Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
NĂM ẤT DẬU NÓI VỀ GÀ

 

Thời giờ thấm thoát thoi đưa, mới ngày nào chú khỉ lên ngôi, thế mà hôm nay đã phải khăn gói quả mướp về rừng, nhường chỗ cho họ hàng nhà gà. Thế nhưng, xem ra dòng họ gà cũng không mấy hồ hởi phấn khởi là mấy, vì đang còn phải ngất ngư con tàu đi với cơn đại dịch, được bàn dân thiên hạ gọi là…dịch cúm gà.

Thực vậy, mới chỉ cách đây mấy tháng, cơn dịch này đã làm cho Việt Nam thiệt hại hàng mấy chục triệu đô la, ấy là chưa kể tới hơn hai chục mạng người bị lây nhiễm, đã tháp tùng bày gia súc của mình mà phiêu diêu miền cực lạc.

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ấy, bao nhiêu gà vịt cũng như gia cầm gia súc trong vùng mắc dịch đều bị các ông thú y thu gom, nhét vào bao tải và mang đi chôn, mặc cho chủ nhân của chúng, những gia đình nghèo túng khố rách áo ôm, năn nỉ ỉ ôi cũng chẳng ăn thua gì.

Như một cơn sốt lên tới đỉnh cao của nó, thì nhiệt độ bắt đầu giảm dần. Sau một thời gian tung hoành, dịch cúm gà chìm lắng, tưởng chừng như đã lui vào dĩ vãng. Xưa rồi Diễm ơi! Thế mà trong những ngày gần đây, nó lại tái xuất giang hồ, từ Thái Lan cho đến mấy tỉnh miền Tây, chưa biết hạ hồi phân giải sẽ ra sao. Thôi thì của Caesar trả về cho Caesar, dịch cúm gà xin trả về cho bộ Y tế cùng với những quan chức nhà nước. Còn bây giờ, gã xin hầu chuyện về dòng họ  gà.

Trong khi dòng họ gà đang lao đao vất vưởng, đang xất bất xang bang vì cơn dịch cúm, dân số giảm đi trông thấy mà chẳng cần phải kế hoạch hóa, thì có một loại gà khác vẫn cứ liên tục phát triển và gia tăng không ngừng, đó là là loại gà móng đỏ, loại gà mắt xanh mỏ đỏ. Danh từ này được cánh nhà báo Việt Nam dùng để gọi những cô gái điếm, kiếm ăn bằng cái vốn tự có, cái vốn trời cho.

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức, thì gà là một loại súc vật có lông mao và cánh, đẻ trứng và ấp. Riêng con trống, đầu có mồng cao, dài và đỏ, chân có cựa dài và nhọn, lông dài và đẹp, thuộc loài hiếu chiến, gáy tiếng to vào giữa đêm và gần sáng.

Tùy theo “giới tính”, người ta phân biệt gà trống tức là con đực và gà mái tức là con cái. Riêng anh gà trống nào bị người ta lấy mất  khả năng truyền giống thì được gọi là gà trống…thiến.

Tùy theo tuổi tác người ta phân biệt gà con là gà mới nở và còn theo mẹ, tựa như các em nhỏ mới mở mắt chào đời và  đang còn trong lứa tuổi “babilac”. Gà giò là gà độ bốn năm tháng tuổi, tựa như các em thiếu nhi và thiếu niên. Gà mái tơ là gà  mái mới lớn và sắp chịu trống, còn gà trống choai là gà trống mới lớn và chưa đạp mái, tựa như mấy anh chị em đang chuẩn bị hôn nhân để bước chân vào cuộc sống lứa đôi. Gà mẹ là gà mái đang trong thời kỳ chăn con. Và sau cùng là gà mái…già, tức là gà mái đã…quá “đát”.

Tùy theo vóc dáng và thể hình, người ta phân biệt gà ác, gà ri là loại gà nhỏ con, lông trắng và da den, thường được hầm với thuốc bắc để xơi cho…khỏe người. Gà tre là loại gà rừng lai gà nhà, nhỏ con và hiếu chiến. Gà cồ là loại gà trống to, được dành để làm giống. Gà chọi là loại gà trống khỏe mạnh, ít lông, được nuôi để chọi cho dân mê cờ bạc ăn cá độ.

Tùy theo nguồn gốc và địa dư, người ta phân biệt gà ta, gà tàu, gà tây, gà mỹ, gà rừng.

