NÃO TRẠNG ‘VỨT BỎ' VÀ SỰ HUỶ HOẠI PHẨM GIÁ CỦA TÍNH DỤC
Lm. Jos Đồng Đăng
Tình
dục là một phần quan trọng trong đời sống con người; nó không chỉ
thuộc về lãnh vực thể lý nhưng còn chi phối toàn bộ nhân vị. Tình
dục trở nên dấu chỉ tình yêu. Tuy nhiên, trong thực tế, tình dục bị
giản lược thành một nhu cầu hạ đẳng để khoả lấp tính ích kỷ và
hành vi khoái lạc của con người. Xã hội đầy rẫy những vấn nạn về
tình dục. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời nhận xét sát
sườn sau đây như là một hồi chuông cảnh tỉnh: “Trong thời đại chúng ta, tình dục có nguy cơ bị nhiễm độc bởi
não trạng “sử dụng và vứt bỏ”. Thân xác của tha nhân thường bị thao
túng và xem như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn đem lại thoả
mãn, và bị khinh dễ khi nó không còn hấp dẫn nữa.” Vậy,
đây là lúc chúng ta cần nhìn lại giá trị đích thực của tình dục, nhận
diện nguy cơ khiến cho tình dục bị nhiễm độc, đồng thời, tìm một
lối đi để bảo vệ phẩm giá của tình dục.
|
THAM DỰ HỒI TÂM, NGHE GIẢNG VỚI TÂM LÝ NÀO?!
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Trong những dịp đặc biệt như Mùa Vọng, Mùa Chay, mừng bổn mạng, mừng ngân khánh, kim khánh… các giáo xứ, các hội đoàn thường chuẩn bị bằng những buổi hồi tâm, tĩnh tâm, hội thảo. Trong những trường hợp này, người tham dự luôn luôn được nghe những bài giảng, bài nói chuyện với những chủ đề hấp dẫn, và dĩ nhiên, được trình bày do những thuyết trình viên, những nhà chuyên môn đạo đức, có bằng cấp, uy tín và địa vị.
|
HÌNH PHẠT CỦA SỰ KIÊU CĂNG
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Văn Hoá Sự Chết ngày càng bao phủ đặc dầy trên lương tâm nhân loại. Thế giới vẫn tiếp tục hứng lấy biết bao nhiêu thảm hoạ tai ương. Lúc này nạn dịch Corona đang trở nên một đại dịch cho toàn cầu, cũng chỉ do lòng hoang tưởng kiêu căng của con người. Phải chăng hình phạt từ Trời Cao đang đổ xuống nhãn tiền?
...Xin mở file kèm
|
Chiêm niệm trong hoạt động
Elisabeth Nguyễn
Đời sống của mỗi Kitô hữu là một vườn nho sinh hoa trái làm ích lợi cho Chúa, cho Giáo Hội. Vì vậy chúng ta phải có một tâm hồn chiêm niệm. Chiêm niệm cho chúng ta có một trực giác nhậy bén với Chúa, để biết Ý Chúa và theo Ý Chúa vì lúc nào chúng ta cũng kết hợp với Chúa.
|
ĐẶC SỦNG CỦA PHONG TRÀO CURSILLO.
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Mỗi Dòng tu, mỗi Đoàn hội, mỗi Phong trào (PT) đều có một đặc sủng riêng cho Dòng, Đoàn hội và Phong trào đó. Trong phạm vi của bài viết, ta cùng tìm hiểu:
|
SÁM HỐI
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Sám hối là biết mình đã phạm tội nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa. Sám hối phải đi vào nội tâm để thay đổi não trạng của con người. “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,2). Tiếng hô của Gioan Tẩy Giả đã làm con người thức tỉnh, thay đổi não trạng, nhìn lại chính mình.
|
Bảo vệ chỗ HIỂM YẾU NHẤT trong mỗi người
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Xin trân trọng chia sẻ với mọi người. Các điểm chính trong clip như sau: 1/ chỗ hiểm yếu nhất của mỗi người là gì và cách bảo vệ nó 2/ tại sao số lượng và mức độ ác ngày càng tăng cao ở VN và Trung Quốc ? 3/ giải pháp nào cho tương lai con cháu? 4/ quy luật vàng và bạc TIẾNG VIỆT: https://www.youtube.com/watch?v=Up7LsCwPalY&feature=youtu.be ENGLISH: https://www.youtube.com/watch?v=aZtlYMj4TBc&feature=youtu.be GHI CHÚ: clip bằng tiếng Anh trình bày cho khán thính giả quốc tế nên một số chi tiết sẽ hơi khác bản Tiếng Việt.- Một góp tay nho nhỏ vào việc THẢI ĐỘC cho giống nòi (xem ảnh)
|
VĂN HOÁ DỄ THƯƠNG
Jorathe Nắng Tím
Kính mời theo dõi video tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=UGeW-4yQhj0 thương” là hạnh phúc lớn nhất của người được yêu và đang yêu, vì chỉ người biết mình được yêu rất nhiều mới biết mình dễ thương, và chỉ người đang yêu rất nhiều mới hiểu giá trị vời vợi của hạnh phúc “dễ thương” với mọi người.
