Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
ĐỒN THỔI

Chả biết từ đời thuở nhà nào, trong thiên hạ đã có lời xác   quyết :

- Người là một con vật có trí khôn.

Đúng thế, càng suy gẫm gã càng nhận ra sự thực tuyệt vời của câu nói ấy. Sở dĩ con người vượt trội hơn con vật là nhờ đầu óc. Thế nhưng, đầu óc mới chỉ là bình diện vật chất. Không phải cứ đầu to óc lớn mà tài giỏi. Nếu lấy khối lượng làm tiêu chuẩn thì hẳn con bò phải ăn đứt con người, thế mà chúng ta vẫn bảo :

- Ngu như bò.

Và chúng ta cũng thường kết án :

- To đầu mà dại.

Cái làm nên chất lượng cao cho đầu óc con người chính là trí khôn. Nhờ trí khôn, con người mới có được những tư tưởng hay ho, rồi từ đó nảy sinh những việc làm tốt đẹp, bởi vì tư tưởng thì hướng dẫn cho hành động.

Nhờ trí khôn, con người mới có được những phát minh làm đổi thay bộ mặt trái đất.

Chẳng hạn trong lãnh vực ăn, ngày xưa người ta ăn sống nuốt tươi, thế mà hôm nay đã có hằng hà sa số những  thứ cao lương mỹ vị. Cứ chiều chiều đi dạo phố Saigon, người ta ghi nhận được biết bao nhiêu nhà hàng, biết bao nhiêu quán ăn, biết bao nhiêu... làng nướng mọc lên khắp nơi, khói tỏa nghi ngút, hương thơm ngào ngạt làm điếc mũi hàng xóm và khách qua đường.

Chẳng hạn trong lãnh vực uống, ngày xưa người ta uống nước lã cầm hơi, thế mà hôm nay đã có muôn vàn thứ rượu. Quê hương Việt Nam chúng ta vốn còn nghèo nàn và nhiều người vốn còn thiếu ăn, thế nhưng nếu bây giờ người ta hỏi gã :

- Có bao nhiêu thứ bia trên đất nước này ?

Gã đành bó tay chào thua, chẳng thể trả lời được, bởi vì hầu như tất  cả các thứ bia nổi tiếng trên thế giới, cũng như những thứ bia vô danh tiểu tốt chả ai biết đến đều có mặt tại vùng đất khốn khổ này, hơn thế nữa lại còn liên tục phát triển và  không ngừng vươn lên.

Chẳng hạn trong lãnh vực ở, ngày xưa người ta ở hang ở lỗ, thế mà hôm nay đã có cơ man nào những ngọn tháp, những tòa nhà chọc trời, cao hằng mấy trăm mét, đứng ở dưới mà nhìn lên, cứ tưởng chúng đụng tới mây và làm cho mình hoa cả mắt, chóng cả mặt.

Trong khi đó, con vật thì vẫn cứ giậm chân tại chỗ, trước sao sau vậy, chẳng tiến bộ được một ly ông cụ nào cả.

Chẳng hạn con cọp thì vẫn cứ ăn sống nuốt tươi, con chuột thì vẫn cứ chui hang chui hốc, con chim thì vẫn cứ xơi những hạt lúa rụng và tha những cọng rơm về làm tổ.

Chỉ riêng con người là không ngừng phát triển về đủ mọi phương diện. Sở dĩ như vậy cũng chỉ vì con người có trí khôn.

Một trong những sinh hoạt chính của trí khôn, đó là suy nghĩ. Chẳng thế mà Pascal đã bảo :

- L’homme est un roseau pensant, con người là một cây sậy biết suy nghĩ.

Và chính Pascal còn đã khẳng định thêm :

- Je pense, donc je suis, tôi suy nghĩ, vậy tôi hiện hữu.

Cái làm nên con người tôi, cái làm nên cuộc sống tôi, đó là sự suy nghĩ. Nếu tôi sống mà không suy nghĩ, thì kể như  đã tiêu tùng từ lâu và không còn là tôi nữa.

Bây giờ, gã xin “xì tốp” những chuyện triết lý trên mây trên gió ấy để chỉ nói tới những chuyện đời thường mà thôi, bởi vì gã chẳng được học chuyên sâu về môn này, kẻo lắm kẻ thối mồm lại bĩu môi, chu mỏ mà bảo :

- Ban môn lộng phủ, múa bút trước cửa nhà Lỗ Ban.

