Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Giáo Sĩ Việt Nam
NĂM LINH MỤC: GƯƠNG HY SINH CỦA THANH DAMIEN , TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI (1840-1889)

L.M. Đường Thi 

Ngày 11 tháng Oct, 2009, Đức Giáo Hoàng Bêneditô XVI, tại Đại Thánh Đường Thánh Phêrô, Roma, đã Phong Thánh cho Cha DAMIEN và bốn Vị Thánh: Thánh Nữ Jeanne Jugan, Sáng Lập Dòng các Chị Em Phục Vụ Người Nghèo(Little Sisters of the Poor), Thánh Zygmunt Felinski, Thánh Francisco Coll Guitart và Thánh Rafael Arnalz Baron, đều làm CHỨNG NHÂN, Gương Mẫu về Đức BÁC ÁI của Thiên Chúa Giáo. 

- Thánh DAMIEN, tôn danh là “Tông Đồ Người Bịnh Phong Hủi”, do tình Bác Ái, Hy Sinh rất phi thường, từ hơn một thế kỉ nay, đã đánh động Lương Tâm cả thế giới và tầm ảnh hưởng đã vượt mọi biên giới quốc gia chủng tộc..để minh chứng cho một Chân Lý: Nhân Loại có Một Cha Chung, và mọi người đều là Anh Chị Em với nhau

Trong bài chia sẻ dưới đây, ngoài những đức tính đặc thù của một Linh Mục và những nhiệm vụ của  Linh Mục  làm “thừa tác viên”, thay mặt Chúa Cứu Thế để tiếp tục công cuộc Cứu Chuộc Nhân Loại cho đến tận thế, xin kính mời độc giả suy nghĩ về cuộc đời HY SINH, Phấu đấu với mọi nỗi khó khăn, đau khổ, bệnh tật, ghen ghét, hiểu lầm.của Thánh Damien. Chính cuộc đời của Ngài sẽ soi sáng và giải tỏa những thắc mắc, hoài nghi về “căn tính” cũng như vị thế của một Linh Mục trong Hội Thánh và trong Xã Hội, đặc biệt đối với các giáo sĩ , tu sĩ Việt Nam đang sinh sống và làm việc mục vụ ở trong Nước cũng như tại Hải ngoại. Những câu hỏi được đặt ra rất nhiều như: 

 Suy nghĩ về cuộc đời” Vị Tông Đồ Người Hủi, đảo Molokai”, sẽ giúp ta giải đáp những thắc mắc của thời đại như: thế nào là “đem Đạo vào Đời” ? Một Linh Mục bệnh vực quyền lợi những người nghèo, bệnh tật, bị bỏ rơi, khinh miệt, hắt hủi..chống lại nhà cầm quyền độc tài, quân phiệt tài phiệt..có phải là “LÀM CHÍNH TRỊ” không? Tôn Giáo nào không mang lại sự hòa hợp, sự công bằng, sự an vui cho quóc gia xã hội, có thể gọi là một Tôn giáo chân chính nữa không? Chúa Cứu Thế đã tóm tắt điều răn căn bản của Đạo Chúa là: Mến Chúa và Yêu Người, cả hai chỉ là Một:  tu sĩ hay  tín hữu chân chính có thể sống tách biệt điều răn cơ bản trên ra làm hai phạm vi không liên hệ gì tới nhau, chẳng hạn như: tốn công của tổ chức những cuộc rước sách linh đình, nhưng lại thờ ơ, im hơi lặng tiếng trước những BẤT CÔNG XÃ HỘI? Những câu Kinh Nguyện như:”Me ơi! đoái thương xem Nước Việt Nam”, hay “Xin Mẹ cứu Nước con”! Cầu nguyện như thế có ý nghĩa gì? Tại sao Mẹ cần cứu Nước con? “Yêu Người” như Chúa dạy: chính là Yêu Gia Đình, Yêu Tổ Quốc, Yêu Nhân Loại vậy!

