Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
CHUYỆN GÀ NĂM DẬU

 

Năm Ất Dậu cầm tinh con gà, vì thế mẩu phiếm luận hôm nay gã xin được xoay quanh chuyện con gà. Đó là một việc làm thật phải đạo và chẳng có gì là quá đáng.

Không hiểu bên Ăng Lê thì thế nào, chứ còn ở Việt Nam  ấy hả, do dịch cúm đã đang và sẽ còn tung hoành trong giới gia cầm gia súc, thành thử dân số loài gà mỗi ngày một giảm sút và những món đặc sản từ gà mỗi ngày một trở nên khan hiếm.

Khan hiếm phần vì không còn thịt để mà chế biến, phần vì bàn dân thiên hạ sợ chết không dám ăn. Có nơi người ta đã tính đến việc xóa tên gà trong sổ thực đơn. Chẳng hạn như món phở. Phở bò thì sợ bệnh bò điên. Phở gà thì sợ bệnh gà cúm. Thành thử vạn bất đắc dĩ phải cho ra lò và trình làng món phở vịt, phở ngan…Và được gọi là món phở của những con tương cận.

Chẳng cần phải nói thì ai trong chúng ta cũng đã biết gà là một con vật rất gần gũi, rất quen thuộc và cũng rất thân thương với con người.

Ở miền quê, hầu như nhà nào cũng nuôi một bầy gà để có thịt mà xơi vào những dịp tết nhất  và những ngày lễ lớn, hay mỗi khi bèn bạn và khách khứa đột xuất tới chơi.

Tuy nhiên ở thành phố thì khác. Tấc đất tấc vàng, nhất là vào thời buổi hiện nay, giá cả nhà đất tăng lên vùn vụt đến tối tăm cả mặt mũi. Kiếm được một chỗ cắm dùi cho gia đình đã là điều khó khăn, trầy da tróc vẩy, thì đất cát đâu mà nuôi gà nuôi vịt. Thậm chí có những người chỉ thấy được gà vịt ngoài chợ, trong sở thú hay qua phim ảnh mà thôi.

Mấy anh bạn Việt kiều về thăm quê hương, ghé vô vùng khỉ ho cò gáy nơi gã đang cư ngụ. Ban đêm nghe tiếng động, họ vội vã chỗi  dậy  và hỏi :

- Tiếng gì thế ?

Gã bèn trả lời :

- Tiếng chó sủa ấy mà.

Ban sáng nghe tiếng động, họ cũng hối hả ngồi lên và hỏi :

- Tiếng  gì thế ?

Gã vừa trả lời, vừa che miệng  ngáp :

- Tiếng gà gáy ấy mà.

Và rồi họ liền thanh minh thanh nga :

- Đã lâu lắm rồi mình không được nghe tiếng chó sủa ban đêm và tiếng gà gáy ban sáng.

Nghe xong câu trả lời này, vì trằn trọc không thể ngủ tiếp, gã bèn vắt tay lên trán mà suy gẫm, để rồi ngộ ra rằng : cuộc sống văn minh và nhất là cuộc sống tại thành phố đã cướp đi biết bao nhiêu cái đẹp trong thiên nhiên, chẳng hạn như ánh trăng.

Đúng thế, phải ở nông thôn thì mới thưởng thức được vẻ đẹp tuyệt vời của ánh trăng :

- Hỡi cô tát nước bên đàng,

  Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Chứ còn ở thành phố thì chỉ thấy ánh nê ông trắng bệch hay vàng khè từ hệ thống đèn đường hắt xuống mà thôi.

Có rất nhiều chuyện lỉnh kỉnh để viết về gà, nhưng trong phạm vi của một bài báo, gã chỉ xin đề cập tới hai chuyện mà thôi.

 

Chuyện thứ nhất đó là tình thương của chị gà mái. 

Hẳn rằng đã có lần chúng ta nhìn thấy một chị gà mẹ dẫn đàn con của mình đi kiếm ăn. Chị ta bới đất tìm mồi và khi tìm thấy được, chị ta bèn gọi đàn con đến và nhường mồi cho đàn con. Ban đêm chị ta ấp ủ đàn con dưới đôi cánh của mình, để đàn con khỏi bị lạnh cóng. Và nhất là khi diều hâu xuất hiện, chị ta không ngần ngại nhảy bổ lên để  chiến đấu hầu bảo vệ cho đàn con.