Được diễn nôm thành :

- Đánh trống qua cửa nhà sấm.

Hay :

- Múa rìu qua mắt thợ.

Trong những lúc ngồi suy tư mông lung, chúng ta ít khi nghĩ đến những sự trên trời, mà hay nghĩ đến những sự dưới đất, chúng ta cũng ít nghĩ đến chuyện mình, mà hay nghĩ đến chuyện người. Rồi sau đó, đưa ra những nhận định và những đánh giá.

Chúng ta giống như người đeo hai cái giỏ. Cái giỏ trước ngực đặt những sai lỗi của của người khác, còn cái giỏ sau lưng đặt những sai lỗi của bản thân. Vì thế, chúng ta thường nhìn thấy rất rõ những sai lỗi của người khác, rồi lên tiếng phê bình và chỉ trích một cách gắt gao. Còn những sai lỗi của bản thân thì lại chẳng nhìn thấy. Và nếu có nhìn thấy chăng nữa, thì cũng sẽ đưa ra một ngàn lẻ một lý do để bào chữa, để biện minh : vì... tại... bởi... Chúng ta thường khắt khe đối với người khác mà khoan dung với bản thân, đáng lẽ ra, chúng ta phải khoan dung với người khác mà khắt khe đối với chính bản thân mình.

Tuy nhiên, những nhận định và đánh giá của chúng ta rất ít khi vô tư và chính xác, bởi vì chúng ta thường bị chi phối bởi nhiều lý do khác nhau.

Trước một sự việc, mỗi người đều có một cái nhìn riêng và một phán quyết riêng, đúng như tục ngữ đã bảo :

- Năm người, mười ý.

Ngày nọ, có hai cha con nhà kia dắt một con lừa ra chợ  để bán. Người cha ngồi chễm chệ trên lưng lừa, còn đứa con đi bộ theo sau. Khách qua đường thấy thế bèn nói :

- Người cha gì mà không biết thương con! Ngồi chễm chệ trên lưng lừa trong khi đứa con phải đi bộ.

Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lùa và nhường cho con cưỡi. Đi được một chốc, hai cha con lại nghe khách qua đường chỉ trích :

- Đồ con bất hiếu, còn trẻ mà ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha thì già mà lại phải cuốc bộ.

Nghe vậy, hai cha con mới bảo nhau :

- Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi bàn ra tán vào, đó là cả hai cha con ta cùng cưỡi.

Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng vừa đi được một quãng, họ lại nghe thấy một lời chỉ trích khác :

- Rõ là phường vô nhân đạo! Làm sao con lừa gầy chịu đựng nổi một sức nặng như thế.  

Nghe vậy, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Thế nhưng cũng chỉ một lúc sau, có người lại phê bình :

- Rõ là đồ ngu dốt. Có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ.

Hai cha con không biết làm sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.

Câu chuyện này làm cho gã nhớ tới một câu ca dao của người Việt Nam  chúng ta :

- Ở sao cho vừa lòng người,

  Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

  Cao chê ngỏng, thấp chê lùn,

  Béo chê béo trục, béo tròn,

  Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.

Sở dĩ có những cái nhìn riêng và những phán quyết khác biệt như thế, bởi vì khi nhận định và đánh giá, chúng ta thường chủ quan, bị tình cảm chi phối, theo kiểu :

- Yêu nhau củ ấu cũng tròn,

  Trái bồ hòn cũng ngọt.

- Yêu nhau cau bảy bổ ba,

  Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.

- Yêu ai yêu cả đường đi,

  Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng.

Ngày xưa, bên nước Tống có một người rất giàu. Ông xây tường cao chung quanh nhà để đề phòng kẻ gian xâm nhập. Một hôm mưa to và gió lớn, cuồng phong và bão táp nổi lên, khiến một cây cổ thu ïbên đường bị đổ và làm sập mất một khoảng tường. Người con thấy thế bèn nói :

- Xin cha cho xây tường lại ngay đi, nếu không kẻ trộm sẽ lẻn vào mất.

Người láng giềng thấy vậy cũng đề nghị :

- Này bác, không xây lại ngay thì e rằng sẽ có trộm.

