Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
ĐỨC ÔNG… CHỒNG

 

Nếu có người nào mở miệng mà bảo :

- Đờn bà con gái khổ ơi là khổ.

Gã sẽ phùng má trợn mắt cực lực phản đối cho tới cùng, bởi vì :

- Ai bảo đờn bà con gái là khổ, đờn bà con gái sướng lắm chứ. Chỉ cánh đờn ông con giai mới thực sự khổ mà thôi.

Trước hết, gã xin kể lể qua quít về nỗi sướng của phe đờn bà con gái.

Trong những năm gần đây, một số những ngày lễ của Tây phương đã được du nhập vào Việt Nam  và phần lớn những ngày lễ này chỉ làm lợi cho phe đờn bà con gái và tôn vinh hình ảnh của người phụ nữ. Còn cánh đờn ông con giai ấy hả ? Vào những ngày húy kỵ và hú…vía ấy, thì hãy cúi đầu xuống như…muông chim.

Thứ nhất là ngày  mười bốn tháng hai, tục gọi là ngày lễ tình yêu, ngày hội tình nhân, tiếng Ăng lê gọi đó là “St Valentine’s day”, ngày kính ông thánh Valentinô. Còn giới trẻ thì gọi một cách ngắn gọn là ngày Valentine.

Mở sách vở ra “ngâm kíu”, gã ghi nhận có tới ba ông thánh Valentinô được mừng kính vào ngày mười bốn tháng hai. Ông thánh Valentinô, linh mục tử đạo tại Rôma vào năm 270. Ông thánh Valentinô, giám mục Terni, tử đạo vào năm 273. Ông thánh Valentinô giám mục, vị tông đồ miền Tyrol, qua đời vào năm 74. Chẳng biết vị thánh nào đã phò trợ cho những người đang yêu, chỉ biết rằng trong ngày đáng nhớ này, những anh con giai nào trót có bồ, thì liền phải ba chân bốn cẳng chạy vội đi mua lấy ít nhất một bông hồng mà tặng cho người yêu bé bỏng.

Và nếu trong ví còn rủng rỉnh tí tiền còm thì cũng hãy nổi máu ga lăng, xin phép thầy bu đưa em đi bát phố, ăn cơm tối ở nhà hàng, xơi chè chổm hổm ở quán đầu ngõ, hay mần một tô…phở nhé, cả hai cùng húp sùm sụp. Ớt cay xè, chảy cả nước mũi và nước mắt. Tình phải biết !

Ngày thứ hai là ngày mồng tám tháng ba, được gọi là ngày quốc tế phụ nữ. Theo lịch sử, thì đó là ngày đờn bà con gái đấu tranh, hay nói một cách nôm na, thì đó là ngày phụ nữ vùng lên đòi quyền sống cũng như đòi quyền…sướng.

Trong ngày ảm đạm và u ám này, những anh chồng phải tỏ ra mềm nhũn trước bà xã của mình. Nào là phải đi chợ đi búa, rồi lại còn phải nấu với nướng, giặt với giũ, dọn với dẹp từ trong nhà cho ra đến tận ngoài ngõ… cho đúng với cốt cách :

- Làm trai, rửa bát quét nhà,

  Vợ gọi thì dạ, bẩm bà…em đây.

Sở dĩ  có cảnh tréo cẳng ngỗng như vậy vì trong ngày lịch sử này bà xã không phải chỉ là nội tướng trong gia đình, mà còn lên ngôi nữ hoàng thống trị, khiến ông chồng chỉ là…một con dân đáng thương.

Ngày thứ ba là Chúa nhật thứ hai trong tháng năm, tiếng Ăng lê gọi là “Mother’s day”, tiếng Phú lãng sa gọi là “Fête des mères”, ngày lễ của các bà mẹ, nhằm tôn vinh công đức của giới hiền mẫu.

Trong ngày êm ả này, con cái thường quây quần bên  người mẹ hiền,  chúc mừng và dâng quà để tỏ lòng hiếu kính đối với người đã vất vả nhọc nhằn trong việc sinh thành cũng như dưỡng dục nên mình.

Nhiều nơi vẫn giữ tục lệ này, đó là những người mà mẹ già còn sống, khi ra đường thường cài một bông hồng trắng trên áo, để ám chỉ rằng người ấy vẫn còn có được một diễm phúc tuyệt vời trên đời. Chẳng thế mà Thượng tọa Thích Nhất Hạnh đã viết một cuốn sách nhỏ trong mùa Vu lan báo hiếu. Cuốn sách mang tựa đề “Bông Hồng Cài Áo”.