Tùy theo sự khoái khẩu, dân bợm nhậu có thể chế biến thịt gà thành nhiều món tuyệt vời như  gà luộc, gà xé phay, gà chiên, gà tiềm, gà hầm, gà rút xương, gà nướng muối, gà xối mỡ, gà rô ti, gà cà ri…thôi thì thiên hình vạn trạng đến quỉ thần cũng không lường nổi. Ba bộ phận được thiên chiếu cố nhiều nhất và đứng đầu trong “top ten”, đó là đầu, phao câu và bầu cánh :

- Đầu gà, má lợn.

- Thứ nhất phao câu, thứ nhì bầu cánh.

Tuy nhiên, có một món xem chừng không mấy ai ưa thích, đó là món gân gà. Thực vậy, khi đã xơi gân gà, thì thường hay bị giắt răng. Khi đã bị giắt răng thì lấy ra chẳng được, nuốt vào cũng chẳng  trôi.

Chuyện rằng :

Tào Tháo đem đại quân đi tiếp viện Hạ Hầu Uyên, bị quân Thục của Lưu Bị vây khốn. Đang buồn bực, bỗng người hậu cần bưng bát canh lên dâng. Tào Tháo nhìn vào thấy miếng gân gà. Vừa đúng lúc trời tối, Hạ Hầu Đôn bước vào xin TàoTháo ban cho mật khẩu để đi tuần tra  ban đêm. Tào Tháo buột miệng nói hai tiếng :

- Gân gà, gân gà.

Hạ Hầu Đôn liền lui ra khỏi trướng, truyền cho binh sĩ mật khẩu đêm nay là :

- Gân gà.

Bấy giờ, Dương Tu đang làm chức Hành quân chủ bạ, nghe Hạ Hầu Đôn truyền mật khẩu như vậy, liền bảo binh sĩ chuẩn bị lui quân. Hạ Hầu Đôn lấy làm lạ, bèn hỏi duyên cớ. Dương Tu đáp :

- Chúa công đã cho mật khẩu là gân gà, ta cứ suy ra thì biết. Vả chăng gân gà không có thịt mà lại dai. Không có mùi vị, nhưng  bỏ đi thì lại tiếc. Hiện nay quân ta thua mấy trận lớn, muốn tiến lên không được, rút về thì sợ quân Thục cười cho. Ngụy Vương còn đang lưỡng lự, nhưng tôi biết nội trong nay mai, thế nào cũng có lệnh ban sư. Vậy ta sửa soạn đi là vừa.

Tào Tháo có lòng oán hận Dương Tu, đang đêm đi tuần tiễu, biết được Dương Tu ra lệnh chuẩn bị rút quân, liền truyền trói Dương Tu lại và đem ra chém đầu vì tội phá rối quân ngũ, làm loạn ba quân. Nhưng sau quả nhiên Tào Tháo thấy ở lâu ngày không tiện, liền lui quân về Hứa Đô. Bấy giờ mới phục Dương Tu đã dùng mật khẩu gân gà mà biết trước mọi việc. Thế nhưng, hiểu được như vậy thì đã qúa muộn. (Thành ngữ diễn tích danh nhân từ điển của Trịnh Văn Thanh, trang 341).

Gà là một con vật được nuôi trong nhà, nên rất thân thương và gần gũi với con người. Vì thế, tục ngữ ca dao nói rất nhiều về gà, thận chí nhiều lúc hình ảnh của nó còn được sử dụng để ám chỉ con người.

Thực vậy, “Lục súc tranh công”, câu chuyện về sáu con vật được nuôi trong nhà, gồm bò, ngựa, dê, chó lợn và gà, thi nhau báo cáo thành tích của mình trước đại hội đảng. Tác giả đã dựa vào “Hàn thi ngoại truyện” mà đưa ra năm nhân đức của anh gà trống. Năm nhân đức ấy như sau :

Thứ nhất, có ăn thì gọi nhau lại, đó là nhân.

Thứ hai, có chí phấn đấu hăng hái, đó là dũng.

Thứ ba, đêm gáy đúng giờ, đó là tín.

Thứ tư, chân có cựa, đó là võ.

Thứ năm, đầu có mào, đó là văn. (Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, trang 299).

Như vậy, nơi anh gà trống có đủ nhân dũng tín võ văn, năm nhân đức này xem ra nơi con người ngày càng bị hiếm.