Bởi vậy, một Linh Mục, Tu sĩ, sống đúng Sứ Mệnh , Chức Năng Chúa và Hội Thánh ban cho, sẽ đem lại ƠN ÍCH cho XÃ HỘI, QUỐC GIA, DÂN TỘC . Cuộc đời Tận Hiến, Dấn Thân của một Mục Tử có sức cải hóa, thăng tiến Xã hội, chống lại bất công, kì thị, giầu bóc lột nghèo, chà đạp nhân phẩm nhân quyền . 

CUỘC ĐỜI của THÁNH DAMIEN

Ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi 11/ Tháng Mười/2009, ĐGH BênêditôXVI đã Phong Thánh cho  “Cha Damien, Tông Đồ người hủi”, để  thế giới tôn kính và noi gương Bác Ái của vị Tông đồ này. Ngài còn là Thánh Bổn Mạng cho các bệnh nhân HIV và AIDS

-Đối với các Linh Mục Việt Nam, di cư từ năm 1975, tại miền Nam, tên”Cha Damiên Tông Dồ Người Hủi”,  không xa lạ gì. Đây là tên một cuốn sách do Đức Cha Phạm Ngọc Chi, năm 1954.., Ngài tạm kiêm nhiệm chức “Tổng uỷ Di cư” để cùng với các Linh Mục di cư từ miền Bắc, giúp chính quyền định cư cho gần một triệu đồng hương từ miền Bắc lánh nạn, định cư tại Miền Nam. Sau khi công việc Dinh Điền, Định Cư gần một triệu đồng hương đã tạm ổn định, thi Toà Thánh đã cắt đặt ĐC Phạm Ngọc Chi làm Giám Mục cai quản Địa Phận Qui Nhơn, rồi Giám Mục Đà Nẵng.

Các nhà viết sử đều công nhận: công cuộc di cư, di dân vĩ đại nhất trong Lịch Sử lập quốc của Việt Nam, đã giúp Miền Nam củng cố và phát huy truyền thống  tôn giáo, đạo đức, văn hóa, văn học, kinh tế, thị trường, thương mại, hành chính, học đường.. cho chính nghĩa Quốc gia, Dân Tộc.Không ai có thể phủ nhận công lao khó nhọc và sự hy sinh của giới giáo sĩ , tu sĩ nam-nữ Công Giáo Việt Nam, và sự hào hiệp viện trợ của các tổ chức Công Giáo thiện nguyện, cứu trợ thế giới như: Caritas, Misereor, Cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ..

(Chú thích:: ĐC Chi đã cho xuất bản cuốn Sách về Cha Damien để nhắn nhủ các Linh Mục di cư từ miền Bắc xuống miền Trung và Miền Nam biết noi gương Hy sinh, Bác ái của cha Damien, rời bỏ quê hương Nước Bỉ để đi truyền giáo tại Đảo Molokai. Thật là một gương mẫu tuyệt hảo về lòng Hy sinh quên mình, không phải vì lợi lộc vât chất, nhưng vì hạnh phúc của những người bị bỏ rơi, đầy đọa tại trại Định cư hẻo lánh Kalaupapa và Kalawao. Lịch sử Việt Nam sẽ ghi công ơn của giới Giáo sĩ tu sĩ từ miền Bắc di cư xuống miền Nam Nước Việt, và ngày nay, người ta vẫn còn nhìn nhận những thành quả tốt đẹp về phương diện dinh điền, kinh tế, dân số, bào tồn văn hóa đạo đức. Vào thời kì mới định cư tại miền Nam, Vị Giám Mục đạo dức và thông thái Phạm Ngọc Chi đã nhận thấy lối sống buông thả, không còn sống khắc khổ, theo “Luật Nhà Đức Chúa Trời”, nơi các Giáo Phận Miền Bắc, một số giáo sĩ tusĩ đã lao mình vào những hoạt động kinh doanh, kinh tài làm giầu cho cá nhân và con cháu. Bởi vậy, sách “Cha Damien, Tông Đồ Người Hủi”, thật là một Gương Sáng, và một hồi chuông cảnh tỉnh cho giới tu sĩ thời bấy giờ.)  

1. Tình Hình Tôn giáo, Xã hội tại Hawaii 

Cha Damien,  tên là Jozef De Veuster, sinh  ngày 3 tháng giêng, năm 1840 tại Tremelo, Belgium(BỈ) . Ngài theo chân người anh  là LM Auguste ( cha Pamphile), cả hai đều nhập Dòng “Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria”, tại Leuven(Louvain).