|
Bận rộn
Elisabeth Nguyễn
„Càng bận rộn con càng phải dành thời giờ để suy tư học hỏi và nhất là để cầu nguyện. Con sẽ được bình an“ (Bậc Đáng Kinh HồngY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận)
|
HƯỚNG VỀ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
(sưu tầm)
Chúa nhật XXXIII thường niên, 17.11.2019, lễ các thánh Tử đạo Việt Nam. Chúng ta hướng về các ngài và cùng chung lời cầu nguyện:
|
TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM VỀ SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO NHÂN NGÀY KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
Dựa theo các sắc lệnh Công Đồng về Hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội hay “Sứ vụ truyền giáo cho lương dân – Missio Ad Gentes”. Truyền giáo là khái niệm được hiểu trong tương quan với những dân tộc và nhóm người nơi mà Chúa Kitô và Phúc Âm chưa được biết đến hoặc biết đến chưa đầy đủ. Thông điệp truyền giáo Redemptoris Missio phân biệt sứ vụ truyền giáo với “thừa tác vụ mục vụ bình thường” và “tái Phúc Âm hóa”. Dựa theo Thông điệp ấy, các khái niệm “truyền giáo” và “hoạt động truyền giáo” được giải thích cặn kẽ hơn và ngày hôm nay cũng được đề cập đến vấn đề phải hiểu truyền giáo là như thế nào. (Karl Muller, SVD)
|
Tôi đi cấm phòng
Elisabeth Nguyễn
Nghe hai chữ Linh Thao là lạ hay
hay nhưng chẳng hiểu gì hai chữ ấy cả. Quái lạ! Mình là con người đạo gốc, gia
đình có đạo cả mấy đời rồi mà chưa hề nghe hai chữ Linh Thao, mà lại là một
phương pháp cấm phòng: Linh Thao? Từ sự thắc mắc này khi biết có khóa Linh Thao
được tổ chức tại Betzdorf, tôi tìm hỏi và ghi danh tham dự.
|
CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Cầu nguyện hay cầu xin là hai
động tác mới nghe qua tưởng như giống nhau, nhưng trong thực tế, hai hành động
này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa tu đức và thần học. Tuy nhiên, có thể nói cho
đến nay, phần đông giáo dân Việt Nam vẫn cho rằng cầu nguyện là đọc các kinh và
xin ơn.
|
TÌM HIỂU THÁNH VỊNH
Elisabeth Nguyễn
Một cụ bà đã hơn 80 tuổi, chị kể là ở
Việt Nam, sống nghèo khổ lắm, không được ăn học, nhưng Chúa thương cho được gia
đình sống gần nhà thờ, vào chiều mỗi ngày, khi chị nai lưng trên đồng ruộng,
được nghe các cha, các dì cầu nguyện mà như hát ấy. Thấy hay quá, chị cứ hát
theo và thuộc thật nhiều đoạn Thánh Vịnh. „Cô biết không, cứ thế mà tôi thích
đi làm hơn ở nhà, và làm việc không mệt nhọc chút nào“. Chị hay đọc cho tôi
nghe những vần thơ hay và đẹp dâng lên Thiên Chúa, có nhiều câu thật mượt mà, có
nhiều câu năn nỉ nằn nì dễ thương lắm, gợi trí tò mò của kẻ tân tòng này. (nói
ra thì thật xấu hổ, tân tòng bao lâu rồi mà chả biết gì về đạo nghĩa, ngoài việc
đi lễ Chúa Nhật ở nhà thờ rồi thôi, xong bổn phận).
|
Sao không thành sao?
