Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
MÈO VỚI CHUỘT VÀ CHÓ

 

Cách đây không lâu trên báo “Tuổi Trẻ Cười”, một độc giả đã nêu lên câu hỏi như sau:

“Tôi sinh năm 1975, mẹ tôi bảo tuổi Mẹo, cầm tinh con mèo, cha tôi thì bảo tuổi Mão, cầm tinh con thỏ. Như vậy có phải Mão là thỏ, còn Mẹo là mèo hay không? Đến nay tôi biết trong 12 con giáp không có con thỏ. Vậy năm 2011 này, gọi là Tân Mão hay Tân Mẹo, cầm tinh con thỏ hay con mèo?”

Và Cô Tú, chủ “quán Mắc Cở”, đã trả lời như sau:

“Theo cách tính của âm lịch, lịch Can-Chi, thì Tí, Sửu, Dần, Mão… là 12 chi. Người làm lịch chọn cho mỗi chi một con vật làm biểu tượng. Ví dụ: Tí biểu tượng là con chuột. Sửu biểu tượng là con trâu… Cần hiểu rằng: Theo chữ Hán, Tí không có nghĩa là chuột và Sửu cũng không có nghĩa là trâu. Tương tự như vậy, Mão không phải là mèo và cũng không phải là thỏ. Riêng từ Mẹo là tiếng Việt thì rất có thể do từ mèo mà ra.

Âm lịch của người Trung Hoa có rất sớm, khoảng đời nhà Thương (thế kỷ 16 TCN). Khi ấy nước Trung Hoa chưa có mèo thuần dưỡng, chỉ có loại mèo rừng. Hầu hết giống mèo thuần dưỡng đều có nguồn gốc từ Ai Cập. Châu Âu mãi đến thời Trung Cổ mới biết nuôi mèo. Vì chưa có mèo, nên các nhà làm lịch Can-Chi của Trung Hoa lấy con thỏ làm biểu tượng cho chi Mão.

Khi người Việt Nam biết sử dụng lịch Can-Chi, thì dân ta đã nuôi mèo, nên các nhà làm lịch người Việt bèn linh động, dùng con mèo làm biểu tượng thay thế con thỏ, vì lẽ con mèo gần gũi hơn. Hiện nay, người Hoa vẫn nói rằng tuổi mão cầm tinh chon thỏ, còn người Việt thì tuổi mão cầm tinh con mèo”.

Tác giả Lữ Khách, trên báo Kiến Thức Ngày Nay trong giai phẩm xuân Tân Mão, cũng cùng một quan điểm như trên, nhưng lại thêm một câu hỏi: Tại sao người Trung Quốc không nêu biểu tượng con mèo?

Tương truyền rằng:

Ngày xửa ngày xưa, Ngọc Hoàng tuyên triệu các loài vật lên thiên đình để được chọn lựa và thụ phong 12 con giáp. Mèo và chuột đều “quá giang” trên lưng bác trâu tốt bụng. Khi bơi qua sông Ngân Hà, chú chuột láu cá đẩy chú mèo xuống nước. Lúc chú mèo ngoi lên được, thì đã trễ, xếp thứ 13, nên phải ra rìa. Bác trâu cần cù, dẫn đầu đoàn quân, nhưng khi đến cửa thiên đình, chú chuột bèn nhảy phóc qua đầu bác trâu, thành ra được xếp thứ nhất trong 12 con giáp. Cũng từ đó, mèo thấy chuột là phải vồ bằng được cho hả giận.

Đó là truyền thuyết dân gian, còn các nhà khảo cổ thì cho rằng sở dĩ Trung Quốc vốn không dùng biểu tượng mèo là vì mèo mới chỉ được du nhập vào Trung Quốc từ đời Minh Đế (43-61) nhà Đông Hán, cách thời điểm phát minh ra 12 con giáp đã trễ gần 200 năm, nên không có chỗ đứng. Còn Mông Điểm đời Tần Thuỷ Hoàng (220-207 TCN) đã sử dụng lông thỏ làm ra bút lông, chứng tỏ giả thuyết trên là có lý.

Mèo thấy chuột, thì phải vồ cho bằng được. Vồ được rồi, thường không cắn chết hoặc xơi tái ngay, trái lại còn vờn tới vờn lui, đùa giỡn hồi lâu và cảm thấy thích thú trên sự sợ hãi và đau đớn của chuột. Tìm hiểu về mối thù truyền kiếp của mèo đối với chuột, gã ghi nhận được một vài mẩu truyện sau đây.

Mẩu truyện thứ nhất:

Ngày xửa ngày xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng được ở trên thiên đình. Trời trao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng chuột không phải là loài đáng tin cẩn, nhân được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho, rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.