Hình ảnh này khiến gã nhớ tới một câu thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều :

- Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Hai chữ “đoạn trường” có nghĩa là đứt ruột, ám chỉ một sự việc thảm thương đến tột độ, khiến thiên hạ nghe qua, bèn  cảm thấy như đứt ruột và nát gan.

Hai chữ này xuất phát từ một câu chuyện trong sách “Sưu Thần Hậu Ký”. Câu chuyện ấy đại khái như sau :

Có một người thợ săn bắt được một con khỉ con, đem về làm thịt. Khỉ mẹ trông thấy cứ ở trên cây kêu la thảm thiết mãi, rồi buông tay té xuống đất mà chết. Đến khi mổ bụng ra, người thợ săn trông thấy ruột của con khỉ mẹ đã đứt ra từng khúc.

Hình ảnh gà mẹ cũng như hình ảnh khỉ mẹ làm cho gã liên tưởng đến tình mẩu tử nơi con người.

Thực vậy, mỗi khi nghĩ tới người mẹ, hay mỗi khi nói tới  người mẹ, ai trong chúng ta cũng cảm thấy một cái gì dịu ngọt và đầm ấm. Sở dĩ như vậy, vì người mẹ đã chấp nhận biết bao nhiêu hy sinh và gian khổ cho những đứa con của mình.

Người ta kể lại rằng trong nạn đói vào năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc, có một bà mẹ đã cắn đứt ngón tay của mình để đứa con được bú những giọt máu cuối cùng thay cho dòng sữa đã cạn kiệt với hy vọng đứa con sẽ được cứu khỏi cái chết. Hẳn rằng trong giây phút ấy, bà chỉ có một ý nghĩ duy nhất, đó là phải làm tất cả mọi sự miễn sao đứa con được sống.

Thế nhưng, ngày hôm nay tình mẫu tử ấy xem ra như có vẻ đang bắt đầu nguội dần và không còn đậm đà như xưa.

Cách đây không lâu, tại Saigon người ta đã xôn xao bàn tán về một sự việc thật thương tâm :

Theo một bài viết trên báo Phụ nữ Chủ nhật số ra ngày 29.6.2003, thì tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ án đau lòng : một người mẹ nhẫn tâm đổ dầu sôi vào mặt con gái, người mẫu Võ Thị Thu Tâm, trước ngày cô lên đường tham dự cuộc thi “Hoa hậu liên lục địa” tại Đức.

Lý do người mẹ ấy đưa ra sau khi sát hại con, đó là bà đã có hai mươi năm mua bán ve chai, vất vả nuôi con khôn lớn, để rồi khi bắt đầu nổi tiếng, cô đã mang mặc cảm về thân phận người mẹ, lẩn tránh sự kiểm soát của bà và đối xử tệ bạc với bà.

Sự việc này đã  làm cho gã phải cau mặt suy nghĩ :

- Lỗi bởi   ai ? Bởi người mẹ hay bởi người con ?

Hầu như mọi người đều đồng ý cho rằng :

- Lỗi bởi cả hai, người mẹ cũng như người con. Lỗi của người con vì đã cư xử tệ bạc với người mẹ. Còn lỗi của người mẹ  vì đã hành động độc ác với người con.

Câu chuyện thương tâm trên chỉ là một trường hợp cá biệt mà thôi. Tuy nhiên còn một sự việc khác, mà thiên hạ lại cứ lờ tít, lại cứ phớt tỉnh Ăng lê, lại cứ coi như “nơ pa”, chẳng hề tiếc xót, chẳng hề hối hận. Thậm chí lại còn cho là hợp tình hợp lý và  xứng đáng lãnh nhận bằng khen vì đã tích cực thực thi chính sách và đường lối của Nhà Nước . Đó là tình trạng nạo thai, phá thai vốn đã xảy ra hằng ngày như cơm bữa.

Thực vậy, theo một bài viết trên Ephata thì : Vấn đề nạo phá thai của thanh thiếu niên tại Việt Nam đang có khuynh hướng ngày một tăng cao. Tăng cao đến đáng sợ. Con số nạo phá thai hàng năm xấp xỉ với tổng số cháu bé được sanh ra trên toàn quốc.  Năm 1997, tổng số sanh trên toàn quốc là 1.138.607 ca, thì con số nạo phá thai là 934.302 ca. Năm 1998, số sanh là 1.101.791 ca, thì nạo phá thai là 861.353 ca.