Thày Damien tới Đảo Hawaii, ngày 19/ tháng 3/ năm 1864, và được thụ phong Linh Mục tại Honolulu này 21/ tháng 5/ năm 1864, tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hoà Bình( hiện tại là Cathedral of Our Lady of Peace) 

(Chú thích: Theo tài liệu của Bảo tàng viện”Bishop Museum”(phòng địa chất) tại Honolulu cho biết, Quân đảo Hawaii, được hình thành từ triệu năm, do những núi phun lửa và phún thạch(lava), từ lòng đất phun lên mặt nước biển. (Chú ý: hiện tương này vẫn còn xẩy ra ngày nay). Các cuộc khảo cừu về di dân cho biết: chủng tộc Hawaii thuộc chủng Polynesian., trên những quần đảo cách bờ biển Việt Nam, (“thẳng cánh cò bay”), chừng 5000 miles, vĩ tuyến 20, ngang Tỉnh Thanh Hóa),

Chủng tộc Polynesian sống nhiều ngàn năm biệt lập giữa Thái Bình Dương, ít tiếp xúc với các chủng tộc khác, nên rất dễ “nhiễm trùng”(vì thiếu sức đề kháng(immune system), khi quần đảo đón tiếp những dân thuộc Âu-Á đến lập nghiệp như:người Trung Hoa,  Nhật, Portugal, Anh, khai thác các  nghề trồng mía, và trái thơm(trái dứa). Dân di cư đã đem các bệnh truyền nhiễm như bệnh phong hủi, bệnh lậu(syphilis).. cho người bản xứ.  Vợ chồng vua Kaehameha II(Liholiho) và hoàng hậu Kamamalu, cả hai đã chết vì bệnh “đậu mùa”( measles), khi thăm viếng Anh quốc vào năm 1824

Nên biết về tình trạng Công Giáo tại Đảo Hawaii, từ khi các vị thừa sai Công Giáo đặt chân lên Đảo này.  Vào những năm 1827, các vị Thừa sai Dòng Thánh Tâm tiên khởi đến giảng đạo như L.M Alexis Bachelot, Patrick Short, Abraham Armand, và các Sư Huynh Theodore Boissier.. đã không được Hoàng hậu Kaahumanu cho phép tầu La Comète chuyên chở các vị Thừa sai cập bến Honolulu.  Linh Mục Bachelot đã bị trục xuất nhiều lần, và lần cuối cùng ngày 23/ tháng 11/ 1837, Ngài ngã bịnh nặng, phải rời đảo Hawaii xuống tầu đi quần đảo Caroline Islands và tạ thế tại đảo Na, gần Ponape, ngày 5/ Tháng 12/ 1837. Ngài được tôn kính như Vị Thừa sai tiên khởi tại Hawaii

Nhờ lòng kiên nhẫn, nhiệt thành đem Tin Mừng của Chúa Cứu Thế cho quần đảo thơ mộng tại Thái Bình Dương, các L.M thừa sai Dòng Thánh Tâm như Fr. Walsh và Giám mục Rouchouze, GM. Maigret, và các Nữ Tu Dòng Thánh Tâm , đã được nghinh  đón đến Đảo Hawaii để mở trường học, chăm sóc y tế cho người nghèo, dặc biệt những người mà nhà cấm quyền và dân chúng hắt hùi, đầy đọa, xa lánh, là những bệnh nhân  của bệnh phong hủi(Hansen’s disease) 

Năm 1865, để phòng ngừa bệnh Hủi lan tràn, vua Kamehameha V đã ra chiếu chỉ” Nghị định phòng ngừa bệnh Hủi lan tràn(Act to Prevent the Spread of Leprosy), lùng bắt các bệnh nhân phong hủi trong đế quốc, và tập trung vào một bờ biển hẻo lánh, gọi là Kalaupapa và Kalawao, tại đảo Moloka’i. Đây là một vịnh bao bọc một bên là biển nước và một phía là những ngọn núi cao hiểm trở. Ngày nay, muốn đến địa điểm này , bằng đường bộ, chỉ có thể dùng lừa, ngựa chuyên chở mà thôi. Từ 1866 tới 1969, ước chừng  8000 bệnh nhân cư trú tại địa điểm này.