Giữa lúc phe đờn bà con gái rôm rả và tưng bừng với những ngày lễ hội của mình : cười cười nói nói, ấy là chưa kể tới thái độ vênh vênh váo váo nữa là đàng khác, thì cánh đờn ông con giai cứ phải nín khe, chẳng giành lấy được một ngày để tôn vinh  giọt mồi hôi và nỗi khổ cực của những anh chồng, của những ông bố.

Nghe đâu thiên hạ cũng định chọn ngày mồng ba tháng tám để đối chọi lại với ngày mồng tám tháng ba, nhưng xem ra ý đồ đen tối này đã bị thất bại ngay từ trong trứng nước, vì chẳng ma dại nào nhớ tới cái ngày chết tiệt ấy.

Về phương diện xã hội phe đờn bà con gái vốn đã được bàn dân thiên hạ ưu đãi như vậy, còn ca thán nỗi chi. Riêng về phương diện cá nhân, bản tính của người phụ nữ cũng đã được Thượng đế cưng chiều và gã có thể nói được rằng :

- Họ sướng từ trong bụng sướng ra.

Để diễn tả cái sự sướng ấy, một tác giả nào đó đã đưa ra ba trường hợp điển hình, gã xin “copy” lại như sau :

Trước hết, vừa mới sinh ra, họ liền được xếp ngay vào “phái đẹp”, mà chẳng cần chờ ban giám khảo các cuộc thi hoa hậu cân đo, săm soi gì hết. Rõ sướng ! Họ khoái sắm đồ đẹp, thích đi mỹ viện, sửa đi, sửa lại : độn cái này vô, lấy cái kia ra cũng được cho qua, bởi vì họ là phái đẹp. Còn đờn ông con giai ấy hả ? Nếu làm như vậy thì thiên hạ  lập tức xì xào :

- Rõ là đồ bóng, đồ pêđê, đồ lại cái…

Tiếp đến, thử hỏi ở phòng khám béo phì có bao nhiều bà bụng to cỡ “thùng nước lèo’, và bao nhiêu cô hông bự cỡ “võ sĩ sumô”, kết mô đen : vòng tròn biết đi, thùng phi di động ? Ấy vậy mà nếu đờn ông con giai lỡ có bụng to đi chữa mập, thì liền bị các bà các cô nhòm nhòm, ngó ngó, rồi ghé vào tai nhau phê cho một câu :

- Bụng bia, uống bia cho đẫy vào rồi mới vậy.

Sau cùng, họ được phép quyến rũ ta, tức cánh đờn ông con giai, bằng các độc chiêu như ánh mắt, nụ cười, giọng nói, thôi thì lườm lườm nguýt nguýt, nhõng nhà nhõng nhẽo…khiến bọn mày râu vốn được gọi là phái mạnh, phái khỏe, bỗng trở nên yếu xìu : răm rắp làm theo ý muốn của họ, cho dù có phải vào nhà đá mà nằm bóc lịch. Thế mà dư luận lại còn lên tiếng chê bai ta là mất đạo đức, làm bại hoại gia phong, làm tan nát cửa nhà.

Ngoài ra, họ lại còn rất tinh khôn, đó là thích được người khác ôm, chứ nhất định không chịu bỏ tiền ra để mà “ôm” ai bao giờ cả !!!

Với những so sánh khập khiễng kể trên, gã bèn nghiệm ra rằng đờn bà con gái sướng ơi là sướng, còn đờn ông con giai khổ ơi là khổ. Thân phận phái mày râu vốn dĩ  rẻ như bèo, đã thế lại còn khó mà thực hiện được cho trọn vẹn vai trò của mình.

Càng nghĩ gã càng cảm thấy tủi cho cánh đờn ông con giai. Đành phải thở dài thườn thượt mà ngán với ngẩm :

- Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ.

Rồi giơ tay lên trời, lớn tiếng phân bua :

- Chúng ta sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu.

Và cuối cùng, dứt khoát thề với đầu gối mình mà rằng :

- Kiếp sau xin chớ làm chồng,

  Làm cây thông đứng mà trông…đờn bà.

Bây giờ, gã xin bàn đến nỗi đoạn trường đầy cơ cực, đầy cay đắng của cánh đờn ông con giai, nhất là của những anh chồng trong cuộc đời  bất hạnh của họ.