Về những thói hư tật xấu của dòng họ gà, người xưa đã đúc kết thành những câu tục ngữ, như kinh nghiệm sống ngàn đời cho con người. Gã chỉ xin đưa ra hai thói hư tật xấu mà thôi.

Thói hư tật xấu thứ nhất, đó là :

- Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm.

Với loài chim loài gà, con đực thường làm duyên với con cái bằng cách khoe mẽ : Giang cánh, xòe đuôi,  múa may, nhảy nhót . Anh gà trống khi muốn “gạ gẫm” chị gà mái, thường làm điệu làm bộ : Chạy vòng quanh, xệ cánh, xòe đuôi có hình chiếc quạt  hay giống như cái đuôi con tôm :

- Lưng tôm tít,

  Đít tôm càng,

  Chân đi lắt lẻo hai hàng,

  Được như lời ấy, lạng vàng cũng mua.

Cũng có người lại cho rằng : Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm. Có nghĩa là khi chủ nhà đi vắng, thì chú gà tha hồ thọc  đầu vào niêu tôm mà ăn vụng.

Thói hư tật xấu này muốn nói lên rằng : Vắng người trên, thì kẻ dưới thường hay làm bậy, làm bộ, làm phách, làm tàng và lên mặt ta đây với mọi người. (Về cội nguồn của Lê Gia, trang 352).

Thói hư tật xấu thứ hai, đó là :

- Gà què ăn quẩn cối xay.

Một con gà bị què không thể đi kiếm ăn xa, chỉ quanh quẩn bên cối xay để được hưởng những hạt rơi hạt vãi. Thói hư tật xấu này có ý nói rằng : kẻ bất tài, không thể kiếm được tiền của thiên hạ, bèn quay về bòn rút, kiếm chác những người thân yêu của mình.

Cũng trong chiều hướng ấy, người xưa còn bảo :

- Gà cùng chuồng bôi mặt đá nhau.

Thực vậy, nhìn đàn gà con ríu rít chung quanh gà mẹ, ai mà chẳng cảm thấy ngập tràn yêu thương. Thế nhưng, hình ảnh đẹp đẽ này có khi chẳng kéo dài được bao lâu, bởi vì mấy chú gà con, hoặc vì tranh ăn, hoặc vì ghen tức đã xúm vào đá nhau chí chóe, thậm chí đến cả phun máu đầu. Vì thế, người xưa mới phải lên tiếng khuyên can :

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

  Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.

Kinh nghiệm này cũng giống như câu chuyện về ba chú rận con.

Ngày xưa, có ba chú rận con, vì tranh nhau hút máu một con lợn, nên đã phải vác đơn ra ba tòa quan lớn để xin xét xử. Đang lúc đi đường, ba chú rận con gặp một cụ rận già. Cụ hỏi :

- Ba cháu kiện nhau vì việc gì thế ?

Ba chú rận con đồng thanh đáp :

- Chúng cháu kiện nhau vì  tranh giành một thửa đất màu mỡ.

Cụ rận già bèn ôn tồn nói :

- Tôi tưởng các cháu không nên tranh giành kiện tụng nhau làm chi. Chỉ nên lo con dao của tên đồ tể giết lợn và gáo nước sôi mà hắn đổ xuống để cạo lông con lợn  mà thôi.

Ba chú rận con bèn “ngộ” ra, biết là mình dại, kéo nhau về và cộng tác với nhau để làm ăn, no đói không bỏ nhau. Phần con lợn ngày càng gầy, chủ không dám bán thịt, cứ để vậy mà nuôi. Ba chú rận con nhờ đó mà được no đủ mãi.

Từ đó, chúng ta thấy : anh em một nhà, người cùng một đoàn thể hay dân cùng một nước không được vì cái lợi trước mắt mà giành giật nhau, để rồi quên mất cái hại sau lưng, hay vì chút hư danh mà xâu xé, chém giết lẫn nhau, chẳng kể gì đến tương lai về lâu về dài. Trái lại, phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau :

- Lá lành đùm lá rách.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

  Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Như đàn gà con chỉ nên trêu chọc nhau chút ít cho chóng lớn và vui cửa vui nhà mà thôi :

- Khôn ngoan đối đáp người trong,

  Gà cùng một mẹ chỉ tròng nhau chơi.

Sau khi đã phác họa mấy nét chung chung về dòng họ nhà gà, bây giờ gã xin đi sâu hơn một tí về anh gà trống và chị gà mái.

Trước hết là anh gà trống.