Theo những tài liệu thời bấy giờ lưu trữ, chính sách của Vua Hawai’i, không chủ ý để đầy ải bệnh nhân cho chết dần chết mòn, nhưng Bộ Y Tế đã không cung cấp đủ nhu yếu về thực phẩm và thuốc. Nhà cầm quyền nhốt bệnh nhân vào nơi hẻo lánh, khô cằn, và để cho bệnh nhân phải tự túc canh tác để mưu sinh. Đó là một điều không thể thực hiện được. Hơn nữa, cảnh lùng bắt các bệnh nhân ẩn núp dấu diếm trong các gia đình, để tống xuống tầu chở đi đầy, đã gây xáo trộn, chia li trong các gia đình và gây đau thương trong cả quần đảo. Trong tình trạng tuyệt vọng, đau khổ, cô đơn đó,  các bệnh nhân xa người thân yêu, đã trở thành những người sa đoạ, hoang đàng, say sưa, tửu sắc.  

2. Tình Nguyện Dấn Thân: Sống, Chết với Anh Chị Em Người Hủi 

 Từ khi thiết lập Trại Cư Trú cho các bệnh nhân, trong đó có nhiều người Công Giáo,  thỉnh thoảng Bề Trên cũng sai một vài Linh Mục đến dâng Thánh Lễ, hoặc ban Phép Giải tội, Xức Dầu bệnh nhân, nhưng không ở thường trú.  ĐGM Louis Désiré Maigret hiện là Vị Đai Diện Tông Tòa(Vicar Apostolic) tại Hawaii, nhận thấy nhu cầu cần một vị chủ chăn thường trú tại Trại Cư Trú, nhưng Ngài ngại ngùng không dám”nhân danh Đức Vâng Lời”để chỉ định, và bắt buộc một Linh Mục nào, chấp nhận “án tử hình”. Ngài muốn các vị chủ chăn tình nguyện cho việc tông đồ cao cả này.

Sau khi cầu nguyện tại Nhà Thờ Thánh Antôn, tại Đảo Maui, thì có bốn Linh Mục sẵn sàng tình nguyện thay phiên nhau lần lượt đi giúp Trại Phong Hủi.  Cha Damien tình nguyện đi xung phong, ngày 10 tháng 5/ 1873. Và Ngài còn tình nguyện ở lại luôn tại Trại để chăm sóc 816 bệnh nhân cà Hồn và Xác, không phân biệt tín ngưỡng. Năm đó, Cha Damien, mới 33 tuổi, và Ngài được tiếng là “khoẻ như voi”(le bon gros Damien, “mon gros Damien”,

(Chú thích: khi tôi định cư ở Hawaii, vào một dịp đi thăm bổn đạo gốc Việt tại đảo Maui, vào năm 1976, một vị Linh Mục tại Nhà Thờ Saint Anthony, Wailuku,  cho tôi biết: chính tại Nhà Thờ này, Cha Damien đã được Thánh Tâm Chúa soi sáng để tình nguyện làm”Tông Đồ người bệnh Hủi “. Ngày nay, Nhà Thờ cũ đã bi hỏa hoạn và nay đã xây cất một Thánh Đường mới, nơi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, mỗi tháng có Thánh Lễ tại Nhà Thờ danh tiếng này) 

Ngày Cha Damien nhận nhiệm sở tại Trại, ĐGM Maigret giới thiệu với các bệnh nhân  như sau:

“Từ nay các con không còn bị cô đơn, không ai chăm sóc nữa. Cha đem đến cho các con, một người Cha rất thương mến các con, hết lòng lo cho phần xác và phần rỗi đời đời của linh hồn chúng con. Cha này không ngần ngại trở nên một người thân, sống , chết với chúng con” 

Cha Damien đã viết nhật kí về những ngày đầu sống tại Trại như sau: 

