Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
TAM VÒNG

 

Buổi tối, mấy đứa con nít ngồi cãi nhau chí chóe về vấn đề đờn bà và đờn ông. Một đứa lên tiếng hỏi :

- Đờn bà bởi đâu mà có ?

- Thì bởi đờn ông chứ còn bởi ai ?

- Thế đờn ông bởi đâu mà có ?

- Thì bởi đờn bà chứ còn bởi ai ? Nếu không có đờn bà, thì  lấy ai sinh ra đờn ông, không khéo đờn ông đã tiêu tùng từ lâu.

Và thế là bọn con nít rơi vào một chiếc vòng luẩn quẩn giữa đờn ông và đờn bà, giữa đờn bà và đờn ông. Cuối cùng một đứa xem ra có vẻ thông thái đã cất tiếng nói :

- Đức Chúa Trời đã dựng nên người đờn ông thứ nhất, rồi từ đó sinh ra người đờn bà thứ nhất và cứ thế, cứ thế….liên tục phát triển cho đến ngày hôm nay.

Thực vậy, theo sách Sáng Thế Ký thì thưở ban đầu, Thiên Chúa lấy bùn đất nhào nặn, rồi thổi hơi vào lỗ mũi mà làm thành người đàn ông đầu tiên, mang tên gọi là Adong. Sau đó, Ngài thấy Adong sống cô độc lẻ loi và cu ky một mình thì động lòng thương, bèn chờ lúc Adong ngủ say, lấy một chiếc xương sườn của chàng mà dựng nên người đờn bà đầu tiên. Ngài dẫn người đờn bà này tới giới thiệu với Adong. Vừa nhìn thấy, cặp mắt Adong đã sáng lên long lanh, còn đôi môi thì hớn hở mừng rỡ mà kêu lên hai tiếng :

- Mình ơi !

Rồi Adong đã đặt tên cho người đờn bà này là Eva, bởi lẽ nàng là mẹ của chúng sinh. Theo quan niệm của sách Sáng Thế Ký, thì đờn ông và đờn bà đều được Đức Chúa Trời dựng nên, bình đẳng với nhau về trách nhiệm cũng như bổn phận, mặc dù mỗi người đều có một lãnh vực riêng của mình. Vì thế, một vị thánh nào đó đã diễn tả :

- Đức Chúa Trời đã  không lấy xương sọ mà dựng nên Eva, vì thế bà không được chỉ huy ông. Ngài cũng không lấy xương gót chân mà dựng nên Eva, vì thế ông không được đày đọa bà. Nhưng Ngài đã lấy chiếc xương sườn ở cạnh lái tim mà dựng nên Eva, vì thế ông phải yêu thương bà và bà phải yêu thương ông.

Ngoài ra, còn rất nhiều truyền thuyết khác nữa nói về nguồn gốc của người đờn bà. Gã xin kể ra đây hai truyền thuyết mà thôi.

Truyền thuyết thứ nhất kể lại rằng :

Thưở ban đầu, người đờn ông sống trơ trụi một mình. Vừa đơn độc lại vừa buồn phiền. Thượng đế lấy làm tội nghiệp. Ngài bèn dùng một chút dịu dàng của hoa lan, một chút xinh đẹp của hoa hồng và một chút tinh khiết của hoa huệ. Tất cả được trộn lẫn với nhau, nhưng chưa đủ. Ngài còn hòa vào đó một chút tinh ranh của con khỉ già, một chút độc ác của con rắn hổ mang và một chút hung dữ của con sư tử. Tất cả được quyện lẫn với nhau mà làm nên người đờn bà. Thượng đế trao người đờn bà ấy cho người đờn ông. Kể từ đó, người đờn ông không còn trơ trụi một mình nữa.

Nhưng rồi vào một buổi sáng u ám, người đờn ông bỗng cảm thấy không còn chịu đựng nổi sự tinh ranh, độc ác và hung dữ của người đờn bà, nên đã trả nàng lại cho Thượng đế. Thế nhưng, cuộc ly hôn đầu tiên này diễn ra chưa được một tuần trăng, thì người đờn ông bỗng cảm thấy nhớ day nhớ dứt vẻ dịu dàng, xinh đẹp và tinh khiết của người đờn bà, nên đã xin Thượng đế cho mình được lấy lại. Và từ đó, họ sống hạnh phúc với nhau.