Sau Trời biết được, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà đuổi xuống dưới hạ giới để giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Nhưng chứng nào tật ấy, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người, rả rích ăn. Đến nỗi người đã phải than rằng:

- Chuột kia xưa ở nơi nào? 

  Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?

Người lấy làm chua xót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt chuột đem lên trả cho Trời và tâu rằng:

- Chuột này vốn ở thiên đình, sao Trời lại thả nó xuống hạ giới làm chi?

Trời nói:

- Ừ, trước kia nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều lắm, nên ta không cho nó ở trên này nữa, mà đuổi nó xuống hạ giới, cho nó giữ kho lúa ở dưới ấy.

Vua Bếp tâu:

- Xuống dưới ấy, nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm chúng con thiết nghĩ: lúa của Trời thì nhiều, mà lúa của người thì ít, của Trời nó ăn không hết, chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày sẽ hết, và người người đến phải chết đói mất. Vậy xin bây giờ trả lại nó cho Trời.

Trời nghe tâu, bèn phán:

- Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, nên không thể lại để nó lên đây một lần nữa. Thôi bây giờ ta đã có cách: con mèo của ta, ta cho ngươi đem xuống hạ giới, để khi nào lũ chuột ăn lúa của nhân gian, thì ngươi hãy thả nó ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ mà ăn chuột đi; còn khi nào nó không muốn bắt chuột, thì ngươi bảo nó cứ kêu toáng lên rằng: “Nghèo, nghèo, nghèo", ắt chuột sẽ phải sợ nó mà bỏ đi.

Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem cả chuột lẫn mèo xuống trần gian. Và cứ theo như lời dạy mà làm. Thành thử, hễ khi nào rình bắt được chuột, thì mèo cứ "gầm gừ, gầm gừ". Còn khi nào không bắt được chuột, thì mèo cứ vô tư kêu: "Nghèo, nghèo, nghèo!”

Những lúc ấy, mèo hồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua Bếp mà mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua Bếp, nên mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro trong bếp mà phóng uế.  (VietFun Story).

Mẩu truyện thứ hai:

Ngày xưa, mèo và chuột đều chung sống hòa bình và đều biết nói tiếng của loài người. Nhưng bản tính của hai loài vật này quá khác nhau, nên mâu thuẫn nảy sinh và ngày càng trầm trọng.

Hôm nọ, trong một nhà kia, chủ nhà bực bội vì mâm thức ăn mình chưa đụng đũa đến nhưng đã thấy thất thoát. Vừa nghe chủ nhà quát tháo, mèo đã uốn éo đến cạ mình vào chân ông chủ và nói:

- Ông xem thử dấu răng nham nhở trên miếng thịt kia là của ai?

Quá dễ, chủ nhà thấy ngay đó là dấu răng chuột nên bèn lôi lũ chuột ra nện cho một trận. Chuột chúa kêu oan inh ỏi:

- Ông ơi, đúng là tụi con có tội. Ông nghĩ mà xem, cả đám tụi con vì đói nên phải ăn vụng, nhưng cũng chỉ hết có chút xíu thịt. Còn lão mèo ấy à, lão giở cả lồng bàn lấy đi nguyên con cá to. Chẳng qua lão ấy khéo quá nên ông không phát hiện mà thôi!

Mèo bèn gầm gừ:

- Bằng chứng đâu mà bọn mày dám bảo ta ăn nguyên con cá to?

Bực mình với hai tên kẻ cắp, ông chủ bèn tát mỗi con một cái cực mạnh khiến cả hai mất luôn khả năng nói và hiểu tiếng người. Từ đó, mèo và chuột trở thành kẻ thù truyền kiếp của nhau. Có điều chuột thì luôn bị săn đuổi, đánh đập, còn mèo thì vẫn nhơn nhơn thân cận với con người! Nhiều lúc buồn tình đời, chuột triết lý:

- Mình phá cả đời cũng không bằng hắn xơi một quả. Vậy mà lúc nào tiếng xấu cũng thuộc về mình. Đúng là con người nói chớ có sai: Lý thuộc về kẻ mạnh!” (Bút Bi, báo Tuổi Trẻ).

Từ mối thù truyền kiếp này, hễ thấy chuột là mèo phải rình bắt cho bằng được. Bắt được rồi, thì cứ từ từ mà xơi tái. Bởi vì thịt chuộc là một món ăn bổ dưỡng, giúp cho mèo được sáng mắt. Thực vậy, theo các nhà khoa học nghiên cứu thì để duy trì sức nhìn vào ban đêm, mèo cần phải ăn thịt chuột, vì trong thịt chuột có rất nhiều chất taurine, giúp cho hoạt động của các tế bào hình nón cảm nhận được ánh sáng yếu. Và hơn thế nữa, thịt chuột còn là một món ăn khoái khẩu cho loài mèo. Một món ăn tuyệt vời, ngon ơi là ngon. Do đó mới có truyện:

Một con mèo chết đi và đưa lên thiên đường, Thượng đế hiện ra và nói:

- Con là một con mèo tốt khi còn sống. Bây giờ con mong ước gì, thì sẽ được nấy.