“Chừng 80 chục bệnh nhân nằm ở bệnh xá, có rất ít người phụ giúp(kokuas). Mọi người khác đều sống tản mác, dựng lều rải rắc trong thung lũng. Họ cất những túp lều lợp bằng các lá cây hay lá mía khô. Chính bản thân tôi(Cha Damien) cũng trú ngụ mấy tuần lễ dưới bóng cây(pandamus) hiện ở sân nhà thờ. Dưới những mái nhà lụp xụp đó là một cuộc sống tùm lum, lẫn lộn, không phân biệt nam-nữ, già- trẻ, bênh nhân mới-cũ. Họ dùng thời giờ để chơi bài, nhảy múa hula, uống rượu mạnh, say sưa. Quần áo dơ bẩn vì thiếu nước, vì phải chuyên chở từ xa đến. Vì nhiệm vụ phải đến thăm nơi họ ở, đôi lúc tôi buộc phải chạy ra ngoài để thở không khí. Để chống lại mùi hôi thúi, tôi quen thói hút thuốc(tầu), và nhờ mùi thuốc lá mà quần áo của tôi bớt nhiễm mùi hôi thúi của các bệnh nhân.”

Các bệnh nhân tuyệt vọng cô đơn này đã khoe khoang rằng:”Ơ nơi đây hoàn toàn vô kỉ luật(Aole Kanawai me Keia wahi) Đảo Molokai như trở thành nhà mồ chôn những con người đang hấp hối cả về thể xác lẫn  tâm hồn. 

3. “Đồng bịnh tương liên” 

Cha Damien là một thanh niên,  thân hình tráng kiện, xương cốt phương phi, lại có tài về nghề thợ mộc. Vào năm 1875,  tự tay Ngài đã xây cất được sáu nhà Nguyện nhỏ, chăm nom y tế cho các bệnh nhân. Ngài đi từng nhà băng bó, phát thuốc và dạy cách giữ vệ sinh.. tự tay, đóng được 2000 quan tài, và tự mình chôn cất bệnh nhân  trong “vườn kẻ chết”(garden of the dead) . Ngài từ chối tước hiệu,(superintendent of the Settlement on Mlokai)do chính quyền Hawaii ban tặng và tiền lương 10.000.USD, vì cho rằng “can thiệp” vào việc Tông Đồ của Ngài. Nhưng Ngài vui lòng nhận những vật liệu do chính quyền cung cấp để xây một nhà riêng cho con trai, một cư xá riêng cho con gái.  

Vào năm 1876, Cha Damien, đã nhận thấy những vết khô trên da thịt, cảm thấy sốt nóng nơi chân, và mất hẳn cảm giác, khi đổ nước sôi trên chân trái, Ngài đã sống nhiều năm, tự chứng kiến cái chết đến với các bệnh nhân. Ngài không sợ chết đến, cũng không ngần ngại chấp nhận  cái chết. Ngài đã viết cho một bạn là Linh Mục vào năm 1885: 

“Không còn nghi ngời gì nữa: tôi là một người mắc bệnh hủi. Tạ Ơn Chúa!Đừng ai thương hại tôi.Tôi hoàn toàn bằng lòng với Thiên mệnh an bài. Tôi chỉ xin bạn một ân huệ là: sai một Linh Mục đến để làm Phép Giải tội.

 Ngài viết cho một bạn khác:

“ Tôi không muốn được chữa lành bệnh, nếu cái giá phải trả là bắt tôi phải lìa bỏ Đảo này, và bỏ mọi công việc tôi đang làm”

Ngày Chúa Nhật đầu tháng 6, năm  1885, Cha Damien dâng Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Philomena(Ngài đã xây cất). Sau khi đọc bài Phúc Âm, Ngài quay về các bệnh nhân, và không nói những lời chào thưa như mọi khi: “Anh  Chị Em thân mến”(my dear Brothers) , nhưng Ngài tuyên bố một câu làm rung động khắp Nhà Thờ và chấn động cả thế giới: ” Chúng Ta , những Bệnh Nhân Phong Hủi” (WE LEPERS) 

Báo chí trong Nước Mỹ và thế giới đều đăng tải và miêu tả cảnh tượng rùng rợn tại đảo Molokai. Bà Mẹ già 83 tuổi của Cha Damien, chỉ còn thầm thĩ đọc kinh kêu “Tên Cực Trọng”(Giêsu, Maria, Giuse) cho con yêu quí, khi đọc tin tức:” da thịt vị Linh Mục phong hủi rơi xuống từng mảng”.  