Tường chưa kịp sửa, thì ngay đêm hôm đó, nhà ông phú hộ bị kẻ trộm viếng thăm. Sáng ra khi hay nhà mất trộm, ông khen người con là khôn ngoan, nhìn xa trông rộng, biết trước mọi sự. Trong khi đó, ông lại nghi ngờ người hàng xóm là gian xảo, lợi dụng thời cơ, xâm nhập gia cư, lấy trộm đồ đạc nhà ông.

Cũng vậy, ngày xửa ngày xưa ở bên Tàu có một ông quan rất được nhà vua sủng ái, mà gã quên béng mất tên rồi. Ngày kia, thiên hạ đem dâng cho nhà vua một món sơn hào hải vị. Thấy vậy, ông quan này bèn xơi trước một bát. Nhà vua nghe biết liền khen :

- Rõ thật là bậc trung thần, ăn trước để xem trong món sơn hào hải vị ấy có thuốc độc hại trẫm hay không.

Thời gian sau, ông quan này bị thất sủng. Ngày kia, thiên hạ cũng đem dâng cho nhà vua một món sơn hào hải vị. Thấy vậy, ông quan này cũng xơi trước một bát. Khi nghe biết, nhà vua bèn đùng đùng nổi giận và quát mắng :

- Rõ thật là đồ khinh quân phản phúc, dám xơi trước, chẳng còn kính nể gì trẫm nữa. Không những phải tội chết, mà còn phải tru di tam tộc.

Nói thế rồi, nhà vua bèn truyền lệnh :

- Lính đâu ? Chém đầu.

Những câu chuyện trên làm gã nghĩ tới lời cha ông chúng ta đã xác quyết :

- Yêu nến tốt, ghét nên xấu.

Hay như dân tây thường bảo :

- C’est la vie!!! Đời là thế!!!

Tuy nhiên, khi nhận định và đánh giá người và việc, ngoài yếu tố tình cảm, chúng ta còn bị  bị tâm trạng cũng như hoàn cảnh, những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài chi phối nữa, như Nguyễn Du đã từng viết :

- Cảnh nào, cảnh chẳng đeo sầu,

  Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.

Ông du khách lái xe phom phom từ Nha Trang lên Đàlạt, khi qua khỏi đèo Ngoạn Mục, người ta hỏi :

- Ông thấy Nha Trang thế nào ?

Ông mỉm cười và nói :

- Nha Trang hở ? Gió biển mát mẻ, con người vui vẻ, quả là một địa điểm du lịch tuyệt vời.

Người ta hỏi tiếp :

- Ông lên Đàlạt, vậy ông nghĩ gì về thành phố này ?

Ông trả lời :

- Tôi hy vọng Đàlạt cũng sẽ tuyệt vời như vậy và còn hơn vậy nữa.

Lúc sau, một ông du khách khác lái chiếc xe cà rịch cà tàng, từ Nha Trang lên Đàlạt. Bò mãi mới leo tới đỉnh đèo Ngoạn Mục, người ta hỏi :

- Ông thấy Nha Trang thế nào ?

Ông nhăn nhó và nói :

- Nha Trang ư ? Khí hậu oi bức, con người cục súc. Quả là một nơi du lịch tồi tệ.

Người ta hỏi tiếp :

- Ông lên Đàlạt, vậy ông nghĩ gì về thành phố này ?

Ông trả lời :

- Tôi cho rằng Đàlạt cũng sẽ tồi tệ như vậy, mà còn hơn vậy nữa.

Sau cùng, khi nhận định cũng như đánh giá người và việc, nhiều khi chúng ta còn cố tình để cho những ý đồ đen tối lộng lành mà vo tròn bóp mép sự thật.

Đúng thế, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều mang lấy một chút tự ái, một chút tự cao, một chút tự đại...  Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều bị tính kiêu căng len lỏi vào từng ngõ ngách tâm hồn.

Khi người khác gặp phải tai ương hoạn nạn, có thể bên ngoài chúng ta ủ rũ như treo cờ tang, nhưng bên trong lại khấp khởi mừng thầm :

- Cho mày chết.

Khi người khác phạm phải một sai lỗi nào đó. Thay vì tìm hiểu để có được một thái độ cảm thông, chúng ta bèn vội vã lên tiếng kết án một cách nghiệt ngã như muốn đạp họ xuống tận bùn đen và giám tiếp nói rằng mình tốt hơn họ bội phần :

- Tôi không như vậy đâu.