Một trong những đặc điểm của anh gà trống là tiếng gáy. Đối với con người, tiếng gáy của anh gà trống có thể đem lại nhiều lợi ích. Ngày xưa khi “văn minh đồng hồ” chưa được phổ biến, người ta xác định giờ giấc ban ngày bằng ánh nắng mặt trời, và ban đêm bằng tiếng  gáy của anh gà trống.

Tiếng gáy của anh gà trống là như lời mời gọi  mọi người hãy chỗi dậy để bắt tay vào công việc lao động.

Đây là lời của một bà hiền phi khuyên nhà vua đăng triều cho sớm, để các quan khỏi phải đợi chờ :

- Kê minh hỹ, kiều ký doanh hỹ. Có nghĩa là gà đã gáy, triều đình đã đông người.

Đây cũng là lời của người vợ hiền thúc giục chồng mình thức dậy để chú tâm vào công việc đèn sách :

- Nửa đêm gà gáy o o,

  Thôi anh đừng ngủ, còn lo học hành.

Có một câu chuyện mà vì lâu ngày, gã đã quên mất tên những nhân vật chính, chỉ còn nhớ mang máng như sau :

Một vị tướng nọ muốn trốn khỏi thành. Thế nhưng, ban đêm cửa thành khóa chặt, tới gần sáng mới được mở. Và thế là một thuộc hạ của vị tướng này có biệt tài nhái tiếng gà bèn dài cổ ra mà gáy. Viên quan canh cổng nghe tiếng nhái gà gáy, cứ tưởng là trời sắp sáng, vội vã đi mở cổng và viên tướng thoát thân một cách êm ru bà rù.

Như trên gã vừa nói đối với con người, tiếng gà gáy có thể mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng đối với những anh gà trống khác, tiếng gáy ấy lại là một lời thách thức rất đáng ghét và thế nào chúng cũng tìm cách trả đũa.

Khi một con đã gáy, thì những con khác cũng cất tiếng gáy theo. Hai bên cùng cố gáy cho to, cho dài. Vì thế : gà thường tức nhau vì tiếng gáy, để rồi cuối cùng sẽ chết vì tiếng gáy của mình.

 Điều đó muốn nói lên rằng : Những lời khoe khoang phách lối thường làm cho người ta ghét mình, và rồi chính những lời khoe khoang phách lối ấy sẽ đem lại hậu quả tai hại cho bản thân.

Chẳng hạn ngồi vào bàn tiệc, một anh nào đó vỗ ngực tự xưng mình là bậc…hoàng đế hay đế vương, có nghĩa là vua rượu đế. Uống rượu như uống nước. Và thế là bàn dân thiên hạ đều xúm vào mời anh ta hết ly này tới ly khác. Cuối cùng anh ta bèn gục chết tại trận. Thấy thế, mọi người bèn chép miệng :

- Cho bõ ghét.

Đúng là anh ta chết vì cái mồm huênh hoang của mình.

Tuy nhiên, nơi anh gà trống có một sự ngược đời đáng suy nghĩ. Như trên chúng ta đã phác họa về anh gà trống : đầu có mồng cao và đỏ, lông dài và đẹp. Nhìn vào, chúng ta thấy  anh gà trống bắt mắt hơn chị gà mái bội phần.

Cũng vì thế, trong tiếng Pháp, người ta dùng từ “coquetterie”, để chỉ tính ưa làm dáng, làm đỏm. Từ này có nguồn gốc bởi chữ “coq” có nghĩa là anh gà trống. Như thế, anh gà trống phải thuộc về phái đẹp. Hay nói cách khác, theo nhãn quan dòng họ gà, thì phái đẹp phải là phái nam.

Thế nhưng, sự đổi đời bất đắc dĩ này cũng đã kéo theo những hệ lụy phức tạp của nó. 

Hệ lụy thứ nhất đó là cảnh gà trống nuôi con.

Chị gà mái vì cơn dịch cúm đã phải an nghỉ nơi chín suối, để lại bầy con cho anh gà trống. Giờ đây nhìn cảnh anh gà trống dẫn đàn con ra ngoài vườn, bới đất tìm miếng ăn, ai mà lại chẳng ngậm ngùi cảm động rơi cả nước mắt.

Cũng thế, chị vợ chẳng may chết sớm, nhiều anh chồng lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Đến khổ. Nào là phải bươn chải tìm chén cơm manh áo đem về nuôi xấp nhỏ. Nào là phải lo toan đủ mọi chuyện lỉnh kỉnh, từ tề gia cho đến nội trợ, toát cả mồ hôi hột mà cũng chẳng xong.