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Trân trọng kính mới xem video này https://www.youtube.com/watch?v=6LUJ0LoqkWQ&feature=youtu.be
|
ĐỌC KINH HAY CẦU NGUYỆN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
“Cả nhà ra đây đọc kinh”. Mỗi
lần nghe câu nói ấy của thầy tôi là tôi cảm thấy chán ngán và buồn ngủ. Sáng đi
lễ, chiều đi chầu, tối về còn phải đọc kinh. Đối với một đứa trẻ như tôi thì đọc
gì mà đọc lắm thế. Chúa có điếc đâu mà cứ phải lải nhải suốt ngày như vậy. Nhưng
nghĩ gì thì nghĩ, đọc kinh vẫn phải đọc kinh. Vậy đọc kinh là gì? Đó có phải là
một hình thức cầu nguyện không?
|
Phẩm giá của Ki-tô hữu
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
Ki-tô hữu là người có một phẩm giá
cao quí. Phâm giá này phát xuất từ Đức Ki-tô, Đấng vừa là người, lại vừa là Chúa.
Là người, vì Đức Ki-tô là con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và là Con Đức Chúa Cha (Mc
1,11 ), là Chúa vì là Ngôi Hai Thiên Chúa
|
NGHIÊM-PHỤ, HAY TỪ-PHỤ, HIỀN-PHỤ?
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Nhân ngày
Father’s Day, tại sao chúng tôi không dùng “TỪ-PHỤ”, hay “HIỀN-PHỤ” mà lại chủ
trương dùng NGHIÊM-PHỤ, thay vì TỪ-PHỤ, HAY HIỀN-PHỤ như thường thấy? Là vì:
|
Những con mắt buồn phiền, xin cấy lại niềm tin
Thái Công Tụng
Xin mượn lời
ca trong một bài hát nọ làm tựa đề cho bài viết. Đôi mắt là cửa sổ của linh
hồn và những con mắt buồn phiền cũng là phản ánh tâm trạng lo âu, buồn bực,
trăn trở của con người . Thực vậy, khổ đau luôn luôn là một vấn nạn muôn kiếp.
Bài thơ sau đây của Alfred de Musset cũng văng vẳng hai câu:
'L'homme est un apprenti, la douleur est son maitre,
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “sáng kiến mục vụ…”
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Ông lão ấy tên là Peter Dupont 72 tuổi, sống một mình…Ông làm
việc trong một ngân hàng với nhiệm vụ chuyển thư từ, tài liệu từ văn phòng này
tới văn phòng khác…
|
CẨN THẬN TRƯỚC CƠN BÃO CỦA TRUYỀN THÔNG
Người Giồng Trôm
Thực tế cuộc sống, ta thấy bất cứ chuyện gì cũng từ truyền thông
hay nói cách khác là từ người này thông truyền cho người khác và từ từ nhiều
người mới biết chứ không tài nào người này biết chuyện của người kia và bao
nhiêu chuyện khác nữa. Và như thế, ngon hay dở cũng từ truyền thông mà ra.
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về cuốn phim ngắn “Xưng Tội – Confesion”…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Cuốn phim ngắn ngủi và dễ thương này đã được một Linh Mục
người Miến Điện – cha John La Raw - thực hiện trong thời gian cha theo học nghề
đạo diễn tại đại học Chung – Ang University, Hàn Quốc…Năm 2016, phim “Xưng Tội”
đoạt giải phim ngắn hay nhất trong Liên Hoan Phim Công Giáo quốc tế…Thú thật vào
thời điểm đó, người viết cũng nhác thấy cái tựa đề “Confession” xuất hiện trên
mạng xã hội đôi ba lần, nhưng vốn không mấy thích thú với phong trào
“confession” của cư dân mạng…nên không quan tâm…Mùa Chay năm nay – 2019 – lại
thấy “ Xưng Tội – Confession”…và quyết định mở xem…À thì ra là một cuốn phim
ngắn rất đáng xem…
|
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - BÀI 2: ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG TÌNH THƯƠNG
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
Thiên Chúa đã
dựng nên loài người chúng ta, cho ta được sống thân mật với Ngài. Khi ta đánh
mất hạnh phúc, Thiên Chúa đã cho Con Ngài đến cứu chuộc (Chúa đến lần đầu) và
tới ngày cuối cùng, Con Thiên Chúa sẽ lại đến để công khai xét xử loài người mọi
thế hệ (Chúa đến lần hai). Giữa hai lần đến công khai ấy, Thiên Chúa không ngừng
đồng hành với Hội thánh Ngài.