Đúng như tục ngữ đã bảo :

- Chân mình những lấm mê mê,

  Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Hơn thế nữa, những nhận định và đánh giá của chúng ta vốn thường sai lầm, bởi vì chúng ta không hiểu rõ được hoàn cảnh của họ, cũng như những lý do thầm kín đã chi phối hành động của họ.

Một cô gái bán dâm, hành động ấy chắc chắn phải là một hành động xấu, nhưng biết đâu cô gái ấy lại có những lý do chính đáng để được giảm nhẹ, chẳng hạn như cô gái ấy đang cần một số tiền để mua thuốc chữa bệnh cho mẹ già sắp chết.

Một ông chồng khô khan nguội lạnh, chẳng hiểu buồn vì chuyện gia đình lục đục hay chuyện làm ăn thất bại, mà ngày nọ đã nhảy xuống sông tự tử. Mọi người đều tin rằng ông ấy đã mất linh hồn, chết sa hỏa ngục đời đời kiếp kiếp.

Thế nhưng, nào có ai hay ông ấy vốn kính mến Đức Mẹ. Thứ bảy đầu tháng nào, ông cũng dâng lên Mẹ những bông hoa tươi. Chính vì thế, ông đã được ơn ăn năn vào giây phút cuối cùng, như lời thánh Vianney đã nói với bà vợ của ông  :

- Giữa cây cầu và dòng sông có một khoảng cách. Khoảng cách ấy tuy nhỏ nhưng cũng đã đủ để ông ta sám hối. Và chính khoảng cách nhỏ này cấm chúng ta không được xét đoán liều lĩnh.

Khi tỏ lộ những nhận định, những đánh giá chủ quan và sai lạc của mình cho thiên hạ biết, là chúng ta đã tạo nên và tung ra những tin đồn. Vì thế, trong tự điển người ta đã định nghĩa :

- Đồn là nói chuyền cho nhiều người biết.

- Tin đồn là tin không chắc chắn do nhiều người rỉ tai cho nhau.

Chẳng hạn trong ca dao có câu :

- Cúc mai trồng lộn một bồn,

  Chúng mình chồng vợ, ai đồn mặc ai.

Còn sau khi nhận được một tin đồn, chúng ta nói lại cho người khác, thì lúc bấy giờ chúng ta chẳng khác gì kẻ đang phùng má trợn mắt thổi cho tin ấy lan nhanh.

Vì thế, người ta mới gọi là đồn thổi. Đã đồn thì phải thổi để cho tin ấy được bay đi khắp bốn phương trời :

- Tiếng lành đồn xa,

  Tiếng dữ đồn ba ngày đường.

Tuy nhiên trong thực tế, nhiều khi chúng ta đã phải ngậm đắng nuốt cay mà nhận ra rằng :

- Đồn về tiếng lành thì chẳng bao nhiêu, còn thổi về tiếng dữ thì lại quá nhiều, chẳng thể nào kể ra cho xiết.

Tin đồn thường không đúng với sự thật. Chính vì tính cách “thất thiệt” này mà  tin đồn do chúng ta tung ra, hay do chúng ta thổi cho nó bay đi xa, đã giết hại biết bao nhiêu người ngay lành và thiện chí mà nhiều khi chính chúng ta cũng chẳng thèm biết đến.

Bà chị của gã lấy chồng. Anh ấy là cảnh sát cấp “nhớn”. Hai người có với nhau ba mặt con. Rồi anh ấy được “bốc” đi mình ên trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Suốt quãng thời gian dài, chị đã không nhận được một tin tức hay có một liên hệ gì với anh. Một sự thinh lặng quả là dễ sợ. Và cũng trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy, người ta đã đồn rằng :

- Anh ấy bị chết chìm giữa biển khơi vì tàu bị đắm.

- Anh ấy bị đụng xe bên Mỹ và đã được mai táng tại nghĩa trang...

Và tệ hơn nữa :

- Anh ấy đã lấy vợ và đã có con.

Những tin đồn vô căn cứ này làm cho chị héo hắt và quay quắt. Chị âm thầm nuốt những giọt nước mắt cay đắng, ra sức làm lụng vất vả để nuôi dạy ba đứa con. Cho tới ngày nhận được lá thư, trong đó anh cho biết mình đang xúc tiến thủ tục đón chị và các con qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

Dầu vậy, chị vẫn còn bán tín bán nghi, nên đã viết và đặt thẳng vấn đề với anh :

- Thế thì qua Mỹ, mẹ con em sẽ ở với ai, bởi vì người ta đồn rằng anh đã lấy vợ và đã có con.