Năm 1881, Hoàng hậu Liliuokalani đến thăm và tặng Huy Chương, đế công nhận công ơn của Cha Damien đã làm dịu bớt những nỗi đau khổ của những con người đau khổ. Năm 1884, Hoàng Hậu Kapiolani, vợ của Vua Kalakaua, tới thăm Trại, và Cha Damien yêu cầu Hoàng Hậu trợ giúp các bệnh nhân.

Cha Damien còn sống sót thêm ba năm nữa, dầu nằm trên giuờng bệnh, Ngài vẫn chỉ huy mọi công việc như bình thường. Ngài vẫn vui vẻ. Không gì làm Ngài nản lòng nản chí. 

Và ngày 15 tháng tư, năm 1889,  lúc 8 giờ sáng, Ngài tắt hơi thở cuối cùng, thọ 49 tuổi, nét mặt vẫn tươi vui” như em bé đi ngủ”.Ngài được chôn cất dưới bóng cây”pandamus”,(cây me nước) trước sân nhà Nguyện, nơi mà Ngài đã ngủ nghỉ đêm đầu tiên khi đến nhận nhiệm sở tại Trại Phong Hủi Kalaupapa. 

(Chú thích: trong thời gian Cha Damien còn hoạt động , khi Ngài bắt đầu mắc bệnh, Ngài đã được những cộng sự viện rất nhiệt thành và đắc lực như L.M. Louis Lambert Conrardy, người Bỉ và  Ông Joseph Dutton, một cựu quân nhân, và James Sinnett, một y tá từ Chicago.

Đặc biệt nhất, Ngài được Mẹ Chân Phước Marianne Cope(1838-1918), Bề Trên Dòng các Nữ tu Thánh Phanxicô, tỉnh Syracuse, tình nguyện sang Honolulu và Đảo Molokai, để  hợp tác và tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân tại Đảo Molokai. Được biết, sau khi lâm bệnh, Cha Damien đã sang Honolulu để nhờ mộtt Bác sĩ người Nhật là Masanao Goto chữa trị. Cha Damien cũng được Mẹ Marianne Cope và các Nữ tu Dòng Phanxico săn sóc sức khoẻ, và Mẹ Marianne Cope đã hiện diện khi Cha Damien hấp hối.

Mời độc giả đọc lại bài: Gương thiếu nữ di dân:MẸ CHÂN PHƯỚC, MARIANNE COPE, đảo Molokai” đã đăng trong“Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân”, số 45 ,Tháng 8, Năm 2005).

 

TRÊN ĐÀI VINH QUANG    

1. Sau khi Cha Damien tạ thế,  một cái chết làm cả thế giới sửng sốt, cảm động về cuộc đời rất “li kì”, bí ẩn của một tu sĩ, từ bỏ gia đình, quê hương để liều mình đi đến một quần đảo xa xôi hẻo lánh, lại hòa mình sống nghèo khổ với những người bị xã hội bỏ rơi, vì mắc bện hiểm nghèo.. Do đó, theo tài liệu để lại, dư luận khen lao ca tụng cử chỉ anh hùng, hy sinh đời sống vì Bác ái Phúc Âm, nhưng cũng có một số người vì ganh tị, hoặc không thể hiểu nổi đời sống nội tâm rất sâu thẳm của một tu sĩ Dòng Thánh tâm, hoặc vì vẫn mang thành kiến đối với các Thừa sai Công Giáo, nên đã viết báo, sách chỉ trích đời sống và công việc của Cha Damiên. Mục sư giáo phái Presbyterian tên là C.M.Hyde đã chê trách Cha Damiên là: “con người thô kệch, dơ bẩn(a coarse, dirty man) và Cha mắc bệnh vì thiếu  thận trọng”(carelessness).

Năm 1889, thi sĩ nổi tiếng thế giới, người Scottish, tên là Robert Louis Stevenson cũng thuộc giáo phái Presbyterian, đã đến thăm viếng và điều tra tình hình tại Đảo Molokai. Ông cũng đã phỏng vấn và viết những vần thơ tuyệt tác ca tụng Mẹ Marianne Cope và các Nữ tu.  Thi sĩ Robert Louis Stevenson đã phản bác mọi lời chỉ trích của mục sư Hyde về Cha Damien.