Con mèo nói:

- Con sống trong một gia đình nghèo khó, suốt cuộc đời phải ngủ trên sàn gỗ cứng.

Thượng đế mỉm cười:

- Sẽ không còn thế nữa.

Dứt lời, một chiếc gối nệm rất êm được mang đến. Vài ngày sau, có mấy chú chuột cũng chết và được đưa lên thiên đường. Thượng Đế cũng ban điều ước cho chúng. Lũ chuột lao nhao:

- Cả đời bọn con cứ phải chạy, chạy suốt. Bọn con bị mèo, chó và cả các quý bà với cây chổi trên tay rượt đuổi suốt thôi. Tụi con ước gì mình có được đôi giày patin để đỡ phải chạy.

Thượng đế mỉm cười:

- Như chúng con đã ước.

Thế là mỗi chú chuột đều có một đôi giày patin mới toanh. Vài tuần sau, Thượng đế đi thăm chúng sinh trên thiên đường. Ghé ngang qua chỗ mèo, ông thấy chú mèo đang ngủ ngon lành trên gối nệm. Thượng đế đến khẽ lay mèo dậy và hỏi:

- Con khoẻ chứ? Con có thấy vui không?

Chú mèo vươn vai và rên ư ử ra chiều thích thú:

- Trong đời mình con chưa bao giờ hạnh phúc như thế này. Và đặc biệt mấy bữa ăn ngài để trên bánh xe mà gửi xuống cho con, thì thật là tuyệt vời! (xaluan.com).

Trong lúc mèo mang nối thù truyền kiếp đối với chuột, thì mèo lại bị chó “ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm”. Thực vậy, rất nhiều phen gã đã bị lũ chuột quấy phá. Chuột lớn thì cắn lúa ngoài ruộng, ăn thóc trong bồ, chuột nhắt thì cắn rách áo quần. Thậm chí nó còn chui vô máy vi tính và gậm nhấm từng sợi dây điện. Để diệt bớt loài chuột, đánh thuốc thì không ổn, bởi vì chuột ăn phải bả, sẽ nằm chết ở một kẹt góc nào nó, bốc mùi hôi thối không chịu nổi. Còn đánh bẫy thì chỉ được một vài con vào đêm đầu mà thôi, sau đó nó khôn ra, không chịu chui đầu vào cho bẫy sập nữa. Vì vậy, kế sách hay nhất là phải nuôi mèo.

Tuy nhiên, nuôi được một hai con mèo trong nhà không phải là chuyện dễ, nhất là khi trong nhà đã có dăm ba con chó. Có người đã từng phải đi xin hay đi mua, mèo lớn cũng có mà mèo nhỏ cũng có, thế nhưng cũng chỉ được dăm bữa nửa tháng, tất cả những con mèo đem về đều bị chó rượt đuổi tới cùng và cắn chết. Sự ghét cay ghét đắng này có nguồn gốc như sau:

Ngày xửa ngày xưa, chó và mèo gặp nhau trong rừng, chúng nhìn thấy đối phương và khá hài lòng về người bạn mới, trong đầu chúng nghĩ sẽ có một mối quan hệ tốt với "kẻ kia". Và vì thế, chó vẫy đuôi biểu hiện sự vui vẻ. Tín hiệu này thật dễ hiểu đối với người yêu chó và họ cũng biết nếu chó gầm gừ thì chúng đã sẵn sàng chiến đấu.

Nhưng mèo lại không cho là vậy. Từ nhỏ mỗi lần bú sữa mẹ, chúng phát ra tiếng gừ gừ nho nhỏ trong miệng nhằm báo cho mẹ biết mình đã nhận được sữa, đồng thời thể hiện sự thích thú. Khi lớn lên, mèo đem nguyên ký ức của mình làm thành một thói quen, và để tỏ ra thân thiện mèo đã gừ gừ.

Ôi, chó lại cứ tưởng mèo đang muốn gây sự với mình. Nhưng nếu bạn nào yêu mèo thì sẽ rõ khi sắp xung trận, mèo sẽ lắc đuôi liên tục. Hoá ra trong tình huống ấy, mèo đã nghĩ chó muốn tấn công mình. Từ đó, chó mèo không đội trời chung. Chỉ vì sự hiểu lầm đáng tiếc mà lý ra hai kẻ rất hợp làm bạn tâm giao lại trở thành kẻ thù.