Thế nhưng, có những anh chồng, chị vợ vẫn còn sống sờ sờ trước mặt, thế mà cũng vẫn phải anh dũng sống cảnh gà trống nuôi con.

Sát vách nhà tôi có một chi vợ mơ làm ca sĩ. Anh chồng vì nể và thương, nên cũng đã đồng ý để chị vợ làm theo mơ ước của mình.

Bước thứ nhất chị vợ thực hiện, đó là chạy ngay ra chợ mua sắm áo quần cùng mọi thứ phụ tùng lỉnh kỉnh của đờn bà con gái, từ chiếc áo dài quần trắng cho đến cái váy lấp la lấp lửng, từ thỏi son bôi môi cho đến đôi giày cao gót “nâng niu bàn chân Việt”. Tính tổng cộng cũng hết một món kha khá, khiến cho anh chồng tê tái cả mặt mày.

Bước thứ hai chị vợ thực hiện, đó là nhờ bè bạn thân quen, chị vợ được một số tụ điểm văn nghệ quần chúng nhận vào chương trình “hát với nhau” hay “hát cho nhau nghe” chi đó. Vì giọng ca mới chỉ là bậc gần “sao”, chứ chưa phải là bậc sao chính hiệu con nai vàng, nên chị vợ phải chạy xô, mỗi tối hát vài ba nơi. Do đó, ngay từ ban chiều, chị vợ đã phải ngồi vào bàn trang điểm, bôi chỗ này, tô chỗ kia, rồi phóng xe đi mất tiêu. Anh chồng bế con tựa cửa nhìn theo, mà suýt nữa nước mắt rơi xuống đồm độp.

Ban tối, gã nghe anh chồng hát ru đưa con vào giấc ngủ, sao mà não nùng và bi đát thế :

- Ầu ơ!

  Đêm qua tát nước đầu đình.

  Để quên cái nón trên cành hoa sen.

  Ầu ơ! Ầu ơ!

Thế nhưng con bé nhất định không chịu ngủ, nó cứ hỏi :

- Mẹ đâu rồi ? Mẹ đâu rồi ?

Rồi sau đó lại òa lên khóc. Anh chồng bế con bé chạy tới chạy lui, chạy từ trong nhà, chạy ra ngoài ngõ. Thế mà con bé khóc vẫn hoàn khóc, khóc cho tới khi mỏi miệng, khô cả nước mắt và thiếp ngủ lúc nào cũng chẳng biết. Lúc đó anh chồng mới được giải thoát, thở phào nhẹ nhõm.

Bước thứ ba chị vợ thực hiện, đó là ngủ bù. Đêm đã thức khuya, thì ngày phải ngủ bù. Về tới nhà, chị vợ lăn quay ra ngủ, thậm chí còn nướng khê  nướng khét, nướng tới chín mười giờ sáng mà vẫn chưa buồn dậy. Thành thử anh chồng lại phải lo toan mọi việc : giặt giũ áo quần, quét nhà quét cửa, tắm rửa cho con, lon ton đi chợ…Chính anh chồng đã tâm sự với gã :

- Quả là tốn kém, nặng nề và mệt mỏi cho cái giấc mơ làm ca sĩ. Có vợ ca sĩ còn tệ hơn là…không có!

Như thế là gã đã bắt đầu bàn về chị gà mái rồi đó. Nhân vì  sự anh gà trống trở thành phái đẹp, mà nhiều chuyện tréo cẳng ngỗng bỗng xảy ra, làm đảo lộn cái trật tự xã hội.

Và đây hệ lụy thứ hai đó là gà mái đá gà cồ.

Thửa vườn sau nhà vốn được dùng để thả gà thả vịt, gã thấy dòng họ gà sống thật bình an hạnh phúc : đàn gà con ríu rít chung quanh gà mẹ. Anh gà trống ga  lăng ve vãn chị gà mái. Nhưng rồi thỉnh thoảng cũng thấy một chị gà mái đuổi anh gà trống. Anh gà trống cắm đầu cắm cổ chạy te tua, chẳng còn hơi sức đâu mà gáy ò ó o.

Trong cuộc sống cũng thế. Khi nói về nạn khủng bố, trên bình diện quốc tế, người ta nghĩ ngay đến những vụ đánh bom, những vụ bắt cóc của phe Hồi giáo quá khích. Còn trong phạm vi gia đình, người ta nghĩ ngay đến những vụ bạo hành, đánh đập của anh chồng đối với chị vợ.