Riêng bệnh viện Từ Dũ mỗi năm có trên 40.000 ca nạo phá thai. Các nhà xã hội học ước tính số người nạo phá thai trong cả nước hàng năm có thể từ 2 đến 3 triệu người.

Liên Hiệp Quốc cũng đã báo động và xếp nước ta vào một trong năm nước có tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới.

Như vậy, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng và hưởng thụ, người ta chỉ yêu thương con cái khi con cái là một phương tiện cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của mình, chẳng hạn nhu cầu tình cảm hay bất cứ một nhu cầu nào khác.

Còn khi con cái trở nên một thứ “kỳ đà cản mũi” cho những hưởng thụ, và nhất là khi con cái trở nên một gánh nặng, một sự đầu tư phi lợi nhuận, chỉ có đầu ra mà không có đầu vào…thì người ta sẵn sàng bỏ đi cái một không chút tiếc thương.

Lâu nay gã đã từng nghe nói tại một vài giáo xứ chẳng hạn như ở ngoài Huế, người ta đã thành lập những nghĩa trang, được tạm gọi là những nghĩa trang “Anh Hài” để chôn cất những bào thai bị phế bỏ hay những thai nhi bị quẳng đi. Làm như vậy, thì ít nữa là còn một chút gì để nhớ và để thương!!!

 

Chuyện thứ hai đó là tiếng gáy của anh gà trống. 

Nếu bản tính của chị gà mái là yêu thương đàn con, thì bản tính của anh gà trống là gáy. Anh gà trống mà không gáy thì chỉ còn nước bỏ vào nồi mà thôi.

Các cụ ta ngày xưa đã chia đêm thành năm canh và ngày thành sáu khắc. Vì không có đồng hồ, nên các cụ ta tính canh tính khắc, tính giờ tính giấc bằng cách dựa vào những hiện tượng trong thiên nhiên.

Ban ngày thì dựa vào mặt trời : giờ ngọ là lúc mặt trời nằm ở ngay chóc trên đỉnh đầu. Còn ban đêm thì dựa vào mặt trăng, chẳng hạn ngày hai mươi mốt âm lịch là ngày trăng mọc vào giữa đêm :

- Hai mươi giấc tốt,

  Hai mươi mốt nửa đêm.

Ngoài ra, ban đêm còn được dựa vào tiếng gà gáy. Thực vậy, tiếng gà gáy cũng giống như tiếng đồng hồ đổ, báo hiệu một ngày mới đang đến, kéo chúng ta ra khỏi giấc ngủ đêm dài và đánh thức chúng ta mau mắn chỗi dậy để bắt đầu những công việc bổn phận của mình :

- Nửa đêm gà gáy o o,

  Thôi anh đừng ngủ, còn lo học hành.

Thế nhưng, mấy anh gà trống lại hay méo mó nghề nghiệp, bẻ cong mục đích tốt đẹp của tiếng gáy. Thay vì dùng tiếng gáy như phương tiện để đánh thức bàn dân thiên hạ, thì lại dùng tiếng gáy như phương tiện để khoe khoang và phách lối.

Nửa đêm, giờ tí, canh ba, một anh gà trống ngủ mê cất tiếng gáy ó ó o, thì lập tức những anh gà trống khác cũng cất tiếng gáy theo. Tất cả cùng dương cổ ra mà gáy cho thật to, cho thật dài. 

            Thành thử người xưa mới bảo : con gà tức nhau vì tiếng gáy để rồi cùng chết vì tiếng gáy là như thế đó. Điều đó muốn nói lên rằng :

- Những lời khoe khoang, phách lối thường làm cho người ta ghét và rồi chính những lời khoe khoang phách lối ấy sẽ đem lại hậu quả tai hại cho bản thân mình.

Từ cái tật con gà tức nhau vì tiếng gáy, gã quay sang cánh đờn ông con giai và nhận thấy rằng một trong những chứng bệnh mà cánh đờn ông con giai thường hay mắc phải, đó là chứng bệnh sĩ  hay còn được gọi là chứng bệnh nổ.

Theo sự chuẩn đoán của những bác sĩ không chuyên, thì hai hiện tượng này có một liên hệ mật thiết với nhau và cùng có một nguyên nhân, đó là sự  kiêu căng.

Thực vậy, trong xã hội ngày xưa kẻ sĩ là người đã học sách thánh hiền, hiểu rộng biết nhiều, tương tự như giới trí thức hôm nay, vì vậy thường được bàn dân thiên hạ kính nể. Chẳng thế mà Nguyễn Công Trứ đã viết :

- Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

  Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên.