 “Và vào ngày 20, tháng Sáu, 1905, trên tờ báo”Pacific Commercial Advertiser” đã cải chính hết mọi ngờ vực về cuộc đời Cha Damien, và chứng minh quả quyết rằng: những lời xuyên tạc của Mục sư Hyde chỉ là do hiểu lầm mà thôi”  

Vị anh hùng của Nước Ấn Độ,  Mahatma Gandhi  cũng đã lên tiếng bênh vực những hoạt động Bác ái của Cha Damien, và Ngài đã là nguồn cảm hứng cho nhà cách mạng Nước Ấn Độ trong công cuộc tranh đấu dành Tự Do và cải cách xã hội cho quê hương.  Ông Gandi, viết trong tập Mehendale’s 1971 như sau:

“Trong giới chính khách và báo giới, thật họa hiếm được ai là người anh hùng có thể sánh ví với Cha Damien tại Đảo Molokai, đáng cho chúng ta tìm về cội nguồn anh dũng đó.”

Tháng Giêng, năm 1936, chính phủ hoàng gia Bỉ  đã xin rước Hài Cốt của Cha Damien về  chôn cất tại Leuven(Louvain), tại Trường Đại Học gần làng của Cha Damien. Thật là một vinh dự cho quốc gia, dân tộc, vì đã có một một người con dám hy sinh đời sống để hiến thân phục vụ những người cùng khốn, bệnh tật bị hắt hủi. Cha Damien là một gương sáng cho khắp Âu-Mỹ, vào thời kì những thế lực thực dân đang bành trướng như các nước Anh, Pháp, Hòa lan, Bồ, Tây, Mỹ..Khác hẳn với những người thực dân đi tìm lợi lộc vật chất, mỏ vàng bạc, mở mang thị trường tiêu thụ hàng hóa, xâm chiếm đất thuộc địa.., Cha Damien, đã hoàn toàn hiến thân một cách vô vị lợi, chỉ vì hạnh phúc vật chất và tinh thần của anh chị em đồng loại, noi gương Chúa Cứu Thế và các Thánh Tông Đồ.  

2. Tượng đài dựng tại Quốc Hội Hoa Kỳ, và trước Quốc Hội Tiểu Bang 

Nhờ lòng hy sinh dũng cảm bênh vực những bệnh nhân Phong Hủi tại Đảo Molokai, Cha Damien đã gây được lòng tín nhiệm và thương mến của mọi công dân, mọi sắc tộc sinh sống trên Quần Đảo Hawai’i: ngoài sắc dân Polynesian, còn các sắc dân khác như Bồ, và Á châu đến di cư, lập nghiệp, sinh sống. Noi gương hy sinh của Cha Damien, và Mẹ Marianne Cope, ..dân chúng Hawai’i tạo thành một tình“liên đới” gọi là “Rainbow”( Cầu Vồng) gồm đủ mọi thành phần mầu da sắc tộc,  mỗi sắc dân được bảo tồn những tinh hoa riêng, đồng thời cũng hòa hợp với các sắc tộc khác.  

Năm 1950, Đảo Hawai’i trở thành Tiểu Bang 50 của Hoa Kỳ, (sau Alaska là Tiểu Bang 49). Quốc Hội dân cử Hawai’i đã nhìn nhận Cha Damien là vị  Anh Hùng, đại diện và tiêu biểu nhất tinh thần hiếu khách, nhân ái, của toàn thể Tiểu Bang. Các Nghị sĩ Quốc Hội cũng đã bỏ thăm để tiến cử tuợng hình Cha Damien vào Tòa Nhà Quốc Hội tại Washington, và một bức tượng đặt tai sân trước Nhà Quốc Hội Tiểu Bang, như ta thấy ngày nay.

Sau khi Cha Damien được Phong Chân Phước, tháng 6, năm 1995, thì xương tay mặt của Cha Damien đã được đem về chôn lại tại ngôi mộ cũ, tại Đảo Molokai.