Truyền thuyết thứ hai kể lại rằng :

Sau khi dựng nên núi đồi và biển cả, cây cối và muông thú, cuối cùng Thượng đế mới hoàn tất tác phẩm tuyệt vời của mình, đó là là người đờn ông với tên gọi là Adong. Bấy giờ, Adong đi lang thang hết chỗ này đến chỗ kia, nhưng luôn cảm thấy trống vắng. Một buổi sáng, Adong dừng chân bên hồ, chàng mừng rỡ khi nhận ra bóng mình in trên mặt nước. Và thế là chàng bèn nhảy xuống để ôm lấy chiếc bóng mình trong vòng tay, nhưng không thể được. Chàng buồn bã ngồi thinh lặng dưới gốc cây và than thở cùng Thượng đế về sự trống vắng. Thượng đế liền trả lời :

- Thôi được, hãy dẫn Ta tới hồ nước.

Thượng đế nắm lấy chiếc bóng của Adong trong lòng bàn tay, thổi vào đó một luồng sinh khí. Và thế là một người đàn bà đẹp hết ý mang tên gọi là Eva bỗng xuất hiện. Nàng chớp chớp đôi mắt và khẽ nói :

- Tôi hiện hữu hay không hiện hữu ?

Thượng đế mỉm cười và bảo :

- Đây là quy luật của muôn đời : khi con ở cạnh người đờn ông, thì con hiện hữu. Trái lại, khi vắng bóng chàng, con sẽ không còn hiện hữu nữa.

Từ những truyền thuyết trên, gã nhận thấy bàn dân thiên hạ cũng đã dành cho người đờn bà một sự trân trọng đáng kính nào đó và nàng trở thành một con người không thể thiếu vắng cho phe đờn ông con giai. Thế nhưng, trải qua dòng thời gian, phe đờn ông con giai đã lờ tít và cố tình quên đi sự trân trọng đáng kính ấy, để rồi ỷ vào sức mạnh trời cho, mà đày đọa cánh đờn bà con gái. Từ đông sang tây, cũng như từ cổ chí kim, họ đã nhìn cánh đờn bà con gái bằng nửa con mắt.

Thực vậy, ở phương tây có những kẻ muốn trút tất cả mọi tội lỗi lên đầu cánh đờn bà con gái. Theo họ : khi cánh đờn bà con gái chưa xuất hiện trên mặt đất này, thì phe đờn ông con trai sống rất ư là thoải mái, vui vẻ và đầm ấm. Thế nhưng, khi cánh đờn bà con gái vừa xuất hiện, thì lập tức có ghen ghét và vu cáo, bạo loạn và chiến tranh. Và cũng theo họ : lòng dạ đờn bà con gái thì vô cùng hiểm độc và nhan sắc của họ dễ làm cho phe mày râu chìm đắm.

Các triết gia như Anaxilas thì khẳng định : hùm beo, rắn độc, quái vật, sư tử…bao nhiêu thứ ấy là cái quái gì chứ ? Chẳng là cái thá gì cả trước đờn bà con gái. Phutarque thì nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng đầy khinh bỉ : Khi các ngọn nến được thổi tắt, thì tất cả đờn bà con gái đều xinh đẹp cả.

Các nhà văn, chẳng hạn như  Somerset Maugham đã lập luận như sau :

- Vì cớ làm sao những người đờn bà xinh đẹp đều lấy những người đàn ông tầm thường ? Xin thưa rằng những người đàn ông thông minh sẽ chẳng bao giờ chịu lấy những người đờn bà xinh đẹp cả.

Georges Courteline thì than thở :

- Những gì mình làm cho đờn bà con gái thì họ quên rất mau, còn những gì mình không làm cho họ thì họ lại nhớ mãi nhớ hoài. (Kiến thức ngày nay số 43).

Ý thức được sự bất công và địa vị yếu kém của mình, cánh đờn bà con gái đã đoàn kết lại để đấu tranh, thiết lập những phong trào, nào là phụ nữ đòi bình đẳng, nào là phụ nữ đòi quyền sống và ngay cả phụ nữ đòi quyền…sướng nữa. Thế nhưng, xem ra tình trạng mới chỉ sáng hơn được một chút xíu mà thôi.

