Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
HƯỚNG VỀ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ VIỆT NAM NHÂN DỊP MỪNG LỂ SUY TÔN THÁNH GIÁ 14 THÁNG 9 NĂM 2010

Trần Văn Trí

Hằng năm Giáo Hội mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá ngày 14-9, năm nay vào Thứ Ba 14-9-2010. Thánh Giá là ảnh tượng được các tín hữu hết lòng tôn kính mến mộ nên chúng tôi xin hiệp thông góp phần, hầu việc mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá được thêm nhiệt thành sốt sắng.

Đồng thời, trong khuôn khổ Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt kỷ niệm gần 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam (1670-2010), Giáo Hội mời gọi toàn thể giáo hữu tạ ơn Chúa về hồng ân ban cho Dòng Mến Thánh Giá dược thành lập và hoạr động cũng như cho các nữ tu Việt Nam của Dòng đã góp phần lớn lao vào công cuộc truyền giáo tại quốc nội cũng như tại hải ngoại.

Nhưng, trước tiên xin có đôi lời về Thánh Giá, về nguồn gốc và ý nghĩa suy tôn Thánh Giá. 

Thánh Giá

Từ lâu đời, hình thập giá đã xuất hiện trong các công trình văn minh cổ truyền Hy lạp, La mã và cả trong Ấn Giáo hay Bà la môn. Nhưng, đối với văn minh La mã, thập giá có ý nghĩa cực hình vì dùng để treo tội nhân bị án tử hình. Trước công nguyên, đế quốc La mã đã lan rộng tới Trung Đông, qua Giê ru sa lem, nên Thập tự giá là hình phạt tội nhân được người Israel dùng vào việc xử án tử hình trong số có Chúa Giêsu đã bị kết án thời vua Xêdarê (César) và tổng trấn Philatô năm 33 công nguyên. Theo Thánh sử Mat-thêu, Đức Kitô đã vác thập giá và “chịu đóng đinh vào thập giá” (Mt 27: 31), “chết trên thập giá” (Mt 27: 50). Từ dó cây Thập giá trở thành vật thánh được suy tôn gọi là Thánh Giá, thập tự thánh hay cây gỗ được thánh hóa vì mang thân xác Chúa Giêsu. Giáo Hội biểu dương gỗ Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh trong nghi thức suy tôn long trọng khi Chủ Tế từ cửa nhà thờ tiến lên cung thánh, dừng lại (ba lần) vừa giương cao Thánh Giá vừa hát (ba lần, mỗi lần lên giọng) câu:

Đây là gỗ Thánh Giá – (Ecce Lignum Crucis, in quo salus mundi pepéndit.)

Mọi người đáp: Xin hãy đến, chúng ta thờ lạy - (Venite, adoremus)

Theo Giáo Sử, ba bốn thế kỷ đầu, đạo Chúa Giêsu Kitô bị bách hại kinh khủng. Người Kitô-hữu phải lén lút trốn xuống các hang toại đạo để làm việc thờ phượng hoặc nghe Lời Chúa. Vì thế, dù nhiệt thành tôn kính mến mộ Thánh Giá, họ cũng chỉ biết về Thập Giá Thánh qua lời truyền miệng mà thôi, chứ không được tôn vinh Thánh Giá một cách trọng thể như ngày nay. Dấu Thánh Giá

Đến thế kỷ thứ 4, thời hoàng đế Con-xtan-ti-nô I (306-337), tín hữu mới được tự do giữ đạo. Constantinô sinh năm 274, là con của vua Constance và bà Hê-le-na. Năm 306, vua Constance qua đời, Constantinô được phong vương lấy hiệu Constantinô I tức Constantinô đại đế. Ông có thiện cảm với Kitô-giáo vì mẫu gương đoàn kết hiệp nhất của các tín hữu. Khoảng năm 310-311, Rô-ma bị đe dọa đánh chiếm. Đại đế Constantinô cầu khẩn và, trong một thị kiến ban đêm, ông thấy trên trời đầy mây mù phủ kín, xuất hiện hình Thập Giá sáng ngời với hàng chữ tiếng Hy lạp “En tontô nika”, mà theo nghĩa La-tinh là “In hoc signo vinces” - Theo dấu nầy (dấu Thánh Giá), ngươi sẽ chiến thắng. Vua liền truyền cho quân lính các đạo binh mang dấu hiệu Thánh Giá ra trận và năm 312, quân của ông đã thắng quân Maxence tại cầu Milvius, sát lũy thành Rôma. Đại đế Conxtantinô qua đời ngày 22-5-337.