Mỗi khi có dịp gặp gỡ, trong câu chuyện trao đổi, mấy cha dòng thường hay chê mấy cha triều như sau :

- Các cha cứ việc xây rồi cất.

Cũng giống như mấy ông cán bộ nhà nước :

- Có làm thời mới có ăn,

  Không dưng ai dễ mang phần đến cho.

Càng vẽ ra làm nhiều thì lại càng có ăn, bởi vì mỗi dự án được thực hiện, thì mấy ông cán bộ cũng bỏ vào túi riêng của mình chí ít là 30%.

Trong khi đó, mấy cha triều lại trách mấy cha dòng như sau :

- Các cha cứ việc khấn hứa cho lắm vào, rồi để tụi này phải giữ. Mặc dù bản thân các cha chẳng có gì cả, nhưng khi cần thì lại có tất tật. Chẳng hạn các cha không có xe riêng, nhưng nếu đi đâu, cần xe hai bánh thì có xe hai bánh, cần xe bốn bánh thì có xe bốn bánh. Hơn thế nữa, tiền xăng dầu khỏi phải lo vì đã có nhà dòng “bao cấp”, trang trải từ A đến Z. Sống như vậy, thì quả thực cũng “khó…mà nghèo”.

Trong khoảng thời gian gần đây, thiên hạ thường hay nói đến hai chữ “linh đạo” tức là con đường tu đức, con đường nên thánh. Có linh đạo dành cho đời tu, thì cũng có linh đạo dành cho đời thường. Có linh đạo dành cho các cha dòng thì cũng có linh đạo dành cho những ông bố. Có linh đạo dành cho các sư huynh, thì cũng có linh đạo dành cho những anh chồng. Có linh đạo các bà phước thì cũng có linh đạo dành cho các bà mẹ. Có linh đạo dành cho các ma xơ thì cũng có linh đạo dành cho các chị vợ. Thôi thì trăm hoa đua nở, đúng như người Việt Nam chúng ta đã diễn tả :

- Chữ tu kia cũng có dăm bảy đường :

  Thứ nhất thì tu tại gia,

  Thứ hai tu chợ, thứ ba tu…dòng.

Ngồi nghĩ vẩn nghĩ vơ, gã thử so sánh đời sống của các thầy dòng với đời sống của những anh chồng, gã bỗng nghiệm ra rằng đời sống của mấy anh chồng gian nan hơn gấp bội so với đời sống của các thầy dòng. Mặc dù chẳng phải khấn với hứa, thề với thốt về ba lời khuyên Phúc âm, thế mà những anh chồng sống giữa đời, bên vợ bên con, bên xã hội bên gia đình, đã phải tuân giữ một cách “nghiêm văn chỉnh” những lời khuyên quí giá ấy, bởi vì nếu buông lơi đi một tí, thì sẽ kéo theo những hậu quả trầm trọng, đến nỗi quỉ thần cũng không lường nổi.

 

Thứ nhất là lời khấn khó nghèo.

 

Nhìn vào thực tế, gã nhận thấy vấn đề “đầu tiên” bao giờ cũng vẫn là vấn đề “tiền đâu”. Nỗi ưu tư số một của nhiều người là gì nếu không phải là nỗi ưu tư về “cơm áo gạo tiền”. Tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của một người, ngày nay thiên hạ không còn dựa vào nhân đức hay kiến thức, mà dựa vào lương bổng người ấy nhận được. Càng kiếm được nhiều tiền, thì càng được coi là thành công.

Và tiền bạc đã chi phối mọi lãnh vực, từ bản thân đến gia đình, từ tình cảm cá nhân đến chức tước ngoài xã hội, đúng như bàn dân thiên hạ đã diễn tả :

- Tiền là tiên là Phật,

  Là sức bật của người già,

  Là cái đà của danh vọng,

  Là cái lọng để che thân,

  Là cán cân của công lý.

Như có lần gã đã nói tới chiếc vòng luẩn quẩn :

- Người ta lấy tiền để nhử đờn bà. Người ta lấy đờn bà để nhử đờn ông. Và người ta lấy đờn ông để…nhử ra tiền.

Đúng thế, tự bản chất Thượng đế đã phú bẩm cho anh con giai một thân thể “cốt xì tô”, một thân thể cường tráng. Vì thế, anh con giai có bổn phận phải dùng nó để lao động sản xuất, hầu đảm bảo một cuộc sống ấm no cho bản thân cũng như cho vợ con. Tắt một lời, cánh đờn ông có bổn phận, có nghĩa vụ phải kiếm ra…tiền!