Ông Nguyễn Thanh Long, trong một bài viết trên báo “Công giáo và Dân tộc”  đã cho biết những nét đại cương như sau :

Hiện nay, đờn bà con gái chiếm ít nhất 50% dân số nhân loại. Theo một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc được công bố năm 1999, thì chẳng có quốc gia nào đối xử với nữ giới bình đẳng với nam giới. Trên trái đất, có 1,3 tỷ người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, thì đờn bà con gái chiếm tới 70%. Tổng trị giá của những công việc đờn bà con gái phải làm mà không có lương được ước tính khoảng 11.000 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Số lượng đờn bà con gái đi làm có lương chỉ là 1/3 so với đờn ông con giai. Số tiền lương họ được lãnh chỉ bằng 10% tổng quỹ lương. 50% nhân loại ấy chỉ đứng tên sở hữu 1% tài sản trên thế giời!

Trong lãnh vực chính trị, sự hiện diện của đờn bà con gái lại còn quá thấp. Tại Pháp, quốc hội hiện nay chỉ có khoảng 60 nữ trên tổng số 577 đại biểu, tỷ lệ 10,2%. Mỗi khi một nhân vật nữ được bàu vào một chức vụ cao, thì đó là một “sự lạ cả thể” và được bàn dân thiên hạ nhìn bằng một cặp mắt nghi ngờ.

Trong phạm vi tôn giáo, một vị thánh nổi tiếng là Âu Cơ Tinh cũng đã khẳng định đờn bà con gái thấp kém hơn đờn ông con trai. Vì thế, họ không được tham gia vào những hoạt động về xét xử hay giảng dạy trong Giáo hội. Thậm chí theo truyền thuyết còn có cả một công đồng, trong đó các nghị phụ đã tranh cãi về vấn đề đờn bà con gái có linh hồn hay không ?

Còn tại nước Đức, phe đờn ông con giai đã gọi cánh đờn bà con gái là người của 3K : Kinden tức là con nít, Kuchen tức là bếp núc và Kirch tức là nhà thờ. (Công giáo và Dân tộc số 1447).

Trong kinh Coran, Đức Mahomet đã truyền dạy các tín đồ đực rựa như sau : Đờn bà con gái là một mảnh đất đã được cày sẵn, các con cứ việc đến đấy, tha hồ mà trồng cấy.

Còn ở phương đông như tại Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo, trải qua nhiều thế kỷ chủ trương trọng nam khinh nữ tha hồ mà tung hoành trong xã hội. Người ta cho rằng :

- Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Sinh được một cậu con giai thì đã kể là có, trong khi đó sinh được mười cô con gái, thì vẫn kể là không.

- Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.

Chỉ người đờn ông mới là chủ gia đình và được trọng kính. Thực vậy, trong nhà khi các bà muốn đưa cho chồng cái gì thì cũng phải để trên bàn chứ không đưa tận tay. Nam nữ thọ thọ bất thân. Không thể có chuyện nắm tay hay bá vai bá cổ. Lại càng không thể có chuyện vuốt ve hôn hít nhau chùn chụt trước mặt bàn dân thiên hạ. Đặc biệt trong xã hội ngày xưa, đờn bà con gái còn phải giữ tam tòng tứ đức. Tam tòng, tức là ba chữ tòng : tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Ở nhà thì phục tùng cha, lấy chồng thì phục tùng chồng, chồng chết thì phục tùng con. Còn tứ đức, tức là bốn nhân đức : công dung ngôn hạnh. Khéo tay làm lụng, nét mặt đoan trang, ăn nói lịch sự và tính tình nết na.

Theo linh mục Thiện Cẩm : Ngày nay, thế gian bỗng tự nhiên ra khác, ngay ở nước ta, nam nữ cũng trở nên thọ thọ…rất thân, nắm tay, ôm eo, tựa vai, bá cổ. Có người bảo phụ nữ ngày nay chỉ nghĩ  đến “tam vòng tứ sắc”. Tam vòng là vòng ngực, vòng eo và vòng mông. Tứ sắc là nét đẹp của khuôn mặt, của bộ ngực, của áo quần và của cặp giò. Còn chuyện tam tòng tứ đức là chuyện đã quá “đát” từ lâu.

Hôm nay, gã xin mượn những gợi ý trên để bàn rộng và tán dài về chuyện tam tòng cũng như tam…vòng!

Trước hết là chuyện tam tòng mà ngày xưa, cánh đờn bà con gái phải tuyệt đối tuân giữ.

