Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chuyện Phiếm Gã Siêu
CỌP - CHUYỆN PHIẾM CỦA GÃ SIÊU

 

Năm Canh Dần cầm tinh con cọp, vì thế trong mục chuyện phiếm hôm nay, gã xin bàn về một vài đặc tính của cọp.

Theo gã được biết, thì hổ, cọp hay hùm…là một loài thú vừa lớn lại vừa dữ,  thuộc nhà mèo. Thân dài, cổ ngắn, đầu tròn, râu cứng, răng nhọn. Lông màu vàng đỏ và có nhiều vằn đen. Sống trong các khu rừng, kể cả rừng đầm lầy có lau sậy. Chúng thường ăn thịt hươu nai, lợn rừng, thậm chí có khi bắt cả trâu bò mà ăn. Mỗi bữa dùng tới 30, hay 50 ký lô thịt. Sau đó, có thể nhịn trong nhiều ngày…(Từ điển Bách khoa Việt Nam).

Như vậy, xét theo chính tông dòng họ “miêu” thì có đủ các loại mèo, từ mèo to đến mèo nhỏ, từ mèo mun đến mèo mướp, từ mèo nhà đến mèo rừng…Đây là những loài mèo con nhà “mão”. Bên cạnh đó còn có những con tương cận, tuỳ theo vóc dáng, và nhất là bộ lông, người ta có thể chia thành:

1- Hổ, cọp, hay hùm.

2- Báo hay beo.

3- Sư tử.

Tóm lại, cọp beo và sư tử đều có liên hệ dây mơ rễ má với nhau, vì cùng chung một gốc gác là mèo. Chẳng thế mà dân bợm nhậu hiện nay vốn gọi mèo là tiểu hổ. Ngoài ra, trong dân gian người ta thường gọi hổ, cọp, hùm là…ông ba mươi. Số là ngày xưa, hễ ai giết được một con cọp, thì sẽ được nhà nước thưởng cho ba mươi quan tiền!

Nói tới hổ, cọp hay hùm là người ta nghĩ ngay tới cái dáng dấp hào hùng mạnh mẽ, cái khí thế oai phong lẫm liệt. Vì vậy, hình ảnh của loài thú này vốn được dùng làm biểu tượng cho các vị tướng lãnh và các bậc anh hùng. Chẳng hạn người ta dùng danh từ “hổ tướng” để nói về một viên võ tướng có dáng điệu uy nghi, oai vệ, trông rất hùng dũng:

- Ra oai hổ tướng đoạt thành,

  Ngói tan, trúc chẻ, tan tành thịt xương.

Còn hai chữ “hổ trướng” có ý nói tới nơi đóng quân của viên chủ tướng. Nơi đây thường có vẽ hình con hổ. Tục truyền rằng vua nước Lương là Từ Tri Ngạc, trong những cuộc chinh phạt, thường dùng da hổ vây quanh trướng để họp với các thuộc hạ, luận bàn về quân sự. Vì thế nơi này được gọi là hổ trướng:

- Họp trong hổ trướng luận bàn quân cơ.

Cũng vì thế, mà người dân Việt Nam đã gọi ông Hoàng Hoa Thám, hay Đề Thám, người anh hùng đất Yên Thế là Hùm thiêng Yên Thế.

Theo sử sách ghi lại, ông là người thôn Lang Trung, thuộc tỉnh Bắc Giang. Tên thật là Trương Văn Thám. Cha là Trương Văn Vinh, còn mẹ là người làng Ngọc Cục, gần thôn Lang Trung. Năm 20 tuổi, Thám tình nguyện xung vào đoàn nghĩa binh của Trần Quang Soạn để chống Pháp. Năm 23 tuổi, theo cha nuôi là Ba Phúc đi Vân Nam vận động nghĩa binh, rồi về giúp việc cho Cai Kinh, được phong làm Đề đốc và từ đó được gọi là Đề Thám.

Ngày 06.7.1888, Cai Kinh bị giết ở Lạng Sơn, Đề Thám tụ tập nghĩa quân chống Pháp suốt vùng Võ Giang, Hiệp Hoà, Việt Yên…Tháng 4 năm 1889, binh lính được khoảng 500 tay súng, tụ tập ở làng Đình Tảo, làm lễ tế cờ, cùng nhau uống máu ăn thề, rồi lập đồn ải khắp vùng Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc Yên, Thái Nguyên, Bắc Giang và đặt tổng hành dinh tại Yên Thế. Lúc mạnh thì đánh. Lúc yếu thì trá hàng, làm cho Pháp rất cực nhọc, dẹp không được, mà cầm cũng không yên.