Mặc dù không khấn khó nghèo, nhưng thực sự phần lớn các anh chồng đều phải giữ đức khó nghèo một cách triệt để, thậm chí còn phải giao nộp cho tới  đồng xu cuối cùng.

 Nếu các thầy dòng không được phép giữ tiền riêng cũng như không được phép tự do hưởng dùng thoải mái những của cải vật chất, thì những anh chồng cũng rứa và còn hơn thế nữa.

Đúng vậy, suốt năm suốt tháng, anh chồng phải lao động cực nhọc, đổ mồ hôi sôi nước  mắt, mới kiếm được tí tiền còm. Thế nhưng với số tiền còm này, anh chồng đừng hòng tơ tưởng mà trích ra một phần nhỏ để làm quĩ riêng hay để nhậu nhẹt đàn đúm với bầu bạn bốn phương. Trái lại, phải mau mắn đem về nộp cả cho chị vợ, không thiếu một đồng, không hụt một xu.

Cái “đài” của chị vợ suốt ngày ca đi ca lại bản nhạc vật giá leo thang, gạo châu củi quế : tiền chợ tiền búa, tiền điện tiền nước, tiền mắm tiền muối, tiền thuốc tiền thang, tiền học tiền phí…thôi thì trăm thứ lỉnh kỉnh, khiến anh chồng chẳng còn dám “của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”, bằng cách ăn bớt, ăn xén…

Mà chị vợ thì lại rất giống kho bạc của nhà nước. Giao tiền thì hồ hởi, còn lấy tiền thì nhăn nhó. Nộp tiền dễ dàng, còn rút tiền thì nhiêu khê. Nghĩa là có đầu vào mà chẳng có đầu ra. Thậm chí ngay cả đến những nhu cầu chính đáng như tiền cà phê, tiền xăng dầu…anh chồng cũng phải gãi đầu gãi tai bẩm báo và xin xỏ với bà xã. Và thế là đi đoong tất cả, ta mất luôn chủ quyền trên cái ta đã chắt chiu…mần ra.

 

Thứ hai là lời khấn trong sạch và khiết tịnh.

 

Chuyện rằng : Có một cậu bé được vị ẩn sĩ  đưa lên núi từ thưở nhỏ. Ngày ngày tu hành học đạo, xa tránh cuộc sống trần gian. Cho đến ngày kia, cậu bé trở thành một thanh niên khỏe mạnh và cường tráng. Vị ẩn sĩ  mới quyết định đem cậu  ta xuống núi để thử thách.

Cuộc sống phàm tục có nhiều điều mới lạ khiến cậu ta hết sức ngạc nhiên và thích thú. Gặp bất cứ điều gì, cậu ta cũng ngắm nghía và hỏi han thầy mình.

Trên đường về, gặp mấy cô gái vừa cấy lúa vừa cất tiếng cười trong trẻo, cậu ta liền hỏi :

- Thưa thầy, cái gì thế ?

Vị ẩn sĩ ngước nhìn và thấy mấy chiếc nón các cô đang đội, liền ôn tồn trả lời :

- Ồ, đó chỉ là mấy chiếc nón mà thôi con ạ.

Về đến núi, tự nhiên cậu ta đâm ra ngẩn ngơ như người mất hồn. Thấy vậy, vị ẩn sĩ mới hỏi :

- Con đau bệnh hay sao ?

Cậu ta buồn bã trả lời :

- Chẳng biết tại sao con nhớ mấy chiếc nón ấy quá, con thương mấy chiếc nón ấy lắm.

Câu chuyện dí dỏm này muốn nói lên một sự thật, đó là nam và nữ, trai và gái thường lôi cuốn và hấp dẫn lẫn nhau. Đó là điều hết sức tự nhiên và bình thường, như tục ngữ  vốn diễn tả :

- Trai thấy gái lạ, như quạ thấy gà con.