Tuy nhiên, thực tế đôi lúc không phải là như vậy, bởi vì chị vợ cũng có thể khủng bố anh chồng. Khủng bố bằng lời nói : nói dài nói dẻo nói dai làm cho đầu óc anh chồng lúc nào cũng bị căng thẳng. Khủng bố bằng hành động : thượng cẳng chân hạ cẳng tay, ăn thua đủ với chồng. Và nhất là khủng bố bằng chính sách bất bạo động : không cười, không nói, không làm, không hợp tác, sẵn sàng khăn gói quả mướp về với bu bất cứ lúc nào. Tới nước này thì liệu anh chồng có thể chịu đựng nổi sự lạnh lùng của chị vợ hay không ?

Cho đến bây giờ, gã vẫn chẳng hiểu tại sao gà mái lại bị coi là dấu chỉ của những sự xui xẻo và kém may mắn. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ điển xưa tích cũ.

Thực vậy, ngày xưa thiên hạ coi việc người đờn bà nắm chính quyền là một điều lạ lùng, chẳng khác gì gà mái gáy. Đời nhà Hán có Lữ Hậu, đời nhà Đường có Võ Hậu cả hai người đàn bà này, khi nắm được quyền hành trong tay, đã làm cho nước Tàu phải một phen thất điên bát đảo, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Vì thế, thiên hạ mới nói :

- Ghê thay gà mái gáy càn,

  Non sông nghiêng ngửa, giang san đổi đời.

Có lẽ cũng vì thế thiên hạ đã đồng hóa gà mái với tai ương hoạn nạn, khi nói :

- Gà mái gáy gở, có nghĩa là báo điềm chẳng lành.

- Gà bới thì khó, chó bới thì giàu. Đây là cách coi bói theo chỉ tay. Nếu những vết chỉ trên bàn tay mà nhiều, nhưng nhỏ, cạn và rối tung như những vết gà bới thì là số nghèo. Còn nếu những vết chỉ ấy mà ít, nhưng lớn, sâu và rõ như những vết chó bới thì là số giàu. (Về cội nguồn 2 của Lê Gia, trang 348).

Còn rất nhiều vấn đề phải đá động tới dòng họ gà, chẳng hạn như :

Tại sao gà đẻ gà cục tác, bác đẻ bác la làng ?

Tại sao tiếng cục ta cục tác của gà mái đẻ, lại bị phiên âm thành vừa đau vừa rát ?

Tại sao gà khôn lại giấu đầu và chim khôn lại dấu mỏ ?

Tại sao người ta lại bảo “kê khẩu ngưu hậu” có nghĩa là thà làm mỏ con gà chứ chẳng chịu làm đít con trâu ?

Và còn nhiều tại sao khác nữa.

Để kết thúc, gã xin đưa ra hai sự kiện nho nhỏ, để ngày xuân năm mới được vui vẻ cả làng.

Sự kiện thứ nhất, đó là việc con gà mái đẻ trứng vàng.

Bác nông phu nọ có một con gà  mái và mỗi ngày nó đẻ cho bác một quả trứng vàng. Bác rất mừng và nghĩ rằng trong bụng nó có  một kho vàng to lắm, nên vội vã làm thịt. Thế nhưng, khi mổ con gà mái ra, thì nó cũng chỉ như mọi con gà khác, bên trong chẳng có tí vàng bạc nào cả.

Câu chuyện này muốn nói rằng : đứng trước  mối lợi từ từ nhưng vô tận, như cá dưới biển hay như cây trên rừng, chúng ta đừng vì tham lam mà vơ vét về một lần.

Sự kiện thứ hai, đó là tiếng gà gáy giữa đêm khuya.

Thực vậy, sau khi Phêrô chối Chúa ba lần trong sân nhà Thầy cả Thượng phẩm, thì gà liền gáy, đúng như lời Chúa đã tiên báo. Chính nhờ tiếng gà gáy này, Phêrô đã thức tỉnh, đã sám hối ăn năn và  đã xứng đáng được Chúa đặt làm đầu Giáo hội.

Còn chúng ta, có bao giờ chúng ta đã lắng nghe tiếng gà gáy âm thầm, vọng lên từ thẳm sâu cõi lòng, đánh thức lương tâm  chúng ta hay  chưa ?

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!