Sự hiểu lầm này hoá ra chỉ vì chúng dùng những cảm giác và những tư duy của mình để suy đoán kẻ khác, mà không hề cố gắng tìm hiểu tâm hồn và những mong ước của kẻ khác loài kia. (Sưu tầm).

Cũng có truyện khác kể lại rằng:

Một ngày nọ, mèo và chó bị bắt vào ngục của Diêm vương vì đã cắn nhau một trận nảy lửa cho đến chết. Sau một thời gian thu thập nhân chứng, vật chứng đầy đủ, công tố viên, tức Mít tờ Phán quan, quyết định chuyển giao vụ việc khởi tố lên Diêm Vương. Sau đây là bài tường thuật trực tiếp buổi xét xử chó và mèo.

Diêm Vương hỏi Mèo:

- Trong cáo trạng của Mít tờ phán quan thì mèo cắn chó trước! Tức là mèo gây sự trước. Tại sao?

-Tại vì con thù nó

- Tại sao mèo thù nó?

- Tại vì nó cắn con

- Tại sao nó cắn mèo?

- Tại vì nó thù con.

- Tại sao nó thù mèo?

- Tại vì con cắn nó.

- Tại sao mèo cắn nó?

- Tại vì con thù nó.

- Thế ta hỏi tại sao mèo thù nó?

- Tại vì nó cắn con.

- Thế tại sao nó cắn mèo?

- Tại vì nó thù con.

Nghe thiên hạ đồn rằng: Kể từ lúc loài chó và loài mèo được sinh ra và vụ án được khởi tố, Diêm vương vẫn chưa xử xong. Chính vì thế mà loài mèo và loài chó vẫn còn rất ghét nhau vì không quên được mối cựu thù năm xưa mà đến nay lời giải đáp vẫn chưa được ngã ngũ.

Dĩ nhiên, cũng có những con mèo và những con chó sống chung hoà bình với nhau, như những người bạn chân thành. Neta-li Feuerstein và các cộng sự viên của ông tại Đại học Tel Aviv, Israel, đã phỏng vấn 170 gia đình nuôi chó và mèo. Phần lớn họ đều cho biết hai loài vật có thể sống thân mật với nhau. Sự dửng dưng chỉ chiếm 1/4 và tình trạng đấu đá xảy ra chưa tơi 1/10. Sự hòa hợp sẽ ở mức độ cao khi con mèo được nuôi trước con chó và khi chúng gặp nhau lúc con mèo chưa tới 7 tháng tuổi và con chó thì chưa được 1 năm tuổi. (M.T. theo Livescience).

Mối liên hệ tay ba giữa chuột mèo và chó làm cho gã nhớ tới một câu truyện trong sách Cổ Học Tinh Hoa, đại khái nhự thế này:

Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, nhưng vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng:

- Ai can ta đánh nước Kinh, thì sẽ bị xử tử.

Có một viên quan trẻ tuổi, muốn can ngăn mà không dám nói. Luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương ướt đẫm cả áo. Hôm thứ ba, vua gặp, mới hỏi:

- Người đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?

Viên quan thưa rằng:

- Trong vườn có một cây cổ thụ, chót vót trên ngọn cây, có con ve sầu hút gió, uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu, đằng sau có con bọ ngựa đang giơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắt con chim sẻ mà không biết sương đã xuống ướt đẫm cả áo… Như thế đều chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ở ngay sau lưng vậy.

Vua nghe nói tỉnh ngộ, bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.

Và tác giả đã thêm vào câu chuyện lời bàn như sau:

- Thế mới hay ở trên đời, ngay cả đến loài vật cũng chỉ rình hại lẫn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôi. Nhưng biết đâu trong khi mình muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt mình, mình chỉ ham mê trục cái lợi trước mắt, mà không phòng bị cái hại sau lưng. Mà khi tai hại nó đã xảy đến, thì chẳng những không thấy lợi đâu, lại thiệt thân mình trước. Cho nên người khôn thấy cái lợi, thì lo cả đến cái hại, lợi bất cập hại thì không bao giờ làm.

Trước thềm năm mới, gã xin mượn lời của tiên tri Isaia mà vẽ ra một tương lai an bình thịnh vượng:

Lúc bấy giờ: Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. (11,6-8).

Người với người sẽ không còn cấu xé lẫn nhau theo kiểu: Cá lớn nuốt cá hé. Hay theo kiểu: Anh như con chó, em như con mèo, hai con cắn nhau. Nhưng sẽ thực sự sống chung trong yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Và hoà bình sẽ mỉm cười với trái đất này.

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!