Trong cuộc điều tra Phong Chân Phước(Beatification) và Phong Thánh( Canonization), Hội Thánh Công giáo, (Roman Curia) đã duyệt xét lại mọi tài liệu và hồ sơ, đã công bố hoặc chưa công khai, các tập nhật kí, hay các cuộc phỏng vấn về đời sống và công việc của Cha Damien, và Tòa Thánh đã quyết định:

Cha Damien đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn về việc Phong Chân phước và Phong Thánh. 

3. Đại Lễ  Phong Thánh, ngày 11, tháng Mười, năm 2009 

Năm 1977, ĐGH Phaolô VI, tuyên bố Cha Damien là Vị Đáng Kính(Venerable), là cấp khởi đầu trong Ba cấp của tiến trình Phong Thánh.

Ngày 4 tháng Sáu, năm 1995, ĐGH Gioan Phaolô II, phong Chân Phước(Beatified) 

Hai Phép lạ đã được Tòa Thánh công nhận là do lời cầu xin của Chân Phước Damien:

Ngày 13 tháng sáu, 1992, ĐGH Gioan Phaolô II công nhận Phép lạ xẩy ra năm 1895 cho một Nữ tu người Pháp, tên là Simplicia Hue, nằm chờ chết vì bịnh ruột. Nhờ làm tuần 9 ngày cầu xin Cha Damien cứu chữa, nên qua một đêm, liền hết bịnh.

Phép lạ thứ hai xẩy đến cho một phụ nữ người Hawai’i bị ung thư, tên là Audrey Toguchi. Năm 1997, bà được Bác sĩ Walter Chang cho biết: chứng ung thư tế bào đã lan khắp chân, và phổi. Không thể chửa lành được. Và hồ sơ bệnh trạng được lưu trữ tại”Hawai’i medical Journal, October 2000”.  Toà Thánh đã công nhận là hai phép lạ thật, và cần thiết để ĐGH Benêđitô XVI tuyên bố Chân Phươc Damien lên bậc Hiển Thánh

Ngày Chúa Nhật Lễ Dức Mẹ Mân Côi, 11 tháng 10/ 2009, Chân Phước DAMIEN được Phong Thánh, với sự hiện diện của Vua Albert II, và Hoành hậu Paola,  Thủ Tưóng Nước Bỉ, các Bộ Trưởng và Bà Audrey Toguchi đã dược Thánh Nhân chữa khỏi bịnh ung thư và Bác sĩ Walter Chang. Ngoài ra, Tổng thống Barack Obama, đã sinh ra và lớn lên tại Đảo Hawai’i, cũng là người ngưỡng mộ lòng Bác Ái, dũng cảm của Thánh Damien, Tông Đồ Người Hủi và các Bịnh HIV và AIDS

Tạm Kết. Sau khi đọc sơ lược về đời sống Hy sinh Tận Hiến của Thánh Damien, chắc hẳn quí độc giả và các tu sĩ dấn thân thời nay đã có thể một phần nào giải đáp những câu hỏi thắc  mắc đã nêu lên ở phần đầu bài thảo luận này.

Các vị Giáo Hoàng trong thời cận đại như ĐGH Lêo XIII, ĐGH Gioan PhaoLô II, và gần đây ĐGH Bênêditô XVI, trong Thông Điệp “”Caritas in Veritate”,  đã giảng dạy:        

Nguyên tắc căn bản của Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo, luôn đặt CON NGƯỜI làm cứu cách của mọi cải cách, cứu trợ, chính trị, kinh tế, xã hội.

Do đó, có thể quả quyết : nếu một cá nhân một Dân Tộc không được tôn trông Nhân Phẩm, Nhân Quyền, , thì không thể có tình “Yêu Người “được. Đã không Yêu Người một cách thiết thực, cụ thể, thì làm sao có thể phụng sự Chúa một cách trung thực được.

Bởi vậy, Gương Sáng của THÁNH ĐAMIEN, và của MẸ MARIANNE COPE là bài học quí giá, đặc biệt cho giới Tu sĩ Nam-Nữ sinh sống và làm việc Truyền Giáo, tại Quê Nhà hay tại các nơi đồng hương Việt Nam đang định cư, sinh sống.

Tác giả:  Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!