Thập Giá Đích Thực

Trước thập niên 330, Thánh Giá được suy tôn với ý nghĩa “Đem Thập Giá Thánh ra ánh sáng” hay “Biểu dương Thánh Giá” vì tín hữu không biết Thánh Giá thật ở đâu. Việc tìm kiếm được bà Hêlêna (247-330) tiến hành vào năm 324-326. Bà đã tìm hiểu học hỏi về “Giêsu Kitô chịu khổ hình, vác thập giá, chịu chết để cứu chuộc nhân loại”. Bà sùng mộ và tôn vinh “Ngài là Vua trên hết các vua.” Khi thấy đại đế Constantinô I có thịnh tình với Kitô-Giáo, bà liền trở lại đạo và, năm 324, vào tuổi 78, đã lên đường hành hương qua Giêrusalem với quyết tâm tìm cho được Thập giá thật của Chúa Giêsu. Khi khởi công cho tìm kiếm, bà hết sức ngao ngán vì tại địa điểm Golgotha xưa kia, nay đầy cả dinh thự, đền đài, đền thờ. Tuy vậy, bà vẫn vững tin, hy vọng, cầu nguyện, làm việc phúc đức và hợp tác với GM thành Giêrusalem, Đức Cha Ma-ca-ri-ô (Macarius, về sau được phong thánh). Theo thông tin chỉ dẫn, ở địa điểm rất sâu dưới đất có ba cây thập giá được chôn trong một cái giếng khô. Hoàng hậu Hêlêna liền ra lệnh bình địa các kiến trúc và đào bới, tìm kiếm. Đến năm 426 thì tìm ra giếng chứa ba cây thập giá và cả các đinh đóng tay chân Chúa Giêsu, cùng bảng hiệu INRI–Jesus Nazarenus Rex Judeorum  (Giêsu Nagiarét Vua Dân Giu-dêu), mà theo lệnh Phi la tô, quân dữ đã gắn vào thập giá của Chúa. Nhờ sáng kiến của Giáo Phụ Macariô, bà đã nhận ra Thánh Giá đích thực: Đức GM truyền các tín hữu cầu nguyện và cho phép đem đến một phụ nữ bệnh nặng vô phương cứu chữa, sắp chết. Lần lượt áp hai cây thập giá vào, bệnh nhân vẫn hoi hóp. Nhưng, đến cây thập giá thứ ba thì bà ta tĩnh lại và lành bệnh. Trong cùng ngày, Đức GM cho phép dân chúng đang đưa đám tang, khiêng quan tài đến. Khi đụng vào thập giá linh thiêng thì người chết sống lại. Với các phép lạ như thế, Đức GM công bố Thánh Giá đích thực, trước sự hân hoan của hoàng hậu và mọi người! Bằng chứng về sự kiện “bà Hêlêna tìm được Thập Giá đích thực (crux realis)” được ghi trong các tài liệu của Thánh Cyrille thành Giêrusalem (qua đời năm 386) và nhiều vị Thánh khác.