Thứ nhất, tại gia tòng phụ, có nghĩa là khi còn sống ở nhà thì phải phục tùng và vâng lời người cha, bởi vì người cha là cột trụ của gia đình. Đây là điều dễ hiểu và dễ chấp nhận, bởi vì cha mẹ có bổn phải phải giáo dục con cái và con cái có bổn phận phải vâng lời cha  mẹ :

- Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.

- Cá không ăn muối cá ươn,

  Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Thứ hai, xuất giá tòng phu, đi lấy chồng thì phải phục tùng và vâng lời chồng. Đây là một quan niệm cần phải xét lại, bởi vì nó đã làm nảy sinh ra những lạm dụng khó mà chấp nhận. Thực vậy, người chồng trong xã hội phong kiến thường được coi như là một ông chủ. Vì thế, hễ ông ta mở miệng phán ra điều gì, thì vợ con trong nhà đều phải cúi đầu răm rắp nghe theo, chẳng được phép ý kiến ý cò gì sốt.

Phu xướng phụ tùy. Từ đó, ông ta sẽ thừa thắng xông lên mà đi tới chỗ độc tài, độc đoán và cả…độc ác nữa.  Ông ta sẽ mang lấy đầu óc “gia trưởng” và đối xử theo kiểu  “chồng chúa vợ tôi”. Lời nói của ông ta cộc lốc như dùi đục chấm mắm tôm : Tiên sư cái con mẹ mày. Hành động của ông ta mang nặng tính cách vũ phu và bạo lực. Ông ta không ngần ngại “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Như cầu thủ ghi bàn thắng, ông ta hăng tiết vịt sút một phát cho bà vợ lọt thỏm vào tủ áo mỗi khi cần ưu ái dạy bảo điều gì, như trái banh lọt thỏm vào khung thành, hay cầu môn chi đó.

Gã đã từng thấy có những ông chồng đòi hỏi bà vợ phải phục dịch cơm bưng nước rót cho mình. Thậm chí đến bữa ăn, mình ông ngồi chễm chệ một mâm. Tội nghiệp cho bà vợ suốt ngày phải tần tảo buôn thúng bán mẹt, nhặt từng cọng rau muống đem ra chợ với hy vọng kiếm được tí tiền còn, mua lấy một xị rượu và một chút thịt lợn mà cung phụng cho đức ông chồng của mình được thập phần béo tốt.

Thứ ba, phu tử tòng tử, khi chồng chết thì theo con. Đây cũng là điều tương đối dễ hiểu và dễ chấp nhận, bởi vì người đờn bà lúc bấy giờ nghiễm nhiên đã trở thành một người mẹ, và không chừng cũng đã mang nặng tí tuổi đời. Một khi chồng chết thì biết theo ai nếu không phải là theo những người con mình đã mang nặng đẻ đau, đã chắt chiu nuôi dưỡng. Hơn thế nữa, chính những người con này cũng có bổn phận phải thảo hiếu đối với người mẹ của mình.

Cái sự phu tử tòng tử ở đây xem ra còn có vẻ nhẹ nhàng và nhân đạo hơn tập tục tại nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn, nếu gã nhớ không lầm, trong cuốn “Vòng quanh thế giới 80 ngày”, Jules Verne cho hay tại một vài nơi bên Ấn Độ, khi người chồng qua đời thì các bà vợ sẽ bị thiêu sống để được theo hầu đức phu quân của mình nơi chín suối!!!

Tuy nhiên, theo lời của linh mục Thiện Cẩm thì : Ngày nay thế gian bỗng tự nhiên ra khác, chuyện tam tòng là chuyện quá “đát” từ lâu, xưa rồi Diễm ơi!

Thực vậy, trong tương quan với cha mẹ : con cái bây giờ thuộc vào thế hệ vi tính, nên cha mẹ khó mà dạy bảo. Nếu có răn đe điều gì, thì liền bị chúng kê tủ  đứng :

- Mấy ông mấy bà…già rồi, rõ thật lẩm cẩm, thời bây giờ mà còn như vậy ư ?

Và cha mẹ cũng đành phải bó tay. Chẳng hạn như  việc hôn nhân : Ngày xưa thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, còn bây giờ thì con cái đặt đâu thì cha mẹ xin vui lòng…ngồi đấy. Chẳng hạn việc giao tiếp : Ngày xưa thì nam nữ thọ thọ bất thân, còn bây giờ thì nam  nữ thọ thọ…rất thân, để rồi đi tới chỗ nam nữ cọ cọ rất  ư là….giật gân.