Có nghĩa là :

- Nơi triều đình có năm danh vị cao quí được nhà vua phong, đó là công, hầu, bá, tử, nam thì sĩ  đã được liệt kê vào đó. Trong dân gian có bốn hạng, đó là sĩ, nông, công, thương thì sĩ đã chiếm ngay hàng đầu.

Vì được bàn dân thiên hạ kính nể, nên mới xuất phát ra cái  danh từ sĩ diện, tức là cái thể diện, cái bộ mặt của con nhà có học, để rồi mang một nghĩa bóng, một ám chỉ là cái danh dự của mình.

Thế nhưng, khi nói tới chứng bệnh sĩ, người ta hiểu rằng đó là thái độ vênh mặt lên, nhìn đời bằng nửa con mắt, cố giữ lấy cái thể diện hão, cái danh dự ảo, không có thực của mình.

Chẳng hạn một anh chồng tự cho mình là người có uy quyền trong gia đình, nên đã tỏ ra phách lối, đánh vợ chửi con để thiên hạ nhìn vào thấy mình oai như cóc chết, chứ  chẳng phải là kẻ “vuốt râu nịnh vợ con bu nó.”

Cũng vì muốn bảo vệ cái thể diện hão và cái danh dự ảo của mình, nên cần phải nổ, nổ càng lớn càng tốt, theo kiểu thùng rỗng kêu to cho bàn dân thiên hạ biết mặt biết tên mà khẩu phục tâm phục sát đất.

Chẳng hạn mấy anh Việt kiều khi về nước tha hồ tô vẽ về một xã hội phương tây, tha hồ huênh hoang về nghề nghiệp của mình, dù chỉ là một anh rửa chén rửa bát trong nhà hàng, hay làm nghề xén cỏ công viên, thì vẫn nghiễm nhiên trở thành một ông giám đốc, một ông chủ tầm cỡ, rồi tung vãi những đồng đô la đi vay của ngân hàng, cốt để bà con họ hàng phải kiêng nể, cho dù sau đó là những ngày tháng kéo cày trả nợ.

Ấy là chưa nói tới những anh Việt kiều khi về nước, vì  đã mang sẵn những ý đồ đen tối, nên đã nổ một cách tưng bừng hoa lá, đã nổ một cách vô tội vạ, cốt để lừa cả tình, gạt cả lẫn tiền của những cô gái nhẹ dạ và ngây thơ.

Bây giờ, gã xin trở lại với tiếng gà gáy. Thực vậy, tiếng gà gáy không phải chỉ kéo chúng ta ra khỏi giấc ngủ đêm dài và đánh thức chúng ta mau mắn chỗi dậy để bắt đầu những công việc của một ngày mới đang đến, mà hơn thế nữa, tiếng gà gáy đôi lúc còn kéo chúng ta ra khỏi tình trạng tội lỗi và đánh thức chúng ta mau mắn chỗi dậy để bắt đầu một cuộc đời mới, trong sáng hơn và tốt lành hơn.

Đó chính là trường hợp đã xảy ra cho ông thánh Phêrô. Thực vậy, trong bữa tiệc ly Phêrô đã “thề độc” với Chúa Giêsu rằng :

- Cho dù mọi người có bỏ Thầy, nhưng con sẽ chẳng bao giờ. Cho dù có phải chết cùng Thầy, con vẫn luôn sẵn sàng.

Thế nhưng, Chúa Giêsu đã báo cho Phêrô biết :

- Ngay trong đêm hôm nay, trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần.

Và sự việc đã xảy ra đúng y như vậy. Trong sân nhà thầy cả thượng phẩm, Phêrô đã chối Chúa ba lần chỉ vì một câu hỏi vu vơ của đứa nữ tì, để rồi sau đó, Phêrô đã bỏ của chạy lấy người, vội vã bước ra ngoài và lập tức gà liền gáy. Nghe tiếng gà gáy, Phêrô đã đấm ngực ăn năn khóc lóc về tội lỗi của mình.

Tiếng gà gáy ấy chính là tiếng nói của lương tâm, rất nhiều lần đã vọng lên tự thẳm sâu cõi lòng, trước hết là để thôi thúc chúng ta làm lành tránh dữ, bảo cho chúng ta biết đâu là việc phải làm và đâu là việc phải tránh, rồi sau đó là để dày vò, khiến chúng ta phải sám hối và dốc lòng chừa.