Một câu chuyện khác kể lại rằng :

Tại một thị trấn nhỏ, chàng thanh niên kia có những triệu chứng và biểu hiện khác thường. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ  “nghi ngờ” anh ta mắc phải bệnh phong cùi.

Tuy không phải là một phán quyết dứt khoát, nhưng  kể từ đó mọi người bắt đầu xa tránh anh ta, nhìn anh ta với con mắt kinh hãi và ghê tởm vì sợ bị lây lan, vì thế anh ta không dám ra khỏi nhà và cũng chẳng dám tiếp xúc với một ai. Ngay cả những người thân trong gia đình cũng cho rằng anh đã mắc phải chứng bệnh khủng khiếp đó.

Và để che dấu con người bị coi như một nỗi tủi nhục và xấu hổ chung, họ đã nhốt anh ta vào một căn phòng nhỏ và khóa chặt. Chàng thanh niên đáng thương ấy chỉ còn sống vất vưởng nhờ mấy chén cơm được đưa vào mỗi ngày. Vũ trụ của anh ta chỉ còn là căn phòng nhỏ với bốn bức tường khép kín. Ngậm đắng nuốt cay từng giây từng phút, anh ta chỉ còn một hy vọng duy nhất, đó là trốn thoát khỏi căn phòng giam của chính mình.

Ngày nọ,  anh ta đã lẻn được ra ngoài, nhưng chẳng may, gia đình đã kịp thời phát giác và lại tống anh ta vào căn phòng nhỏ. Lần này, chàng thanh niên khốn khổ ấy dường như không còn một tia hy vọng nào nữa. Anh ta chỉ muốn tìm sự giải thoát qua cái chết mà thôi.

Lần thứ hai, anh trốn khỏi vũ trụ tăm tối của mình. Nhưng lang thang mãi trên đường phố mà vẫn không tìm được một sự tin tưởng và giúp đỡ của những người chung quanh, vì đi tới đâu anh ta cũng đều bị chối từ. Và thế là anh ta quyết định tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng.

Anh ta đã mua thuốc ngủ và tự tử trước mặt mọi người. Cái chết của anh ta đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu khám nghiệm tử thi. Và kết quả cuộc khám nghiệm đã làm cho mọi người chưng hửng và sửng sốt :

- Anh ta chẳng hề mắc phải bệnh phong cùi.

Một khi tin đã được tung ra, một lời đã được đồn thổi, thì không thể nào thu hồi lại được, cũng như không thể nào đền bù những thiệt hại tinh thần lẫn vật chất mà chúng đã gây nên.

Có một người đàn bà vào tòa cáo giải và xưng tội nói hành nói xấu của mình. Cha giải tội bèn ra việc đền tội :

- Con hãy mua một con gà giò, ôm nó vào lòng và đi khắp thành phố. Vừa đi vừa nhổ lông nó.

Tuần sau, người đàn bà lại vào tòa cáo giải và lại xưng tội nói hành nói xấu. Cha giải tội hỏi :

- Lần trước, con đã làm việc đền tội chưa ?

- Thưa cha, rồi ạ.

- Vậy việc đền tội lần này, đó là con hãy đi lại những con đường đã đi hôm trước và nhặt đưa về cho cha hết tất cả những chiếc lông con gà.

- Nhưng thưa cha, gió đã thổi bay chúng hết rồi.

- Cũng thế con ạ, con không thể nào thu hồi lại những lời nói hành nói xấu của con, bởi vì chúng đã được chuyền từ miệng người này tới miệng người kia.

Chẳng thế mà các cụ ta ngày xưa đã bảo :

- Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy. Một lời nói ra khỏi miệng, bốn ngựa đuổi theo cũng không kịp.

Đừng bao giờ tự mình tung ra những tin đồn thất thiệt. Cũng như đừng bao giờ tiếp tay bằng cách thổi cho những tin đồn thất thiệt ấy bay đi khắp nơi, khắp chốn.

Trái lại, hãy là bờ cát vàng, để những con sóng đồn đại xô tới chúng ta,  lập tức sẽ bị tan thành những đám bọt trắng hiền hòa, không còn mang lấy những tác dụng độc hại của chúng nữa.

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!