Trong tương quan vợ chồng : đờn bà con gái bây giờ đang lăm le nhảy vào lãnh vực xã hội, thành thử gã phải đổi lại câu thơ của Tú Xương. Thay vì :

- Việc nhà phó mặc cho bu nó.

Thì bây giờ sẽ phải là :

- Việc nhà phó mặc cho bố nó.

Và theo định luật về thị trường, anh nào có tiền, thì anh ấy sẽ nắm quyền. Chữ tiền liền với chữ quyền một vần. Khi chị vợ đã làm ra tiền, nắm hào bao và quyết định ngân sách, thì sẽ chi phối mọi sinh hoạt trong gia đình. Lúc bấy giờ, sẽ có một cuộc thay ngôi đổi chủ. Anh chồng chỉ còn nước âm thầm vào bếp, như chó cụp đưôi, làm bạn với nồi niêu xoong chảo, chổi cùn rế rách mà thôi.

Một khi tam tòng của Nho giáo đã bị xếp vào ngăn kéo dĩ vãng vì quá “đát’ và xưa rồi Diễm ơi, thì cũng theo như lời diễn tả trên, đờn bà con gái bây giờ lại chăm chăm chú chú mà lo cho cái khoản “tam vòng”, tức là ba cái vòng trên cơ thể mình.

Viết đến đây, gã bỗng nảy ra một “théc méc”, đó là không biết từ bao giờ cái ông khỉ gió nào đó đã có sáng kiến công bố cho bàn dân thiên hạ được biết số đo ba vòng của những thí sinh trong các cuộc thi hoa hậu. Coi đó như một trong những chuẩn mực để phán xét về sắc đẹp, khiến cho cánh đờn bà con gái phải lao đao vất vả, xấc bấc xang bang, tốn phí không biết biết bao nhiêu tiền bạc và công sức, để cái thì được phình ra, còn cái thì được tóp lại, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế ISO, cũng chỉ vì muốn làm người đẹp mà thôi.

Vòng số một, tức là vòng ngực. Thực vậy, Thượng đế trao ban cho cánh đờn bà con gái bộ ngực là để cung cấp sữa mà nuôi con, như các cụ ngày xưa đã bảo :

- Đờn ông không râu bất nghì,

  Đờn bà không vú, lấy gì nuôi con.

Bộ râu làm nên nét oai phong của người đờn ông thế nào, thì bộ ngực cũng làm nên vẻ quyến rủ của người đờn bà như vậy. Vì thế, ngày nay nhiều bà nhiều cô đã phe lờ cái nhiệm vụ cung cấp sữa để nuôi con, mà chỉ chuyên trị làm đẹp cho bộ ngực của mình.

Thực vậy, mặc dù các bác sĩ và các nhà chuyên môn luôn quảng bá sữa mẹ là một thức ăn không thể thiếu cho con trẻ, nào là đề kháng được nhiều chứng bệnh, nào là có đủ chất dinh dưỡng…Thế nhưng, chỉ vì không muốn cho bộ ngực của mình bị xệ xuống, nên không thiếu những bà mẹ chả chịu cho con bú, cứ việc ra ngoài chợ, lôi về đủ mọi thứ sữa, từ sữa tươi cho đến sữa đặc có đường, từ sữa bột cho đến sữa hộp, từ sữa cô gái Hà Lan đến sữa ông già, từ sữa có nhãn hiệu trình tòa đến những loại sữa chui và trôi nổi…thôi thì thiên hình vạn trạng, đến quỷ thần cũng chẳng đếm nổi trên thị trường hiện nay có bao nhiêu thứ sữa. Có những người đã bị đi tàu suốt về chầu Diêm Vương, chỉ vì ham rẻ mà dùng những loại sữa chui và trôi nổi ấy.

Vì vòng số một là nơi cần phải làm phình ra, nên khoa giải phẫu thẩm mỹ đã nhảy vào vòng chiến, cứu một bàn thua trông thấy cho những bà những cô chẳng may có bộ ngực lép xẹp. Người ta mổ ngang, xẻ dọc rồi đặt vào trong đó chất “silicone”, làm cho bộ ngực phình to ra bao nhiêu cũng được. Miễn là đạt mục đích, sau này lỡ có bị ung thư, thì cũng…hạ hồi phân giải.

Nếu ngại giải phẫu, người ta có thể nhờ trang phục trợ giúp, nào là những chiếc yếm hững hờ, nào là những chiếc nịt ngực, những chiếc “cọc xê” được độn được lót cách này hay cách khác để che lấp cái kích thước bé tẻo bé teo của bộ ngực mình.