|
HIỆP NHẤT TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT - BÀI 1: CHÚA CHO THẤY NGÀI ĐANG ĐẾN
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
Giữa tháng Giêng 2019, nhiều người trong chúng ta nhận được email
kêu gọi ký tên yêu cầu Hãng DC Comics ngưng phát hành một bộ truyện tranh hài
dài 6 tập báng bổ Kitô giáo, có tựa đề “Second Coming, Chúa đến lần hai”. Những
người hưởng ứng có lẽ không mấy hy vọng sự lên tiếng của mình sẽ được nhà sản
xuất quan tâm. Thế nhưng cuộc vận động đã có kết quả tốt đẹp và cũng đang gợi ý
để chúng ta đi xa hơn…
|
HAI VUA TRƯNG dựng nước xưng vương
Luật sư Ng Công Bình
Năm
40 sau CN , HAI VUA TRƯNG đã có công
rất lớn lao là:
1. khôi phục Quốc Danh
và dựng nước Lạc Việt ,
2. và tái ban hành và cho áp dụng
trở lại trên toàn quốc các Hiến Quyền trong Bộ
Luật Hiến Pháp và các bộ luật khác của Nước Lạc Việt mà Cha
Rồng Mẹ Tiên lập ra cho Con Dân. Các nền nếp ấy đã luôn được các thế hệ Lạc
Việt truyền dạy cho nhau gọi là Ðạo Cha Rồng
và sống còn trong lòng người Lạc Việt bất khuất trước những luật lệ ngoại lai
không đủ nhân bản người đô hộ áp đặt trên Dân ta.
Song ta nghe các sách Sử đều nói Hai Vua Trưng và quân Lạc Việt chỉ giữ được bờ
cõi 3 năm rồi bị thua vì lý do ‘quân ta ô hợp’. Kiểm lại ta thấy
Mã Viện không viết ra 2 chữ ô hợp
ấy song ta tự thêu cái mũ mang 2 chữ sỉ nhục
và ô nhục ấy chụp lên đầu Hai Vua
và quân Lạc Việt mà kết luận hồ đồ. Ðó là một ví dụ để cho thấy người viết
sử đã cho ý kiến nông nổi làm người người lầm lẫn nghe theo. Quân ta thua vì Mã
Viện cho phá đê nhân mùa lũ lụt. Ðể cho thật công bình,
trong bài này, ta cùng đọc thẳng
các trang
Kỷ Trưng Nữ Vương trong cuốn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư
là
cuốn sử chính thức của nước ta viết vào thời nhà Lê.
Bài
2 xin minh chứng rằng Lạc Việt đã
có một
hệ thống luật pháp xây đắp
trên những nền
nếp vững chãi mà
tổ tiên ta gọi là
Mười Tám
nền
HÙNG
碓 như đá
tảng
tôn trọng quyền
làm người và
quyền
sống tự do.
Nay xin
dùng
thuật ngữ
luật gọi là
Bộ
Hiến Luật
của
Cha Rồng
Mẹ Tiên là Luật
Nền Tảng căn bản trong đại cuộc trị nước an dân.
Nước
Lạc
Việt
4000
năm trước đã
có Luật và còn có cả Bộ
Hiến
Luật. Chỉ trong ba năm trên ngôi
và tuy bận chinh chiến song các Hai Vua đã khôi phục hầu hết các luật lệ ấy.
LsNguyenCongBinh@gmail.com
...Xin mở file kèm
|
HIỆP NHẤT VÀ ĐOÀN THỂ
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Tuần lễ từ ngày 18 đến 25 tháng Giêng hàng năm được Giáo hội
dành để cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu trên toàn thế giới.
Nghi thức cầu nguyện nầy được các Giáo Hội Kitô – Tin Lành, Công Giáo, Anh Giáo,
Chính Thống Giáo, đồng thuận cùng nhau tổ chức.
|
KẾ HOẠCH VỀ TRUNG ĐÔNG CỦA THIÊN CHÚA
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tình hình Trung Đông hiện nay cho thấy quá xấu và ít hy vọng.
Xáo trộn và bất ổn không chỉ ảnh hưởng những nước ở trong vùng mà toàn thế giới.
Vậy ai có thể đưa ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề trọng đại này?
|
NHÓM THỨ SÁU [của Lớp Thánh Kinh 100 tuần Lạng Sơn]
Một thành viên Nhóm Thứ Sáu
Một trong những thao thức vá ước nguyện của thầy Giê-rô-ni-mô
Nguyễn Văn Nội là có người tiếp nối công việc phục vụ lớp Thánh Kinh 100 tuần.