Thu hồi Thánh Giá thật bị quân Ba tư đánh cướp

Về sau, vào thập niên 610, vua Ba tư Chosroes II, khi chinh phục Giêrusalem ngày 5-5-614, đã giết hằng ngàn người Kitô-hữu, đốt phá Vương cung Thánh đường Phục Sinh và cướp lấy Thập Giá thật của Chúa Kitô mà bà Hêlêna cung nghinh tại núi Ca-la-va-ri-ô. Trong khi đó, Heraclius, hay Hê-rac-li-ô, lật đổ Phocas và làm hoàng đế Constantinople ngày 3-10-610. Để dối phó với vua Choroes rất hung bạo, Heraclius thiết tha ăn chay, cầu nguyện, quyết tâm dành lại “Thánh Giá thật”. Ông ra trận và nhờ ơn Thánh Thần soi sáng, xông pha đánh quân địch. Ông chinh phục được ba tướng lãnh của Chosroes và ba đoàn binh tinh nhuệ của họ, khiến Chosroes và quân binh phải tháo chạy. Khi sắp vượt sông Tigris, ông truyền ngôi lại cho con trai là Medarses. Nhưng, Siroes, con trai cả xem sự việc đó là nhục nhã lớn lao, nên giết cả cha Chosroes lẫn vua em. Ông được Heraclius công nhận là vua Ba tư với điều kiện phải trả lại nguyên vẹn “Thánh Giá thật” mà Chosroes đã cướp tại Calavariô. Như thế, sau hơn 14 năm chiến đấu, Héraclius thành công thu hồi Thánh Giá khỏi tay quân Ba tư. Ông rước về Giêrusalem hết sức trọng thể và vác Thánh Giá lên núi Calavariô ngày 14 tháng 9 năm 629. 

Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Căn cứ vào các sự kiện nêu trên, Phụng Vụ ghi lại về Lễ Suy Tôn Thánh Giá như sau:

Lần đầu tiên: lễ được mừng công khai vào tháng 9 năm 335 nhân dịp khánh thành hai đền thờ (một tại núi O-li-vê-tê và một tại Mộ Thánh Chúa Giêsu) kỷ niệm việc hoàng hậu Hê-lê-na tìm được Thập Giá Chúa Giêsu tại đồi Golgôta. Lễ khánh thành tổ chức ở Giêrusalem vào 13-9. Hôm sau, Chúa Nhật 14-9-335, lần đầu tiên, Đức GM Giêrusalem trưng ra cho dân chúng xem “gỗ thánh của thập giá thật đã tìm thấy” và, theo lệnh của Đại đế Constantinô, các Giáo Phụ ra sắc chỉ mừng kính lễ Khánh thành Đền thờ và Suy Tôn Thánh Giá vào 14 tháng 9 hằng năm. Đồng thời, một miếng của gỗ thánh được đem về thành Constantinople, thủ đô đế quốc tại Tiểu Á, và tại đây cũng có lễ nghi trọng thể Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14-9-335.

Lần thứ hai: Vào cuối đời hoàng đế Phocas, khoảng năm 610, đế quốc Rô-ma ở Phương Đông có nguy cơ bị sụp đổ vì quân Ba-tư, dưới quyền vua Chosroès, xâm chiếm Ai cập và Phi châu. Tháng 5-614, Thánh Giá thật cung nghinh tại Vương Cung Thánh đường Phục Sinh (đền thờ tại mộ thánh) bị quân Ba-tư cướp mất. Hoàng đế Hê-rac-li-ô đã đánh dẹp quân của Chosroes và thu hồi Thánh Giá thật. Ông đã vác Thập Giá Thánh lên đền thờ Ca-la-va-ri-ô và mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá lần thứ hai vào 14-9-629. Từ thế kỷ thứ 7, Lễ Suy Tôn Thánh Giá lan khắp Phương Đông, qua cả Rô-ma, thời Đức GH Ser-gi-ô (687-701 với lời truyền: “Một mảnh quý giá vô song của gỗ thánh thập giá Đấng Cứu Thế, được cất giữ làm thánh tích. Hằng năm, vào Lễ Suy Tôn Thánh Giá, dân chúng bổn đạo hôn kính và thờ lạy thánh tích tại Vương cung Thánh đường Chúa Cứu Thế (nay là nhà thờ chánh tòa Rôma).”

Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Đức Cha P.M. Lambert de la Motte (1624-1679), một trong những sáng lập viên Hội Thừa Sai Paris - Missions Eùtrangères de Paris- MEP,  là vị sáng lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam. Ngày 29-7-1658, LM Pierre-Marie Lambert de la Motte được Tòa Thánh chọn làm Giám mục tại Việt Nam. Ngày 9-9-1659, ngài là Giám mục tiên khởi Giáo Phận Đàng Trong, từ Nam sông Gianh trở vào, gồm cả Chiêm Thành, Chân Lạp (hay Cao Miên và Ai Lao) và Nam Trung Hoa. Đức GH. A-le-xan-drô VII (1655-67) cũng bổ nhiệm Đức Cha Francois Pallu làm GM GP Đàng Ngoài (1659-79), từ phía Bắc sông Gianh trở ra và miền Tây Trung Hoa. Vì lâm bệnh nặng và gặp nhiều trở ngại tại Việt Nam, sau 1664, Đức Cha Lambert mới đến được Việt Nam và thay thế cả Đức Cha Pallu, cai quản Giáo Phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Từ 1668 đến 1679, ngoài việc phong chức cho 11 LM Việt Nam, Đức GM Lambert đã gởi chủng sinh VN qua thụ huấn tại chủng viện Juthia, Thái Lan, và cải tổ Hội Thầy Giảng, mở Công Đồng Phố Hiến (Hưng Yên) và tạo sự gắn bó giữa LM chánh, phó xứ, thầy giảng, tu sỉ, cùng những người phục vụ Nhà Chúa, như ông từ, ông bõ, tất cả biết kết hợp chặt chẽ với nhau. Thành quả lớn lao của Đức GM Lambert là sáng lập Dòng Mến Thánh Giá tại Châu Á vào thế kỷ 17, khởi đầu tại Việt Nam, năm 1670 tại Giáo phận Đàng Trong và 1671 tại GP Đàng Ngoài.

Tên gọi Dòng Mến Thánh Giá từ cụm từ “Mến Thánh Giá” lấy ở đầu đề Chương 11, Quyển 2 của Sách Gương Phước mà Đức Cha say mê đọc và suy niệm hằng ngày.

Ngày 26-2-1670, Đức Cha Lambert đã nhận lời tuyên khấn của hai nữ tu Anê và Paula, đến từ Bai Vang (Hà nam, tức TGP Hà nội ngày nay) và Kiên Lao (Nam định, Bùi chu). Năm 1671, Đức Cha lập một cộng đoàn Dòng mới ở Kẻ Sổ (Qui nhơn). Năm 1672, Đức Cha lập Dòng Mến Thánh Giá tại GP Đàng Trong với bà Luxia Kỳ làm Bề trên.

Hiến Chương và đường hướng hoạt động mục vụ, truyền giáo của Dòng Mến Thánh Giá VN được Công đồng Đông Dương xác nhận vào 1934. Từ 1670 đến nay đã 340 năm qua, Dòng Mến Thánh Giá là Dòng nữ đầu tiên tại Việt Nam mang bản sắc Á Đông, vừa chiêm niệm, vừa hoạt động hướng về truyền giáo cũng như văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, đòng thời có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản Quyền sở tại. Ví dụ:

ÔÛ quoác noäi, coù Doøng Meán Thaùnh Giaù Kieân lao (Buøi chu); Doøng MTG Haø noäi; DMTG Höng hoùa; Vinh; Phaùt dieäm; Thanh hoùa; Nha trang; Caùi nhum; Caùi môn (Vónh long); Đà lạt; Khiết tâm; Cần thơ; Tân an; Phan thiết.

Tại Sàigòn, có Dòng Dòng Mến Thánh Giá tại Thủ thiêm; Chợ quán; Gò vấp; Tân lập; Tân việt; Bắc hải; Thủ đức; có Dòng mang tên Dòng MTG Hà nội; Dòng MTG Phát Diệm; Dòng MTG Bùi Chu, v.v.., nhưng đều dưới bản quyền sở tại là Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục Sàigòn.