Tiếp đến, vòng số ba tức là vòng mông. Đây cũng là nơi cần phải làm cho phình ra như vòng số một, nên gã xin miễn bàn tới để được tiếp nối ngay bằng  vòng số hai tức là vòng eo.

Với cơn bệnh béo phì ngày càng liên tục phát triển, thì vòng eo đã trở nên một nỗi ám ảnh cho nhiều người. Báo Le Monde số 2884 cho hay : Trung tâm dự phòng bệnh tật Mỹ cảnh báo bệnh béo phí sắp dành ngôi vị giết người hàng đầu, vượt qua thuốc lá. Mỹ ước tính có 130 triệu có thể trọng vượt mức, trong đó có 59 triệu béo phì. Trung Quốc hiện có 300 triệu người quá mập, trong đó có 30 triệu bép phì. Khi vòng eo tăng trưởng vượt vòng ngực và vòng mông, thì nguy cơ bị tiểu đường và tim mạch cũng gia tăng. Vòng eo nam giới vượt quá 1,00m và nữ giới vượt quá 0,80m là dấu hiệu béo phì, cũng như là dấu chỉ phát tướng vòng eo. (CGVDT số 1449).

Trái với vòng số một và vòng số ba là những nơi cần phải làm cho phình ra, thì vòng số hai lại là địa điểm cần phải làm cho tóp lại. Lý tưởng của vòng số hai chính là cái eo của con ong. Thế nhưng, đối với nhiều bà nhiều cô, nó lại cứ phình ra mới chết không cơ chứ. Lý do phình ra như thế, có thể do chứng béo phì và cũng có thể do…trục trặc kỹ thuật ngoài ý muốn.

Trước hết, để thực hiện cái lý tưởng “eo con ong”, cũng như để chống lại tình trạng phát tướng do sự béo phì gây nên, người ta đã phải dùng tới nhiều biện pháp. Nào là tập thể dục như đi bộ, đi xe đạp, hay bơi lội mỗi ngày, nghĩa là thân thể phải vận động. Nào là kiêng ăn kiêng uống, áp dụng một chế độ ẩm thực vô cùng nghiêm khắc. Những biện pháp này đòi hỏi phải kiên nhẫn nhiều lắm, bằng không thì chỗ cần phình thì lại tóp, còn chỗ cần tóp thì lại phình. Thật là tréo cẳng ngỗng.

Ngoài ra, người ta cũng có thể nhờ trang phục trợ giúp phần nào.  Nếu gã không lầm thì “mô đen” áo dài Việt Nam vào thập niên sáu mươi : cổ phải cao có khi hơn một tấc, eo phải thắt ngẫng như eo con ong. Vì thế, người ta đã khéo léo luồn vào phía trong áo một sợi dây nhỏ cùng màu và sau khi mặc, người ta sẽ thắt chặt sợi dây ấy để tạo nên một cái eo rất là….ấn tượng, trên cả tuyệt vời.

Tiếp đến, có những trường hợp vòng số hai bỗng dưng phình ra, một cách bất đắc dĩ và ngoài ý muốn, hoàn toàn không phải do chứng béo phì, nhưng do một trục trặc kỹ thuật nào đó. Chẳng hạn như  cái tật ăn cơm trước kẻng, anh chị vụng trộm với nhau hay thử cho biết vị ngọt đắng của tình yêu, để rồi một buổi sáng bỗng thấy vòng eo phình ra và những ngày sau đó lại liên tục phình ra một cách vô tổ chức, vượt ngoài chỉ tiêu. Lúc ấy chỉ còn biết mếu máo và khóc lên, như người ta hay phịa ra mà hát :

- Anh ơi, nếu bụng em…phình thì sao ?

Nhưng đừng dại đột :

- Đi mua thuốc chuột uống cho rồi đời!!!

Bởi đó, đừng “khôn ba năm dại một giờ”, vì vui sướng của tình yêu có thể chỉ kéo dài trong thoáng chốc, nhưng khổ đau của nó sẽ kéo dài bằng cả cuộc đời :

- Đờn ông bụng…bự thì sang,

  Đờn bà bụng…bự tan hoang cuộc đời.

Chỉ có ba cái vòng, mà sao lại nhiêu khê rắc rối quá vậy. Gã cũng đành bó tay chào thua.

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!