Mặc dù không khấn trong sạch, nhưng phần lớn các anh chồng đều phải giữ đức trong sạch đến từng ly từng tí. Hai chữ “trong sạch” ở đây không được hiểu theo nghĩa hẹp, nói tới việc giữ phép vệ sinh nơi thân xác, chẳng hạn mỗi buổi sáng khi thức dậy phải lấy nước đánh răng và rửa mặt, mỗi ngày phải tắm rửa và kỳ cọ cho sạch sẽ, râu tóc phải cho tươm tất và áo quần phải cho gọn ghẽ :

- Đói cho sạch, rách cho thơm…

Cũng không được hiểu theo nghĩa rộng,  nói tới tình trạng tâm hồn không vướng mắc tội lỗi.

Trái lại, phải được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Với nghĩa đặc biệt này thì trong sạch là nhân đức giúp chúng ta xa tránh những vui thú thể xác bất chính, không được phép. Cao điểm của đức trong sạch chính là đức khiết tịnh, hoàn toàn xa tránh những vui thú xác thịt, kể cả những vui thú chính đáng và được phép, bằng việc tự nguyện khước từ hôn nhân. Cao điểm này được dành cho bậc tu trì.

Vì dây hôn phối đòi buộc phải chung thủy, vì hạnh phúc của bản thân và sự bền vững của gia đình, kể từ khi đưa nàng về…dinh, thì anh chồng lập tức phải chấm hết những mối liên hệ bất chính, chớ có mà lơ tơ mơ hay mèo chuột linh tinh thì có lúc phải…chết với bà.

Về khoản nào gã không biết, chứ về khoản này thì các chị vợ rất  ư là nhạy bén. Hở ra một tí, thì cũng đủ tiêu tùng. Ấy là chưa nói tới khi sự thật bé tẻo teo như con cóc, lại được các chị vợ phóng đại tô màu thành to như con bò.

Ngoài ra, các chị vợ còn được hỗ trợ bởi những “vệ tinh do thám”,  những quan sát viên quốc tế, như cô em, cô chị, bà thím, bà bác…Nhất cử nhất động đều được tường trình và báo cáo. Nên chớ có mà dại dột.

Một tác giả nào đó đã giãi bày tâm sự…buồn về việc làm chồng của mình bằng cách than ngắn thở dài như sau :

- Chiều chiều bìm bịp kêu chiều,

  Lấy vợ thì cũng lấy liều mà thôi.

  Ban ngày làm việc tả tơi,

  Ban đêm hầu vợ, phận tôi đêm trường.

  Nằm chung thì bảo…chật giường,

  Nằm riêng thì bảo…tơ vương con nào.

  Lãng mạn thì bảo…tào lao,

  Nghiêm trang lại bảo…người sao hững hờ.

  Khù khờ thì bảo…giai tơ,

  Khôn lanh thì bảo…hái mơ bao lần.

  Cả đời cứ mãi phân vân,

  Tơ lòng bà xã biết mần sao đây.

Tính ghen của chị vợ là như một thứ rào cản, khiến cho anh chồng bất nhóc nhách. Xem ti vi thì đừng có mở mồm khen ca sĩ này đẹp, ca sĩ kia tươi mát. Ra đường thì đừng có láo liên con mắt, nhìn bên nọ ngó bên kia, nhưng phải cúi xuống, bước đều thẳng tắp một mạch. Gã xin ghi lại nơi đây “lời vợ dặn” để phe ta cùng suy gẫm :

- Lái xe ra khỏi cổng nhà,

  Vợ kêu giật ngược, diết  da dặn rằng :

  Một đừng mơ mộng thơ trăng,

  Đụng xe thi sĩ gẫy răng u đầu.

  Hai đừng giữ ống nghe lâu,

  Gái tơ õng ẹo ghẹo đầu dây kia.

  Ba đừng ghé quán rượu bia,

  Bốc men tơ tưởng nọ kia khó lường.

  Bốn đừng mua báo dọc đường,

  Bìa in hoa hậu soi gương liếc cười.

  Năm đừng liến láo con ngươi,

  Đồng nghiệp váy ngắn ẹo người đi qua.

  Sáu đừng hoang phí thời gian,

  Ngồi lâu trộm nghía cô hàng cà phê.

  Bảy đừng thấy phở mà mê,

  Bột ngọt loét dạ lại chê cơm nhà.

  Tám đừng hò hát lang thang,

  Tiếp viên ca sĩ  giả ma hớp hồn.

  Chín đừng dạo bước hoàng hôn,

  Công viên hóa lá cô hồn rủ rê.

  Mười đừng ghé rạp xi nê,

  Ti vi nhà sẵn, lẹ về coi phim.

  Rõ chưa, vợ hét đứng tim,

  Đừng hòng tưởng bở như chim sổ lồng.