Chính trong lần trá hàng chót vào năm 1905, Đề Thám cho tổ chức đảng Nghĩa Hưng để hoạt động trong hàng ngũ của địch, rồi ngày 17.11.1907 làm một vụ nội công ngoại kích tại cửa Nam, Hà nội và ngày 27.6.1908 đầu độc công binh Pháp. Năm 1909, Pháp phải huy động hết lực lượng đánh vào Yên Thế, làm cho Đề Thám phải chiến đấu rất cam go. Nghĩa quân, lớp tử trận, lớp ra hàng, số còn lại cũng dần dần mất hết tin tưởng nơi chủ tướng. Các con lớn đều chết, chỉ còn người con gái nhỏ tên Hoàng Thị Thế, là con bà vợ ba, cũng cùng mẹ bị bắt vào tháng 11 năm 1909.

Mặc dù đã ở vào đường cùng, ông vẫn còn cố gắng hoạt động ở Thượng Yên. Ngày 21.11.1911, Pháp đem quân đến bao vây ngọn đồi gần Yên Lê, làm bị thương 7 người và giết chết 5 người khác. Riêng ông thì thoát khỏi vòng vây. Từ đó, hay tin ông ở đâu là Pháp liền đem quân truy nã, nhưng không thể nào bắt được ông. Cuối cùng, Pháp phải nhờ đến Lương Tam Kỳ là một tên giặc khách cho người trá hàng, lừa thế giết ông trong đêm ngày 9.2.1913, để lãnh tiền thưởng.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và đảng Nghĩa Hưng bị chấm dứt. Tuy nhiên, người anh hùng đất Yên Thế hay con hùm thiêng Yên Thế vẫn sống mãi trong tâm khảm của người dân Việt Nam.

Thực đúng như người xưa đã từng nói:

- Hổ tử  hùng tâm tại. Có nghĩa là cọp tuy chết, nhưng cái khí thế hùng mạnh của nó vẫn còn đó. Người anh hùng tuy chết, nhưng danh tiếng vẫn lưu truyền muôn đời.

Hay như:

- Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh, có nghĩa là hổ chết để da, người ta chết để tiếng.

Cũng giống như cọp, người anh hùng đôi lúc cũng gặp phải hoạn nạn theo kiểu: hùm thiêng mắc bẫy mọi, có nghĩa là người tài ba mà sa cơ vì mưu kế của một kẻ vô danh.

Đời Tam Quốc bên Tàu, Quan Vân Trường đứng đầu ngũ hổ tướng của Hán Trung Vương. Khi thủ Kinh Châu, đã từng bắt Vu Cấm, giết Bằng Đức là tướng tài của Tào Tháo. Nhưng rồi lại bị Lữ Mông, một viên tướng tầm thường của Ngô Quyền triệt hạ các phong hoả đài, đoạt Kinh Châu trong lúc Quan Công đi đánh Phàn thành, rồi phục binh bắt Quan Công nơi Quyết Thạch.

Và một khi dậu đổ thì bìm leo. Hổ lạc bình dương, khuyển khi. Có nghĩa là cọp xuống đất bằng thì bị chó khinh. Người anh hùng một khi đã hết thời, thì ngay cả những kẻ chẳng ra gì cũng dám mở miệng chê bai.

Còn đâu nữa cái thời oanh liệt, bọn tiểu nhân kéo đến núp bóng, lợi dụng danh nghĩa mà ra oai theo kiểu “cáo mượn oai cọp”. Truyện rằng:

Tuyên Vương làm vua cả nước Sở. Chiêu Hề Tuất chỉ là một kẻ bầy tôi. Thế mà người phương bắc, hễ nghe thấy nói về Chiêu Hề Tuất cũng đều phải kính sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm hỏi quần thân là vì cớ làm sao? Không ai trả lời nổi. Chỉ có Giang Nhất thưa được rằng:

- Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con cáo. Cáo bảo: Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi ăn thịt ta là ngươi trái mệnh trời, hại đến thân ngay lập tức. Không tin, cứ để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn cho mau hay không!

Hổ cho cáo là nói thật, bèn theo cáo đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ cáo. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sợ Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua, cũng như bách thú sợ cáo vậy.

Những kẻ tầm thường mượn quyền thế người trên để hống hách, doạ nạt người ta. Nếu không biết, thì người ta còn sợ, chứ khi “hổ mà thêm cỏ, lừa mà thò tai”, thì chẳng những người ta đem lòng khinh, mà còn làm đê nhục cho bõ ghét. (trích trong Cổ Học Tinh Hoa).

Còn đâu nữa cái thời oanh liệt làm bá chủ cả sơn lâm, như Thế Lữ đã từng diễn tả qua bài “Nhớ rừng”:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

(……..)

 

Tiếp đến, gã xin trình bày về cái tình của loài cọp. Cọp tuy dữ, thế nhung nhiều lúc cái tình của nó cũng thật đậm đà và dễ thương, nó chẳng bao giờ ăn thịt con của mình.