Sỡ dĩ thầy Giê-rô-ni-mô có thao thức và ước nguyện ấy vì thầy thấy ích lợi to
lớn của phương pháp Thánh Kinh 100 tuần và đồng thời cũng thấy có ít linh mục
quan tâm đến việc mở Khóa Thánh Kinh 100 tuần cho giáo dân, trong khi giáo dân
rất cần được học hỏi và trau dồi để nâng cao kiến thức về Thánh Kinh. Nhiều lần
thầy Giê-rô-ni-mô đã bày tỏ thao thức và ước nguyện ấy với anh chị em chúng tôi
trong lớp. Một số anh chị em học viên cũng muốn chia sẽ thao thức và ước nguyện
của thầy nhưng còn nhiều e ngại, vì sợ không làm được việc khó khăn ấy.
|
NIỀM VUI PHỤC VỤ LỜI CHÚA
Jerome Nguyễn Văn Nội
Ngoài niềm vui của đời sống gia đình, Thiên Chúa còn ban cho
tôi một niềm vui lơn lao trong cuộc đời của tôi, nhất là trong lúc tuổi già này.
Đó là niềm vui phục vụ Lời Chúa qua các Khóa/Lớp Thánh Kinh, đăc biệt là Khóa
Thánh Kinh 100 tuần mà tôi đang hướng dẫn tại Nhà Thờ Lạng Sơn Hạt Xóm Mới.
|
NHÂN MÙA GIÁNG SINH, ĐI TÌM Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA CHỮ “HÒA ” 和 TRONG TÔN GIÁO.
NGUYỄN ĐỨC CUNG
Trong
sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một
ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền tụng nhất và ý nghĩa tích cực
của hòa bình, một câu mà Liên Hiệp Quốc đã từng chọn làm câu châm ngôn trong năm
hòa bình của thế giới cách đây mấy thập kỷ : “Người ta sẽ đúc gươm đao
thành cuốc thành cày, rèn dáo mác nên liềm nên hái…”. Ý nghĩa câu nói thật là
tích cực, tuy vậy thời gian qua chiến tranh từ đó đến nay vẫn cứ triền miên
không dứt khi thì chỗ này, nay lại chỗ khác. Khi nói đến chữ “hòa” thì liên
tưởng trước hết có lẽ phải nhắc lại hai chữ hòa bình nhất là chữ hòa như trong
Khổng giáo có lời dạy ở sách Trung Dung về đạo tu, tề, trị, bình” tức tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
|
TÓM LƯỢC: MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHONG TRÀO CURSILLO.
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Cursillo là một Phong trào tông đồ giáo dân của Giáo Hội Công Giáo, ra đời vào
thập niên 40 thế kỷ XX
tại đảo Mallorca nước tây Ban Nha. Vị sáng lập Phong trào là ông Eduardo Bonnin.
Ông Bonnin thuật lại:“Tiến sĩ giám mục Hervás giáo phận Mallorca đã giúp các
khóa Cursillo đi vào bằng cửa chính của Giáo Hội”.Hiện Phong trào đã có mặt
ở hơn 800 giáo phận trong gần 100 quốc gia, với khoảng 10 triệu Người tham
dự.(theo Cẩm Nang Lãnh Đạo 2012)
|
GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Lúc còn là một cậu thiếu
niên khi nghe đoạn Tin Mừng trong ngày lễ khánh nhật truyền giáo có câu "Hãy
đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15) và
tiếng hát hân hoan, ca tụngĐẹp thay những bước chân
gieo mầm cứu rỗi. Đẹp thay những bước chân
rảo khắp nẻo đời.
|
ĐỨC MARIA: TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Những người Tin Lành chối bỏ
sự đồng trinh của Đức Mẹ. Họ nói bà Maria chỉ đồng trinh trước khi sinh Giêsu
thôi, sau đó thì có con với chồng bà. Họ căn cứ vào các trích đoạn Thánh Kinh
nói về anh em Chúa Giêsu và kết luận, nếu Giêsu có những người anh em mà tên
tuổi được ghi lại rõ ràng trong Thánh Kinh, thì làm sao có thể nói là bà Maria
còn đồng trinh sau khi sinh Giêsu?
|
ĐỒI ĐỀN THỜ Ở JERUSALEM
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Từ nhiều thế kỷ, Jerusalem vẫn là trung tâm của xung đột. Tại sao lại như vậy? Có gì bí ẩn ở đằng sau? Khi nào thì hết tranh chấp? Kinh Thánh phải chăng đã nói về một kết thúc huy hoàng đầy phấn chấn!
|
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT CHÚA và Ở BÊN NGOÀI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI KHÔNG?
