nghi thức thờ kính phụng vụ.  Còn Ngôi Ba là Chúa Thánh Thần thì chẳng có bao nhiêu. Chúa Thánh Thần chỉ được mời vào trước khi bắt đầu các buổi đọc kinh, hay hội họp bàn thảo một vấn đề gì đó với bài hát: “Cầu xin Chúa Thánh Thần, người thương thăm viếng hồn con, ban xuống cho con hồng ân chan chứa…” những lúc đó chúng ta mới  vội vàng “mời Chúa Thánh Thần” đến thăm viếng, thì điều này chứng tỏ là Chúa Thánh Thần vẫn còn ở đâu đó xa xôi lắm!!  Ngài vẫn còn đang ở bên ngoài chứ không phải ở bên trong cho nên chúng ta cần xin Ngài đến với chúng ta. Điều này cho thấy là chúng ta quên mất rằng Chúa Thánh Thần đã ở và ngự trị trong tâm hồn mỗi người rồi, vào ngày mà chúng ta lãnh nhận bí tích thêm sức, khị vị Giám Mục xức đầu lên đầu chúng ta và nói: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần.”  Như thế, vấn đề còn lại là mỗi cá nhân có luôn ý thức để nhận ra Chúa Thánh Thần đang ở trong tâm hồn mình hay không?

Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Lễ Chúa Giêsu thăng thiêng về Trời mà chúng ta mừng kính hôm nay đánh dấu một sự kiện thân xác loài người của Chúa Giêsu vào nước Thiên Chúa như đã được nói đến trong sách giáo lý Cộng Giáo số 665. “Sự lên trời của Chúa Kitô đánh dấu sự nhân tính của Ngài đã chung cuộc bước vào lãnh vực trời cao của Thiên Chúa, từ nơi đó Ngài sẽ lại đến, nhưng trong thời gian đó, sự lên trời của Đức Kitô đã che giấu Ngài khỏi mắt người ta.”

Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
 “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.
Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.”( Ga 15: 10)

Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
 Chúng ta đang sống trong mùa Phục Sinh của lịch Giáo Hội.  Một điều thú vị của mùa Phục Sinh là sự việc đó đã xẩy ra hơn hai ngàn năm trước, nhưng chúng ta không ăn mừng “Phục Sinh” như là một biến cố lịch sử. Mà trái lại chúng ta hân hoan tuyên bố “Chúa sống lại” chứ không  nói “Chúa đã sống lại.” Khi chúng ta tuyên bố như vậy, thì chúng ta xác quyết và tuyên bố một tin vui trọng đại đó là Chúa Giêsu Kitô vẫn tiếp cứu rỗi mỗi người chúng ta mỗi ngày, và thực hiện lời Ngài đã hứa “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mát-thêu 28:20)  Một điều vui mừng hơn nữa là mỗi ngày trong đời sống của người tín hữu Công Giáo, chúng ta vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu lại đến một lần nữa trong vinh quang và mang chúng ta lên nước Thiên Đàng với Ngài. “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó."  (Gioan 14: 3) Do đó mùa Phục Sinh là mùa của cả ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại và tương lai.

[1] 1 2 [2/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!