  Nhắc đi nhắc lại cho thông,

  Nếu không…tui quyết nhốt ông ở nhà.

 

Thứ ba là lời khấn vâng lời.

 

Người ta hỏi một em nhỏ :

- Cháu muốn gì bây giờ ?

Em nhỏ trả lời ngay :

- Cháu muốn làm người lớn ?

Người ta hỏi tiếp :

- Tại sao cháu lại muốn làm người lớn ?

Em nhỏ đơn sơ nói :

- Cháu muốn làm người lớn để được thoải mái nằm ngủ nướng mà không bị gọi dậy đi lễ, để được vô tư chửi tục mà không bị la mắng, như…bố cháu ấy!

Câu trả lời của em nhỏ, tuy ngây ngô, nhưng cũng phản ảnh được phần nào ước vọng của con người, đó là muốn có tí chức, tí quyền để được ra lệnh và không phải vâng lời.

Phải chăng đây cũng chính là một cơn cám dỗ mà con người thường gặp phải ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngày xưa nơi vườn địa đàng, ông bà nguyên tổ đã bị cám đỗ muốn được trở nên ngang hàng với Thiên Chúa, nên đã không vâng lời Ngài, giơ tay hái trái cấm mà ăn, để rồi phải cúi đầu lãnh nhận án phạt của đau khổ và chết chóc.

Khi khấn giữ đức vâng lời, thầy dòng tự nguyện từ bỏ ý riêng để chu toàn ý Chúa. Ý Chúa ấy một phần nào đó được biểu lộ qua những lệnh truyền của bề trên.

Cũng thế, bước vào đời sống hôn nhân  anh chồng tuy không khấn vâng lời, nhưng đã thực sự giữ đức vâng lời một cách tối mặt ở mọi nơi,  trong mọi lúc và qua bất kỳ công việc gì, nhớn cũng như nhỏ, to cũng như bé. Gã có thể suy diễn về đức vâng lời của anh chồng như sau :

- Ta từ bỏ ý riêng, để chu toàn ý trời. Ý trời ấy một phần nào được biểu lộ qua những lệnh truyền của vợ ta.

Đây không phải là một điều chi mới lạ do gã bịa ra, nhưng là một sự thật ngàn đời, đã được cha ông chúng ta tôi luyện bằng những kinh nghiệm xương máu, khi phát biểu :

- Nhất vợ nhì trời.

- Vợ muốn là trời muốn.

- Lệnh vua thua lệnh bà.

- Lệnh ông không bằng cồng bà.

Nếu ngày xưa : trai thời trung hiếu làm đầu, thì hôm nay anh chồng cũng phải trung với vợ và hiếu với bố mẹ. Nếu ngày xưa : quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, có nghĩa là vua xử bày tôi phải chết, mà nếu bày tôi không chết, thì đó là bầy tôi bất trung. Còn hôm nay, dù chị vợ  có bảo anh chồng phải chết, thì anh chồng cũng rất hoan hỉ vâng lời chị vợ mà ngạo nghễ đi vào chỗ…tiêu tán đường !

Chẳng thế mà không thiếu gì những vị tai to mặt lớn, vì chiều theo ý vợ cũng như vì vâng lời vợ, mà mở rộng vòng tay đón nhận quà cáp, sẵn sàng tham nhũng, vô tư xơi hối hộ, để rồi cuối cùng thân bại danh liệt, nằm vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ chuyện đời ở trong chốn lao tù.

Như thế mới biết đức vâng lời của những anh chồng quả là cao vòi vọi :

- Lời nàng dạy phải lắng nghe,

  Mai sau khôn lớn mà khoe mọi người.

- Vợ mình, mình sợ mới khôn,

  Vợ người mà sợ có hôm què giò.

  Vợ ta, ta sợ chẳng lo,

  Vợ người mà sợ, đồ bò đồ trâu.

Thật tội nghiệp cho những ông chồng, không tu ở nhà dòng nhưng lúc nào cũng tu ở nhà mình. Không thề không hứa, nhưng lúc nào cũng phải tuân phải giũ ba lời   khấn  : khó nghèo, trong sạch và vâng lời. Quả là những vị thánh giữa đời thường.

Riêng gã, gã rất tâm phục khẩu phục cuộc sống đầy cam go thử thách của họ, nên xin được tôn phong họ lên làm “Đức ông…chồng”.

 

Tác giả:  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!