Theo tài liệu của Giáo Hội Việt Nam, Niên Giám 2005, “Sau 30-4-1975, các trường sở thuộc giáo xứ và hội dòng phục vụ công ích đều do Nhà Nước quản lý. Một số nữ tu ở lại phục vụ trong các cơ sở đó; một số khác đi về vùng sâu, vùng xa đề hoạt đông tông đồ trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, y tế, luân lý và đức tin, qua các trường Mẫu Giáo, các lớp học tình thương.”

Trở về nguồn

Từ 1985, dưới sự khởi xướng của Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, các hội dòng thuộc TGP Sàigòn đã trở về nguồn với Hiến chương canh tân. Ngày 2-2-2000, Hiến chương của 7 hội dòng tại TGP Sàigòn được phê chuẩn. Sau đó, các hội dòng MTG thuộc các GP khác cũng được phép của các Đức GM sở tại phê chuẫn và cho áp dụng. Theo thống kê từ năm 2003, tồng số các nữ tu của 23 hội Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam là 3.059 nữ tu khấn trọn đời; 1.391 khấn tạm; các tập sinh gồm 275 năm 1; 273 năm 2; 501 tiền tập và 2.172 đệ tử. Với 23 hội Dòng, trong số:

- 6 Dòng Mến Thánh Giá thuộc Giáo tỉnh Hà nội gồm Dòng MTG Bùi chu; MTG Hà nội; Hưng hóa; Vinh; Phát diệm; Thanh hóa

- 3 Dòng Mến Thánh Giá thuộc Giáo tình Huế gồm Dòng MTG Qui nhơn; Huế; Nha trang

- 14 Dòng Mến Thánh Giá thuộc Giáo tỉnh Sàigòn gồm Dòng MTG Cái nhum; MTG Thủ thiêm; Cái mơn; Chợ quán; Gò vấp; Đà lạt; Khiết tâm; Tân lập; Tân việt; Thủ đức; Cần thơ; Tân an; Bắc hải; Phan thiết. (Niêm Giám 2005, trang 357-358)

Sau 30-4-1975, trong 35 năm qua, ở hải ngoại, các hội Dòng Mến Thánh Giá tiếp tục hoạt động thích ứng với môi trường mới, như hội Dòng Mến Thánh Giá Đà lạt, miền Portland, Oregon. Nhất là Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles gốc hội Dòng MTG Phát Diệm, dưới quyền Đức Hồng Y Roger Mahony.

Trong Năm Thánh 2010

Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14-9-2010 là ngày Tạ Ơn của Dòng  Mến Thánh Giá Việt Nam. Xin quý giáo hữu hiệp lòng tạ ơn Chúa về việc thành lập Dòng tại Việt Nam và công cuộc truyền giáo cùng các hoạt động mà Dòng đã dể lại cho Giáo Hội Việt Nam. Xin ghi ơn các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và cầu nguyện cho các dì phước được ơn trung thành, vượt thắng mọi thử thách, đàn áp và thu dạt kết quả tốt đẹp trong công cuộc truyền giáo và phục vụ công ích, Xin mượn lời LM Phạm Quốc Hưng, DCCT: “Cảm tạ Chúa và Đức Mẹ đã cho nảy sinh, trên quê hương Việt Nam, Dòng Mến Thánh Giá, một hội dòng có lịch sử gắn liền với những trang sử hào hùng của Hội Thánh Việt Nam và mang tên gọi chứa đựng một linh đạo gắn liền với Thập Giá Chúa Kitô, biểu tượng tuyệt vời của tình yêu cứu rỗi và nguồn mạch mọi ơn thánh”

Tài liệu tham khảo:

- Catholic Encyclopedia: The Exaltation of the Holy Cross

- Giáo Hội Việt Nam - Niên Giám 2005: Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam (357-358; 388-392)

- LM Phạm Quốc Hưng, CSsR – Trong Dòng Đời - Người Tình của Thánh Giá

Trần Văn Trí (Th. 9-2010)

Tác giả:  Trần Văn Trí

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!