Đối với con người, cọp thường là một mối đe doạ và để lại những hậu quả thảm khốc. Thế nhưng đôi lúc cọp cũng tỏ ra quí mến và biết ơn người đã từng giúp đỡ nó, như câu truyện « Người nuôi cọp » dưới đây:

Ngày xưa, ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa có một ông lão tiều phu tên Nguyễn Quốc Oai, tính khí ngông nghênh. Ông lão không có con, chỉ có hai vợ chồng trơ trọi. Nhà làm ở trong núi, hàng ngày kiếm củi bán để sống.

Một hôm, ông lão đi vào rừng trông thấy ở dưới đèo có một con cọp con lông vuốt chưa mọc mà mình mẩy thì đầm đìa máu. Đoán chừng là cọp mẹ cõng con đánh rơi xuống không lấy lên được, bèn trèo xuống bắt lên đem về nuôi, lấy thuốc bôi cho khỏi chỗ đau. Bà vợ thấy thế, can chồng rằng:

- Cọp là giống hung tợn, nuôi thế nào được, hãy thả nó ra, kẻo lại mắc họa về sau.

Ông lão không nghe, nói rằng:

- Giống vật cũng có linh tính, biết đền ơn trả nghĩa. Như trước kia có người đàn ông kiếm củi ở làng Thuận Lộc chữa cho cọp khỏi hóc, người đàn bà bán rượu ở làng Trung Hà giúp cọp sinh đẻ, đến bây giờ những người ấy vào rừng không lo gì cọp nữa. Những người ấy làm ơn trong một lúc mà con cháu còn được đền ơn đến bây giờ. Huống chi là ta nuôi từ lúc yếu đến lúc mạnh, coi nó như là con.

Từ đó, ông nuôi cọp như con. Lúc ăn uống, cho ngồi ở bên, lấy thức mình ăn thừa cho cọp ăn. Dần dần, lông cọp mỗi ngày một dài, nanh vuốt đầy đủ, mà cọp lại hiểu ý người ta, lúc thì múa, lúc thì nhảy làm trò cho vui.

Thấy thế, ông lão càng yêu nó lắm. Đi đâu, ông cũng bảo nó đi theo hầu mang đồ nhắm và đeo bầu rượu. Lúc uống rượu xong thì ông lại cưỡi cọp mà đi lăng nhăng ở trong rừng núi, ai trông thấy cũng lấy làm lạ, sợ hãi.

Buổi tối ông thường đơm đó ở dưới khe suối lấy cá, thỉnh thoảng bị kẻ khác lấy đi mất. Vì thế đêm đêm ông dặn cọp cứ ra đấy mà giữ. Khi nào ông đến thì ho lên mấy tiếng cho nó biết. Hễ cọp nghe thấy tiếng thì ra đón rước. Ông xuống khe, đổ đó lấy cá đem đổi lấy thịt để nuôi cọp.

Cứ như thế được nửa năm. Một đêm, ông say rượu, ra chỗ đơm đó quên không lên tiếng, con cọp ngờ là người khác liền cắn ngay một miếng. Đến lúc trông mặt, biết là cha nuôi mình thì đã muộn. Cọp liền cõng xác cha nuôi lên bờ rồi về nhà, đến trước vợ ông lão, cọp phục xuống mà chảy nước mắt ra, như là kẻ đến thú tội. Người vợ thấy thế lấy làm ngạc nhiên, đốt đuốc đi theo cọp.

Khi đến nơi, thấy chồng nằm trên bờ suối, áo quần đầm đìa những máu, bà liền kêu lên rồi trỏ vào mặt con cọp mà mắng:

- Mày đã quên cái ơn nuôi nấng mà đã vội cắn trả lại chủ mày thế ư? Tao không muốn trông thấy mặt mày nữa, đi đâu thì đi.

Cọp cúi đầu xuống mà ra đi. Sáng hôm sau, người vợ khiêng xác chồng đi chôn.

Đến ngày thành phục thì con cọp đem một con lợn về để ngoài sân, đến ngày cất đám, cọp lại đem về một con bò để cúng chủ. Lại đến ngày tiểu tường, các cọp rủ nhau đến quấy, bắt những súc vật trong làng. Dân chúng sợ hãi xem bói bảo rằng:

- Ấy là cọp muốn báo ơn ông ấy đấy. Các ông nên làm đền mờ thờ Hổ ông. Hễ ông ấy được cúng tế thì yên.

Bấy giờ làng mới đem thờ ông Nguyễn Quốc Oai ở bên tả đình, tôn làm hậu thần, đèn hương ngày đêm cúng tế, gọi là đền Hổ ông.

Quả nhiên từ đấy trong làng được bình yên. (trang Quê Hương)

Cũng vậy, trâu đi, cọp về, mong rằng đất nước sẽ được an bình và dân tộc sẽ được ấm no hạnh phúc.

Tác giả:  Chuyện Phiếm Của Gã Siêu

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!