Thế nhưng, rất tiếc là chúng ta đã không chịu nghe theo lời cảnh báo, cũng như không chịu nghe theo lời phán quyết của lương tâm. Như con thiêu thân lao mình vào lửa, chúng ta đã nhảy xả vào vòng tội lỗi và sau đó cũng chẳng có lấy được một giây phút nào ăn năn và hối tiếc.

Sau nhiều lần báo động và cắn rứt mà chẳng “xi-nhê”, mà chẳng đem lại hậu quả, thành thử lương tâm trở nên chai lỳ và tắt ngấm.

Cũng giống như ngày xưa gã khăn gói quả mướp vô miền Thất Sơn để dạy học. Thiên hạ bảo cho gã biết rằng :

- Ở đây xơi pháo kích là chuyện bình thường. Tuần nào không bị pháo kích mới là chuyện lạ. Vì thế, mỗi khi nghe tiếng đạn rít xé không gian, thì phải mau mắn ba chân bốn cẳng chạy vào hầm trú ẩn.

Lần thứ nhất bị pháo kích, mắt nhắm mắt mở gã đã vội  vã chui ngay vô hầm trú ẩn. Lần thứ hai bị pháo khích, gã không còn vội vã nữa, mà cứ thủng thẳng bước vào hầm trú ẩn. Lần thứ ba bị pháo kích, vì thấy rằng chẳng chết anh Miên đen nào cả, bởi vì nếu chết thì đã chết rồi, nên cứ ung dung nằm thẳng cẳng trên giường, rồi lại còn kéo chăn che mặt như con đà điểu cắm đầu xuống cát.

Cũng giống như ngày nay hai anh chị bị tiếng sét ái tình giáng cho một cú trúng ngay tim đen, tóa hỏa tam tinh, nên chi :

- Phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng.

Trong lúc ngồi bên nhau và tâm sự vụn, chỉ cần cầm lấy bàn tay của nhau, thì  đã run run như bị điện giật, hay theo ngôn ngữ của Hàn Mặc Tử, thì đã “run run như thần tử thấy long nhan”. Chỉ cần “thơm” nhẹ lên trán, thì đã “ôi ngất ngây, ngất ngây”.

Miết rồi hóa nhàm, nghiệm ra rằng cái cử chỉ cầm tay hay thơm nhẹ không phê, nên bèn phải tăng đô, từ cái thơm đến cái hôn và từ cái hôn đến việc “ăn cơm trước kẻng”, anh chị cũng cho là chuyện nhỏ. Thậm chí ngay cả việc “lỡ bụng em sình” thì cũng chẳng hề hấn chi, chỉ cần đến bệnh viện giải quyết cái rụp là xong tuốt luốt, rồi đâu lại vào đấy.

Cũng thế, từ tình trạng lương tâm chai lì và xơ cứng đến tình trạng lương tâm táng tận và phá sản, thì cũng chỉ cách nhau một bước ngắn.

Trong tình trạng lương tâm táng tận và phá sản như thế, người ta không phải chỉ phạm tội một cách dễ dàng như uống nước, hay như trở bàn tay, mà chẳng chút ân hận chi cả. Trái lại, người ta lại còn cảm thấy hãnh diện vì đã phạm tội, người ta coi hành vi tội phạm của mình là một việc làm can đảm và anh hùng.

Càng phạm tội nhiều thì lại càng nghênh ngang và lên mặt với đời, thì lại càng hợp thời và đúng điệu dân chơi thứ thiệt “một chăm phần chăm”, chứ còn ăn ngay ở lành, chân chỉ hạt bột, thật thà như đếm, thì chỉ có ở trong truyện cổ tích, xưa rồi diễm ơi.

Tới nước này, lương tâm không phải chỉ đã tắt ngấm, mà còn là đã chết, đã chết thật rồi, một cái chết đã được cảnh báo, một cái chết đã được nói trước.

Với một lương tâm tán tận, một lương tâm đã chết như  thế, thì theo sự diễn tả hình như của Đức Thánh Cha Piô XII :

- Cái tội lớn nhất và nặng nhất của con người thời nay, đó là cái  tội không còn ý thức về tội nữa.

Nghe thật xót xa, khiến gã phải ngậm ngùi khẽ hát bài tình ca “Mùa thu chết” :

- Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

  Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi,

  Mùa thu đã chết, em nhớ cho,

  Mùa thu đã chết, em nhớ cho,

  Mùa thu đã chết, đã chết rồi

  Em nhớ cho…

 

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!