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Hỏi: xin cha cho biết lập trường của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề cứu rỗi của những người sống bên ngoài Giáo Hội Công Giáo , kể cả những người vô thần để biết xem họ có thể được cứu rỗi nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô hay không.
|
Sự sống chung trong cộng đoàn (gia đình, nhóm)
Elisabeth Nguyễn
“Anh em hãy sống cho xứng đáng với ơn kêu gọi mà Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại. Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau” (Ep 4, 2-3)
|
CHIA SẺ MỪNG NĂM THÁNH - Bài 3 - HAI THỦ PHẠM KHIẾN MÙA THẤT THU
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
Chào mừng Năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày tuyên phong hiển thánh 117 vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam (1988 - 2018) Lm Trăng Thập Tự xin gửi tặng quý bạn đọc File PDF có mục lục liên kết quyển KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH VÀ GIA LỄ CÔNG GIÁO tiện dụng cho điện thoại cảm ứng. Xin mời tải xuống tại đây. http://conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=18203
|
KINH NGUYỆN GIA ĐÌNH và GIA LỄ CÔNG GIÁO
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
Lời giới thiệu của Uỷ ban Mục vụ Gia đình Chúng tôi rất vui mừng giới thiệu với cộng đồng Dân Chúa, mọi người và mọi nhà, quyển Kinh Nguyện Gia Đình và Gia Lễ Công Giáo. Có thể nói, đây là bản chỉ dẫn thực hành giúp chúng ta thực hiện điều các Đức Cha thân yêu nhắn nhủ trong thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi các gia đình Công giáo, năm 2016, số 7: “Gia đình là ngôi nhà thờ phượng khi gia đình tràn ngập sự hiện diện của Chúa. Ngài sẽ bước vào ngôi nhà của anh chị em khi mọi người trong nhà cầu nguyện chung, lắng nghe Lời Chúa và mời Chúa đến thăm: “Này Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20). Do đó việc lập bàn thờ và cầu nguyện chung trong gia đình là điều rất quan trọng với gia đình Công giáo. Những giờ cầu nguyện chung liên kết mọi người trong Chúa, giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa trong mọi biến cố gia đình, cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trở nên chứng nhân của Chúa giữa lòng đời.”
...Xin mở file kèm
|
BÁN RẺ ĐAM MÊ – CHẾT MÒN TUỔI TRẺ
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
Tôi thấy nhiều bạn trẻ, sau khi tốt nghiệp lớp 12, họ muốn nộp hồ sơ thi tuyển vào đại học mà lúng túng không biết chọn ngành nào cho thích hợp với sở trường và đam mê của mình. Từ đó, họ hùa theo số đông, nghe theo chúng bạn chọn những ngành hot nhất hiện nay mà chẳng có một tiêu chí nào để chọn lựa. Bạn quên một điều hết sức quan trọng rằng: trong bạn dường như Thiên Chúa đã đặt một đối tượng đam mê nào đó như Ngài đã đặt quả bóng vào trong cuộc đời của danh cầu thủ Cristiano Ronaldo. Điều quan trọng là bạn cần khám phá ra đối tượng đó và lượng giá bản thân để có thể tiến xa và bay cao trong hành trình làm người. Và thiết tưởng, câu nói của Virender Kapoor sẽ là động lực giúp bạn dấn thân mà không sợ mệt mỏi và lạc đường: “Đam mê mang đến cho con người hai điều: Thứ nhất, nó giúp chúng ta được là chính mình, sống và đối nhân xử thế như mình mong muốn. Thứ hai, nó hòa hợp và làm hoàn thiện bản thân”.
|
VÀ CON TIM ĐÃ THÔI NGUỘI LẠNH…
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Sáng nay ngồi bàn cà phê sáng với nhau, một anh em Linh Mục kể cho chúng tôi nghe chuyện cha gặp Giáo Dân sau Thánh Lễ sáng, cha kể ra cửa Nhà Thờ mấy bà đến nói với cha: “Cha ơi, Chúa Nhật này con đi biểu tình không chấp nhận đặc khu, sắp mất nước rồi”. Kể xong cha bảo: “Mấy bà này rất bình thường trong Giáo Xứ, xưa nay không hề thấy nói năng gì về những vụ xã hội chính trị chính em gì cả, bữa nay cũng hăng say quá”.
|